Tổng Hợp

Những đoạn văn hay đặc sắc tả các cây cối

Bạn đang xem: những đoạn văn hay đặc sắc tả các cây cối Tại Website nhahangcarnaval.com

Những đoạn văn hay đặc sắc tả các cây cối

Hướng dẫn

Những đoạn văn hay đặc sắc tả các cây cối

Bài làm 1

(Tả hoa cúc trắng)

Chưa có mùa xuân nào vườn hoa nhà em lại nở nhiều bông như mùa xuân năm nay. Hình như chúng đua nhau thi tài khoe sắc, xem ai đón xuân đúng ngày đúng tháng theo dự kiến của cô chủ nhà. Vừa mới hai mươi sáu, hai mươi bảy Tết, chúng đã rục rịch hé nở những cánh hoa đầu tiên dưới nắng xuân hồng. Nào hồng, nào huệ, nào cúc, lay ơn, thược dược… loài nào cũng đẹp, cũng xinh, nhưng em thích nhất vẫn là loài cúc trắng. Ai cũng nghĩ bông cúc thì phải có màu vàng. Đúng như thế. Song chỉ có vậy, hóa ra loài cúc đơn điệu về màu sắc thế ư? Không! Vườn nhà em có loài cúc trắng. Nó không chỉ nở về mùa thu không thôi mà suốt quanh năm, cúc trắng vườn em cứ đơm bông khoe sắc với trời đất, vẫn nở nụ cười chúm chím lúc rạng đông rồi cười tươi một cách hồn nhiên đón nắng mai vàng khi ông mặt trời lên cao rực rỡ. Cũng giống hệt như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy, lại còn thêm vẻ trinh trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cũng những cánh hoa nhỏ li ti, cũng hương thơm thoang thoảng dịu dàng, vậy mà em thích nó hơn nhiều hoa cúc vàng đấy! Cúc mọc thành từng khóm, thân cây chi chít, chen chúc lẫn nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm mảnh mai như cành liễu. Lá mọc thẳng từng chùm xòe ra như những bàn tay. Hình lá nhỏ, cong mềm mại, mọc so le nhưng rất dày. Vì thế nhìn khóm cúc tưởng như nó xòe lan ra mặt đất như loài thân có dây. Lá cúc xanh quanh năm, một màu xanh dìu dịu. Còn bông thì nở theo từng tháng, mỗi đợt đến gần nửa tháng hoa mới tàn. Vài ngày sau đã bắt đầu điểm nụ. Có lẽ quanh năm dường như lúc nào cũng thấy bông có ở đầu cành. Dù nắng hạ mưa đông, tiết trời thay đổi, cúc vẫn không quên nở hoa và cũng không vì thế mà kém cả hương sắc. Lúc nào hoa cũng tròn xoe, trắng muốt, kiêu hãnh xếp đặt cánh bao quanh nhụy. Và lúc nào cũng được ong bướm bầu bạn đông vui. Cây cúc trắng không gợi nhớ mùa thu như cúc vàng, mùa xuân như vạn thọ, mai, đào. Nó là một loài hoa tứ quý, luôn trang điểm cho đời thêm đẹp thêm vui. Có thể từ đặc điểm có tính riêng biệt này mà làm cho em yêu loài hoa này nhất.

Bài làm 2

Dịp Tết vừa rồi, khi đi qua chợ hoa, mẹ em đã mua về nhà một chậu hồng thật đẹp. Ông em đã cẩn thận trồng lại nó trong cái chậu kiểng đặt cạnh những đóa hoa cúc, hoa lay ơn. Chỉ mấy tuần sau Tết mà hồng đã đâm tược thành một bụi hồng rậm rạp nhiều cành lá. Thân hồng gầy đã xanh đen lại và bạc phếch, cành hồng thì lại bụ bẫm xanh một màu non tơ mòng mọng có sắc tím hồng. Trên cành ấy, mỗi chỗ phình ra là những chiếc lá gai sắc nhọn chĩa ra như những chiếc chông. Lá hồng có ba chiếc thon thon, viền ngoài hình răng cưa và ở trên cùng một cuống lá. Những chiếc lá non óng mượt, hồng hồng, tim tím, mặt trên như láng mỡ, mặt dưới như được ai rây một lớp bột tinh khiết mịn màng làm nổi bật những gân lá nhỏ li ti như những mạch máu. Những chiếc lá khác già hơn, trơ cằn và hầu như lá nào cũng bị bọn cánh cam ăn mất một vài đốm khiến chúng bị thủng từng lỗ trông thật tội nghiệp. Rất nhiều nụ hồng mới ra búp. Chúng như những bóng đèn ngủ được bao ngoài bởi đài xanh biếc và he hé màu hồng ở đầu chót, nửa như muốn giấu nửa như muốn khoe mình. Một vài nụ đã không thể khiêm tốn giấu mình nổi lên mở những cánh hồng đầu tiên rụt rè, e ấp nhìn cảnh vật xung quanh. Những cành phía trong cuộn búp lại như ẩn chứa một kho tàng bí mật không cho những chú ong, bướm đang rập rờn bay quanh khám phá. Một vài đóa hồng khác thì khoe sắc một cách tự nhiên. Các cánh xòe ra hết cỡ, phô bày toàn bộ những gì mình có. Cánh hồng đỏ thắm, mỏng tanh khum khum như bàn tay nghệ sĩ múa. Giữa bông hồng tỏa mùi thơm phưng phức. Chỉ một làn gió thổi nhẹ là tất cả chao động, duyên dáng như cô gái “nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai”. Em rất yêu bông.hồng, cứ mỗi lúc học bài mệt mỏi là em lại ra thăm hoa. Em cứ ước làm sao mỗi buổi sáng cây hồng cho em một đóa hồng tươi nở, nó sẽ là niềm vui giúp em trong ngày xua đi bao nỗi mệt nhọc, vui vẻ học tập làm việc được sảng khoái và minh mẫn.

Xem thêm :  Top 5 phần mềm dự báo thời tiết tốt nhất cho máy tính

Bài làm 3

Tụi nhỏ chúng em, ai mà chẳng thích hoa, yêu hoa, nhưng mỗi người đều có những ý thích riêng của mình. Người thì yêu hoa hồng, hoa huệ, kẻ thì yêu hoa lan, hoa cúc, cẩm chướng… Riêng em, em thích nhất là hoa hướng dương. Bởi vậy mà vườn hoa nhà em có khá nhiều các loài hoa nhưng không thể thiếu vắng mặt trời, ánh hào quang vĩ đại của thế gian ấy.

Vườn hoa nhà em chỉ độ hai mươi mét vuông trở lại, lúc nào cũng rực rỡ những sắc hoa: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng… Chính giữa vườn là khóm hồng nhung Đà Lạt. Bên phải, bên trái là hai khóm cúc đại đóa, phía trước là hai hàng lay ơn và huệ trắng. Bốn góc vườn hoa là bốn cây hướng dương được đặt trong chậu vươn cao hơn hẳn các loài hoa khác trong vườn. Cả bốn cây đều nở hoa cùng một lúc và đều được quay vào giữa vườn, giống hệt như những chiếc đèn pha cực mạnh chiếu sáng cả khu vườn. Với cách bố trí như vậy, nên ai ngắm vườn hoa cũng đều khen em có óc thẩm mỹ. Vốn yêu hoa hướng dương từ trước, nên em dành thời gian cho nó nhiều hơn. Mỗi lần thấy em chăm chút bón phân, tưới nước, vạch lá tìm sâu kỹ càng cho bốn cây hướng dương, bố bảo em là thiếu sự công bằng. Nhiều lúc em cũng cảm thấy mình có lỗi với cây huệ, cây hồng, cây cúc… nhưng em đâu có bỏ bê chúng nó bao giờ. Chỉ tại một lần ngắm “mấy ông tướng mặt trời” ấy, một sức hút kỳ lạ từ những tia sáng vàng rực cứ tung tóe vãi khắp vườn hoa, hút em lại gần như một thỏi nam châm hút các mạt sắt vậy. Những lúc như thế, em đâu còn biết các thứ hoa khác xung quanh. Ngay cả “bà chúa hồng nhung Đà Lạt” cũng không đủ sức kéo em về với nó, nói gì các loài khác. Chao ôi! Nhìn những cái bông như những đĩa kiểu, tròn xoe, đơm đầy xôi vàng rực cứ chao qua chao lại dưới nắng mai hồng trông mới hấp dẫn và thú vị làm sao! Nhiều lúc mãi ngắm hoa mà quên cái xô nước đang xách trên tay tưới cho hoa. Hướng dương thuộc loại thân mềm, ruột xốp. Nhừng chiếc lá to phè phè như tai voi rất dễ hứng gió, bông hướng dương lại vừa to vừa nặng. Chỉ cần một ngọn gió thổi mạnh chút xíu là có thể làm thân cây nghiêng ngả. Có lúc gãy gập cả cây xuống. Vì vậy, mà mỗi gốc hướng dương, em đều cắm thêm một cọc phụ, hỗ trợ cho cây khỏi đổ. Một số người không thích hướng dương có lẽ vì lí do “liễu yếu đào tơ’ ấy. Với em, hướng dương luôn là biểu tượng đẹp của một khát vọng vươn cao tới ánh sáng chân lí và niềm tin của cuộc đời như chính tên gọi của loài hoa. Em yêu hướng dương có lẽ từ chính ý nghĩa của tên gọi ấy. Hoa “mặt trời”.

Xem thêm :  Thạch găng làm từ gì? cách làm thạch găng đơn giản tại nhà

Bài làm 4

(Tả cây cam sành)

Vườn cây nhà em không lớn lắm nhưng có khá nhiều loại: nào là nhãn, hồng, xoài, mít; nào là chôm chôm, mận, na… cây nào cũng xanh tốt, cây nào cũng có vị thơm ngon riêng. Nhưng em thích nhất là cây cam sành ở giữa vườn. Giống cam sành này ông em lấy giống chiết từ miệt vườn Chợ Lách — Bến Tre nhân một chuyến đi công tác hồi ông còn làm việc. Cây cam không lớn lắm. Cành cao nhất cũng chỉ quá đầu người lớn. Ngay từ mặt đất, gốc cam đã phân thành hai cành lớn. Và từ hai cành lớn này tỏa ra nhiều cành nhỏ. Lá cam to hơn lá chanh và nhỏ hơn lá bưởi xanh mướt một màu. Ở cạnh mỗi cuống lá thường có một chiếc gai nhọn cũng màu xanh, khi già mũi nhọn có màu nâu đỏ. Cây cam đang ở độ sung sức nên lá tốt tươi, thân cành đều xanh bóng trông mơn mởn như cây cối vào dịp đầu xuân. Bây giờ lại là đang mùa ra hoa kết trái nên trông thật thích mắt. Từ những chùm hoa trắng muốt, nhụy vàng, hương thơm ngan ngát bay xa. Chỉ sau một thời gian ngắn, cánh hoa rụng và hình thành nên những quả cam bé xíu như đầu đũa. Rồi một tháng sau, nó lớn dần, lớn dần và bây giờ thì đã to bằng quả banh của những đứa trẻ mẫu giáo. Quả nào cũng xù xì, màu xanh sẫm. Mỗi cành có đến dăm bảy quả, nặng trĩu, kéo cành xuống thấp hơn. Có những cành chỉ cách mặt đất ba, bốn chục xen-ti—mét. Người ta bảo, mùa thu là mùa quả chín nhưng cam sành thường chín muộn hơn các loại cam khác và thường là vào cuối thu, đầu đông. Do thời gian tích tụ nước ngọt và chất bổ dài hơn, lâu hơn nên cam sành có giá trị dinh dưỡng cao hơn cam giấy, cam mật. Vị ngọt cũng đậm đà hơn. Cam chín rộ nhất là vào dịp cuối năm âm lịch. Có lẽ cam sành cũng đợi dịp Tết đế làm đẹp thêm cho hương vị ngày xuân chăng? Nhìn vườn cam vàng rực lấn át cả màu xanh của lá, ai cũng phải thích. Nhưng để có được mùa quả sai và đều mỗi năm, ông em và gia đình đã không quản công chăm bón, vun xới cho cây. Em cũng tự hào đã đóng góp một phần công sức chăm sóc, bắt sâu, tưới nước cho vườn cây trong đó có loài cam sành yêu quý. Cứ mỗi lần thưởng thức hương vị ngọt ngào của nó, ông em lại cao hứng đọc câu ca dao: “Chẳng chua lại gọi là chanh; Chẳng ngọt cũng thể cam sành ai ơi!”

Xem thêm :  Review top 5 khu nghỉ dưỡng gần hà nội giá rẻ nhất

Bài làm 5

(Tả cây vú sữa)

Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên năm, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành. Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao, ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá xum xuê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê… thường tổ chức dưới gốc vú sữa này. Những lúc mệt mỏi sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiêc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai hàng vú sữa mà trước lúc đi làm ba đã hái cho. Nhà em trồng nhiều loại cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sabôchê, táo… mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp, tổng cộng có đến trên một mẫu vườn, nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng đất đai nhà cửa và tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành loài cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày. Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm tưởng như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lõng thõng từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gãy gập xuống cả. Nhưng vú sữa vốn dẻo dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích. Đúng là một cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cả cuộc đời chúng con không bao giờ đền đáp được.

Theo Hocsinhgioi.com


Coi chừng gãy răng những bài văn bá đạo của học sinh


Thời gian cao điểm của dịch bênh covid 19. Tôi tranh tranh thủ chấm bài học sinh và lại như cũ. Những bài văn trên trời dưới đất của học sinh. Các ông xem và góp ý xem nào. Thế hệ học sinh bây giờ học hành kiểu gì vậy? Trách nhiệm này không chỉ giáo viên mà cả gia đình và xã hội. Coi chừng gãy răng những bài văn bá đạo của học sinh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button