Tổng Hợp

Giao an tuần 25 nhánh: một số con vật sống dưới nước

A. ĐÓN TRẺ

 I. Yêu cầu

 – Giáo viên nắm chắc sỹ số, đặc điểm của trẻ, ân cần niềm nở.

 – Trẻ chơi, thể dục sáng có nền nếp, tích cực hoạt động.

 II. Chuẩn bị

 – Giáo viên đến trước giờ đón 15 phút, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, phòng nhóm sạch sẽ, tâm thế trẻ thoải mái .

 III. Cách tiến hành

 – Trẻ đến cô nhẹ nhàng  đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định (Chú ý trang phục của trẻ, tình trạng sức khoẻ của trẻ), nhắc trẻ chào cô cô giáo, chào bố mẹ, ông bà… cô cho trẻ ăn sáng.

 – Trò chuyện với phụ huynh về kế hoạch dạy trẻ trong tuần.

 – Cho trẻ quan sát tranh ảnh, đồ chơi trang trí theo chủ đề

 – Gợi ý cho trẻ chơi tự chọn ở các góc.

 – Điểm danh trẻ theo danh sách.

 – Thể dục sáng: Tập theo nhạc cùng toàn trường.

 B. THỂ DỤC SÁNG

 1. Yêu cầu

 – Đư­ợc hít thở không khí trong lành.

 – Đư­ợc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

 – Rèn luyện thói quen tập thể dục.

 – Trẻ tập theo nhạc.

 – Tập đúng các động tác theo cô.

 – Biết nghe theo hiệu lệnh của cô để xếp hàng.

 2. Chuẩn bị  

 – Trang phục gọn gàng.

 3. Tiến hành

 a. Khởi động:     

 – Cho trẻ tập theo nhạc cùng toàn trường bài: Kết hợp các động tác: Vỗ tay dậm chân tại chỗ; chạy tại chỗ; xoay cổ tay; xoay chân; xoay đầu gối…

 b.Trọng động:

 – Tập theo thứ tự các động tác.

 + Hô hấp (2): Thổi bóng: Hai tay khum trước miệng làm động tác thổi bóng

 + Động tác tay – vai (2): Hai tay đưa ngang, lên cao.

 + Động tác chân (1): Ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống liên tục.

 + Động tác bụng (2): Đứng nghiêng người sang 2 bên.

 + Động tác bật (2): Tay chống hông, bật nhảy tại chỗ hoặc tiến về phía trước.

 – Tập các động tác trên theo đĩa nhạc toàn trường;

 + Hát lần 1: Tập động tác tay vai

    + Hát lần 2: Tập động tác chân

    + Lần 3: Tập động tác bụng – lườn

    + Lần 4: tập động tác bật nhảy  

    – Trò chơi vận động: Con cào cào, con cua…

    c. Hồi tĩnh:

    – Tập các động tác hồi tĩnh theo nhạc:

    + Đoạn nhạc đầu: Cúi người, hai tay giang ngang nhẹ nhàng đưa xuống dưới đồng thời chéo nhau, rồi lại đưa lên. Cứ như vậy đến hết đoạn nhạc.

    + Đoạn nhạc 2: hai chân thay nhau đá nhẹ về phía trước.

    + Đoạn 3: hai tay giơ cao->uốn người sang phải->đưa tay xuống đưới-uốn sang trái đưa tay lên trên->rồi lại vòng sang phải…

    + Cuối cùng: Hai tay thả lỏng xuống dưới, người cúi thả lỏng

    C. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

BỔ XUNG HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 2

        – Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, đồng thời giúp đỡ trẻ để trẻ biết cách chơi. quan sát trẻ và cùng động viên khuyến khích trẻ chơi.

        – Cô cần bao quát, nhắc nhở trẻ chú ý, tích cực tham gia vào hoạt động.

        – Đồ dùng đồ chơi ở các góc gon gàng ngăn nắp

        – Thêm một số đồ dùng ở các góc:

        + Góc xây dựng: Gạch, cây, các con vật…..

        + Góc phân vai: Một số mặt hàng: các con vật, các loại rau củ quả, cá, một số …

        + Góc nghệ thuật: Một số tranh ảnh về các con vật

————————————————————————-

Thứ hai ngày 6 tháng 01 năm 2020

 

  1. HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Dạy trẻ so sánh độ lớn của 2 đối tượng, sử dụng đúng từ to hơn, nhỏ hơn

        I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

– Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn của 2 đối tượng;

– Trẻ biết sử dụng đúng từ “to hơn”, “nhỏ hơn”;

– Trẻ biết chơi trò chơi.

2. Kĩ năng

– Phát triển tư duy và ghi nhớ có chủ định, rèn kỹ năng so sánh cho trẻ.

– Phân biệt đồ dùng to – nhỏ bằng trực giác.

3. Thái độ

– Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

– Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật sống trong rừng và những con vật nuôi gần gũi.

II. CHUẨN BỊ

* Chuẩn bị của cô:

– 2 cái  giỏ (1 giỏ  màu xanh to hơn, 1 giỏ màu đỏ nhỏ hơn)

– 2 chú gấu (1 chú gấu to màu xanh, 1 chú gấu nhỏ màu vàng)

– Nội dung câu truyện:  Ai đáng khen nhiều hơn.

* Chuẩn bị của trẻ:

– Mỗi trẻ 1 rổ có 2 cây nấm (nấm màu xanh to hơn, nấm màu vàng nhỏ hơn), 2 bông hoa (hoa màu đỏ to hơn, hoa màu vàng nhỏ hơn).

III. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Ôn xếp tương ứng 1:1

– Có 1 câu chuyện rất hay kể về 2 anh em nhà gấu đấy, đó là truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”. Bây giờ cô sẽ kể cho lớp mình nghe nhé.

– Cô kể chuyện chậm rãi nhẹ nhàng: Ở một nhà kia có 2 anh em gấu sống cùng mẹ. Bố đi làm xa nên cậu nào cũng muốn tỏ ra mình là đứa con ngoan nhất và đáng khen nhiều nhất (cô đưa 2 con gấu ra) và hỏi:

+ Đâu là gấu anh? Đâu là gấu em? Tại sao con biết?

– Cô xếp gấu ra.

– Mẹ tặng cho gấu anh và gấu em mỗi người một chiếc áo thật đẹp.

+ Các con nhìn xem có mấy chiếc áo?

+ Chiếc áo nào to hơn? Chiếc áo nào nhỏ hơn?

+ Gấu anh phải mặc áo nào? Còn gấu em?

Cô xếp dưới gấu anh áo to hơn? Gấu em áo nhỏ hơn.

– Biết chuyện, gấu mẹ bảo 2 anh em: Sáng nay, các con được nghỉ học, gấu anh lên rừng hái cho mẹ 1 chiếc nấm hương, còn gấu em ra đồng hái cho mẹ 1 bông hoa. Đường xa các con đi nhớ phải cẩn thận nhé. Nói rồi gấu mẹ đưa cho 2 anh em mỗi người một cái giỏ.

– Cô xếp cây nấm và bông hoa ra.

+ Chúng mình đếm xem có mấy chiếc nấm mấy bông hoa?

– Cô đưa 2 cái giỏ ra và hỏi trẻ:

+ Các con nhìn xem cô có gì đây nào?

+ Cô có mấy cài giỏ?

Cô xếp dưới cây nấm là 1 chiếc giỏ nào, dưới mỗi bông hoa là một chiếc giỏ.

+ Cái giỏ nào to hơn? Cái giỏ nào nhỏ hơn?

– Cô đặt giỏ nhỏ vào miệng giỏ to và cho trẻ quan sát và nhận xét. Cô giải thích cho trẻ hiểu.

– Cô giơ giỏ to, trẻ nói “to hơn”.

– Cô giơ giỏ nhỏ, trẻ nói “nhỏ hơn”.

– Cho trẻ chơi vài lần

2. Nội dung

a. Trẻ nhận biết to hơn – nhỏ hơn

Cô kể tiếp: Thế là 2 anh em nhà gấu mỗi người cầm 1 cái giỏ vào rừng hái hoa và hái nấm đem về tặng mẹ.

+ Các con có muốn đi hái hoa và nấm giúp anh em nhà gấu không?

– Gấu em vào rừng và hái được rất nhiều hoa, các con hãy giúp gấu em hái hoa nào.

– Cho trẻ xếp 2 bông hoa ra bảng

– Hoa nào to hơn ? Hoa nào nhỏ hơn? Vì sao con biết?

+ Hãy đặt bông hoa mầu vàng xuống trước, đặt bông hoa mầu đỏ chồng lên bông hoa mầu vàng, điều gì xảy ra?

+ Có nhìn thấy bông hoa mầu vàng không? Tại sao?

        (Cho trẻ làm ngược lại và hỏi tại sao)

– Cô nói hoa màu đỏ, trẻ giơ hoa màu đỏ và nói “to hơn”

– Cô nói hoa màu vàng, trẻ giơ hoa màu vàng và nói “nhỏ hơn”

         (Cho trẻ bỏ hoa vào rổ)

+ Mẹ đã dặn gấu anh hái gì?

– Gấu anh cũng đã hái được rất nhiều nấm. Các con hãy giúp gấu anh hái nấm nào.

– Nấm mầu nào to hơn ? Nấm mầu nào nhỏ hơn ? Vì sao con biết?

+ Hãy đặt nấm mầu xanh xuống trước, đặt nấm mầu đỏ chồng lên, có nhìn thấy nấm mầu xanh không? Tại sao?

        (Cho trẻ làm ngược lại và hỏi tại sao)

– Khi cô nói nấm màu xanh, trẻ giơ nấm màu xanh và nói “to hơn”

– Cô nói nấm màu đỏ trẻ giơ hoa màu đỏ và nói “ nhỏ hơn”

– Hoặc cô nói “to hơn” trẻ giơ nấm màu xanh

            Nói “nhỏ hơn” trẻ giơ nấm màu đỏ

– Cho trẻ bỏ nấm vào rổ

b. Luyện tập

– Trò chơi: Hãy làm cho đúng

Cô kể tiếp: Vậy là 2 anh em gấu đã hái được nhiều hoa và nấm về tặng mẹ rồi. Bây giờ các con hãy giúp anh em gấu mang hoa và nấm về nhà nhé. Các con nhớ lấy nấm to – hoa to bỏ vào giỏ to. Nấm nhỏ – hoa nhỏ bỏ vào giỏ nhỏ.

– Cho trẻ bật qua con suối cất hoa và nấm

– Cô quan sát nhắc nhở trẻ.

Cô kể tiếp: Gấu mẹ rất vui khi thấy gấu anh và gấu em đã hái được nhiều hoa và được các bạn lớp 3TA1 hộ mang nấm về. Gấu mẹ xoa đầu 2 con và bảo: “ Các con của mẹ ngoan lắm, mẹ khen các con”.

Gấu mẹ xin được cảm ơn các bạn lớp 3TA1 nhé.

3. Kết thúc

– Hai anh em nhà gấu thật là ngoan, lớp mình hãy hát một bài về loài gấu đáng yêu và tốt bụng nào (Hát bài “ Đố bạn”) đi ra ngoài.

B. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

       – Rèn kỹ năng cho trẻ chơi ở góc: Xây dựng, tạo hình, âm nhạc.

       – Các góc khác cô bao quát trẻ chơi.

       C. CHƠI NGOÀI TRỜI

       I. Nội dung

       1. Quan sát đồ chơi trên sân trường

       2. TCVĐ: Chim sẻ và ô tô

       3. Chơi tự do: đồ chơi ngoài trời

       II. Tiến hành

       1. Quan sát đồ chơi trên sân trường

 Các con thấy sân truờng mình có những gì?

 + Vậy bạn nào phát hiện ra có điều gì đặc biệt nữa không nào?

– Dẫn trẻ đến gần đồ chơi như cầu trượt, xích đu… cho trẻ quan sát và nêu lên nhận xét về đồ chơi đó.

– Cô nêu câu hỏi gợi ý:

+ Các con vừa quan sát gì?

+ cầu trượt là đồ chơi ở đâu?

– Được làm bằng gì?

– các con chơi như thế nào?

+, Còn đây là đồ chơi gì?

+ Xích đu có màu gì?

+ Đây là phần gì của xích đu?

+ Đúng rồi đây là phần ghế ngồi và hai bên là tay cầm để chúng mình có thể đu lên đu xuống, bên cạnh xích đu là đồ chơi gì ?

Đúng rồi đây là cái bập bênh.để chơi được bập bênh các con phải ngồi mấy người?

+ Cái bập bênh có màu gì ?

+ Muốn chơi bập bênh các cn phải nhún chân để bập bênh lên xuống

+ Vậy khi chơi các con phải như thế nào?

– Tương tự cô dẫn trẻ quan sát các đồ chơi khác như đồ chơi liên hoàn… sau đó tập chung trẻ lại vào chỗ mát mà trò chuyện cùng trẻ về những gì trẻ vừa quan sát được cô củng cố và nhắc nhở trẻ khi chơi phải đoàn kết không tranh giành xô đẩy nhau

2. TCVĐ: Chim sẻ và ô tô

       – Cách chơi: Cô  chuẩn bị 1  hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm.
Cô dẫn quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè. Cô cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái “ô tô”, trẻ giả làm “chim sẻ”. Các con “chim sẻ” phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn. Cô giả tiếng ô tô kêu “bim bim” và chạy đến. Chim sẻ( trẻ chơi) phải nhanh chân bay( chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường( ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô). Khi “ô tô” đã chạy qua rồi, “chim sẻ” lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn. Sau khi trẻ đã chơi quen, cô chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm “ô tô”.    

– Cho trẻ chơi 3-4 lần.

       3. Chơi tự do đồ chơi trên sân trường

– Cô giới thiệu đồ chơi, phạm vi chơi.

– Giáo dục trẻ trong khi chơi.

– Cho trẻ chơi.

– Cô nhận xét, cho trẻ vệ sinh vào lớp.

       D. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

       I. Nội dung

       1. LQ vân động bài hát: Cá vàng bơi

   2. TCAN: Tai ai tinh

   3. Chơi tự do ở các góc chơi

       II. Tiến hành

       1. LQ vân động bài hát: Cá vàng bơi

 – Cô giới thiêu tên bài hát, tên tác giả.

 – Cô vận động 2 lần.

Cô giải thích hướng dẫn từng động tác.

 – Cho cả lớp vận động cùng cô 2-3 lần.

 – Động viên, khuyến khích trẻ vận động.

   2. TCAN: Tai ai tinh

Cách chơi: cô giới thiệu cho trẻ các loại dụng cụ phát ra âm thanh mà cô có: xắc xô, trống, mõ. Cô mời 1 trẻ lên, đội mũ chóp lên, sau đó cô mời 1 bạn lên gõ một trong những loại dụng cụ cô có. Sau đó cô cho trẻ đoán xem bạn vừa gõ dụng cụ gì.

Cho trẻ chơi.

3. Chơi ở các góc chơi

 – Cô dẫn trẻ đến các góc chơi.

 – Cho trẻ chơi góc mà trẻ thích.

 – Hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ.

 – Trả trẻ.

E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY       

1. Tình trạng sức khỏe của trẻ

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

2. Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

3. Kiến thức, kỹ năng

Hoạt động học

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

* Chơi, hoạt động ở các góc                     

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

* Chơi ngoài trời

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

————————————————————————

Thứ ba ngày 7 tháng 01 năm 2020

 

  1. HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

Hát vận động: Cá vàng bơi

Nghe hát: Chú ếch con

TCAN: Tai ai tinh

          I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

          1. Kiến thức

          – Trẻ nhớ tên bài hát và thuộc lời bài hát.

– Trẻ biết chơi trò chơi.

– Trẻ biết hưởng ứng cùng cô.

          2. Kỹ năng

        – Rèn luyện kỹ năng nghe nhạc, kỹ năng ca hát cho trẻ. Phát triển tai nghe nhạc cho trẻ.

        – Rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ.

        3. Thái độ

        – Trẻ không vức rát bừa bãi xuống ao, hồ, bể cá, để cho cá có môi trường sống trong sạch.

– Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

        II. CHUẨN BỊ

        – Đàn.

        – Máy tính, loa, clip cá bơi.

        III. CÁCH TIẾN HÀNH

        1. Ổn định, gây hứng thú

        – Cho trẻ quan sát con cá đang bơi.

        – Các con vùa được quan sát con gì?

        – Cá bơi như thế nào?

        – Cá sống ở đâu?

        – Có một bài hát rất hay mà chú Hà Hải đã sáng tác cho chúng mình hát về chú cá vàng hai vây xinh xinh cá vàng bơi trong bể nước, cô cùng các con thể hiện bài hát “Cá vàng bơi” sáng tác chú Hà Hải nhé.

        2. Nội dung

        a. Vận động: “Cá vàng bơi” sáng tác Hà Hải

– Để bài hát hay hơn cô Phương còn có động tác minh họa lời bài hát đó. Cô mời các con cùng hướng lên xem cô vận động bài hát: Cá vàng bơi nhé.

* Cô vận động mẫu:

– Cả lớp hát 1 lần. Cô nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.

Lần 1: Cô hát vận động không đàn.

– Cô vừa vận động bài hát gì?

– Bài hát nói về điều gì?

– Cô nói nội dung bài hát. Giáo dục trẻ.

Lần 2: Cô vận động mẫu kết hợp giải thích

+ Nhạc dạo trẻ nhún theo nhạc

+ “ Hai vây xinh xinh cá vàng bơi trong bể nước” – trẻ đưa 2 tay ra ngang và đưa lên xuống..

+ “Ngoi lên lặn xuống” – trẻ đưa tay lên đồng thời nhón chân lên rồi hạ tay xuống đồng thời cúi khom người xuống theo câu hát.

+ Cá vàng múa…bơi nhanh thế” – trẻ đưa 2 tay sang từng bên một và lắc, chân nhấc qua từng bên theo tay.

+ “Cá vàng thấy bọ gậy…thêm sạch trong” – trẻ vỗ tay đồng thời nghiêng người và nhấc chân qua khi nghiêng.

* Cho trẻ thực hiện:

– Cho cả lớp vận động 2-3 lần.

– Cho trẻ thi đua theo tổ.

– Cho trẻ vận động theo nhóm (2- 3 nhóm trẻ)       

        – Cho cá nhân trẻ hát (2-3 lần)

– Cả lớp vận động lại 1 lần

        – Cho cả lớp hát lại một lần.

        – Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ.

        b. Nghe hát: “Chú ếch con” sáng tác Phan Nhân

        Dẫn dắt trẻ vào bài nghe hát “Chú ếch con” sáng tác Phan Nhân.

+ Cô hát lần 1: Cô hát  kết hợp đàn.

        + Cô vừa hát bài gì?

        + Lần 2: cô hát kết hợp với đàn và động tác minh họa.

        Giới thiệu về nội dung bài hát.

        + Lần 3: cho trẻ nghe ca sỹ hát và mời trẻ h­át hưởng ứng cùng cô.

        c. Trò chơi: Tai ai tinh

        – Cách chơi: cô giới thiệu cho trẻ các loại dụng cụ phát ra âm thanh mà cô có: xắc xô, trống, mõ. Cô mời 1 trẻ lên, đội mũ chóp lên, sau đó cô mời 1 bạn lên gõ một trong những loại dụng cụ cô có. Sau đó cô cho trẻ đoán xem bạn vừa gõ dụng cụ gì.

        – Cho 3-4 trẻ lên chơi.

        3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài: “Cá vàng bơi”  và đi ra ngoài chơi.

       B. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

       – Rèn kỹ năng cho trẻ chơi ở góc: Xây dựng, tạo hình, âm nhạc.

       – Các góc khác cô bao quát trẻ chơi.

       C. CHƠI NGOÀI TRỜI

       I. Nội dung

       1. Quan sát con chó

       2. TCVĐ: Chó sói xấu tính

       3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời

       II. Tiến hành

       1. Quan sát con chó

 Cho trẻ ra sân dạo chơi vừa đi vừa hát bài“Gà trống, mèo con và cún con ”

– Nhìn xem! Nhìn xem!

– Các con nhìn xem trên sân có con gì?

– Các con có nhận xét gì về con chó?

– Con chó có những gì?

– Đầu chó có gì?

– Mình chó như thế nào?

– Chân chó như thế nào?

– Con chó kêu như thế nào?

– Con chó ăn thức ăn gì?

– Con chó được nuôi ở đâu? Nuôi con chó để làm gì?

– Chó là nhóm gia cầm hay gia súc ?

– Cô gọi hỏi trẻ trả lời cô quan sát động viên, sửa sai cho trẻ và tóm tắt các ý trẻ trả lời.

 * Giáo dục: Trẻ  biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ con vịt  và các con vật nuôi trong gia đình, ăn thêm thịt vịt cung cấp chất đạm cho cơ thể.

       2. TCVĐ: Chó sói xấu tính

       – Luật chơi: Thỏ không được chạm vào Sói. Khi nào Sói mở mắt mới được chạy. Sói chỉ được bắt các con Thỏ không kịp chạy vào chuồng của mình.

– Cách chơi: Cô chuẩn bị một mũ sói, vẽ một vạch chuẩn quy ước là nhà của thỏ. Cô đóng vai Sói, trẻ đóng vai Thỏ.Sói sẽ ngồi ở một góc sân, Thỏ ngồi ở ghế hoặc đứng sau vạch đối diện, cách Sói 1 khoảng từ 3m đến 5m. Trẻ đóng vai thỏ và nhảy đi chơi. Thỏ tiến về nơi Sói đang ngủ và nói: “Ngủ đấy à Sói xấu tính? Hãy vểnh tai lên để nghe chúng tôi hát đây”.
                                                 Bầy thỏ con
                                                 Trên bãi cỏ
                                                 Các chú thỏ
                                                 Nhảy tung tăng
                                                 Rất vui vẻ
                                                 Thỏ nhớ nhé
                                                 Có sói gian
                                                 Đang rình đấy
                                                 Cẩn thận nhé
                                                 Kẻo sói gian
                                                 Tha đi mất.
Khi trẻ đọc hết bài thơ thì Sói bắt đầu đuổi. Thỏ phải lo chạy nhanh về nhà của mình (nơi có sẵn đường vạch). Thỏ nào chạy chậm sẽ bị Sói bắt và phải thế chỗ cho cô để làm Sói. Nếu Sói không bắt được Thỏ nào thì Sói phải nhắm mắt để chơi tiếp. 

– Cho trẻ chơi 3-4 lần. 

3. Chơi tự do đồ chơi trên sân trường

– Cô giới thiệu đồ chơi, phạm vi chơi.

– Giáo dục trẻ trong khi chơi.

– Cho trẻ chơi.

– Cô nhận xét, cho trẻ vệ sinh vào lớp.

        D. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

        I. Nội dung

        1. Ôn vận động bài hát: Cá vàng bơi

2. Tô tranh theo chủ đề

        3. Chơi tự do ở các góc chơi

        II. Tiến hành

        1. Ôn vận động bài hát: Cá vàng bơi

– Sáng nay các con được hát vận động bài hát gì?

– Lớp, tổ, nhóm, cá nhân vận động dưới hình thức thi đua.

  – Động viên, khuyến khích trẻ vận động.

  2. Tô tranh theo chủ đề

– Cô hướng dẫn tô mẫu cho trẻ quan sát.

– Cô chia vở, bút màu cho trẻ.

– Giáo dục trẻ cách cầm bút, cách ngồi.

– Hướng dẫn, giúp đỡ trẻ còn lúng túng.

3. Chơi ở các góc chơi

  – Cô dẫn trẻ đến các góc chơi.

  – Cho trẻ chơi góc mà trẻ thích.

  – Trả trẻ.

E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY       

1. Tình trạng sức khỏe của trẻ

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

2. Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

3. Kiến thức, kỹ năng

Hoạt động học

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

* Chơi, hoạt động ở các góc                     

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

* Chơi ngoài trời

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

———————————————————

Thứ tư ngày 8 tháng 01 năm 2020

 

A. HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

Dán con cá (Mẫu)

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết đặc điểm của con cá như đầu cá, thân cá, đuôi cá.

- Trẻ biết cách dán con cá và biết dùng bút màu vẽ thêm nước.

2. Kỹ năng

- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay của trẻ.

- Rèn kỹ năng dán cho trẻ.

3. Thái độ

- Thông qua nội dung dán con cá, tạo cho trẻ cảm nhận cái đẹp trong mỹ thuật

,

trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình.

– Trẻ biết yêu thương chăm sóc các con vật sống dưới nước, biết bảo vệ nguồn nước.

II. CHUẨN BỊ

- Mẫu của cô.

- Mỗi trẻ một rổ đựng hình con cá, keo bôi.

- Giấy A4.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Gây hứng thú, giới thiệu bài

- Xúm xít, xúm xít

- Cho trẻ hát bài "Cá vàng bơi" từ ngoài vào trong lớp.

- Các con ơi chúng mình đang học chủ đề gì?

- Có bạn nào cho cô biết những con vật sống ở dưới nước có những con gì nhỉ?

- Các con ạ! Hôm nay là sinh nhật của bạn búp bê đấy, bạn ấy nói với cô là rất thích tranh dán con cá, ban ấy muốn nhờ lớp mình làm cho bức tranh để tặng bạn ấy nhân ngày sinh nhật chúng mình có đồng ý không?

2. Nội dung

a. Quan sát tranh mẫu

 - Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?

- Con cá có màu gì?

- Con cá có những đặc điểm gì?

- Phần đầu có gì?

- Phần thân của con cá có gì?

- Có ai nhận xét về đuôi của con cá không?

- Bây gì muốn dán được một bức tranh đẹp các con hãy nhìn lên đây xem cô dán trước nhé.

- Các con nhìn xem trong rổ cô có gì đây?

 - Đây là con gì?

 - Con cá mầu gì? Con cá này cô cát bằng gì?

- Cô sẽ bôi keo vào mặt sau của con cá, cô bôi nhẹ nhàng và bôi đều tay sau đó cô dán vào giữa tờ giấy A3, dán xong cô phiết nhẹ một cái cho nó phẳng.Vậy là cô dán xong con cá rồi, dán xong cá rồi tranh cô còn thiếu gì nữa?

- Giờ cô sẽ dùng bút sáp màu xanh vẽ thêm nước.

- Các con nhìn xem bức tranh của cô có đẹp không? Bây giờ cô mời chúng mình nhẹ nhàng vào chỗ của mình để dán con cá nào.

b. Cho trẻ thực hiện

- Trước khi dán chúng mình phải ngồi như thế nào?

- Cô động viên khuyến khích trẻ dán và nhắc trẻ dán vào giữa tờ giấy.

- Cô đến với từng trẻ và hỏi?

- Con đang làm gì?

- Con đang dán con cá màu gì?

- Con dán vào đâu tờ giấy?

- Dán xong con còn làm gì nữa?

- Trẻ dán xong hỏi trẻ tên bài dạy

c. Trưng bày sản phẩm

- Cho trẻ mang bài lên trưng bày.

- Cho trẻ nhận xét bài của bạn

- Con thích bài của bạn nào?

- Bài của bạn dán như thế nào?

- Vì sao con thích?

- Cô nhận xét chung

3. Kết thúc

- Đã đến giờ sinh nhật bạn búp bê rồi cô con mình mang những bức tranh này đi tặng bạn búp bê nào.

B. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

 – Rèn kĩ năng cho trẻ chơi ở các góc: Xây dựng, góc phân vai.

 + Xây dựng: Xây dựng ao cá.

 + Phân vai: Cửa hàng bách hóa, Quán ăn hải sản

 – Cô bao quát các góc chơi khác.

 C. CHƠI NGOÀI TRỜI

 I. Nội dung

 1. Nhặt lá rụng

 2. TCVĐ: Cáo và thỏ

 II. Tiến hành

 1. Nhặt lá rụng

Cô cho trẻ nhặt lá ở quanh sân trường, mỗi trẻ một loại lá mà trẻ thích, sau đó tập trung lại cô?

- Con nhặt được lá gì? (Hỏi 3-4 trẻ)

- Nó như thế nào?

- Lá có màu gì?

- Cho trẻ chơi theo yêu cầu của cô, khi cô hô “lá vàng” thì ai có lá vàng giơ lên?

- Ai có lá “ màu xanh” thì cầm lá màu xanh giơ lên?

- Các con có biết vì sao lá có màu vàng không?

- Vì sao lá có màu xanh?

- Tại sao lá sần sùi?

- Các con thấy trên sân trường có nhiều lá rụng không?

- Cần làm gì để cho sân trương sạch sẽ?

- Vậy cô con mình cùng làm những cô chú lao công nhặt lá bỏ vào thùng rác nhé

 2. TCVĐ: Cáo và thỏ

– Luật chơi: Mỗi chú thỏ (1 bạn chơi) có một cái hang (1 bạn chơi khác đóng). Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.

– Cách chơi: chọn một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy vừa đọc bài thơ:
“Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất”.

Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, đổi vai chơi cho nhau. Trẻ chơi 5-6 lần.

       D. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

       Nội dung 

       1. LQ bài thơ: Rong và cá

       2. Chơi theo ý thích

 Tiến hành

 1. LQ bài thơ: Rong và cá

       – Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.

        – Cô đọc thơ 2 lần.

+ Cô đọc cho trẻ đọc cùng 3-4 lần.

+ Hỏi trẻ tên bài thơ.

+ Trò chuyện về nội dung bài thơ.

 2. Chơi theo ý thích

        – Cô mời trẻ về các góc chơi.

        + Cô bao quát trẻ chơi.

        – Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

        – Trả trẻ.

E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY       

1. Tình trạng sức khỏe của trẻ

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

2. Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

3. Kiến thức, kỹ năng

Hoạt động học

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

* Chơi, hoạt động ở các góc                     

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

* Chơi ngoài trời

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

———————————————————

Thứ năm ngày 9 tháng 01 năm 2020

 

 A. HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Thơ: Rong và cá

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1. Kiến thức

 – Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ.

 2. Kỹ năng

 –  Hiểu và trả lời câu hỏi của cô. Nói to, rõ ràng. Rèn luyên kỹ năng ghi nhớ có chủ định, chú ý.

 – Trẻ cảm nhận được  nhịp điệu của bài thơ. Biết đọc thơ cùng cô.

 3. Thái độ

 – Giáo dục: trẻ biết lắng nghe và làm theo sự hướng dẩn của cô, biết chăm sóc và bảo vệ các con cá cảnh: Cho cá ăn, nuôi cá vàng để diệt muỗi, bọ gậy, bảo vệ môi trường.

 II. CHUẨN BỊ

 – Tranh minh họa bài thơ.

 –  Bài hát “cá vàng bơi”

III. CÁCH TIẾN HÀNH

 1. Gây hứng thú giới thiệu bài

 – Cho cả lớp hát bài “Cá vàng bơi”

 – Trò chuyện:

 + Các con vừa hát bài hát gì?

 + Bài hát về nói về con gì?

 + Con cá vàng có hình dáng như thế nào?

 + Con cá vàng sống ở đâu?

 + Các con còn biết những con vật gì sống ở dưới nước nữa?

 Cô khái quát: Có nhiều loại đông vật sống dưới nước như: tôm, cua, ốc,…

 * Giáo dục trẻ yêu quý các loại động vật, biết giữ gìn môi trường nước trong sạch để các con vật sống và sinh trưởng.

 2. Nội dung: bài thơ: “Rong và Cá” sáng tác Phạm Hổ

 – Dẫn dắt giới thiệu bài thơ “Rong và Cá” của nhà thơ Phạm Hổ.

 – Đọc thơ cho trẻ nghe:

 + Cô đọc lần1: Cô đọc diễn cảm. Đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, chú ý nhấn mạnh vào một số từ: Rong xanh, đẹp như tơ nhuộm, nhẹ nhàng, cá nhỏ, đuôi đỏ lụa hồng.

 + Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh để trẻ hiểu rõ hơn.

   Giới thiệu nội dung bài thơ: giữa hồ nước trong xanh có đàn cá nhỏ đuôi đỏ lụa hồng đang quẫy đuôi múa như văn công bên cạnh những cô rong xanh mềm mại. Giống như các con quanh bên cô giáo.

   – Cô vừa đọc bài thơ gì?

   – Cô rong xanh sống ở đâu?

   – Cô rong xanh đẹp như thế nào?

   Trích dẫn: “Có cô rong xanh

                    Đẹp như tơ nhuộm

                    Giữa hồ nước trong

                     Nhẹ nhàng uốn lượn”

   – Đàn cá nhỏ sống ở đâu?

   – Đàn cá nhỏ đã làm gì bên cô rong xanh?

     Trích dẫn:       “Một đàn cá nhỏ

                    Đuôi đỏ lụa hồng

                    Quanh cô rong đẹp

                     Múa làm văn công”

  – Đàn cá nhỏ đẹp như thế nào? (đuôi cá có gì?)

  – Cá bơi như thế nào?

  – Các con thấy các chú cá vàng như thế nào?

  * Giải thích từ “tơ”. Tơ là một loại sợi nhỏ mỏng mảnh, mềm mại. Rong xanh cũng mềm mại nhẹ nhàng uốn lượn trong nước giống như  những sợi tơ.

  => Giáo dục trẻ giữ gìn môi trường nước: Không vức rát bừa bãi xuống ao, hồ, bể cá,..để cho cá có môi trường sống trong sạch.

  * Dạy trẻ đọc thơ:

  – Hướng dẫn trẻ đọc thơ:  Đọc nhẹ nhàng thể hiện tình cảm yêu thích cái đẹp của rong và cá.

  – Cho lớp đọc cùng cô 2- 3 lần.

  – Tố, nhóm thi đua.

  – Cá nhân, cả lớp đọc một lần.

  => Chú ý: Sửa sai, sửa giọng cho trẻ. Hướng dẫn động viên trẻ đọc diễn cảm, nhận xét trẻ đọc thơ.

 3. Kết thúc

 – Cô nhận xét, hát “Cá vàng bơi”, chuyển hoạt động.

       B. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

       – Rèn kỹ năng cho trẻ chơi ở góc: Xây dựng, tạo hình, âm nhạc.

       + Xây dựng: Xây dựng ao cá; Xây trại chăn nuôi.

       + Tạo hình: Vẽ, nặn các con vật.

       + Âm nhạc: Hát, nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc những bài về chủ đề thế giới động vật. 

C. CHƠI NGOÀI TRỜI

       I. Nội dung

       1. Quan sát thời tiết

       2. TCDG: Mèo đuổi chuột

       3. Lao động chăm sóc thiên nhiên

 II. Tiến hành

1. Quan sát thời tiết

– Cô cho trẻ quan sát:

 + Nếu nắng:

 – Thì bầu trời như thế nào? (trong xanh)

 – Và có cảm giác như thế nào? (nóng nực, đổ mồ hôi)

 – Khi ra đường thì cần phải làm gì? (độimò)

 – Mặc đồ như thế nào?

 + Nếu mưa:

 – Trước khi mưa thì bầu trời như thế nào? (mây đen kéo đến)

 – Và có cảm giác như thế nào? (lạnh)

 – Khi mưa có khi còn nghe tiếng gì? (sấm sét)

 – Ta nên mặc đồ như thế nào? (áo ấm)

 – Khi đi ngoài mưa thì người ta còn mặc gì?(áo mưa)

 – Dù mưa hay nắng thì ta nên mặc quần áo cho phù hợp với thời tiết, khi mưa lạnh thì mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể còn nắng thì ra đường nhớ đội mò.

      2. TCDG: Mèo đuổi chuột

– Cách chơi: Các con đứng thành vòng tròn rộng và giơ tay lên cao để làm hang. Cô sẽ chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Mèo và chuột sẽ đứng quay lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh “ Đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để chốn mèo. Mèo phải nhanh chân đuổi để bắt chuột. Khi thực hiện trò chơi thì các con đọc lời ca của bài đồng dao “Mèo đuổi chuột”: Khi lời ca kết thúc thì các bạn ngồi thụp xuống để cụp mèo và chuột, lượt chơi kết thúc và sẽ đổi bạn chơi.

Luật chơi: Chuột chạy hang nào thì mèo chạy hang đó nếu mèo không chạy đúng hang của chuột đã chạy thì mèo thua;Khichưa đọc hết bài đồng dao mà mèo bắt được chuột thì chuột thua cuộc; còn khi đã đọc hết bài đồng dao mà mèo không bắt đươc chuột là mèo thua cuộc.Các bạn bị thua cuộc sẽ phải hát một bài hát.

3. Lao động chăm sóc cây xanh

       – Cô giới thiệu với trẻ các loại cây xanh, cây hoa…

       – Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây: nhổ cỏ, tưới nước cho cây, nhặt lá vàng…

       – Cô cho trẻ làm theo từng nhóm.

       – Động viên khuyến khích trẻ tích cực chăm sóc cây.

      D. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

      I. Nội dung

       1. Ôn bài thơ: Rong và cá

       2. Cất dép đúng nơi quy định

       3. Chơi theo ý thích

 Tiến hành

 1. Ôn bài thơ: Rong và cá

       – Hỏi trẻ sáng cô dạy bài thơ gì?

        – Cho trẻ độc dưới nhiều hình thức:

       + Cả lớp.

       + Tổ, nhóm, cá nhân.

 2. Cất dép đúng nơi quy định

       – Cô tạo tình huống bạn không cất dép bị mất dép.

        – Cho trẻ đi quan sát giá để dép, các đôi dép chư­a xếp gọn gàng.

        – Cô làm mẫu cất dép đúng cách, đúng chỗ.

        – Nhắc nhở trẻ khi đi dép xong nhớ cất dép đúng chỗ, cất gọn gàng.

        – Nhận xét, động viên.

        3. Chơi theo ý thích

        – Cô mời trẻ về các góc chơi.

        + Cô bao quát trẻ chơi.

        – Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.      

– Trả trẻ.

E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY       

1. Tình trạng sức khỏe của trẻ

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

2. Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

3. Kiến thức, kỹ năng

Hoạt động học

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

* Chơi, hoạt động ở các góc                     

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

* Chơi ngoài trời

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

———————————————————

Thứ sáu ngày 10 tháng 01 năm 2020

 

A. HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Một số con vật sống dưới nước

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức 

– Trẻ biết được tên gọi và đặc điểm của một số động vật sống dưới nước.

2. Kỹ năng

– Rèn kỹ năng phát âm, phát triển vốn từ của trẻ, phát triển khả năng quan sát một số động vật dưới nước.

3. Thái độ

– Hứng thú trong giờ học, qua đó trẻ yêu quý và bảo vệ các con vật sống dưới nước.

II. CHUẨN BỊ

– Bài giảng trình chiếu.

– Tranh lô tô các con vật tôm , cua, cá.

II. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Gây hứng thú, giới thiệu bài

– Cô cùng các con hát bài “ cá vàng bơi”.

– Các con vừa hát xong bài hát nói về con gì?

– Cá vàng là con vật sống ở đâu?

– Ngoài cá vàng ra các con còn biết con vật nào sống dưới nước nữa?

– À động vật sống dưới nước thì rât nhiều và phong phú nữa. Hôm nay cô cùng các con cùng tìm hiểu và khám phá xem ở dưới nước thì có những con vật nào sinh sống nhé.

2. Nội dung

a. Quan sát hình ảnh con cá

+ Trên màn hình cô có hình ảnh gì đây?

+ Bạn nào có nhận xét về con cá chép

+ Con cá gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

+ Phần đầu gồm những bộ phận nào?

+ Phần thân có gì?

+ Phần đuôi?

+ Thế con cá sống ở đâu?

+ Cá ăn gì?

-> Đây là hình ảnh của con cá, con cá gồm 3 phần, phần đầu, phần thân, phần đuôi, ở phần đầu có mắt, miệng, mang, phần thân có vây, có vấy, phần đuôi có 1 cái đuôi.

+ Cô đố các con cá bơi bằng gì?

+ Cá bơi bằng đuôi thở bằng mang, cá là động vật sống dưới nước.

+ Các con đã được ăn cá bao giờ chưa?

+ Đó là những món nào nhiều?

À Đúng rồi, cá được chế biến rất nhiều món ăn ngon đấy các con ạ, cô cho các con xem một số món ăn được chế biến từ cá nhé.

Giáo dục: ăn cá rất là ngon và bổ, có rất nhiều chất đạm, khi ăn phải có người lớn lấy cho, cá có rất nhiều xương, các con phải biết nhả xương ra, không cẩn thận sẽ bị hóc xương đấy các con ạ.

* Cả lớp lắng nghe cô đọc câu đố nhé.

“Chân gần đầu

Râu gần mắt

Lưng còng co cắp

Mà bơi rất tài”       ( Đó là con gì?)

b. Quan sát hình ảnh con tôm

+ Cô có hình ảnh con gì đây?

+ Con có nhận xét gì về con tôm?

+ Con tôm có những đặc điểm gì?

+ Đó là những phần nào

+ Ở phần đầu có những gì?

+ Thân tôm như thế  nào

+ Đuôi tôm như thế nào?

+ Tôm sống ở đâu?

 Cho trẻ quan sát hình ảnh con tôm

=> Đây là hình ảnh con tôm, tôm có 3 phần đầu, thân, đuôi. Phần đầu có mắt, râu, nhiều chân dài, phần thân có từng đốt và lưng còng và nhiều chân ngắn, và đuôi ngắn. Tôm sống ở dưới nước

+ Các con đã được ăn tôm bao giờ chưa?

+ Đó là những món nào?     

=> Tôm được chế biến thành rất nhiều món ăn các con nhìn lên màn hình đây là các món ăn được chế biến từ tôm. Tôm kho thịt…Thịt tôm có chứa nhiều chất đạm và can xi giúp xương chúng ta cứng cáp và cơ thể chúng ta phát triển khỏe mạnh.

c. Quan sát hình ảnh con cua

Cô đọc câu đố:

“Con gì tám cẳng hai càng

Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời”     ( Đó là con gì?)

Cho trẻ xem hình ảnh con cua

+ Đây là hình ảnh con gì?

+ Các con có nhận xét gì về con cua?

+ Con cua có những đặc điểm gì?

+ Càng cua dùng để làm gì?

+ Mai cua như thế nào?

+ Con cua ăn gì?

+ Cua là con vật sống ở đâu?

=> Cua là con vật sống ở dưới nước cua khác với con vật khác là vận động bò ngang hai càng lớn của cua dùng để gấp kẹp thức ăn đưa vào miệng và còn là vũ khí tự bảo vệ tấn công kẻ thù. Mỗi lần lớn lên của cua phải lột mai cứng ở ngoài lúc đó mai cua rất mềm cua nấp ở trong hang để tránh kẻ thù xem khi dó cua nhịn đói đến khi mai cua cứng trở lại khỏe mạnh mới tiếp tục bò ra ngoài để tìm thức ăn.

+ Các con đã được ăn cua bao giờ chưa?

+ Đó là món nào?

 Cho trẻ xem hình ảnh những món ăn được chế biến từ cua.

– Thịt cua chứa nhiều chất can xi cua được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, mùa hè ăn canh cua rất mát.

* Mở rộng: Ngoài những con vật cô vừa giới thiệu ra con còn biết những con vật nào sống ở dưới nước nữa?

  Cho trẻ xem hình ảnh các con vật sống dưới nước.

* Giáo dục: Để những con vật này được sống chúng mình phải biết bảo vệ không được đánh bắt bừa bãi giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm. Nhưng bên cạnh có một số người không ý thức vứt rác bừa bãi.

Luyện tập:

* Trò chơi: “ Thi xem ai nhanh”

– Cô phát rổ cho trẻ và nói luật chơi, cách chơi.

Lần 1: Cô nói tên con vật

Ví dụ cô nói: Con cá

                      Con tôm

                      Con cua

Lần 2: cô nói đặc trẻ giơ tranh

Ví dụ con có vây, có vẩy

Cho trẻ chơi 2-3 lần.

* Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh

– Luât chơi: Mỗi bạn chỉ được gắn 1 tranh.

– Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đầu tiên đi theo đường hẹp và gắn 1 tranh lô tô lên bảng sau thời gian 2 phút đội nào gắn được nhiều tranh đội đó thắng cuộc.

Cho trẻ chơi 2-3 lần.     

Cô quan sát và kiểm tra nhận xét 2 đội chơi.

3. Kết thúc

Cô nhận xét khen ngợi động viên trẻ.

    B. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

    + Phân vai: Bán hàng, Quán ăn hải sản

    + Xây dựng: Xây dựng ao cá, xây trại chăn nuôi.

+ Âm nhạc: hát, vận động bài hát theo chủ đề.

      C. CHƠI NGOÀI TRỜI

      Nội dung

      1. Quan sát đàn gà

      2. TCVĐ: Bắt chước tạo dáng

      3. Chơi tự do: Chơi với bóng, vòng

Tiến hành

1. Quan sát đàn gà

– Cho trẻ ra sân dạo chơi vừa đi vừa hát bài “Đi đàn gà con”.

– Nhìn xem! Nhìn xem!

– Các con nhìn xem trên sân có con gì?

– Các con có nhận xét gì về con gà?

– Con gà có những gì?

– Đầu gà có gì?

– Mình gà như thế nào?

– Chân gà như thế nào?

– Con gà kêu như thế nào?

– Con gà ăn thức ăn gì?

–  Nuôi con gà để làm gì?

– Gà là nhóm gia cầm hay gia súc ?

Cô khái quát lại:

* Giáo dục: Trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ con gà và các con vật nuôi trong gia đình, ăn thêm thịt gà cung cấp chất đạm cho cơ thể.

      2. Trò chơi vận động: Bắt chước tạo dáng

      – Luật chơi: Trẻ phải đứng ngay lại khi có hiệu lệnh và phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì.

– Cách chơi: Trước khi chơi cô gợi ý cho trẻ nhớ lại một số hình ảnh. Ví dụ như con mèo nằm  như thế nào? con gà mổ thóc thế nào?

Trẻ phải tự nghĩ xem mình sẽ làm con gì để khi nào giáo viên ra hiệu lệnh tạo dáng thì tất cả trẻ tạo dáng theo những hình ảnh mà trẻ đã  chọn sẵn. Cô sẽ hỏi trẻ về kiểu dáng đứng tượng trưng cho con gì và trẻ phải trả lời đúng. Để cho vui, giáo viên cho trẻ chạy tự do trong phòng theo nhịp vỗ tay. Khi trẻ chạy cô để trẻ dừng lại và tạo dáng. Cho trẻ chơi.

 3. Chơi tự do: Chơi với bóng, vòng

– Cô giới thiệu bóng và vòng.

– Giới thiệu cách chơi với bóng và vòng.

      – Cho trẻ chơi theo ý thích vơi bóng và vòng.

Kết thúc

      – Nhận xét, tuyên dương.   

      + Tuyên dương những trẻ ngoan và tích cực trong giờ học.

      + Động viên những trẻ còn nhút nhát lần sau cố gắng hơn.

      – Cho trẻ về lớp vệ sinh sạch sẽ.

      D. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

      I. Nội dung

1. Văn nghệ cuối tuần

2. Chơi tự do

II. Tiến hành

1. Văn nghệ cuối tuần

+ Cô giới thiệu bài hát: Cá vàng bơi. Cả lớp hát, cô hát cùng với trẻ.

+ Cô mời tổ, nhóm, cá nhân hát

+ Cả lớp đọc thơ bài: Rong và cá.

+ Cô mời cá nhân đọc thơ.

2. Chơi tự do

      – Cô mời trẻ về các góc chơi.

      + Cô bao quát trẻ chơi.

      – Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

      – Trả trẻ.

E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY       

1. Tình trạng sức khỏe của trẻ

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

2. Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

3. Kiến thức, kỹ năng

Hoạt động học

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

* Chơi, hoạt động ở các góc                     

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

* Chơi ngoài trời

……………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

 

                                                                             XÉT DUYỆT CỦA TT (TP) CM


các con vật dưới nước, con cá, con cua, con ếch


Cảm ơn các bạn đã xem video: Các con vật, Bé đọc tên cac con vật qua hình ảnh, Bé học con vật
Chúng tôi hy vọng những video này sẽ mang lại cho gia đình bạn rất nhiều niềm vui như chúng tôi đã tạo ra nó. Hãy Thích và Bình luận trên video hoặc đăng ký kênh của tôi.
❤❤ Đăng ký kênh tại đây: https://bit.ly/2Opoule
❤❤ Xem nhiều video thú vị hơn tại https://bit.ly/2Opoule
❤❤ Facebook: https://bit.ly/2JAg2kd
❤❤ twitter: https://bit.ly/2b1Z9Oj

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:(1) cây dừa trần đăng khoa )

Related Articles

Back to top button