Tổng Hợp

Thông tin về cây mắc mật – cách trồng và chăm sóc

Nếu ai đã từng đến thăm mảnh đất Tây Bắc, chắc hẳn đã được thưởng thức các món ăn được chế biến từ lá và quả của cây mắc mật. Lá, quả thường được người dân nơi đây dùng để làm gia vị tẩm ướp các món ăn từ thịt, cá tạo hương vị rất thơm ngon và bổ dưỡng. Hương thơm của nó như muốn mời gọi du khách gần xa đến với mảnh đất này.

I. Giới thiệu về cây Mắc mật

Tên thường gọi:

Cây mắc mật

Tên gọi khác:

Cây móc mật, mác mật, hồng bì núi, củ khỉ, dương tùng

Tên khoa học:

Clausena indica

Họ thực vật:

Là loài thực vật có hoa thuộc họ Cửu lý hương

Nơi sống:

Cây mắc mật mọc chủ yếu ở chân núi đá vôi, một số ít mọc trên sườn núi đá và sườn đồi.

Phân bố:

Cây mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Đông và Tây Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn…

Thời gian nở hoa:

Mắc mật ra hoa tháng 4 – 5

Cây mắc mật

II. Đặc điểm của cây Mắc mật

  • Hình dáng bên ngoài:

    Cây mắc mật là cây thân gỗ nhỏ, trên vỏ cây có nhiều nốt sần sùi màu xám đen. Nhìn bề ngoài rất giống cây quất hồng bì.

  • Kích thước:

    Cây mắc mật trưởng thành có chiều cao khoảng 12m

  • Lá:

    Lá mắc mật thuộc dạng lá kép lông chim mọc sole, lá thuôn dài, mỗi lá cách nhau từ 3 – 5cm, dài 10 – 20cm, bề rộng khoảng 5 – 7cm. Mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lớp lông sờ hơi thô ráp, chóp lá nhọn, mép lá hơi có khía răng cưa nhỏ.

  • Cành:

    Cây mắc mật chủ yếu phân cành thấp, cành non màu xám trắng, có lông tơ rải rác khi trưởng thành cành nhẵn dần và chuyển màu xám đen.

  • Quả:

    Quả mắc mật thịt hình cầu, quả thì có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng đường kính chủ yếu tương đương như quả nhãn hoặc quả hồng bì. Quả non màu xanh lục, khi chín có màu nâu nhạt, bên trong chứa từ 2 – 4 hạt màu nâu hoặc đen, ở phần vỏ quả chứa tinh dầu thơm. Cây cho thu hoạch quả vào tháng 8 – 10 âm lịch.

III. Tác dụng của cây Mắc mật

1. Tác dụng ẩm thực

  • Quả mắc mật non có vị hơi chua, khi chín lại có vị ngọt, chứa đường và hàm lượng vitaminC cao nên có thể dùng để ăn tươi. Đặc biệt vỏ quả chứa tinh dầu thơm nên thường phơi khô dùng để làm gia vị thay thế nếu không có lá. cho các món thịt quay như: Lợn, ngan, vịt quay tạo hương vị rất thơm ngon.

  • Lá mắc mật cũng có tinh dầu thơm nên được dùng làm gia vị tẩm ướp trong các món vịt, lợn, ngan quay.  Lá mắc mật có chứa hàm lượng dầu tự nhiên, sắt, mangan, canxi khá cao, dùng lá hàng ngày giúp tiêu hóa tốt. 

  • Hạt mắc mật sao khô, tán bột cũng dùng để làm gia vị cho các món lẩu, sốt vang.

Xem thêm :  Cách vẽ đường thẳng trong file pdf

2. Tác dụng phòng, chữa bệnh

Các bộ phận của cây mắc mật đều có tác dụng phòng ngừa một số bệnh đường tiêu hóa như:  

  • Lá:

    Lá và quả mắc mật thường chưng cất thành tinh dầu hoặc nấu thành cao đặc có tác dụng kích thích tiêu hóa, mát gan, tiêu độc, hạ men gan, lợi mật.  

  • Lá, rễ, quả:

      Của cây mắc mật thường dùng để bào chế thuốc đông y cùng với một số phụ gia khác hoặc sản xuất thực phẩm chức năng. Có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan.

Tìm hiểu về cây mắc mật

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Mắc mật

1. Cách trồng cây

Cây mắc mật được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt, ghép cành và chiết cành. 

  • Cách gieo hạt:

 Cần chọn hạt giống mắc mật từ những quả già khô chắc mẩy, loại bỏ hết những hạt lép, hạt bị mốc rồi ngâm hạt trong nước sạch khoảng 12 giờ với mùa hè, khoảng 24 giờ với mùa đông. Vớt ráo sau khi hết thời gian ngâm và cho ủ vào khăn vải, đợi hạt nứt nanh là đem gieo. 

Có thể gieo hạt mắc mật ở trong bầu hoặc ngoài bãi đất tùy vào mục đích sử dụng cây. Cách gieo này hiện nay ít được dùng vì cây lâu bói quả.

  • Cách ghép cành:

 Chọn cành ghép ở những cây mắc mật mẹ đã trưởng thành, khỏe mạnh, không sâu bệnh, cành ghép là cành bánh tẻ có đường kính khoảng 1-1,5cm và gốc cây ghép thẳng tương đương nhau để khi ghép cành có sức sinh trưởng nhanh. 

Có thể ghép cành kiểu chữ Z hoặc kiểu hình nêm tùy thuộc vào kích thước cành định ghép to hay nhỏ, sau khi ghép quấn giấy nhôm vào mắt ghép để tránh mưa nắng làm héo, thối cành.  Sau khoảng 3 tuần mở xem mối ghép, nếu cành vẫn còn tươi chứng tỏ đã ghép thành công. Khoảng 4 tháng là có thể đánh cây ghép mắc mật trồng nơi đất mới.  

  • Cách chiết cành

Chọn cành mắc mật kích thước nhỏ ở tán gốc chừng ngón tay cái hoặc nhỏ hơn đều được nhưng không non quá. Dùng dao khoanh hai vết, mỗi vết cách nhau 1,5 – 2cm và cạo bóc vỏ cành rồi để khô cành khoảng 12 – 24 giờ.  Sau đó dùng đất sạch không bị nhiễm thuốc trừ sâu hoặc trừ cỏ để bọc và dùng túi nilon buộc cố định hai đầu lại, dùng que nhỏ chọc thủng nhiều lỗ trên túi để thông khí.

 Nếu thời tiết nắng ấm, khoảng 30 – 45 ngày là cành ra rễ, tiêu chuẩn cành đẹp là ra từ 3 rễ trở lên, rễ màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Nếu rễ ít và thâm đen là bị thối rễ nên bỏ cành đi.   

  • Đất trồng và mật độ trồng cây mắc mật
Xem thêm :  Luận án thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ việt nam hiện nay

Cây mắc mật  thích hợp sống ở vùng núi nên cần phải trồng nơi đất ẩm mát và phải có nắng. Nếu trồng nơi khí hậu khô hạn, chất lượng của lá và quả sẽ kém hơn mong đợi. Đất trồng phải có tầng canh tác dày ít nhất 60cm, tơi xốp và không đọng nước.  

Cây mắc mật cũng khá cao, tán rộng nên trồng với mật độ hàng cách hàng khoảng 6m, cây  cách cây khoảng 5m. 

Hố trồng kích thước khoảng 30 x 30cm, rắc vôi để khử chua cũng như khử trùng đất khoảng 15 ngày. Khi trồng cây mắc mật cần bón lót phân chuồng hoai mục hoặc nếu không thì dùng phân vi sinh đảo đều với đất ủ thêm chừng một tháng sau đó. 

  • Cách trồng cây mắc mật

Sau khi đã chuẩn bị đủ cây giống và đất trồng, cần tiến hành trồng ngay. Đối với cách trồng cây mắc mật ghép và cành chiết thì đều tiến hành giống nhau.

Dùng cuốc xới nhỏ hố, đặt cây giống mắc mật xuống và vùi đất kín bầu rễ, nén chặt xung quanh bầu rồi dùng que tre cắm cố định cây giống tránh đổ gãy.

2. Cách chăm sóc cây

  • Chế độ nước

Sau khi trồng cần cung cấp nước ngay cho cây mắc mật ngay tránh để khô đất làm héo cây con. Những ngày sau đó cần tưới ít nhất mỗi ngày một lần cho đến khi bén rễ.

Sau trồng khoảng 10 ngày nên tưới vi lượng hoặc phân bón kích thích ra rễ tưới vào gốc cây mắc mật để cây khỏe, tích trữ dinh dưỡng để bật chồi mầm.

Cây mắc mật cũng có khả năng chịu hạn khá tốt nhưng không nên để cây thiếu nước, làm cây sinh trưởng kém. Vào mùa khô cần tưới nước thường xuyên hơn.

  • Tạo tán và cắt tỉa

Cây mắc mật có bộ tán lá khá to, rộng, cây phân nhiều cành nhánh ở đoạn gốc nên cần cắt tỉa những cành tăm, chỉ để lại cành to khỏe để nâng đỡ cho cây. 

Nếu cây có nhiều cành chồi vượt, cần tỉa đốn ngọn hãm chiều cao của cây để dễ thu hái. Mỗi năm cắt tỉa ít nhất một lần cho cây mắc mật hoặc sau khi đã thu quả cần tỉa hết những cành đã bẻ quả. Tỉa bỏ những cành lá bị sâu bệnh, không để lây lan sang cành khác. 

  • Chế độ phân bón

Một năm nên bón ít nhất hai lần phân NPK và một lần phân chuồng ủ mục cho cây mắc mật. Khi cây bắt đầu bói quả cần cung cấp thêm kali để cây đủ dinh dưỡng nuôi quả và quả sáng bóng, nặng cân. 

Cây mắc mật càng nhiều quả càng phải bỏ nhiều phân hơn nhưng chia nhỏ lượng phân cho nhiều lần bón. Mỗi năm bón một lần phân kali hoặc phun siêu kali khi ra hoa để giúp hoa to, đậu trái nhiều và trái nặng cân.

  • Phòng trừ sâu bệnh
Xem thêm :  3 cách vỗ béo bò thịt thường dùng

Cây mắc mật là cây thân gỗ nên đôi khi cũng có sâu đục thân, sâu ăn búp non, nhện đỏ hại quả. Do đó cần kiểm tra kỹ phát hiện sâu hại cần phun kịp thời, đối với mỗi loại sâu cần có thuốc trị khác nhau. 

Sâu đục thân: Dùng thuốc Monifos pha đặc dùng kim tiêm bơm vào lỗ sâu đục, sâu sẽ tự chết. 

Sâu ăn búp non và nhện đỏ: Cần phun kết hợp cả hai loại bệnh bằng thuốc: Reagant 3.6EC + Alfamite 15EC pha theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì. Phun lên toàn thân cây, mặt trên cả mặt dưới lá, phun nhắc lại nếu không sạch nhện. 

Ngoài các yếu tố trên cần làm cỏ cho cây mắc mật, vun xới đất giúp đất thông thoáng, bộ rễ khỏe, cây sạch sâu bệnh hơn.

Cây mắc mật có công dụng rất tốt đối với sức khỏe con người, do đó cần nhân giống với số lượng nhiều và quảng bá hình ảnh và tác dụng của cây để thế giới biết đến. Vì ngoài tác dụng ẩm thực ra, cây còn có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. 

4/5 – (4 bình chọn)


Cây mác mật một gia vị không thể thiếu trong món nướng vịt lợn quay


Học nghề online UNICA uy tín ngay tại đây: https://unica.vn/?aff=23959
Hoặc điền mã giảm giá COUPON: tonydong
vào mỗi sản phẩm khóa học http://bit.ly/muahanggiareonline
Mác mật theo tiếng gọi của người Tày, Nùng là quả ngọt. Từ lá cho đến quả mác mật đều được sử dụng làm gia vị chế biến cho các món ăn thêm hương vị đậm đà. Mùa thu hoạch quả mác mật vào tháng 5, tháng 6 âm lịch hàng năm. Cứ sau mỗi mùa quả, lá mác mật lại đơm chồi xanh tươi, người ta hái lá mang ra chợ bán.
Lá mác mật ngon nổi tiếng nên các vùng lân cận thường lên Tây Bắc để mua về làm gia vị, sử dụng trong các nhà hàng. Nhiều gia đình ở Tây Bắc trồng cây mác mật để có thêm nguồn thu nhập.
Các món ăn nổi tiếng đặc trưng của Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn thường được kèm với lá mác mật như: heo quay, vịt quay…Hiện nay một số nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh đã mua lá mác mật về làm gia vị và chế biến nhiều món ngon với loại lá này.
This video is fair use under U.S. copyright law because it is noncommercial and transformative in nature, uses no more of the original than necessary, and has no negative effect on the market for the original work.
Copyright Disclaimer Under Section 107 of the Copyright Act 1976, allowance is made for \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button