Tổng Hợp

Giải mã những ý nghĩa thâm sâu trong tác phẩm tây du ký

Phat Di DaPhat Di DaTay Phuong Du KyTay Phuong Du Ky


TÂY PHƯƠNG DU KÝ

TAM THÁNH TÂY PHƯƠNG

Nguyên tác:

Pháp sư KHOAN TỊNH

 

Lược thuật:

LƯU THẾ HOA

 

Việt dịch:

HỮU TỪ, TÂM HẢO

QUAN ÂM TU VIỆN LƯU HÀNH 

LỜI  GIỚI  THIỆU

Trong Luận Tỳ-Bà-Sa của Ngài Long-Thọ Bồ-Tát có lời xưng tán Phật A-Di-Đà đại lược như vầy:

Nếu ai nguyện làm Phật

Tâm niệm A-Di-Đà

Phật liền hiện thân đến

Cho nên tôi quy mạng

Do bổn nguyện của Phật

Nên thập phương Bồ-Tát

Đến cúng dường nghe pháp

Vì thế tôi cúi đầu

Bồ-Tát ở Cực-Lạc

Thân xinh đẹp trang nghiêm

Đủ cả các tướng hảo

Nay tôi quy mạng lễ

Bồ-Tát ở Cực-Lạc

Ngày ngày trong ba thời

Cúng dường thập phương Phật

Nên tôi cúi đầu lạy.

Nếu người trồng căn lành

Nghi thời hoa không nở

Người tín tâm thanh tịnh

Thời hoa nở thấy Phật.

Hiện tại thập phương Phật

Vì muốn độ chúng sanh

Mà ca tụng Di-Đà

Nên tôi quy mạng lễ.

Cõi đó rất trang nghiêm

Thanh tịnh hơn Thiên cung

Công đức rất sâu dày

Nên tôi lạy chơn Phật.

 

Bài kệ này thắp sáng lên niềm tin cõi tịnh độ và cũng xưng tán công đức bổn nguyện của Phật A Di Đà để cho chúng ta thấy bổn nguyện lực của Từ phụ A Di Đà, Bồ Tát, Thánh chúng cõi Tây phương, cảnh giới trang nghiêm diệu mầu của cõi Cực Lạc. Nếu ai là liên hữu tu Tịnh độ sẽ thấy không pháp môn nào dễ tu dễ chứng và mau thành Phật bằng pháp môn niệm Phật.

 

Nên Đức Đại Thế Chí trong Pháp Hội Thủ Lăng Nghiêm đã dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật, gần Phật”. Bồ Tát nói: “Phật thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con”. Cảm động thay! Chúng ta nên thiết tha nhớ Phật và chí tâm niệm Phật để khỏi phụ lòng nhớ thương của Phật.

 

Trong Tống-Cao-Tăng Truyện Phật Tổ Thống Ký, Đức Quán-Thế-Âm Bồ Tát hiển Thánh dạy Ngài Huệ Nhựt như vầy: “Ông muốn truyền pháp để độ mình, độ người thì nên chuyên niệm TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI A DI ĐÀ PHẬT và phát nguyện vãng sanh, lúc về Cực Lạc thấy Phật và Ta thời được lợi ích lớn, Ông nên biết rằng Tịnh độ pháp môn hơn tất cả các hạnh khác”.

 

Đức Văn Thù Bồ Tát cũng dạy: “Các môn tu hành, không môn nào qua môn niệm Phật cả. Niệm Phật là vua trong các pháp môn”.

 

Ngài Ấn Quang Đại Sư cũng nói: “Cửu giới chúng sanh rời pháp môn này thời chẳng thể viên thành Phật quả. Thập phương chư Phật bỏ pháp môn này quyết không thể độ khắp quần sanh”.

 

Pháp môn tu Tịnh độ là pháp môn siêu thắng cuả Đức Như Lai, mà Từ Phụ Thích Ca đã gọi Ngài Xá Lợi Phất để tuyên bày cảnh giới Tây phương Cực Lạc, cũng vừa là dạy Ngài Xá Lợi Phất, hàng môn đệ tại tiền và để lại một pháp môn phương tiện để tu, để chứng cho tất cả chúng sanh sau này nương theo nguyện lực cuả Phật tu hạnh thù thắng niệm Phật để được vãng sanh.

 

Ôi! Công đức sâu dày cuả đấng Đại Bi Hùng Lực đã làm sáng chói hiện tiền cho môn đệ tu hành chứng đắc không biết bao nhiêu quả Bồ Tát thánh thiện siêu nhân, lại còn hoài bão thương nhớ chúng sanh thấp hèn chìm đắm trong bể khổ sông mê nên mở ra cửa pháp Tịnh độ. Nếu người tin sâu lập nguyện, lập hạnh tu hành chín chắn thì được vãng sanh về nước An Lạc không còn chịu tất cả những sự thống khổ của cõi Ta Bà.

 

Lành thay! Quý hóa thay! Pháp môn Tịnh Độ! Pháp môn này không dành riêng cho tất cả chúng sanh ở trình độ căn bản cơ thấp hèn mà Phật, Bồ Tát, các Đại Sĩ, chư Tôn đều ca tụng khen ngợi là pháp môn thù thắng cuả Như Lai. Từ ngàn xưa đã có biết bao nhiêu vị tu được vãng sanh có chứng tích rõ ràng, cả xuất gia và tại gia.  Pháp môn này nếu ai nguyện làm Phật, tâm niệm A Di Đà, Phật liền hiện thân đến.

Xem thêm :  Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột trong word 2021

 

Thập phương chư Phật, vì muốn độ chúng sanh mà ca tụng A Di Đà.  Hiện nay gần nhất là Ngài Pháp Sư Khoan Tịnh, Ngài đã tu thiền, niệm Phật và may mắn được Bồ Tát Quan Âm hiện đến tiếp độ thần du các cảnh giới Tam Thánh Tây Phương rồi về (từ 25-10 âm lịch 1967 và trở lại nhân gian 08-04 âm lịch 1973). Ngài đã thuyết giảng tại núi Nam Hải Phổ Đà (Tân Gia Ba) tháng 04-1987. Cư sĩ Lưu Thế Hoa ghi chép lại những lời khẩu thuật này thành tập “TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI DU KÝ” bằng chữ Hán, Phật tử Hữu Từ và Tâm Hảo đã dịch ra quốc ngữ.

 

Với tâm tu tịnh độ, tôi nghiên cứu đọc qua thấy có phần lợi ích cho các liên hữu tu tịnh độ. Cũng như thả thuyền ra khơi mà được thuận buồm xuôi gió thì thuyền sẽ đến nơi được an ổn. Người tu pháp môn niệm Phật được duyên may đọc tập truyện này sẽ thấy phấn khởi, duyên tu thêm tinh tấn, tín niệm được kiên cố, hạnh nguyện sớm được viên mãn trên bước đường về Lạc Quốc.

 

Cho nên Ngài Cổ Khê Thiền sư cũng nói lên lời kệ khuyến khích:

 

Đường tu mười vạn một đầu lòng

Ai gọi trời Tây lộ viễn vông

Cảnh Phật chung ngoài tâm thấy được

Chơn dung nơi định vẫn thường trông.

Ngài Tây Trai cư sĩ cũng đã nhắn nhủ đôi dòng kệ:

Sớm về an dưỡng mà ngơi nghỉ

Đừng đối Ta Bà luận có không

Lửa nghiệp khi lừng dùng nước định

Niệm trần lúc khởi gắng ra công

Nén hương thiêng lễ ba ngàn Phật

Xâu chuỗi cần chuyên một tấc lòng

Xót cảnh mẹ già trông tựa cửa

Hững hờ du tử chạy tây đông

Ôi!  Mặc ai lưu luyến lối hiểm sơn khê

Trăng gió cố hương vẫn chờ người viễn khách.

 

Vậy các liên hữu còn chần chờ chi mà không tín, hạnh, nguyện, tinh tấn niệm Phật.

 

Đây cũng bài kệ xưng tán Đức Phật A Di Đà mà Ngài Long Thọ Tôn Giả cũng nói và diễn rõ các giới tánh, cảnh giới Cực Lạc như thế này:

 

Nếu người muốn biết rõ

Chư Phật trong ba đời

Nên quán pháp giới tánh

Tất cả duy tâm tạo.

 

Ngài ví dụ người tu Tịnh độ như một kẻ họa sư kia do một tâm chuyển biến, không lìa nơi ngòi bút mà tạo thành cung Bảo Vương nơi Cực Lạc. Ôi! Thanh tịnh nhiệm mầu huyền diệu thay nếu có duyên niệm Phật, do một niệm lành kia sẽ được ngôi bất thối. Thật là đường muôn ức không xa, ngay đây niệm Phật là đầy đủ.

 

Nguyện tất cả những ai được đọc và nghe thấy quyển “TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC DU KÝ” nầy đều được công đức hồi hướng Tây Phương Trang Nghiêm Tịnh Độ, Đệ tử và chúng sanh về nước An-Dưỡng.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Mùa An Cư năm Tân Mùi 1991

QUAN ÂM TU VIỆN

 

Thành ý kính đề

Ni sư HUỆ GIÁC

 

LỜI  NÓI  ĐẦU

Nội dung chủ yếu quyển này, giới thiệu Ngài Đại Pháp Sư KHOAN TỊNH Trung Quốc.

 

Ngày 25 tháng 10 âm lịch năm 1967, Ngài ngồi thiền trong động Di Lặc, núi Củu Tiên, dãy Quế Lạc, Công xá Thượng Đông, Huyện Đức Hóa, Tỉnh Phước Kiến, đột nhiên được Bồ Tát QUÁN-THẾ-ÂM tiếp dẫn đi khiến mất cả tông tích.

 

Lúc ấy, Pháp Sư được dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tham quan các cảnh giới 9 phẩm hoa sen. Thời gian dường như chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi về đến nhân gian đã là ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch năm 1973 (đi từ 25/10 âm lịch 1967) chạy ra đã trên 6 năm 5 tháng trôi qua. Thoạt nghe thì như là vượt ra tri thức thường tình, khó mà lý giải được. Có câu nói “trên trời 1 ngày, dưới này vài năm” là vậy, cũng bởi không gian của vũ trụ không giống nhau, khái niệm thời gian cũng khác, người có chút ít hiểu biết về Phật học, tất lý nhận ra được.

 

Thế gian lúc ấy không thấy dấu tích Pháp sư đâu, đổ xô đi tìm, tăng lục cả Chùa, tìm khắp cả núi, hằng trăm cái động, lớn có nhỏ có, vẫn không thấy tông tích của Pháp Sư, thậm chí huy động cả các đội trục vớt, đội cứu nạn bãi biển, cứu nạn thác ghềnh vẫn không thấy. Một số thiện tín nhiệt thành, còn tuôn ra các huyện thành, các chợ Tuyên Châu, chợ Hạ Môn, chợ Phước Châu, chợ Nam Bình kiếm tìm. Còn gởi thơ nhờ các tỉnh, huyện lân cận như huyện Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Xuân, Đức Hóa, Phước Thanh, lăng xăng cả mấy năm dài mà vẫn không tin tức gì sáng sủa cả.

Xem thêm :  Cách làm ớt xay nhuyễn để lâu, nhìn là muốn ăn ngay

 

Thế rồi, mọi người đều nghĩ Pháp Sư đã viên tịch trong lòng thương tiếc vô cùng.  Thật ra từ đầu đến cuối, Pháp Sư chưa hề rời khỏi động Di Lặc nửa bước, do được Phật hộ nhục thể để trong động những sáu bảy năm ròng mà không bị phát hiện, không bị nhục hư, cũng không rõ là được dấu ở đâu (rất có thể dấu ở một dạng không gian khác), về điểm này có các cư sĩ ở đây xác minh được, như tu sĩ Trịnh Tú Kiên chẳng hạn.

 

Suốt quá trình dấn bước đến đất Phật Tây Phương Cực Lạc này, không thể sánh với bất kỳ một cảnh giới nào trong mộng được. Ngài là một vị Tăng đắc đạo, không hề nói chuyện thêu dệt, vọng ngữ, mà cũng chẳng cần vọng ngữ làm gì, hơn nữa cảnh giới mà Pháp Sư thấy được không hề giống cảnh giới nào của thiền định đã thấy, mà cả cảnh giới mà thiền định thấy, cũng chẳng nên đem ra tiếc lộ, nếu không Tam Bộ Thiên Long, mà cả Thiên Ma nữa cũng có thể đến quấy nhiễu được.

 

Đằng này Pháp Sư đã nhận chỉ thị của Đức Phật A DI ĐÀ và Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM nên mới công khai đem chuyện mắt thấy tai nghe trong các cảnh giới của chín phẩm hoa sen nơi Thế Giới Tây Phương Cực Lạc mà chi tiết trình bày ra đây.

 

Phàm những người học Phật đều biết, tội đại vọng ngữ phải xuống ngục Vô Gián, khó có ngày ra, vì thế mà những Pháp Sư diễn thuật về Thế Giới Cực Lạc mà Ngài thân hành bước tới là chuyện xác thực ngàn vạn lần, có tam giới Thần Tiên, tám bộ Thiên Long làm chứng.

 

Ngoài cái thế giới ta đang sống, có một Thế Giới Cực Lạc mà Đức Phật nói trong kinh A Di Đà, đều là thực có, Khoan-Tịnh Đại Pháp Sư là một chứng nhân sống về việc ấy.

 

Bút giả Cư Sĩ Lưu Thế Hoa căn cứ lời kể mà ghi lại, công bố cho thế gian, vừa để hoằng dương Phật Pháp, vừa nguyện chư vị độc giả dốc tin Phật Pháp, một lòng niệm Phật, một lòng hành thiện, cùng bước lên thế giới Cực Lạc.

 

 

TÂY PHƯƠNG DU KÝ

(TÂY-PHƯƠNG CỰC-LẠC THẾ GIỚI DU KÝ)

 

 

 

KHOAN TỊNH Đại Pháp Sư ra đời lúc 10 giờ mùng 7 tháng bảy năm Giáp Tý (1924). 

 

Ngài ra đời trong căn nhà số 140 đại lộ Thành Quan Trấn Đông thuộc Huyện Bồ Điền, Tỉnh Phước Kiến. Là một hộ cư sĩ Phật giáo họ Phan.

 

Cái đêm Ngài sinh ấy, chân trời đông tây hai hướng ánh vàng óng chớp liên hồi khiến cả một cõi đất nơi ấy như vàng ròng óng ánh, vinh diệu, nên lấy đó đặt tên Ngài là Phan Kim Vinh.

 

Lúc nhỏ không học, nhưng tư chất thông minh vượt thường, 7 tuổi đã rời nhà tu tập tại chùa Giáo Trung, Phước Kiến; 15 tuổi chính thức phủi tóc quy y với thầy Hư Vân lão Hòa Thượng tại chùa Tô, hiệu chùa Nam Bình Khai, Phước Kiến. 17 tuổi thọ cụ túc giới tại chùa Nam Hoa, Quảng Đông, lại thọ chánh nhãn Pháp tạng với Thầy Hư Vân lão Hòa Thượng tại núi Vân Cư, Giang Tây, là người truyền đăng, đời thứ 48 của Tông Động Vân, từng làm Trụ trì một số chùa ở Phước Kiến như chùa Đế Bình, chùa Thủy Liêm, chùa Tiên Phật, chùa Năng Nhân, chùa Khai Bình, chùa Mạch Tà, chùa Tam Hội.

 

Lúc Trụ trì ở chùa Tam Hội thuộc Huyện Tiên Du, Phước Kiến năm 1980, Ngài bắt đầu tọa thiền từ ngày 23/12, ngồi riết đến ngày 29/12 mới xả, cọng lại cả 6 ngày rưỡi thiền, đã chấn động cả Huyện Tiên du, lúc ấy thiện tín đến quy y với Ngài có hơn 3000.

Xem thêm :  Cách viết chữ đẹp bằng bút bi với phương pháp faux calligraphy

 

Năm 1982, đến New York làm hành cước tăng, tuyên dương Phật pháp, đã từng lưu trú lại, làm việc tại Giáo Hội Phật Giáo Bắc Mỹ và được mời làm Hội Trưởng danh dự Giáo Hội Phật Giáo San-Phan, Mỹ Châu, chùa Nhã Na, chùa Quán Thế Âm v.v… Đúng là một vị nho tăng Đắc đạo.

 

 

Chư vị Pháp Sư, Chư vị Đại Đức, Chư vị cư Sĩ.

 

Kính chào tất cả chư vị,

 

Hôm nay chúng ta có đủ Phật duyên cùng hội tụ một chỗ tại đây, cũng là nhân duyên kiếp rồi và quá khứ vô số kiếp về trước.  Đó là nhân duyên kiếp rồi và quá khứ nhiều kiếp tập đặng, do đó hôm nay mới có thể gặp mặt nhau tại nơi này.

 

Câu chuyện mà tôi sắp nói đây là quá trình bản thân tôi hành dấn bước đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Tôi sẽ trình bày cặn kẽ những cảnh giới, tình hình được thấy, được nghe trong thế giới Cực Lạc cùng chư vị.

Tôi sẽ nói thành 5 phần như sau:

 

1. Tôi đến thế giới Cực Lạc bằng cách nào?  Với nhân duyên gì có thể đến nơi ấy được?  Thật ra thì tôi viếng thế giới Cực Lạc trước sau vỏn vẹn chừng 20 tiếng đồng hồ trong ý nghĩ tôi ước đoán, thế mà về tới thế gian này so lại, đã trôi qua 6 năm 5 tháng dài.

 

2. Trên lộ trình tôi đến thế giới Cực Lạc, tuần tự ghé qua địa phương nào, kể thì có động La Hán, trời Đao Lợi, trời Đâu Suất, rồi đến 3 địa điểm chính của thế giới Cực Lạc, Hạ phẩm Liên Hoa, Trung phẩm Liên Hoa (ghi nhận rằng: mỗi phẩm Liên Hoa lại chia làm 3 bậc: Thượng, Trung, Hạ, cho nên hợp thành cửu phẩm Liên hoa). Tôi sẽ nói cùng chư vị thật cặn kẽ cảnh giới của 3 địa điểm chính ấy như thế nào.

 

3. Tôi sẽ nói về tình hình vãng sanh vào 9 phẩm Liên Hoa như thế nào, nói cách khác, nghĩa là tôi sẽ nói cách tu trì như thế nào để được công quả như thế nào của chúng sanh trong thế giới Ta Bà này, mà định đoạt sẽ được vãng sanh vào phẩm nào trong 9 phẩm Liên Hoa ấy, và tình hình sinh hoạt thực tế của chúng sanh trong mỗi phẩm Liên Hoa như thế nào. Thí dụ:  Đặc trưng thân hình, mầu sắc y phục, ăn uống nghỉ ngơi và độ cao, độ lớn của chúng sanh trong từng phẩm Liên Hoa trên ấy như thế nào.

 

4. Tôi sẽ nói về phương pháp tu trì của chúng sanh trong nước Cực Lạc như thế nào, nói dễ hiểu hơn: tức là nói chúng sanh trong từng phẩm một, tu trì như thế nào để được lên từng phẩm, từ dưới lên trên, lên mãi đến thành Phật đạo.

 

5. Sẽ trình bày lại lời của chư vị ở trên ấy mà trước nay tôi biết được; nhắn nhủ tôi khi trở lại Ta Bà này, dặn dò tôi chuyển lời lại chư vị ở Ta Bà như thế nào.

pdfpdfTây Phương Du Ký_Pháp Sư Khoan Tịnh


ĐỌC TRUYỆN: TÂY DU KÝ – HỒI 1


Tây Du Ký Hồi 01:
Link Full trọn bộ Tây Du Ký: https://bit.ly/32DchUU

Nghe thêm tại: https://bit.ly/3rTxrsL
Tam Quốc Diễn Nghĩa: https://bit.ly/3elMd3w
Phong Thần Diễn Nghĩa: https://bit.ly/3prYRUT
Tây Sơn Bi Hùng Truyện: https://bit.ly/3JeDi29
Tiết Nhân Quý Chinh Đông: https://bit.ly/3yXO5ZN
===========================================================
truyện tây du ký là một tác phẩm khá đặc sắc và nổi bật với những tình tiết mà có lẽ ai đã từng trải qua tuổi thơ cũng không thể nào quên được.
Truyện là hành trình phiêu lưu vượt qua bao khó khăn gian khổ, là hành trình vượt những chặng đường dài, qua những nguy nan. Thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng đi qua núi non, yêu ma, và cả những nguy hiểm rình rập kề bước, chặng đường thỉnh kinh nào có dễ dàng gì.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button