Cây Xanh

Hoa cẩm tú cầu : đặc điểm, tác dụng, các loại hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu là một trong những loại hoa được yêu thích trên thế giới. Đây là loài hoa tao nhã, dễ trồng, chịu được hầu hết mọi loại đất và cho ra hoa nhiều. 

Bài viết này là hướng dẫn chi tiết về cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú. Cung cấp các mẹo bạn cần biết về cách trồng hoa cẩm tú — từ tưới nước đến bón phân, cắt tỉa đến chăm sóc vào cây vào mùa đông.

Bạn đang xem: Các loại hoa cẩm tú cầu

#1 Thông tin chung về hoa tú cầu

Chi Tú cầu là một chi thực vật có hoa trong họ Tú cầu thực vật ôn đới ấm loài cây bản địa Đông Á, vùng núi cao ở độ cao từ 1000m Nam Á, Đông Nam Á và châu Mỹ. Chúng là loài cây thân mộc, hoa vô tính.

Loại cây này cho hoa rất đẹp dạng như một quả cầu nhung với nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh lam, tím, hồng, trắng

Tên khoa học: HydrangeaLớp cao hơn: Họ Tú cầuCấp độ: ChiChi (genus): Hydrangea; L., 1753Họ (familia): HydrangeaceaeGiới (regnum): Plantae

#2 Các giống hoa cẩm tú cầu

Có khoảng 73 giống hoa cẩm tú cầu khác nhau. Có loại rụng lá và loại thường xanh; nhưng hầu hết cẩm tú đều rụng lá. Hoa cẩm tú cầu có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc, các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, Nam Á và châu Mỹ.

*

Người ta đã phát hiện ra rất nhiều loại cẩm tú trên thế giới, trong đó điển hình là tú cầu leo (Tây Nam Trung Quốc), tú cầu nhẵn (Đông Bắc Mỹ), tú cầu lá sồi (Đông Nam Hoa Kỳ)

Dưới đây là một số giống được yêu thích và trồng phổ biến:

» Hydrangea macrophylla (cẩm tú cầu lá to): loài này cao và tán rộng khoảng 2 – 3m và có những chiếc lá dài tới khoảng 10 – 15cm.

» Hydrangea arborescens (cẩm tú cầu lá mịn): còn được gọi là tú cầu nhẵn, loại cây bụi này cao và tán rộng khoảng 1 – 1.5m và cho những bông hoa màu trắng đến hồng.

» Hydrangea anomala subsp petiolaris (cẩm tú cầu thân leo): đây là loại cây thân gỗ dây leo, với khả năng chịu nắng tốt hơn hai giống tú cầu là to và lá mịn. Trồng điều kiện chăm sóc tốt chúng có thể phát triển đến chiều dài 15m.

#3 Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu

1. Thời gian trồng

Nên trồng cẩm tú vào mùa thu, hoặc đầu mùa xuân. Cẩm tú cầu là loài hoa ưa mát mẻ và cũng rất dễ trồng. Thời gian trong ngày thích hợp để trồng là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cây sẽ phát triển nhanh chóng trong một mùa có thời tiết ấm áp.

2. Yêu cầu về đất trồng

Hầu hết các loại hoa cẩm tú đều phát triển mạnh ở những loại đất màu mỡ, thoát nước tốt, độ ẩm cao. Nếu đất nghèo chất dinh dưỡng cần bổ sung thêm phân hữu cơ hoại mục cho đất trước khi trồng.

Xem thêm :  Các loài rắn nước ở việt nam

Hoa cẩm tú cầu không thể sống và phát triển trong đất đọng nước. Vì vậy hãy đảm bảo đất trồng có độ thoát nước tốt khi trồng.

*

3. Nhiệt độ và ánh sáng

Hoa cẩm tú là loài ưa thời tiết se lạnh, mát mẻ nên ở Việt Nam, hoa thường được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo,… 

Ánh nắng đầy đủ vào buổi sáng, bóng râm một phần từ buổi trưa đến cuối buổi chiều là cách lý tưởng để hỗ trợ hoa cẩm tú phát triển. Tránh để cây dưới ánh nắng mặt trời quá gắt vào mùa hè, đặc biệt là cây con.

4. Cách trồng hoa cẩm tú cầu

Bạn có thể trồng chúng bằng hạt hoặc bằng nhánh đều được. Các bước trồng cây bằng cách giâm cành được thực hiện như sau:

» Cắt đoạn: Chọn loại nhánh có nhiều búp, vỏ đã ngả sang màu gỗ, to khỏe và lá tươi tốt để cắt dài khoảng 30-40cm. Sau khi cắt thì đem ngâm trong nước vài giờ để kích thích cành mau ra rễ. Sau đó đem cành cắm vào đất ẩm.

» Cố định cành giâm: Dùng cọc tre buộc cố định cành lại để tránh bị lung lay, sau đó đem để vào chỗ có nắng nhẹ. 

» Đợi đến khi cây đã khỏe mạnh, vững vàng phát triển tốt. Sau khi thấy xuất hiện cành giâm mọc chồi mới. Đến khi thấy cây con đủ cứng cáp để đem trồng thì bứng nó ra chỗ khác để trồng.

Xem thêm: Cách Luộc Thịt Lợn Thơm Lừng, Trắng Giòn, Chín Ngọt, Hướng Dẫn Cách Luộc Thịt Heo Ngon Cực Kỳ Đơn Giản

*

#4 Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu

1. Tưới nước

Nước tưới đầy đủ là yêu cầu của mọi cây trồng, để giúp cây phát triển tốt. Công việc này cần được tiến hành thường xuyên. Khi thấy lá có dấu hiệu héo rũ phải lập tức tưới nước ngay để cây hồi sức đồng thời không ảnh hưởng tới khả năng ra hoa của cây.

Vào mùa khô chú ý lượng nước tưới cho cây nhiều hơn để tránh rễ bị thiếu nước. Phải tưới làm sao để nước không được đọng trên bề mặt của chậu trồng.

Tốt nhất bạn nên tưới nước vào buổi sáng để hoa cẩm tú cầu chống chọi với cái nóng trong ngày và tránh bệnh tật.

2. Bón phân

Nếu đất của bạn giàu dinh dưỡng, bạn có thể không cần bón phân cho hoa cẩm tú cầu. Quá nhiều phân bón sẽ khuyến khích sự phát triển của lá làm giảm khả năng ra hoa của cây. 

Thêm lớp phân hữu cơ bên dưới hoa cẩm tú cầu để giúp đất ẩm và mát mẻ, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây và cải thiện kết cấu của đất.

*

3. Cắt tỉa hoa cẩm tú

Nếu cắt tỉa muộn thì cây cẩm tú đó sẽ không có hoa trong năm đó. Nên cắt tỉa muộn nhất là vào cuối mùa đông. Cây sẽ tạo ra các chồi mới vào mùa xuân sẽ tạo ra hoa nở. 

Xem thêm :  Chim họa mi: hướng dẫn cách nuôi chim hót hay

Nếu thấy cành nào cao quá thì cắt từ đốt từ 6 tính từ gốc đến hoa là được. Hoặc tùy vào chiều cao của cây mà cắt tỉa cho phù hợp. Nhưng cũng không nên cắt tỉa cành nhiều quá vì có thể sang năm cây sẽ ra ít hoa.

cắt một hoặc hai thân già nhất để khuyến khích cây phân nhánh và phát triển hơn.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng chống sâu bệnh gây hại bằng cách chọn giống cây trồng khỏe mạnh, kháng bệnh. Sâu bệnh rất hiếm gặp trên cây cẩm tú cầu, nhưng chúng có thể xuất hiện khi cây bị còi cọc, thiếu chất dinh dưỡng. 

Các loại bệnh thường gặp khi trồng hoa cẩm tú là bệnh phấn trắng, đốm lá, héo lá. Các loài côn trùng gây hại phổ biến bao gồm rệp và ve nhện đỏ.

*

#5 Cách đổi màu hoa cẩm tú

Sâu bệnh gây hại hoa cẩm tú cầu

Một sự thật thú vị là hoa cẩm tú cầu có thể đổi màu thành xanh lam hoặc màu hồng tùy thuộc vào độ pH của đất trồng. Nếu bạn yêu thích màu xanh hay hồng bạn có thể thay đổi màu sách của hoa cẩm tú của bạn với những kỹ thuật đơn giản.

Để có những bông hoa cẩm tú có màu xanh lam đậm hơn: Bạn có thể tăng độ chua của đất trồng (giảm độ pH của đất), với độ pH của đất từ 5.5 hoặc thấp hơn mooth tí, bạn sẽ có những bông hoa màu lam đậm rất đẹp.

Để có những bông hoa cẩm tú có màu xanh hồng: Bạn có thể tăng độ kiềm của đất trồng (tăng độ pH của đất), với độ pH của đất từ 6.5 đến 7.0, bạn sẽ có những bông hoa màu hồng thơ mộng.

Để tìm hiểu chi tiết cách tăng giảm độ pH của đất hãy xem bài viết chi tiết của AZ Farming tại đường link này nhé:

Độ pH của đất trồng và cách tăng giảm độ pH

#6 Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu

♦ Cẩm tú hồng đại diện cho tình cảm chân thành, cho trái tim rộn ràng cảm xúc, cho tình yêu nồng cháy đam mê. 

♦ Cẩm tú xanh là đại diện cho sự may mắn ngập tràn, là lời chúc phúc chân thành gửi đến người nhận, là niềm hy vọng mãnh liệt vào những điều tốt đẹp.

♦ Cẩm tú trắng là đại diện cho vẻ tinh khôi, thanh thuần như sương mai. 

♦ Cẩm tú tím là tình yêu sắt son, chung thủy. Ngoài ra với nhiều người đây còn đại diện cho sự giàu có, sung túc dồi dào nữa.

*

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu. Hãy cùng tiếp tục đồng hành cùng AZ Farming vì một nền nông nghiệp xanh sạch nhé! Nếu bài viết này bổ ích đừng quên chia sẻ với cộng đồng nhé! Thanks you!


Tìm Hiểu Đôi Nét Về Loài Hoa Hồng Tú Cầu Hay Còn Gọi Ngãi Ma Lai


Xem thêm :  Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nguyệt quế ra hoa quanh năm hiệu quả

Tìm Hiểu Đôi Nét Về Loài Hoa Hồng Tú Cầu Hay Còn Gọi Ngãi Ma Lai
hongtucau ngaimalai hoahongtucau kenhlamvuon
Hồng tú cầu còn có nhiều tên gọi khác như: cây huyết hoa, hoa quốc khánh, pháo bông, pháo hoa và nó còn được xem là cây Ngãi Mã Lai, thuộc loài Họ Loa Kèn Đỏ. Đây là loại cây thân thảo lâu năm, 1 năm chỉ ra hoa một lần duy nhất, tuy không có hương thơm nhưng hoa rất đẹp, tỏa ra như pháo bông. Cũng chính vì vậy mà mọi người còn gọi nó là cây pháo bông. Vì nở hoa đẹp và lâu tàn, vì vậy mà nhiều người ưa chuộng trồng nó để trang trí phòng làm việc, ban công, chậu trang trí sân vườn…
Về hình dạng cây được xem là củ hành có áo, cây có 35 lá, mỗi lá dài khoảng chừng 1217cm theo kiểu giả thân, lượn sóng, cuống lá có nhiều đốm tím. Cán hoa béo và cao 30–40 cm, mo màu hơi tím bao lấy tán hoa gồm 4050 hoa màu đỏ. Hoa Hồng tú cầu là hoa lưỡng tính, tam bội và nhị có bao phấn màu vàng. Quả có màu đỏ cam. Thường ra hoa vào mùa xuân (riêng phân loài katharinae vào cuối mùa hè). Tại Việt Nam, hồng tú cầu thường ra hoa vào dịp Quốc khánh Việt Nam, cũng vì vậy mà nó có tên là hoa Quốc Khánh.
Hồng tú cầu có nguồn gốc từ Châu Phi, nó chủ yếu sống trong môi trường nhiệt đới, thích khí hậu nóng ẩm, có ánh sáng nhưng sợ nắng gắt. Và cây được du nhập vào Việt Nam, tuy nhiên còn khá người biết đến loại hoa này bởi nó chỉ thích hợp khí hậu nhiệt đới, không quá nắng gắt. Và hơn hết, nhiều người cho rằng đây là loại cây hoa độc, dù đẹp nhưng ít người thích.
Hoa hồng tú cầu có khả năng mê hoặc bấy kỳ một người yêu hoa nào, bởi hoa có đặc biệt đó là chỉ ra hoa duy nhất một lần trong năm, hơn hết đóa hoa xòe rộng, trọn rực rỡ với sắc màu đỏ hồng. Cùng với đó là nhiều cánh hoa li ti tỏa ra giống như pháo bông khi bắn, tỏa ra những cánh li ti ti chính vì vậy mà mọi người rất thích sở hữu cho mình một chậu. Tuy nhiên, ở một số vùng người ta lại xem hồng tú cầu như một cây Ngãi Mã lai, mang đến nhiều điều không tốt cho gia đình và kiêng kỵ trồng trong nhà.
? Kênh Làm Vườn cám ơn các bạn đã bỏ thời gian quí báu xem Video này.
? Xin vui lòng nhấn đăng ký và để lại comment để ủng hộ tác giả để làm những Video hay hơn nhé….
? Nếu có khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ với mình theo địa chỉ: thachnh81@gmail.com
© Bản quyền thuộc về Kênh Làm Vườn
© Copyright by Kênh Làm Vườn ☞ Do not Reup

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button