Tổng Hợp

Tứ đại mỹ nhân của việt nam thời phong kiến gồm những ai?

Nhắc đến Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, chắc ai cũng sẽ thuộc làu Tây Thi – Vương Chiêu Quân – Dương Quý Phi – Điêu Thuyền, Việt Nam thời phong kiến không ít mỹ nhân, từ bậc anh thư nữ kiệt đến bậc nhiếp chính hoàng phi.Bạn đang xem: Mỹ nhân việt nam trong lịch sử

Vậy, nếu chọn ra bốn người để xứng với danh xưng tứ đại mỹ nhân, nên nhắc đến những ai? Nếu dựa trên những điểm khá tương đồng, tứ đại mỹ nhân của Việt Nam có thể nhắc đến là….

Ỷ Lan – mỹ nhân tựa gốc lan

Nếu đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa – Tây Thi – được chú ý bởi một lần giặt lụa bên bờ sông thì Việt Nam cũng có một mỹ nhân lọt vào mắt xanh của bậc đế vương chỉ bằng mỗi hành động tựa lưng vào gốc lan – Nguyên phi Ỷ Lan.

*

Không rõ xuất thân của bà như thế nào, chỉ biết một điều chắc chắn rằng bà họ Lê, có thuyết cho rằng tên thật của bà là Lê Khiết Nương, thuyết khác lại nhận định bà là Lê Thị Yến.

Đại Việt Sử ký toàn thư chép lại, tục truyền khi vua Lý Thánh Tông cúng khấn cầu tự mà vẫn chưa thấy hiệu nghiệm, nên ngài đến rất nhiều chùa miếu cầu xin. Xa giá vua đi đến đâu, nam nữ thanh tú đều đổ xô theo xem không ngớt, duy chỉ có một cô gái hái dâu vẫn đứng tựa lưng vào bụi cỏ lan. Vua trông thấy đã yêu và đưa vào cung, phong làm Ỷ Lan phu nhân. (Ỷ Lan tức tựa vào gốc lan, tên này vua ban để kỷ niệm lần gặp gỡ đầu tiên của hai người).

*

Lê thị nhập cung thành phu nhân, không lâu sau sinh ra hoàng tử Lý Càn Đức, Lý Thánh Tông lập tức phong thành thái tử, nâng địa vị của Ỷ Lan phu nhân thành Thần Phi, rồi lại thành Nguyên Phi, địa vị của bà chỉ xếp sau mỗi Dương hoàng hậu lúc bấy giờ.

Không chỉ xinh đẹp, nhắc đến bà, người đời sau vẫn phải khâm phục về tài năng của bà, hai lần nhiếp chính dưới triều Lý, ngay khi Lý Thánh Tông còn sống, cũng đã rất khâm phục về khí khái của bà, nhất là về việc trị nước.

Một lần, vua hỏi bà về kế sách trị nước, bà đã tâu rằng: “Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh… Phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ.

Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh. Dân bắt trước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Muốn nước mạnh hoàng đế phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.”

Xem thêm :  Nguyên nhân và cách hóa giải vận đen kéo dài

An Tư, Huyền Trân, 2vị công chúa triều Trần – “Vương Chiêu Quân” của Việt Nam

An Tư và Huyền Trân đều là hai vị công chúa dưới triều Trần. Nhưng xét ra, câu chuyện về Huyền Trân công chúa được nhiều người biết đến hơn là An Tư công chúa, không chỉ thế, xét trên nhiều khía cạnh từ văn học đến nghệ thuật, Huyền Trân công chúa còn là nàng công chúa được biết đến nhiều nhất trong nền phong kiến Việt Nam.

* Tượng Huyền Trân công chúa

Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chế Mân của đất Chiêm Thành, đổi lại sự mở rộng bờ cõi đất Nam bằng hai châu Ô, Lý. Sau khi vua Chế Mân mất đi, Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung sang Chiêm Thành đón nàng về bằng đường biển. Hành trình trên biển kéo dài cả năm đã được tương truyền thành một đoạn tình yêu đẹp giữa nàng cùng Trần Khắc Chung, nhưng sau đó, công chúa đã xuất gia theo di mệnh của Thái thượng hoàng.

Nhưng nếu xét những điểm tương đồng với Vương Chiêu Quân của Trung Hoa, có lẽ, An Tư công chúa sẽ có nhiều sự tương đồng hơn, cùng là nữ nhân được cống sang quân giặc để thư nạn cho nước, để rồi đến cuối đời vẫn không thể trở về cố hương.

*

Ảnh vẽ An Tư công chúa và Thoát Hoan

Lịch sử ghi chép về An Tư công chúa rất sơ sài, đến cả năm sinh và năm mất cũng không được rõ ràng, vì thế, số phận của nàng ra sao sau khi nhà Trần dẹp yên bờ cõi cũng chẳng ai biết, nàng đúng thật như một cánh chim nhạn lạc bầy, sau trận sóng bằng đất dậy thì chẳng ai rõ tung tích.

Linh Từ Quốc Mẫu – người phụ nữ đổi họ cho cả một triều đại

Nếu như Điêu Thuyền là một ải mỹ nhân quan trọng trong liên hoàn kế của Tư Đồ Vương Doãn, có thể với Đổng Trác, Lữ Bố, Điêu Thuyền là “họa thủy” thì với nhà Hán, Điêu Thuyền lại là người có công với xã tắc khi góp phần trừ xong một tai họa.

Nếu xét việc có công với một triều đại và có tội với một triều đại, có lẽ người được nhắc đến đầu tiên chính là Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung (có thuyết bà tên là Trần Thị Ngừ).

*

Trần Thị Dung được miêu tả là một người con cực kỳ xinh đẹp, được nhiều công tử nhà giàu có quyền quý để ý theo đuổi nhưng bà không ưng ai. Vào năm Kỷ Tỵ 1209 Quách Bốc nổi loạn, chiếm giữ được kinh thành Thăng Long. Cả Vua Lý Cao Tông và Hoàng Thái tử Lý Long Sảm đều phải chạy loạn. Cao Tông và Hoàng hậu chạy lên Yên Bái, còn Thái Tử Sảm chạy xuống Thái Bình.

Tại đây, Thái tử Sảm quen thân với gia đình Trần Lý rồi đem lòng yêu thương con gái ông là Trần Thị Dung và sau đó cưới làm vợ. Sau khi Thái tử lên ngôi năm 16 tuổi (tức vua Lý Huệ Tông), nhà vua lập tức sai người đến đón Trần Thị Dung về triều.

Xem thêm :  Tên theo ngũ hành ❤️ đặt tên hay cho con theo mệnh

*

Tranh vẽ Linh Từ Quốc Mẫu (Nguồn ảnh: Thiên Nam Lịch Đại Hậu Phi)

Nhờ sự yêu mến của nhà vua và sự khéo léo của bà mà quyền lực trong triều dần dà rơi vào tay họ Trần. Nhiều thuyết cho rằng bà cùng Trần Thủ Độ ngày xưa đã có một mối tình, và rồi hai người đã bắt đầu một âm mưu thay triều đổi đại hết sức hoàn hảo.

Trước, ép vua Huệ Tông phải từ bỏ ngôi báu, lập Chiêu Thánh công chúa làm Thái nữ rồi nhường ngôi cho con (năm 1224). Kế đến đưa Trần Cảnh (gọi bà là cô ruột, gọi Trần Thủ Độ là chú họ) vào cung giữ chức Chánh thủ, chuyên hầu hạ Lý Chiêu Hoàng (cũng trong năm 1224). Lại bày để Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng, còn mình làm Hoàng hậu (năm 1225), Triều Lý chấm hết và mở đầu cho triều Trần. Cuối cùng là ép Lý Huệ Tông phải tự vẫn (năm 1226). Tuy nhiên, đây là một cuộc đổi ngôi không xảy ra cảnh tương tàn chém giết lẫn nhau hiếm thấy trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định về bà như sau: “Linh Từ trước lấy Lý Huệ Tông là bất chính, sau lấy Trần Thủ Độ là thất tiết. Công của bà giúp nhà Trần trong việc nội trị thì nhiều mà phần báo đáp nhà Lý thì không được bằng. Thế mới biết trời sinh Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần. Việc thì giống như Đồ Sơn dấy nhà Hạ, mà đức thì không giống. Đạo biến của trời như thế đấy, huyền vi thay!”

Nam Phương hoàng hậu

Vị trí còn lại trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa là Dương Quý Phi – Dương Ngọc Hoàn. Nhưng xét về cuộc đời và các đặc trưng khi nhắc về nàng, trong nền phong kiến Việt Nam vẫn còn nhiều những giai nhân được vua hết mực sủng ái. Nhưng nếu tứ đại mỹ nhân phong kiến Việt Nam lại thiếu đi Nam Phương hoàng hậu có lẽ sẽ là một thiếu sót trầm trọng.

*

Nam Phương hoàng hậu có tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan, bà là vị hoàng hậu cuối cùng của nền phong kiến Việt Nam. Bà lớn lên trong cuộc sống sung sướng, an nhàn, trải qua một thanh xuân tươi đẹp.

*

Nhiều bài nghiên cứu lịch sử cho thấy, trước khi trở thành vợ vua Bảo Đại, bà đã được vinh danh tại các cuộc thi sắc đẹp mà đỉnh cao là 3 lần giành giải Hoa hậu Đông Dương.

Xem thêm: Cách Chuyển Ứng Dụng Sang The Nhớ Oppo A3S, A37, Cách Chuyển Dữ Liệu Sang Thẻ Nhớ Oppo A3S, A37

*

Để ca ngợi vẻ đẹp của bà, trong hồi ký của mình, vua Bảo Đại cũng từng viết “Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê”. Thật may khi vào thời Nguyễn, đã có nhiều điều kiện và phương tiện để lưu lại vẻ đẹp của Nam Phương hoàng hậu.

Xem thêm :  Những thực phẩm giàu canxi cho bé phát triển, cần bổ sung ngay!

Nếu được tự đề cử, bạn sẽ đề cử ai trong lịch sử phong kiến Việt Nam vào danh sách những mỹ nhân phong kiến đẹp nhất? Hãy cùng chia sẻ với Oh!Man!


tứ đại mỹ nhân việt nam Xưa – Hồng Nhan Bạc Phận Và Những Cuộc Hôn Nhân Chính Trị | BÍ ẨN SỬ VIỆT


Tứ Đại Mỹ Nhân Việt Nam Xưa Hồng Nhan Bạc Phận Và Những Cuộc Hôn Nhân Chính Trị | BÍ ẨN SỬ VIỆT. https://youtu.be/JKuNk4m0QwM
► Click đây để ĐĂNG KÝ:http://bit.ly/dkbiansuviet để theo dõi video hàng tuần!
► CLICK THAM GIA NHÓM: http://bit.ly/nghechuyensu để góp ý nội dung, bàn luận chuyện lịch sử
..
Tứ đại mỹ nhân của Việt Nam thời phong kiến gồm những ai?

Họ là các bậc mỹ nhân, nhan sắc tuyệt trần, cầm kì thi họa nổi bật. Hơn thế, họ còn góp phần to lớn trong việc hưng, vong của 1 vương triều.
Huyền Trân Công Chúa (1287 – 1340), là một công chúa đời nhà Trần, con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông.
Vào năm 1293, Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con, lui về làm Thái thượng hoàng, Ngay sau đó, Thái thượng hoàng nhận được lời mời du ngoạn đến Chiêm Thành, để duy trì mối quan hệ hòa hiếu với Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân và đòi sính lễ là hai châu Ô, Lý.
..
► Đón xem những clip mới nhất bằng cách đăng ký:
● ĐĂNG KÝ YOUTUBE: http://bit.ly/dkbiansuviet
..
► MỘT SỐ SERIES VIDEO HỮU ÍCH VỚI BẠN

✪ GIAI THOẠI SỬ VIỆT: https://sum.vn/DB6YG
✪ BÍ ẨN LỊCH SỬ VIỆT NAM: https://sum.vn/Kv6H0
✪ LỊCH SỬ PHONG KIẾN VIỆT NAM: https://sum.vn/VLf13
✪ ẨN SỐ KHÔNG LỜI GIẢI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM: https://sum.vn/rwI66
✪ GIỚI THIỆU MỘT SỐ SÁCH HAY LỊCH SỬ ĐẶT MUA ONLINE TIỆN LỢI ỦNG HỘ KÊNH ✪
..
• Đại Việt Sử Ký Toàn Thư 》 http://bit.ly/daivietsukytoanthu《
• Việt Sử Giai Thoại 》 http://bit.ly/vietsugiaithoai《
• Việt Sử Lược 》http://bit.ly/vietsuluoc《
• Việt Nam Sử Lược 》http://bit.ly/sachvietnamsuluoc《
• Đại Việt Sử Ký Tục Biên 》http://bit.ly/daivietsukytucbien《
• Đại Việt Sử Ký Tiền Biên 》http://bit.ly/daivietsukytienbien《
..
Lịch sử bao giờ cũng ẩn chứa những bí mật, những sự thật mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được…
Hãy cùng lắng nghe những bản hùng ca bi tráng, những câu chuyện lịch sử chưa từng kể. Cùng BÍ ẨN SỬ VIỆT khám phá những bí ẩn để suy nghĩ sâu sắc hơn về lịch sử và thêm phần vun đắp niềm tự hào dân tộc.
► Click đây để ĐĂNG KÝ: http://bit.ly/dkbiansuviet để đón xem những video mới nhất từ BÍ ẨN SỬ VIỆT nhé!
biansuviet lichsuvietnam bianlichsuvietnam

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button