Tổng Hợp

Thứ tự mọc răng của trẻ bố mẹ cần biết để chủ động chăm sóc tốt nhất

Bạn đang xem: thứ tự mọc răng của trẻ bố mẹ cần biết để chủ động chăm sóc tốt nhất Tại Website nhahangcarnaval.com
quá trình trẻ mọc răng qua các giai đoạn

Thứ tự mọc răng của trẻ

bảng mọc răng của trẻ

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Ở trẻ nhỏ, khi những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu mọc sẽ xảy ra một vài dấu hiệu nhận biết sau:

1. Chảy nhiều nước dãi

Có thể nói, quá trình tiết nước bọt chính là hệ quả trong cơ chế hoạt động của thần kinh trung ương. Vào thời điểm mà trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, dây thần kinh thứ 5 sẽ được kích thích, điều này khiến trẻ chảy nước dãi nhiều hơn.

Song vì tuổi nhỏ cùng với chức năng nuốt nước bọt chưa hoàn thiện mà nước dãi của trẻ sẽ thường xuyên chảy ra ngoài ở vị trí hai bên khóe miệng.

Tuy nhiên, đến khi mọc những chiếc răng về sau, tình trạng này sẽ giảm đáng kể và dứt hẳn khi mọc răng vĩnh viễn.

thứ tự mọc răng ở bé

2. Xung quanh cằm và miệng nổi mẩn đỏ

Chính vì chảy nước dãi thường xuyên nên vùng da dưới cằm của trẻ hơi ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ. Chỉ cần quan sát kỹ là bố mẹ nhanh chóng phát hiện ra điều này.

3. Hay nhai cắn

Khi mầm răng bắt đầu nhú lên khỏi nướu sẽ gây ra hiện tượng ngứa ngáy. Lúc này trẻ sẽ cho mọi thứ vào miệng cắn để giảm cảm giác khó chịu. Thế nên vào giai đoạn này, bố mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu cho con để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.

4. Sốt nhẹ

Có rất nhiều trẻ em khi mọc răng xảy ra hiện tượng nóng sốt. Điều này xuất phát từ hệ miễn dịch của trẻ bị thay đổi. Do đó, bố mẹ nên thường xuyên quan sát và theo dõi thân nhiệt của trẻ.

thứ tự lên răng của trẻ

Trường hợp sốt nhẹ có thể giảm nhiệt độ tại nhà bằng cách chườm ấm, thay quần áo thoáng mát và cho trẻ bú nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu sốt cao thì cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Bú kém

Mầm răng nhú ra khỏi nướu sẽ gây hiện tượng đau nhức làm trẻ khó chịu, vì vậy mà trở nên bú kém, nhiều bé còn bỏ bú.

Ngoài ra, khi mọc răng, trẻ còn có những biểu hiện khác như quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thường xuyên bị giật mình,…

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ

Răng sữa có vai trò rất quan trọng nên cần phải được quan tâm chăm sóc thật tốt. Việc cha mẹ nắm rõ các giai đoạn mọc răng của trẻ sẽ có những biện pháp chăm sóc con phù hợp và tốt nhất.

thứ tự mọc răng cho bé

1. Giai đoạn hình thành mầm răng

Mầm răng sữa bắt đầu hình thành từ tuần thứ 5 của thai kỳ. Tiếp đến vào tuần thứ 13 và 16 (tức khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ) mầm răng sẽ bắt đầu ngấm vôi. Và vào đến tuần thứ 18 – 20 thì quá trình ngấm vôi sẽ kết thúc, cả 20 mầm răng sữa đều đã được ngấm vôi đầy đủ.

2. Giai đoạn mọc răng sữa

thứ tự mọc răng của trẻ con

Từ tháng thứ 8 – 12 (mọc 4 răng cửa giữa): Là thời điểm mà chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện, vị trí phổ biến nhất là răng cửa hàm dưới. Sau khi hai răng cửa hàm dưới mọc đầy đủ thì hai răng cửa hàm trên sẽ mọc.

Từ tháng thứ 9 – 13 (mọc 2 răng cửa bên): Vào thời điểm này, 2 răng cửa bên hàm trên sẽ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, hai răng cửa bên hàm dưới thì phải đến tháng tuổi thứ 16 mới mọc đầy đủ.

Từ tháng thứ 13 – 19 (mọc 4 răng hàm sữa còn gọi là răng cối sữa thứ nhất): Khi răng cửa của bé đã mọc gần như đầy đủ thì răng hàm sẽ bắt đầu mọc. Ban đầu là 2 răng hàm của hàm trên, sau đó mới đến 2 răng hàm của hàm dưới.

Từ tháng thứ 16 – 22 (mọc 4 răng nanh sữa): Thông thường, răng nanh sữa hàm trên sẽ mọc trước sau đó mới đến răng nanh sữa hàm dưới. Vị trí mọc của những chiếc răng này là khoảng trống giữa răng hàm và răng cửa giữa.

Từ tháng thứ 25 – 33 ( mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng còn gọi là răng cối sữa thứ 2): 2 chiếc răng hàm sữa dưới nằm bên trong cùng và 2 chiếc răng hàm sữa trên trong cùng sẽ lần lượt mọc. Như vậy 20 chiếc răng sữa của trẻ đã được hoàn thiện khi bước vào tháng tuổi thứ 30.

3. Giai đoạn thay răng sữa

Thời điểm thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn ở trẻ sẽ bắt đầu ở tuổi lên 6. Thông thường, bé trai sẽ thay răng trễ hơn bé gái. Tuy nhiên, thời điểm rụng chiếc răng sữa cuối cùng là tương đương nhau, khoảng từ 12 – 13 tuổi.

Thứ tự rụng răng sữa giống như thứ tự mọc. Nhóm răng nào mọc lên sớm nhất thì sẽ rụng trước tiên, như vậy lần lượt sẽ là 2 chiếc răng cửa hàm dưới, 2 chiếc răng cửa hàm trên, răng cối sữa thứ nhất, răng nanh và cuối cùng là răng cối sữa thứ 2.

Xem thêm :  Nguyên nhân dân đến sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học ở các quốc gia cổ đại phương đông là gì

Các vấn đề về răng sữa trẻ thường gặp phải

1. Sâu răng sữa

Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ có đến 23% trẻ em bị sâu răng, Trung Quốc là 51%, 57% là tỷ lệ ở Nam Phi và Ấn Độ. Tại Việt Nam, sâu răng ở trẻ cũng đạt mức báo động.

Sâu răng là tình trạng mà cấu trúc răng của trẻ bị thay đổi với sự xuất hiện những lỗ hỏng màu trắng, vàng hoặc nâu xám do vi khuẩn gây ra. Sâu răng ở trẻ nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng như viêm tủy, áp xe răng, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

thứ tự mọc răng của em bé

2. Răng mọc lệch, hô móm

Ở trẻ em, tình trạng răng này cũng tương đối phổ biến. Những chiếc răng mọc không đều trên cung hàm, có dấu hiệu chìa ra ngoài hoặc cũng có thể quặp vào trong.

Hoặc cũng có trường hợp xương hàm trên của trẻ phát triển quá đà so với xương hàm dưới gây ra hiện tượng hô. Ngược lại nếu xương hàm dưới phát triển mạnh hơn so với xương hàm trên thì gọi là móm.

3. Sún răng

Mặc dù bệnh lý này cũng gây ra những lỗ hỏng trên bề mặt răng nhưng lại không gây đau nhức như sâu răng. Song tốc độ lây lan của chúng lại rất nhanh.

Nếu ban đầu chỉ là một chiếc răng bị sún, nhưng không điều trị sớm sẽ dẫn đến sún nguyên hàm, thân răng bị mủn đi và dần tiêu biến sát vào lợi.

thứ tự mọc răng của trẻ nhỏ

Điều này không chỉ khiến khả năng ăn nhai của trẻ suy giảm mà còn gây ra những tác động không nhỏ đến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

Thứ tự mọc răng vĩnh viễn

Thứ tự mọc răng vĩnh viễn có phần giống với thứ tự mọc răng sữa ở trẻ nhỏ. Vì theo quy luật thông thường của răng sữa thì chiếc nào mọc trước thì chiếc đó sẽ rụng trước. Chiếu theo đó, thứ tự mọc răng vĩnh viễn sẽ diễn ra như sau:

Những chiếc răng cửa giữa sẽ được mọc lên đầu tiên, tiếp theo là răng cửa bên, nhóm răng hàm cối thứ nhất, nhóm răng nanh và cuối cùng là nhóm răng hàm cối thứ 2.

Tuy nhiên, so với răng hàm dưới thường mọc theo đúng thứ tự trên thì răng hàm trên lại có chút thay đổi. Cụ thể là vị trí mọc của răng nanh và răng hàm cối thứ nhất sẽ thay đổi cho nhau.

Thời gian mọc răng vĩnh viễn

thứ tự mọc răng sữa của trẻ

Giai đoạn từ 6 – 7 tuổi: mọc lần lượt 4 răng cửa giữa vĩnh viễn thay thế cho răng cửa giữa sữa.

Giai đoạn từ 7 – 8 tuổi: các răng cửa sữa bên rụng và mọc lên các răng cửa bên vĩnh viễn.

Giai đoạn 9 – 11 tuổi: các răng hàm cối thứ nhất mọc.

Giai đoạn 10 – 12 tuổi: răng nanh vĩnh viễn mọc thay cho răng nanh sữa.

Giai đoạn 10 – 12 tuổi: các răng hàm cỗi vĩnh viễn thứ 2 mọc.

Tuy nhiên, độ tuổi mọc răng vĩnh viễn thay cho răng sữa này sẽ có sự thay đổi tùy vào thể trạng của từng bé.

Chỉ trường hợp nào bé đã đủ 10 tuổi nhưng vị trí răng cửa sữa vẫn chưa được thay đầy đủ bằng các răng vĩnh viễn thì bố mẹ nên đưa con đến nha khoa uy tín hoặc chuyên khoa răng – hàm – mặt để chụp phim, thăm khám.

Bác sĩ sẽ xem xét trong xương hàm của bé có xuất hiện mầm răng hay không, từ đó sẽ có giải pháp kịp thời và hợp lý.

Ngoài ra, thời gian thay răng dài hay ngắn còn phụ thuộc vào vị trí của chiếc răng. Thông thường, răng cửa và răng nanh sẽ chỉ mất vài tuần vì những chiếc răng này chỉ có 1 chân. Còn với răng hàm cối thì đòi hỏi thời gian sẽ lâu hơn, từ 1 – 3 tháng vì chúng khá nhiều chân.

Các vấn đề về răng vĩnh viễn trẻ thường gặp phải

1. Răng vĩnh viễn mọc chậm

Đây là tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ trong giai đoạn thay răng. Biểu hiện điển hình nhất là ngay tại vị trí chiếc răng sữa đã rụng được 6 tháng, thậm chí là 1 năm nhưng chiếc răng vĩnh viễn vẫn chưa có dấu hiệu mọc.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do răng vĩnh viễn mọc ngầm, thiếu mầm răng vĩnh viễn bẩm sinh hoặc thói quen đẩy lưỡi của trẻ làm răng mọc chậm hơn.

thứ tự mọc răng của bé

Mặc dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì hệ quả của chúng đều khiến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng. Do đó, phụ huynh nên đưa con đến nha khoa sớm để được điều trị.

2. Sâu răng

Có thể nói, không một đứa trẻ nào mà không bị sâu răng. Đây là hiện tượng mà men răng và ngà răng bị phá hủy bởi các vi khuẩn gây hại, tạo thành những lỗ sâu.

Ban đầu, chỉ là những lỗ li ti rất khó phát hiện bằng mắt thường, lâu dần lỗ sâu này bắt đầu làn rộng, ăn sâu vào tủy gây đau nhức, làm chất lượng cuộc sống suy giảm.

Vì thế, khi gặp tình trạng này, bố mẹ nên đưa con đến nha khoa để được điều trị sớm, tránh làm mất răng và những biến chứng có thể xảy ra về sau.

Xem thêm :  Cách làm tôm kho tàu ngon ăn hết nồi cơm

3. Viêm nướu

Là tình trạng mà vùng nướu quanh chân răng của trẻ có dấu hiệu sưng đỏ, đau nhức, dễ chảy máu và nhiều trường hợp còn tụ mủ.

Nguyên nhân gây ra viêm nướu có thể xuất phát từ bệnh sâu răng không được điều trị sớm hoặc quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày của trẻ chưa đúng cách, chải răng quá mạnh tay làm tổn thương đến nướu.

thứ tự mọc răng của trẻ

Viêm nướu nếu không điều trị sẽ rất dễ gây tiêu xương, dây chằng làm nhiệm vụ cố định răng với nướu cũng bị tiêu biến, từ đó dẫn đến tình trạng mất răng sớm.

Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ em thường sẽ gặp khá nhiều vấn đề, do đó việc bố mẹ thường xuyên cập nhật những kiến thức về sức khỏe răng miệng sẽ giúp xử lý những tình huống có thể xảy ra một cách chính xác và khoa học nhất.

Giai đoạn lúc trẻ bắt đầu mọc răng, việc chảy nước dãi là điều không thể tránh khỏi. Do đó, lúc này bố mẹ nên chuẩn bị một chiếc khăn lau mặt bằng bông mềm mại để loại bỏ nước dãi, đảm bảo vệ sinh và tránh được tình trạng nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu ở trẻ.

Khi những chiếc răng đầu tiên nhú lên, mẹ nên dùng băng gạc, thấm nước để vệ sinh lưỡi, lợi và khu vực quanh chiếc răng đang mọc.

thứ tự mọc răng sữa của bé

Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ. Nếu lúc trước một ngày bé ăn từ 3 – 4 lần thì khi mọc răng nên chia thành 6 – 8 lần. Thức ăn cho con nên hầm cho thật nhuyễn mịn để hạn chế đau nhức.

Và khi răng đã mọc gần như đầy đủ, bố mẹ nên hướng dẫn con chải răng để hình thành thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Lưu ý, không nên quá ép buộc chúng, điều này có thể sinh ra phản kháng ở trẻ.

Thay vào đó, mẹ có thể tạo hứng khởi cho con bằng cách chọn mua những bàn chải có hình dáng và màu sắc rực rỡ, kích thích thị giác của bé và kem đánh răng của mùi thơm nhưng nồng độ Fluor phải phù hợp.

thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh

Vào buổi tối khi ngủ, nếu cho con uống sữa thì nên súc miệng lại với nước lọc để không làm tổn hại đến men răng.

Hạn chế dùng thực phẩm và nước uống nhiều đường, axit như bánh ngọt, kẹo, socola, kem,…

Câu hỏi thường gặp:

1. Tại sao bé lại bị đau khi mọc răng?

Thông thường, khi trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xảy ra hiện tượng quấy khóc, khó chịu. Vì chưa thể nói được nên đây là biểu hiện cho thấy trẻ đang phản ứng với hiện tượng đau đớn khi mọc răng. Vậy tại sao bé lại bị đau?

Thời điểm từ lúc sinh ra đến khi mọc răng, có thể nói hầu như lợi của trẻ chưa từng chịu một tác động nào. Trong khi đó, những chiếc răng đến thời gian mọc, cần vượt ra khỏi nướu, điều này sẽ tạo cảm giác đau đớn ở trẻ.

Mọc răng sẽ khiến trẻ bị đau nhức khó chịu

Tuy nhiên, tình trạng đau đớn này chỉ diễn ra khoảng 3 đến 5 ngày khi răng nhú lên, sau đó sẽ giảm dần và dứt hẳn. Bên cạnh đó, cảm giác đau đớn rõ rệt này cũng chỉ xuất hiện ở những chiếc răng sữa đầu tiên và đến khi mọc răng hàm thì sẽ giảm dần, thậm chí có trẻ còn biểu hiện rất bình thường.

2. Quá trình mọc răng kéo dài bao lâu?

Quá trình mọc răng kéo dài bao lâu sẽ có sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn.

Ở răng sữa, thời gian để mọc đầy đủ 20 chiếc răng sẽ kéo dài từ tháng thứ 6 đến tháng tuổi thứ 24. Tuy nhiên, cũng có trẻ bắt đầu từ tháng thứ 4, 5 hoặc cũng có trẻ đến tháng 12 mới mọc răng.

Còn ở răng vĩnh viễn (không tính răng khôn) thì thời gian để mọc đầy đủ 28 chiếc răng sẽ mất từ 5 – 7 năm, tức chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên sẽ bắt đầu thay năm 6 tuổi và năm 12 tuổi sẽ mọc đầy đủ răng trên cung hàm.

Tuy nhiên, cũng giống như răng sữa, thời gian thay răng vĩnh viễn cũng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.

3. Trẻ mọc răng không đúng thứ tự có ảnh hưởng gì không?

Thông thường, quá trình mọc răng của trẻ qua từng giai đoạn sẽ đúng theo quy luật, nhưng bất kỳ một vấn đề nào cũng sẽ xảy ra ngoại lệ. Do đó, tất nhiên sẽ có những trường hợp trẻ mọc răng không đúng theo thứ tự.

Về trường hợp này, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm. Vì quy chuẩn về thứ tự mọc răng chỉ dựa vào số đông, không phải là tất cả các đối tượng trẻ em.

Do đó nếu mọc răng không đúng thứ tự nhưng những chiếc răng vẫn mọc đầy đủ và không có dấu hiệu sai lệch thì cũng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hoặc quá trình phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

4. Cách để trẻ mọc răng đúng thời điểm

Thông thường, trường hợp trẻ em mọc răng chậm, không đúng thời điểm là do mẹ thiếu hụt canxi trong quá trình mang thai.

Xem thêm :  5 môn phái võ thuật việt nam bạn nên biết

Do đó, trong thời gian này, mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ canxi bằng thực phẩm hoặc qua đơn thuốc của bác sĩ để giúp răng của trẻ được mọc đúng thời điểm, đồng thời còn chắc khỏe.

Bà bầu nên tăng cường bổ sung canxi để hỗ trợ răng con sinh ra được chắc khỏe

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc răng, bạn cũng nên chú ý đến thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Thường xuyên đưa con đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng.

Những thông tin về thứ tự mọc răng của trẻ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình chăm sóc con trẻ, xử lý kịp thời những tình huống có thể xảy ra, giúp trẻ lớn lên có được hàm răng chắc khỏe.

Nếu còn thắc mắc nào khác cần được giải đáp, hãy gọi ngay cho Nha Khoa Đông Nam theo số điện thoại 1900 7141 để được tư vấn nhanh nhất.

Xem thêm:

Liên hệ tư vấn nha khoa đông nam logo nha khoa đông nam

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
– Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
– Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
– Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.


Lịch mọc răng và thứ tự mọc răng của trẻ


tresosinh mocrang mocrangotre
Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ chưa mọc răng, trung bình đến tháng thứ 6, trẻ bắt đầu chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa gồm 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Lịch mọc răng sữa ở mỗi trẻ sẽ khác nhau nhưng thời gian chênh lệch thường không đến một năm.
Lịch mọc răng của trẻ em kéo dài khoảng 2 năm, từ khi bé 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi để hoàn thiện với đầy đủ các răng trên khuôn miệng. Có những trường hợp bé mọc răng rất sớm hoặc mọc răng muộn, cha mẹ không cần lo lắng nhiều vì có thể do nguyên nhân di truyền hoặc cấu trúc răng khiến bé mọc răng chậm, thời gian chênh lệch thường không đến 1 năm. Mẹ có thể theo dõi lịch mọc răng của trẻ khi có những dấu hiệu mọc răng như:
Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu, dễ bị kích động
Chảy nhiều nước dãi, nướu sinh đỏ, có thể lở loét.
Thường xuyên cắn, gặm đồ vật, nghiến nướu, gặm ngón tay.
Rối loạn tiêu hóa nhẹ, hay còn gọi là hiện tượng “đi tướt mọc răng”.
Sốt nhẹ. Thông thường, các trường hợp sốt mọc răng sẽ không quá 38 độ C.
Trẻ ăn uống kém, sụt cân.
Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ thường xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chiếc răng nhú mọc và tự hết sau 3 7 ngày.
Lịch mọc răng của trẻ khác nhau về thể chất, một số bé 4,5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé được khoảng 1 tuổi mới bắt đầu xuất hiện chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng, trẻ chỉ cần mọc răng trong vòng 1 năm đầu đời thì vẫn hoàn toàn phát triển bình thường.
Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ có thể theo 1 trình tự sau:
4 cái răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: 58 tháng
4 răng cửa bên: 710 tháng
4 răng hàm đầu tiên: 1216 tháng
4 răng nanh: 1420 tháng
4 răng hàm thứ 2: 2032 tháng
Tùy vào mỗi trẻ sẽ có thứ tự mọc răng sữa khác nhau. Khi trẻ còn nhỏ chưa thể chải răng được người lớn có thể sử dụng khăn sữa với nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý vệ sinh lau răng cho trẻ hàng ngày, khi trẻ 2 tuổi có thể cho tập chải răng, trẻ lớn hơn trẻ có thể tự chải răng, trong giai đoạn trẻ còn bé 35 tuổi bố mẹ nên hỗ trợ chải răng cho trẻ nhất là vào buổi tối vì ở giai đoạn này trẻ hay mải chơi và chưa chải răng sạch được nên sẽ có nguy cơ gây sâu răng.
Thường xuyên quan sát răng của trẻ nếu có dấu hiệu bất thường như các vết đen, các lỗ nhỏ xuất hiện trên răng thì cần đưa đến nha sĩ để hàn sớm.
Đăng ký Tư vấn sức khỏe từ xa tại
http://vinmec.com/?telehealth
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :
https://www.youtube.com/channel/UCuqtKp77ZbFRUFLq05ddkw
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
Hệ thống bệnh viện:
https://www.vinmec.com/vi/danhsach/canuoc/cosobenhvienvphongkham/

Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button