Cây Xanh

Rắn đẻ trứng hay đẻ con? 3 tập tính sinh sản của loài rắn bạn chưa biết

Rắn đẻ con hay đẻ trứng? Nhiều người hay liên tưởng đến hình ảnh những con rắn cuộn tròn thân mình xung quanh một ổ trứng. Thế là họ nghĩ rắn chỉ đẻ trứng. Nhưng sự thật có phải vậy không? Rắn liệu có đẻ con hay không? Hôm nay, hãy cùng chúng mình dạo một vòng quanh thế giới của loài rắn để tìm ra đáp án cho câu hỏi trên bạn nhé!

I. rắn đẻ trứng hay đẻ con?

Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta từng một lần nhầm lẫn rắn chỉ đẻ trứng. Có đúng là vậy không? Thật sự bảo rắn đẻ trứng là không sai, tuy nhiên nó vẫn chưa hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, rắn phân bố rộng khắp trên thế giới với địa hình và môi trường sống khác nhau. Chính vì vậy mà mỗi loài lại có một tập tính sinh sản khác nhau. 

Nói tóm lại, từ đặc điểm sinh nở và mang thai, rắn hiện nay được chia thành 3 nhóm. (1) Đa phần các loài rắn hiện nay đều đẻ trứng. (2) Một số loài đẻ con. (3)  Đặc biệt, chúng còn đẻ trứng thai.

1.1 Rắn đẻ trứng

Số lượng trứng mỗi năm của rắn ở mỗi loài khác nhau là khác nhau. Có loài chỉ từ khoảng 2 – 5 trứng/năm. Nhưng nhiều loài thì nhiều hơn vậy, khoảng vài chục trứng/năm. Riêng đối với loài trăn gấm, rắn hổ mang,… có thể dao động lên đến 50 – 100 trứng.

Rắn thường bỏ đi sau khi đẻ trứng và gần như không quan tâm đến con của chúng. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một số loài cẩn thận bảo vệ những quả trứng của mình bằng cách quấn tròn quanh nó để có thể bảo vệ và ấp trứng. Chẳng hạn như rắn hổ mang, rắn hổ chúa,… Thời gian ấp tùy thuộc vào từng loài, thông thường dao động từ 2 – 3 tháng. Chúng sẽ chờ đến khi trứng nở, các con chui đầu ra khỏi vỏ thì chúng mới rời đi. Trong thời gian ấp, những con rắn mẹ rất hiếm khi rời khỏi ổ và rất hung dữ. Lúc đi kiếm ăn, chúng cũng phản ứng quyết liệt và tấn công dữ dội con mồi.

Xem thêm :  Tránh nhầm lẫn chết người, đây là cách phân biệt hổ mang chúa, hổ mang thường và hổ trâu

Rắn cuộn tròn thân mình xung quanh đống trứng để ấp và bảo vệ chúng

1.2 Rắn đẻ con

Một số loài rắn khác có đặc tính sinh sản là đẻ con như: Rắn lục xanh, rắn lục mép trắng, rắn biển, rắn bông súng, rắn bù lịch,…

Rắn lục đuôi đỏ

  • Sau khi giao phối, trứng sẽ được thụ tinh ngay trong bụng rắn cái rồi phát triển thành bào thai. Trải qua thời gian 2 tháng thì nó bắt đầu trở dạ và sinh con.
  • Rắn con thoát ra khỏi cơ thể mẹ qua đường hậu môn. Nhưng vì cớ thể rắn lục đuôi đỏ không được to lớn, khỏe mạnh và dẻo dai. Mà nó sẽ phải tự nứt toạc thêm hậu môn cho rộng ra để rắn con được chui ra ngoài. Chính vì lý do này, thời gian sinh con cũng là thời gian sống cuối cùng trong cuộc đời của rắn mẹ.
  • Trung bình một lần sinh con thì rắn lục đuôi đỏ đẻ khoảng từ 7 đến 17 con. Những con rắn con tuy mới chào đời nhưng chúng đủ khỏe để có thể tự phá màn ối bao bọc để trườn ra ngoài.

Rắn lục đuôi đỏ là một trong những loài rắn đẻ con

Trăn khổng lồ Anaconda

  • Anaconda con được nuôi lớn trong một cái bọc noãn và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua nhau thai. Tương tự như rắn lục đuôi đỏ, những con trăn con cũng chào đời qua đường hậu môn. Tuy nhiên vì có kích thước lớn và đủ khỏe, mà Anaconda không phải bị bỏ mạng sau sinh.
  • Những đứa con được sinh ra sẽ phải tự đi kiếm bữa ăn cho mình. Một lứa đẻ thành công của trăn cái có thể lên đến 40 trăn con. Chúng cũng có thể sinh con ở trên cạn và cả dưới nước.
Xem thêm :  Mèo singapura: báu vật từ singapore

1.3 Rắn đẻ trứng thai

Nghe tên thật khó hiểu bạn nhỉ? Thật ra, đẻ trứng thai có nghĩa là những con rắn cái sẽ mang thai bằng trứng. Nhưng khi đẻ thì chỉ có rắn con chui ra còn vỏ trứng thì vẫn còn nằm trong cơ thể rắn mẹ.

Điều này được lý giải như sau: Thông thường rắn đẻ trứng hay sống ở cùng có khí hậu ấm áp với điều kiện nhiệt độ và mặt đất thuận lợi cho đẻ trứng. Nhưng ở một số lại sinh sống ở vùng có khí hậu lạnh hơn. Điều đó gây khó khăn cho việc bảo vệ và ấp trứng. Do vậy, chúng sinh con bằng cách đẻ trứng thai (hay còn gọi là noãn thai sinh). Đây là một hình thức sinh sản mà phôi thai phát triển từ trong trứng. Còn trứng thì tồn tại trong cơ thể mẹ. Sau khi thụ tinh, trứng nằm lại trong ống dẫn trứng đến khi nở thành con và chào đời.

Trăn Boa Constrictor là loài rắn lớn sống ở châu Mỹ và đẻ trứng thai. Chúng mang thai bằng túi noãn hoàng và truyền trực tiếp chất dinh dưỡng vào túi noãn để nuôi dưỡng rắn con.

rắn đẻ trứng hay đẻ con

II. Kết luận

Giờ thì nếu có ai hỏi rắn đẻ trứng hay đẻ con, bạn không cần phải ngần ngại về câu trả lời rồi nha! Nhưng dù là đẻ trứng hay con đi chăng nữa. Bạn có đồng ý với chúng mình rằng rắn vẫn là nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều người không chỉ về hình dáng bên ngoài lẫn những nguy hiểm mà nó gây ra. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình được một vài kiến thức hay ho về loài rắn rồi nhé!

Xem thêm :  Đền ăng co vát campuchia


Rắn Đẻ Trứng Hay Đẻ Con


ranlucduoido ranhochua randecon randetrung
Mỗi một loài động vật trên trái đất đều có chiến thuật sinh tồn cho riêng mình, các loài rắn cũng vậy một số loài đẻ trứng và một số loài đẻ con. Một số loài đẻ trứng chúng gửi những quả trứng của mình vào lòng đất và có những loài chọn cách duy trì các thế hệ sau bằng cách đẻ con… chiến thuật nào cũng vậy, mục đích cuối cùng là để duy trì nòi giống… Thiên nhiên thật thú vị phải không các bạn.
►Đăng ký kênh: https://www.youtube.com/channel/UCDfHmXVWsSWSpKGtYwC58fg
►Facebook cá nhân :
https://www.facebook.com/phamminhhieu.ispace/
►Fanpage Sứ Giả Rừng Xanh :
https://www.facebook.com/TheWorldOfSnakes
►Trang tiktok về kênh :
https://www.tiktok.com/@sugiarungxanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button