Cây Xanh

Đền ăng co vát campuchia

Bạn đang xem: Đền ăng co vát campuchia Tại Website nhahangcarnaval.com
đền ăng co vát (Angkor Wat) là công trình lớn nhất, đặc sắc nhất của toàn thể khu Angkor, một biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc Khmer của người Campuchia và nghệ thuật kiến trúc Hindu của nền Văn hóa Ấn Độ.

​Đền Ăng Co Vát

Angkor Wat (tiếng Khmer: អង្គរវត្ត) là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162.6 hecta (1,626,000 mét vuông). Ban đầu nó được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII. Vua Khmer Suryavarman II xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ XII tại Yaśodharapura (tiếng Khmer: យសោធរបុរៈ, Angkor ngày nay), thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống theo theo đạo Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước.

Angkor Wat nhìn từ phía sau

Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor khác, Angkor quay mặt về phía Tây và vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về ý nghĩa của điều này. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá.

Angkor Wat nhìn từ trên cao

Tên hiện đại của ngôi đền, Angkor Wat, nghĩa là “Thành phố Đền” hay “Thành phố của những ngôi Đền” trong tiếng Khmer; Angkor, nghĩa là “thành phố” hay “thủ đô”, là từ nokor (នគរ), được bắt nguồn từ từ tiếng Phạn nagara (नगर), trong tiếng bản xứ. Wat nghĩa là “sân đền” trong tiếng Khmer (tiếng Phạn: वाट “khoảng đất”).

Chiếc đầu được phục dựng của một naga trên đường dẫn vào Angkor Wat. Đường dẫn được khôi phục đầu tiên bởi người Pháp vào những năm 1960.

Sự hoàn hảo của Angkor Wat trong sắp đặt, sự cân bằng và số lượng lớn những bức phù điêu, tượng đã khiến nó trở thành một trong những công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhất hiện nay.

Angkor Wat nhìn từ một góc bên ngoài vào bình minh

Angkor Wat nằm cách thị trấn Xiêm Riệp 5.5 km (3.4 dặm) về phía bắc và chếch về phía đông nam của kinh đô cũ, với trung tâm là đền Baphuon. Đây là một khu vực có nhiều kiến trúc cổ quan trọng và là cực nam của cụm di tích chính Angkor.

Một trong những lối vào của kiến trúc bên ngoài

Chỉ có một lối duy nhất vào đền từ phía Tây. Đền được xây dựng trong 30 năm thời kỳ nửa đầu thế kỉ XII, dưới thời vua Suryavarman II để thờ thần Vishnu (đạo Hindu).

Chi tiết của một trong số các tháp

Angkor Wat nằm trên một khuôn viên rộng 208ha, xung quanh là dãy hào rộng 200m và có chu vi tới 5,5km. Độ cao của Angkor Wat là 213m, 3 tầng, tầng trên cao hơn tầng dưới.

Hành lang

Tầng thứ ba có 5 ngọn tháp, 4 ngọn 4 góc và 1 ngọn ở giữa. Chỉ ở một số góc nhất định người ta mới nhìn thấy cùng lúc cả 5 ngọn tháp này. Đây là một nét kiến trúc độc đáo của Angkor Wat. Đền thể hiện quan niệm của đạo Hindu về vũ trũ, trong đó trái đất là trung tâm.

Xem thêm :  Top 5 chợ hoa hà nội nổi tiếng nhất khu vực

Sư tử đá bảo vệ của người Khmer

Giữa Đền là biểu tượng núi Meru, 5 ngọn tháp đứng thành hình vòng tròn hình thành lên đỉnh của các ngọn núi. Bức tường chính thể hiện dãy núi ở rìa trái đất còn dãy hào sâu bên ngoài là chỉ đại dương bao quanh trái đất.

Đường vào Đền Angkor Wat là đoạn cầu đá dài bắc qua hồ nước bao quanh đền. Đền Angkor Wat hình chữ nhật, dài 1.500m, rộng 190m.

Theo các nhà học giả Finot, Coedes, Bosh thì Đền được xây dưới thời vua Suryavarman II để làm mộ thờ của vua, với các điêu khắc theo truyền thuyết thần Visnu.Để cảm nhận được sức mạnh huyền bí, quyến rũ của Angkor Wat, du khách nên đợi đến hoàng hôn. Angkor Wat dưới ánh hoàng hôn, Đền với các tháp và đá giống như một khối vàng rực rỡ ẩn hiện dưới bóng cây thốt nốt.

Mô hình thu nhỏ kiến trúc trung tâm của Angkor Wat

Angkor Wat không chỉ tạo nên ấn tượng do mức độ hoành tráng của nó mà còn do sự sắp đặt và thiết kế bên trong Đền cũng hết sức hoàn hảo. Vượt qua lối đi và qua cổng chính mới chỉ là qua được lớp tường ngoài. Đi vào sâu hơn là một trong 3 căn phòng đồng tâm với hàng nghìn bức phù điêu, tượng có vẻ mặt dữ tợn và dãy hành lang dài tới 400 m. Đi tiếp vào trong và lên cao, khu trung tâm hiện ra mờ mờ với một điện thiêng có hình tháp nhìn giống như một đài sen khổng lồ cao tới hơn 200m.

Angkor Wat nhìn từ trên cao

Đền ăng co vát campuchia còn là một công trình phù điêu có lịch sử lâu đời nhất của thế giới. Trên mỗi bức tường đá của Đền đều có khắc hình ảnh mà mỗi nhà nghiên cứu đều có thể tìm thấy ở đó nguồn tư liệu quí giá về tôn giáo, lịch sử và xã hội.

Hình tượng nữ thần Apsara tại đền

Nổi trội nhất là những bức phù điêu về các truyền thuyết của đạo Hindu và các vũ công Apsara. Không ở đâu khác chúng ta có thể tìm thấy những công trình điêu khắc về điệu múa dân tộc này của Campuchia sinh động và chi tiết như ở các bức tường của đền Angkor Wat.

Angkor Wat năm 1870, chụp bởi Émile Gsell

Những đường nét mềm mại của cơ thể các vũ công cũng như các động tác được khắc hoạ tỉ mỉ, tuy là ở trên đá nhưng không hề cứng nhắc, biểu hiện nhân sinh quan đầy chất nhân văn và thẩm mỹ của người Khmer cổ xưa.

Bưu thiếp của Pháp về Angkor Wat năm 1911

Cũng như các thủ đô khác trên thế giới, khu đền Angkor nói chung và đền Angkor Wat nói riêng được xây dựng trong một tầm nhìn quân sự của các vị vua trị vì; đồng thời cũng biểu hiện sự kết hợp hài hoà trong Văn hóa phương Đông.

Bao quanh khu đền là một đường hào ngập nước nhằm tránh cho khu vực trung tâm không bị ngoại bang tấn công. Đường hào này hiện nay vẫn tồn tại nhưng đã được mang ý nghĩa khác, nó bổ sung tính thẩm mỹ cho những toà tháp đá. Cùng với hàng cây thốt nốt xung quanh đền Angkor hiện diện hài hoà như một tổng thể giữa trời, đất và nước.

Angkor bị lãng quên cho đến thế kỉ thứ XIX. Một nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp đã khám phá lại di tích Angkor và từ đó, cái tên Angkor sống lại trong tâm trí của người dân Campuchia như một biểu tượng về một quá khứ vàng son đã lùi xa nhưng cần trân trọng.

Từ thành cổ đổ nát, Campuchia đã tôn tạo lại các đền đài và toà tháp. Điều này có ý nghĩa trước hết về mặt tâm linh đối với bản thân người dân Campuchia bởi nó khôi phục lại lịch sử đã mất đI; còn đối với thế giới thì nó mở ra một cách cửa mới cho việc tiếp xúc với một nền Văn hóa đầy bí ẩn trong lịch sử.

Do ý nghĩa lịch sử và Văn hóa của Angkor Wat, năm 1992, UNESCO đã công nhận đền Angkor Wat và cả khu vực Angkor là di sản Văn hóa thế giới.

) là công trình lớn nhất, đặc sắc nhất của toàn thể khu Angkor, một biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc Khmer của người Campuchia và nghệ thuật kiến trúc Hindu của nền Văn hóa Ấn Độ.​Đền Ăng Co VátAngkor Wat (tiếng Khmer: អង្គរវត្ត) là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162.6 hecta (1,626,000 mét vuông). Ban đầu nó được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII. Vua Khmer Suryavarman II xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ XII tại Yaśodharapura (tiếng Khmer: យសោធរបុរៈ, Angkor ngày nay), thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống theo theo đạo Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước.Angkor Wat nhìn từ phía sauAngkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor khác, Angkor quay mặt về phía Tây và vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về ý nghĩa của điều này. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá.Angkor Wat nhìn từ trên caoTên hiện đại của ngôi đền, Angkor Wat, nghĩa là “Thành phố Đền” hay “Thành phố của những ngôi Đền” trong tiếng Khmer; Angkor, nghĩa là “thành phố” hay “thủ đô”, là từ nokor (នគរ), được bắt nguồn từ từ tiếng Phạn nagara (नगर), trong tiếng bản xứ. Wat nghĩa là “sân đền” trong tiếng Khmer (tiếng Phạn: वाट “khoảng đất”).Chiếc đầu được phục dựng của một naga trên đường dẫn vào Angkor Wat. Đường dẫn được khôi phục đầu tiên bởi người Pháp vào những năm 1960.Sự hoàn hảo của Angkor Wat trong sắp đặt, sự cân bằng và số lượng lớn những bức phù điêu, tượng đã khiến nó trở thành một trong những công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhất hiện nay.Angkor Wat nhìn từ một góc bên ngoài vào bình minhAngkor Wat nằm cách thị trấn Xiêm Riệp 5.5 km (3.4 dặm) về phía bắc và chếch về phía đông nam của kinh đô cũ, với trung tâm là đền Baphuon. Đây là một khu vực có nhiều kiến trúc cổ quan trọng và là cực nam của cụm di tích chính Angkor.Một trong những lối vào của kiến trúc bên ngoàiChỉ có một lối duy nhất vào đền từ phía Tây. Đền được xây dựng trong 30 năm thời kỳ nửa đầu thế kỉ XII, dưới thời vua Suryavarman II để thờ thần Vishnu (đạo Hindu).Chi tiết của một trong số các thápAngkor Wat nằm trên một khuôn viên rộng 208ha, xung quanh là dãy hào rộng 200m và có chu vi tới 5,5km. Độ cao của Angkor Wat là 213m, 3 tầng, tầng trên cao hơn tầng dưới.Hành langTầng thứ ba có 5 ngọn tháp, 4 ngọn 4 góc và 1 ngọn ở giữa. Chỉ ở một số góc nhất định người ta mới nhìn thấy cùng lúc cả 5 ngọn tháp này. Đây là một nét kiến trúc độc đáo của Angkor Wat. Đền thể hiện quan niệm của đạo Hindu về vũ trũ, trong đó trái đất là trung tâm.Sư tử đá bảo vệ của người KhmerGiữa Đền là biểu tượng núi Meru, 5 ngọn tháp đứng thành hình vòng tròn hình thành lên đỉnh của các ngọn núi. Bức tường chính thể hiện dãy núi ở rìa trái đất còn dãy hào sâu bên ngoài là chỉ đại dương bao quanh trái đất.Đường vào Đền Angkor Wat là đoạn cầu đá dài bắc qua hồ nước bao quanh đền. Đền Angkor Wat hình chữ nhật, dài 1.500m, rộng 190m.Theo các nhà học giả Finot, Coedes, Bosh thì Đền được xây dưới thời vua Suryavarman II để làm mộ thờ của vua, với các điêu khắc theo truyền thuyết thần Visnu.Để cảm nhận được sức mạnh huyền bí, quyến rũ của Angkor Wat, du khách nên đợi đến hoàng hôn. Angkor Wat dưới ánh hoàng hôn, Đền với các tháp và đá giống như một khối vàng rực rỡ ẩn hiện dưới bóng cây thốt nốt.Mô hình thu nhỏ kiến trúc trung tâm của Angkor WatAngkor Wat không chỉ tạo nên ấn tượng do mức độ hoành tráng của nó mà còn do sự sắp đặt và thiết kế bên trong Đền cũng hết sức hoàn hảo. Vượt qua lối đi và qua cổng chính mới chỉ là qua được lớp tường ngoài. Đi vào sâu hơn là một trong 3 căn phòng đồng tâm với hàng nghìn bức phù điêu, tượng có vẻ mặt dữ tợn và dãy hành lang dài tới 400 m. Đi tiếp vào trong và lên cao, khu trung tâm hiện ra mờ mờ với một điện thiêng có hình tháp nhìn giống như một đài sen khổng lồ cao tới hơn 200m.Angkor Wat nhìn từ trên caoĐền ăng co vát campuchia còn là một công trình phù điêu có lịch sử lâu đời nhất của thế giới. Trên mỗi bức tường đá của Đền đều có khắc hình ảnh mà mỗi nhà nghiên cứu đều có thể tìm thấy ở đó nguồn tư liệu quí giá về tôn giáo, lịch sử và xã hội.Hình tượng nữ thần Apsara tại đềnNổi trội nhất là những bức phù điêu về các truyền thuyết của đạo Hindu và các vũ công Apsara. Không ở đâu khác chúng ta có thể tìm thấy những công trình điêu khắc về điệu múa dân tộc này của Campuchia sinh động và chi tiết như ở các bức tường của đền Angkor Wat.Angkor Wat năm 1870, chụp bởi Émile GsellNhững đường nét mềm mại của cơ thể các vũ công cũng như các động tác được khắc hoạ tỉ mỉ, tuy là ở trên đá nhưng không hề cứng nhắc, biểu hiện nhân sinh quan đầy chất nhân văn và thẩm mỹ của người Khmer cổ xưa.Bưu thiếp của Pháp về Angkor Wat năm 1911Cũng như các thủ đô khác trên thế giới, khu đền Angkor nói chung và đền Angkor Wat nói riêng được xây dựng trong một tầm nhìn quân sự của các vị vua trị vì; đồng thời cũng biểu hiện sự kết hợp hài hoà trong Văn hóa phương Đông.Bao quanh khu đền là một đường hào ngập nước nhằm tránh cho khu vực trung tâm không bị ngoại bang tấn công. Đường hào này hiện nay vẫn tồn tại nhưng đã được mang ý nghĩa khác, nó bổ sung tính thẩm mỹ cho những toà tháp đá. Cùng với hàng cây thốt nốt xung quanh đền Angkor hiện diện hài hoà như một tổng thể giữa trời, đất và nước.Angkor bị lãng quên cho đến thế kỉ thứ XIX. Một nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp đã khám phá lại di tích Angkor và từ đó, cái tên Angkor sống lại trong tâm trí của người dân Campuchia như một biểu tượng về một quá khứ vàng son đã lùi xa nhưng cần trân trọng.Từ thành cổ đổ nát, Campuchia đã tôn tạo lại các đền đài và toà tháp. Điều này có ý nghĩa trước hết về mặt tâm linh đối với bản thân người dân Campuchia bởi nó khôi phục lại lịch sử đã mất đI; còn đối với thế giới thì nó mở ra một cách cửa mới cho việc tiếp xúc với một nền Văn hóa đầy bí ẩn trong lịch sử.Do ý nghĩa lịch sử và Văn hóa của Angkor Wat, năm 1992, UNESCO đã công nhận đền Angkor Wat và cả khu vực Angkor là di sản Văn hóa thế giới.

Xem thêm :  Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa giấy


Khám Phá Ngôi Đền Cổ Ăng Co Vát


Di sản nổi tiếng của Campuchia được UNESCO công nhận – đền Ăng Co Vát (Angkor Wat) ngoạn mục. Bạn sẽ không quên được việc lang thang và khám phá hàng loạt các di tích chạm trổ của một nền văn minh lừng lẫy một thời.
Cùng khám phá những bí ẩn của ngôi đền cổ này trong bộ phim tài liệu khoa học về ngôi đền cổ Angkor Wat.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button