Tổng Hợp

Cách nuôi chim tiểu mi hót hay đơn giản, đúng kỹ thuật

Bạn đang xem: Cách nuôi chim tiểu mi hót hay đơn giản, đúng kỹ thuật Tại Website nhahangcarnaval.com

Hướng dẫn cách nuôi chim tiểu mi đúng kỹ thuật giúp chim mau lớn, hót hay.

Tiểu mi là một loài chim rất được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Bởi vì chúng không những rất nhanh dạn dĩ với người mà còn có giọng hót hay, thu hút người nghe. Đặc biệt, đây là loài chim không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chăm sóc.

Cách nuôi chim tiểu mi rất đơn giản, không gặp quá nhiều khó khăn so với các loài chim khác. Bạn có thể tham khảo cách nuôi chim tiểu mi trong bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu về chim tiểu mi

1. Chim tiểu mi là chim gì?

  • Tên gọi: chim tiểu mi
  • Tên khoa học: Malacopteron
  • Phân bố: chúng có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nơi có khí hậu mát mẻ

Loài chim này được gọi với cái tên như vậy bởi vì chúng có giọng hót lảnh lót, trầm bổng cùng kích thước nhỏ bé như chim Họa Mi.

Chim tiểu mi

2. Đặc điểm

Thoạt nhìn, người ta thường nhầm lẫn chim tiểu mi với chim sẻ bởi chúng có vóc dáng khá tương tự nhau. Nhưng chim tiểu mi có điểm khác biệt so với chim sẻ là:

  • Lớp lông dài mượt, màu nâu đen
  • Mỏ ngắn
  • 2 chân nhỏ, gầy gò, cứng cáp giúp chúng dễ dàng kiếm ăn và tự vệ

3. Phân biệt chim tiểu mi trống và mái

Thông thường, người ta sẽ dựa vào giọng hót để phân biệt chim tiểu mi trống và mái:

  • Chim tiểu mi trống: có thể hót nhiều giọng, âm thanh du dương, trầm bổng cuốn hút
  • Chim tiểu mi mái: kêu “nhép, nhép”
Xem thêm :  Chữ nhỏ ❤️ tạo chữ nhỏ trên đầu, số nhỏ dưới [đẹp nhất]

Cách phân biệt chim tiểu mi trống và mái

Ngoài ra, khi đi mua chim, nếu chúng không hót thì bạn có thể dựa vào hình dáng bên ngoài để phân biệt:

  • Chim tiểu mi trống: mỏ trên dài hơn mỏ dưới, lông đuôi dài, nhiều lông, mắt đen như hạt nhãn
  • Chim tiểu mi mái: 2 mỏ bằng nhau, lông đuôi ngắn, ít lông, mắt màu nhạt hơn, có thể pha chút màu nâu

4. Phân loại

Với những người nuôi chim tiểu mi, họ thường phân chia chúng thành 2 loại theo giọng:

  • Giọng hót: giọng phổ biến
  • Giọng đấu: giọng được ưa chuộng hơn

Ngoài ra, chim tiểu mi cũng được phân loại theo giá trị của chúng, cụ thể:

  • Loại chim chỉ hót một mình mà không đấu với chim khác được
  • Loại chim có thể vừa hót vừa đấu được nhưng lại quen cội (sân nhà)
  • Loại chim mang đi bất cứ chỗ nào cũng có thể đấu được có giá trị cao nhất

Người nuôi chim thường dựa vào giọng hót và giá trị để phân loại chim tiểu mi

Xem thêm: Cách chăm sóc chim chích chòe lửa

II. Cách nuôi chim tiểu mi

1. Lồng chim

Lồng nuôi chim tiểu mi không cần quá cầu kỳ. Bạn có thể mua lồng bằng gỗ, tre bình thường nhưng có diện tích rộng rãi sẽ giúp chim dễ dàng bay lượn trong chuồng.

Bạn nên chuẩn bị sẵn cóng nước cóng thức ăn và cành cây cho chim đậu. Lưu ý là không nên vệ sinh lồng chim quá nhiều bởi vì sẽ làm chúng bị hoảng sợ, khó huấn luyện hơn. Nếu bạn muốn vệ sinh lồng chim thì hãy kết hợp với tắm cho chúng là tốt nhất.

Xem thêm :  Thứ tự mọc răng của trẻ bố mẹ cần biết để chủ động chăm sóc tốt nhất

Ngoài ra, vì đây là loài chim đã quen sống với môi trường ngoài tự nhiên nên bạn hãy cho chúng tắm nắng vào sáng sớm. Việc này sẽ giúp chúng bổ sung thêm vitamin D, tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ bị liệt chân. Mỗi lần như vậy chỉ cần tắm nắng khoảng 15 phút. Nếu bạn để quá lâu, chim sẽ bị sốc nhiệt.

2. Thức ăn

Khi nuôi nhốt, bạn nên cho chúng ăn các loại côn trùng trộn cám như cào cào, dế, sâu gạo, châu chấu,… Tuyệt đối không nên thay đổi đột ngột thức ăn, bởi khi đã quen với thức ăn cũ, chúng rất căng lửa và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, nước uống cho chim cần phải sạch sẽ, không sử dụng nguồn nước dư thừa từ hôm trước để tránh cho chúng bị những bệnh về đường ruột, tiêu chảy,…

Cách nuôi chim tiểu mi

3. Kỹ thuật nuôi chim hót hay

Điểm nổi bật của loài chim này là chúng có giọng hót du dương, êm đềm, lúc trầm lúc bổng rất cuốn hút. Do đó, nếu muốn chúng có giọng hót hay, bạn nên lựa chọn những con sống sâu trong rừng, bởi vì chúng đã học được giọng hót của nhiều loại chim khác. Tuy nhiên, với những chú tiểu mi như vậy thì rất khó thuần.

Ngoài ra, những người mới chơi chim thì thường chọn nuôi cặp tiểu mi 1 trống 1 mái. Khi mang về nhà nuôi, họ sẽ nhốt 2 con chung 1 lồng. Được khoảng 1 tuần thì tách mỗi con ra một lồng khác nhau rồi treo cách xa nhau khoảng 10 – 20cm không cho chúng thấy mặt nhau. Sau đó, 1 trong 2 con sẽ hót để tìm bạn tình.

Xem thêm :  Hình nền cổ trang đẹp

4. Kỹ thuật tắm

Việc tắm rửa cho chim vô cùng quan trọng. Việc này sẽ giúp chúng hạn chế mùi hôi, đồng thời loại bỏ những loài bọ, rận sống ký sinh dưới lông.

Bạn nên sử dụng một chiếc lồng chuyên dụng để tắm cho chúng. Thời gian đầu, khi chúng chưa quen với việc tắm thì bạn có thể dùng thức ăn của chúng làm mồi nhử để chúng tự bước xuống nước. Chỉ cần duy trì đều đặn khoảng 1 tuần thì tiểu mi có thể tự tắm.

Như vậy, Yêu Chim vừa chia sẻ với bạn cách nuôi chim tiểu mi giúp chúng hót hay, nhanh dạn. Hy vọng với những thông tin, kiến thức trên đây, bạn đã có thể tự nuôi và chăm sóc được một chú chim tiểu mi.

Lank – Ban biên tập Yêu Chim

Rate this post

Continue Reading


Tiểu Mi Vũ Đà Lạt ( Kẻ Huỷ Diệt ) khoe giọng hót Khủng .


Chim giọng đặc trưng của Đà Lạt , giọng chi chi thông , chào mào , ngũ sắc , bạch mi , chàng làng , bông lau , hoành hoặt , tete , chít lũi , sâu , chi chi mào , cà cưỡng , chim sẽ , gà con , mèo kêu , tiếng én reo , ốc mít v,v,v,v Em này thì vô số giọng ………

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button