Cây Xanh

Chỉ đường từ thành phố hồ chí minh đi đồng tháp bao nhiêu km?

Cần có những quy định cụ thể hơn về các loại phương tiện

Nhằm tạo điều kiện cho người lao động trở lại làm việc trong thời gian TP Hồ Chí Minh khôi phục hoạt động kinh tế, Sở Giao thông vận tải Thành phố đã phối hợp với các sở, ngành xây dựng phương án để bảo đảm an toàn và thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch. Đối tượng trong phương án vận chuyển là người lao động (thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên địa bàn thành phố bao gồm công nhân, chuyên gia) tại các địa phương cần trở lại thành phố.

Theo đó, người lao động phải đáp ứng các điều kiện như: Phải có kế hoạch làm việc được các doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản xác nhận hoặc gửi thông báo, đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng Covid-19 (đủ 14 ngày sau khi tiêm), hoặc đã khỏi Covid-19 có xác nhận của cơ quan y tế. Ngoài ra, người lao động cần có xét nghiệm âm tính với Covid-19 còn hiệu lực theo quy định (trong vòng 72 giờ) và phải được UBND cấp tỉnh, thành phố nơi cư trú cho phép di chuyển (đối với địa phương là “vùng cam”, “vùng đỏ”) để bảo đảm an toàn trong công tác phòng, chống dịch.

leftcenterrightdel

Kiểm soát phương tiện ra vào cửa ngõ TP Hồ Chí Minh.  

Việc đi lại bằng đường bộ phải tuân thủ 3 phương thức: Ban quản lý Khu chế xuất, Khu công nghệ cao làm đầu mối tổng hợp, đơn vị sử dụng lao động tự tổ chức và Sở Giao thông vận tải Thành phố sẽ tổ chức các tuyến xe khách cố định. Đối với người dân di chuyển bằng đường sắt hoặc đường hàng không, phải thực hiện theo kế hoạch, phương án của Bộ Giao thông vận tải, bảo đảm yêu cầu an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Bộ tiêu chí áp dụng đối với 8 hoạt động chính gồm: Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, hoạt động tại bến xe, bến phà, bến thủy nội địa vận chuyển hành khách, bến khách ngang sông, hoạt động đào tạo sát hạch lái xe, hoạt động xây dựng công trình giao thông, hoạt động tại cảng biển, cảng thủy nội địa, hoạt động các ga đường sắt, hoạt động tại Cảng hàng không Quốc tế.

Theo đề xuất của ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách liên tỉnh và du lịch TP Hồ Chí Minh, thời gian đầu nới lỏng giãn cách nên cho phép vận tải hành khách là 50% công suất nhưng sau đó điều chỉnh tăng lên. Đối với các tuyến xe liên tỉnh thì phải thống nhất với quy định của Bộ Giao thông vận tải để giữa các địa phương thực hiện đồng bộ. Riêng với xe đưa rước chuyên gia, công nhân có thể linh hoạt “1 cung đường” nhưng nhiều hơn số lượng “2 điểm đến” để phù hợp hơn với thực tế. Đối với những lái xe, người phục vụ trên xe đã có “thẻ xanh” cần cho phép hoạt động bình thường và chỉ xét nghiệm khi có triệu chứng bất thường.

Xem thêm :  Đặc điểm sống và cách nuôi thằn lằn cá sấu mắt đỏ

leftcenterrightdel

Lái xe quét mã QR code tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch cửa ngõ TP Hồ Chí Minh.

Đối với người dân từ các địa phương đến thành phố để khám chữa bệnh (trừ trường hợp cấp cứu) phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực cùng các điều kiện như: Giấy chuyển viện, giấy hẹn tái khám, xác nhận của chính quyền địa phương (cấp phường, xã) về việc cho phép chuyển đến TP Hồ Chí Minh để khám chữa bệnh… Hiện nay, Sở Giao thông vận tải Thành phố cũng lấy ý kiến về tổ chức giao thông cho một số đối tượng có nhu cầu lưu thông thường xuyên giữa thành phố và các tỉnh, thành phố. Theo dự thảo, các phương tiện vận tải hàng hoá lưu thông đến và ngang qua thành phố phải có mã QR.

TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì 12 chốt kiểm soát ra vào thành phố và các chốt tại địa bàn cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh lân cận. Lực lượng chức năng kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực.

leftcenterrightdel

Lực lượng Kiểm soát quân sự phối hợp kiểm soát người và phương tiện ra vào TP Hồ Chí Minh. 

Tuy nhiên, ý kiến của một số người dân thành phố cho rằng, các dự thảo phương án của Sở Giao thông vận tải Thành phố chưa nhắc nhiều đến ô tô cá nhân, xe máy. Trong khi lượng phương tiện dạng này là rất lớn. Do đó, cần có những quy định cụ thể hơn về loại phương tiện xe máy để người dân đi lại được thuận tiện nhưng kiểm soát an toàn. Một vấn đề khác đặt ra hiện nay, thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội bậc nhất ở phía Nam nên việc lưu thông đi lại giữa thành phố và các địa phương khác là tất yếu. Chẳng hạn, người lao động từ các tỉnh lân cận vào thành phố làm việc và đến tối quay trở lại địa phương. Cùng với đó, sau ngày 30-9, có thể các trường đại học, cao đẳng cho phép sinh viên trở lại thành phố học tập, việc kiểm soát đi lại của đối tượng này cũng đặt ra nhiều công việc cần phải làm.

Xem thêm :  Cách trồng hoa hướng dương bằng hạt tại nhà

Thành phố không áp dụng giấy đi đường mà thực hiện quản lý qua một ứng dụng di chuyển

Ghi nhận của chúng tôi sáng 29-9, lưu lượng người và phương tiện trên một số tuyến đường chính của TP Hồ Chí Minh có đông hơn so với thời gian siết chặt giãn cách trước đó. Tuy vậy, người đi đường chủ yếu là lực lượng tham gia phòng, chống dịch, cán bộ công chức đi làm nhiệm vụ, lực lượng giao hàng (shipper), người dân đi tiêm vaccine…

leftcenterrightdel

 Hạn chế rào chắn, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện nhưng vẫn bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Để tạo thuận lợi cho người dân di chuyển sau ngày 30-9, tại các khu vực “vùng xanh” (vùng an toàn không có dịch), địa phương đã tháo dỡ một số rào chắn, chốt chặn. Là một trong những địa bàn sớm tháo dỡ các hàng rào chắn, ông Trần Văn Trung, ngụ phường 6, quận Gò Vấp chia sẻ: “Hơn một tháng qua, các tuyến đường xung quanh nhà tôi bị chốt chặn, quản lý chặt chẽ. Khi thấy lực lượng chức năng tháo rào đi, chúng tôi cảm thấy nhẹ lòng, thoải mái hơn, giảm bớt lo lắng về dịch bệnh”.

Tìm hiểu tại các khu vực đang chủ động tháo dỡ bớt rào chắn kiểm soát dịch, chúng tôi nhận thấy, những nơi được tháo dỡ rào chắn là “vùng xanh”, các chốt chủ yếu là bảo vệ hẻm, khu vực dân cư đã an toàn. Đây là tín hiệu đáng mừng khi tâm lý chung của người dân tại nơi tháo bỏ các chốt chặn đều rất phấn khởi với tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát. Qua đó, giúp người dân tự giác hơn trong phòng, chống dịch, chủ động tâm thế để sẵn sàng trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo một số địa phương cho biết, quan điểm chung của các cấp là “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó”. Rào chắn, chốt chặn có thể tháo dỡ những việc đi lại của người dân vẫn sẽ được kiểm soát theo các quy định, thực hiện khai báo di chuyển nội địa… Lực lượng chức năng cũng tăng cường tuyên truyền bằng nhiều biện pháp như: Kiểm tra, nhắc nhở, thực hiện tuần tra, kiểm soát và xử phạt với những trường hợp vi phạm.

Xem thêm :  [hot] từ a-z về cách làm mồi, kỹ thuật câu cá rô phi ở sông, suối

leftcenterrightdel

Cảnh sát giao thông kiểm tra thông tin của lái xe vào thành phố qua điện thoại thông minh. 

Đối với việc di chuyển trong phạm vi thành phố, Sở Giao thông vận tải Thành phố cũng đã có phương án dự kiến tổ chức giao thông theo 3 khu vực: Phong tỏa, nguy cơ và bình thường mới. Tương ứng từng khu vực sẽ có quy định cụ thể loại hình phương tiện, khung thời gian được phép di chuyển. Chẳng hạn, ở khu vực nguy cơ, ngoài các xe được phép lưu thông ở khu vực phong toả, bổ sung thêm xe của shipper, xe vận chuyển hàng hoá, dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp, xe taxi được Sở Giao thông vận tải cho phép hoạt động, xe vận chuyển công nhân… Các shipper phải tiêm đủ vaccine hoặc đã khỏi Covid-19, được xét nghiệm định kỳ.

Liên quan đến việc di chuyển của người dân sau ngày 30-9, đồng chí Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh thông tin rằng, thành phố không áp dụng giấy đi đường mà sẽ thực hiện quản lý qua một ứng dụng di chuyển do công an quản lý. Dữ liệu người dân sẽ được cập nhật lên ứng dụng này, ai đủ điều kiện an toàn ra đường như tiêm vaccine, điểm đến an toàn, tuân thủ 5K… sẽ được di chuyển.

Bài, ảnh: XUÂN CƯỜNG – HÙNG KHOA


Người Dân Thành Phố Hồ Chí Minh Và Xe Liên Tỉnh Đi Lại Như Thế Nào Sau Ngày 30/9? SKĐS


thoisuboyte tinnongboyte phongsuboyte
SKĐS | Khi nào được ra đường, đi lại như thế nào?… là tâm lý chung của người dân tại TP Hồ Chí Minh mong chờ thực hiện sau ngày 309 tới đây. Thành phố sẽ nới lỏng giãn cách xã hội, mở cửa dần khôi phục kinh tế và chuyện di chuyển đi lại là nhu cầu không thể thiếu. Do đó, an toàn khi lưu thông và lưu thông phải an toàn là “bài toán” đang đặt ra cho ngành chức năng của thành phố cùng vào cuộc tổ chức thực hiện.
Mời quý vị và các bạn xem thêm: Nhận Nuôi 23 Đứa Con Của Phi Nhung, Tỉ Phú Hoàng Kiều Tiết Lộ Sự Thật Phía Sau | SKĐS: https://youtu.be/rLPvURL2vXo
?Nút Share của bạn giờ đây rất hữu ích

?Báo Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế
?Website: http://suckhoedoisong.vn/
? FanPage: https://www.facebook.com/baosuckhoevadoisong/
?Youtube: https://bit.ly/Baosuckhoevadoisong
?Tiktok: https://bit.ly/3hOWND9
skds suckhoedoisong dixemayvaotphcm ravaotphochiminh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button