Tổng Hợp

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của các quân cờ trong cờ tướng

Chơi cờ tướng là một thú vui giải trí quen thuộc đã tồn tại hàng nghìn năm. Cờ tướng thu hút người chơi không chỉ bới tính chiến thuật và trí tuệ mà còn bởi ý nghĩa của từng quân cờ trên bàn cờ. Trong bài viết hôm nay của Cờ Thủ hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa của từng quân cờ trên bàn nhé!

Quân tướng hay soái

Khác với cờ vua trong cờ tướng quân tướng hay soái chỉ được phép di chuyển trong cung cấm, với 2 quân sĩ và 2 quân tượng canh gác nghiêm ngặt ở 2 bên sẵn sàng hi sinh để bảo vệ. Chính bởi sự bảo vệ nghiêm ngặt đó mà muốn thắng một ván cờ tướng là rất khó dù có liều chết đến tấn công cũng chưa chắc thắng.

Chính vì vậy để tránh tạo ra thế cờ hòa trong luật cờ tướng đưa thêm luật cấm lộ mặt tướng. Theo luật này khi tướng của một bên đã chiếm được một lộ (một hàng dọc trên bàn cờ) rồi thì tướng bên kia không được lộ mặt nhìn trực tiếp vào tướng bên đối diện nếu không muốn thua ngay lập tức. Việc chiếm được lộ cùng luật cấm để lộ mặt tướng đã giúp tướng có thêm vai trò mới như xe, khi có thể uy hiếp tướng đối phương từ sân nhà.

Quân Tướng Trong Cờ Tướng

Cũng nhờ luật lộ mặt tướng mà khi cờ tàn số lượng quân trên bàn còn rất ít, nếu tướng chiếm được một lộ nó kiềm hãm 1/3 số vị trí có thể di chuyển của tướng đối phương khiến tướng đối phương gặp khó khan hơn khi di chuyển. Đặc biệt nếu chiếm được lộ giữa thì tướng đối phương chỉ còn 1/3 số vị trí có thể di chuyển trong cung cấm. Khi đó chỉ cần 1-2 quân tấn công là đã có thể vây hãm tướng đối phương mà kết thúc trận đấu.

Tướng tuy là quân cờ quan trọng nhưng khả năng di chuyển lại bị hạn chế, khả năng chiến đấu gần như là rất yếu ngoại trừ giai đoạn tàn cuộc khi luật cấm lộ mặt tướng khiến nó trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Việc xây dựng hình tượng quân tướng cũng dựa trên thực tế là người chủ soái đôi khi không phải người trực tiếp ra mặt chiến đấu mà là người đứng phía sau chỉ huy toàn quân, càng về tàn cuộc thì vai trò của tướng càng quan trọng khi mọi nước đi đều có thể quyết định kết cục của trận đấu

Quân sĩ

Trong cờ vua quân cờ ở sát với vua là quân hậu tượng trung cho hoàng hậu, nhưng trong cờ tướng do văn hóa phương đông khi phụ nữ không tham gia chính sự nên quân hậu không được phép xuất hiện trên bàn cờ. Thay cho quân hậu trong cờ tướng người xưa thêm vào quân Sỹ với vai trò bảo vệ cho tướng, vì vai trò như vậy nên sỹ cũng chỉ được phép di chuyển trong cung cấm với tất cả 5 vị trí đứng trên 2 đường chéo.

Sĩ được xây dựng dựa trên hình tượng của những vị quân sư trung thành, như 2 cánh tay trái và phải của tướng, luôn ở cạnh hỗ trợ đưa ra quyết sách, chăm sóc và bảo vệ tận tụy cho chủ tướng. Mất đi sĩ là mất đi những sách lược, mất đi linh hồn của trận chiến, đe dọa an nguy của tướng.

Quân Sỹ Trong Cờ Tướng

Dù cũng như tướng là quân cờ có sức chiến đấu không cao nhưng sỹ đặc biệt nguy hiểm khi mất đi nhất là khi đối phương còn đủ 2 xe, các cụ vẫn thường nói khuyết sĩ kị xong xe là vì thế. Thậm chí nhiều người chơi sẵn sàng thí pháo để diệt sĩ. Về tàn cuộc sĩ thường được sử dụng làm ngòi cho pháo chiếu tướng.

Quân tượng

Quân tượng là quân cờ xuất hiện trong cả cờ tướng và cờ vua, cách di chuyển cũng tương đối giống nhau là theo đường chéo. Tuy nhiên tượng trong cờ tướng chỉ di chuyển trong đướng chéo của một hình vuông 4 ô. Quân tượng trong cờ tướng chỉ có thể di chuyển ở sân nhà do đó nó chỉ có thể đứng ở 7 điểm trên bàn cờ. Nếu có một quân cờ chặn ở giữa đường chéo tượng sẽ không thể di chuyển hay còn gọi là bị cản, vị trí cản còn được gọi là mắt Tượng.

Xem thêm :  Cách làm bắp cải xào trứng thơm giòn thơm thích mê

Tượng sẽ không di chuyển được đến vị trí đã nêu nếu có 1 quân đặt tại vị trí giữa của hình vuông 2 ô. Khi đó ta gọi là Tượng bị cản và vị trí cản được gọi là “mắt Tượng”. Tượng cũng giống như sĩ nó được sử dụng nhiều cho việc phòng ngự hơn là tấn công, mất tượng cũng khiến tướng dễ bị uy hiếp hơn

Quân Xe

Quân xe trong cờ vua và cờ tướng tương đối giống nhau khi di chuyển, ăn quân theo trục dọc hoặc ngang và đều xuất trận từ góc ngoài cùng của bàn cờ. Trong cờ tướng và cả cờ vua quân xe luôn được coi là quân cờ có sức tấn công mạnh mẽ nhất. Sử dụng xe tốt người chơi hoàn toàn có thể uy hiếp truy đuổi quân đối phương dồn chúng vào đường cùng hoặc kìm hãm sức mạnh của chúng.

Cách đi và ăn quân của xe hàm chứa một ý nghĩa đẹp cùng một đạo lý thâm sâu. Xe như hình tượng của một người quân từ, một trang nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất tài giỏi chính trực và anh hung. Như một vị thống soái ngoài chiến trường xe luôn tấn công trực diện, thẳng mặt quân thù không bao giờ tập hậu đánh lén phía sau.

Cờ tướng trở thành môn cờ chiến thuật được nhiều người ưa thích bởi khả năng phối hợp đã dạng và biến hóa những quân cờ mạnh yếu khác nhau để cùng hướng tới một mục tiêu chung là chiến thắng trên chiến trường. Trong những quân cờ trên bàn cờ thì xe luôn là lực lượng quân chủ lực với sức mạnh vượt trội, di chuyển nhanh chóng không bị giới hạn, phạm vi tấn công và phòng thủ rộng. Trên mặt trận tấn công không ai mạnh bằng xe, trong mặt trận phòng thủ cũng không có quân cờ nào cơ động bằng xe.

 

Quân Xe Trong Cờ Tướng

Ở khai cuộc nhiệm vụ chính của người chơi là phải triển khai nhanh chóng quân chủ lực, đặc biệt là xe phải ra trận sớm để chiếm lấy những thông lộ chính. Cũng chính vì thế mà từ xưa người chơi cờ đã đúc kết ra câu nói “3 nước xe không xuất, tất sẽ phải thua cờ”. Ở khai cuộc xe có thể di chuyển đến hàng tốt hoặc chiếm 2 trục lộ để phối hợp với pháo và mã. Khi phòng thủ xe nên ở ví trí trên sông để chặn bước tiến của đối phương sang sân mình.

Trong trường hợp thực chiến nếu tấn công mà bắt được sĩ đối phương thì tuyệt không nên đổi xe, nên dùng xe và mã để tấn công tạo sát cục hạ gục đối phương. Trong trường hợp đối phương khuyết tượng thì xe và pháo sẽ là cặp đôi tấn công hoàn hảo. Trong cờ tướng tuyệt đối không để xe ở những khu vực bí bách nhiều quân cản, xe cần thông thoáng để dễ dàng di chuyển trong cả phòng ngự và tấn công.

Trong bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của các quân cờ tướng, sĩ, tượng và xe trong cờ tướng. Trong bài viết hôm nay hãy cùng cothu.vn đi tìm hiểu ý nghĩa của các quân cờ còn lại trên bàn cờ nhé!

 

Quân pháo

Pháo trong cờ tướng có cách di chuyển giống với xe tức là theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Tuy nhiên cách ăn quân của pháo tương đối đặc biệt khi nó phải có một quân làm ngòi ở phía trước. Trong những chiến trường cổ xưa, cửu cung được bảo vệ nghiêm ngặt 24/7 bởi tượng và sĩ cùng với lũy cao hào sâu và với việc tướng của địch luôn ở trong cung thì quả thực rất khó để đột phá. Dẫu mạnh mẽ như xe nhưng khi xuất chiến gặp quân chặn thì cũng đành bó tay. Đây là lúc để pháp thể hiện sức mạnh, pháo có thể tấn công tướng địch từ bất kỳ vị trí nào trên bàn cờ thậm chí là đến cuối trận pháo lùi về cung kết hợp với sĩ làm ngòi để chiếu hết đối phương là cách tấn công thường thấy.

Xem thêm :  Ý nghĩa của hoa anh thảo muộn ( tình yêu thầm lặng)

Với cách ăn quân đặc biệt là cần quân làm ngòi, pháo thể hiện sức mạnh tốt nhất ở khai cuộc và tàn cuộc khi số quân trên bàn còn nhiều, về cuối trận sức mạnh của pháo giảm dần, cũng vì thế mà người chơi cờ hay nói cờ tàn pháo hoàn là vì thế. Cũng vì lý do trên mà số thế cờ khai cuộc dùng pháo chiếm tới 70%, một số thế cờ khai cuộc bằng pháo thường gặp như pháo đầu, thuận pháo hay nghịch pháo/liệt pháo. Thậm chí những người chơi giàu tính hiếu sát còn khai cuộc bằng cách dùng pháo diệt mã.

Thời điểm mới hình thành từ cờ saturanga cờ tướng không có quân pháo vì thực tế lúc đó lực lượng pháo binh chưa được hình thành. Theo các nghiên cứu sử học về cờ tướng thì mãi đến thời đường quân pháo mới được bổ sung vào bàn cờ. Thủa sơ khai pháo chỉ là một loại máy bắn đá dùng để công thành, khi chiết tự chữ pháo thời kỳ đầu người ta thấy chữ thạch nghĩa là đá là vì thế. Mãi đến thời nhà Tống khi thuốc nổ được phát minh và sử dụng cho quân sự chữ pháo mới được viết lại với bộ Hỏa thay vì bộ Thạch ban đầu.

Sự xuất hiện của quân pháo khiến chiến trường trên bàn cờ tướng trở nên cực kỳ náo nhiệt, khi khói lửa xuất hiện mù trời trên khắp bản đồ. Nói không ngoa thì sự xuất hiện của pháo đã nâng tầm cờ tướng lên rất nhiều, khiến nó trở nên độc đáo và khác biệt hơn rất nhiều trò chơi gốc saturanga. Quân pháo cũng tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa cờ tướng và cờ vua. Dù châu âu sau này cũng sử dụng pháo binh nhưng nó lại không được đưa vào trong cờ vua, vì cách bố trí quân của cờ vua rất khó để có thể bố trí thêm một quân cờ mới.

Quân mã

Quân mã trong cờ vua và cờ tướng đều có cách di chuyển rất đặc biệt là đi theo hình chữ L. Tuy nhiên sự sắp xếp quân trong cờ tướng và cờ vua khiến cho sức mạnh của quân mã trong 2 loại cờ khác nhau rất nhiều. Cờ tướng sử dụng các giao điểm để đặt quân khiến chiến trường được mở rộng hơn rất nhiều, tạo nhiều diện tích hơn cho mã tung hoành trên toàn bộ mặt trận. Nếu như giữ cách di chuyển như trong trò chơi saturanga thì mã sẽ trở nên quá mạnh, sức công kích quá lớn, khiến sức mạnh giữa các quân cờ trở nên mất cân bằng.

Quân Mã Trong Cờ Tướng

Chính vì thế mà luật cản của mã đã được đưa thêm vào trong cờ tướng giúp kiềm hãm sức mạnh của mã. Đúng như thực tế cách duy nhất để cản lực lượng kỹ binh trên chiến trường là chèn vào chân ngựa, mã trên cờ tướng sẽ bị cản lại nếu nó bị một quân cờ khác chèn vào chân. Đây cũng là nét tinh tế và thâm sâu của người Trung Hoa xưa khi khéo léo đưa hình ảnh chiến trường thực vào một trò chơi.

Quân Tốt

Xe 10 pháo 7 mã 3 là cách người xưa đánh giá sức mạnh của các quân cờ khi lấy quân tốt làm căn cứ với 1 điểm. Qua câu nói trên cũng thấy sức mạnh to lớn của xe khi một xe có thể khiến cả bàn cờ trao đảo, người xưa nói “nhất xa sát vạn” cũng là vì thế. Những quân tốt ban đầu tuy yếu khi chỉ được đánh giá 1 điểm cho sức mạnh nhưng khi qua sông thì lại hoàn toàn khác. Sức mạnh của tốt qua sông tăng lên đáng kể khi nó có thể di chuyển thêm theo chiều ngang. Đẩy được 2-3 quân tốt sang sông sức uy hiếp sẽ là rất lớn. Cũng chính vì thế mà người xưa đã nhận định nhất tốt độ hà, bán xa chi lực nghĩa là tốt khi qua sông sẽ có sức mạnh bằng 1 nửa quân xe.

Xem thêm :  Top 15 phần mềm vẽ trên máy tính phổ biến

Tốt trong cờ tướng tượng trưng cho lực lượng đông đảo nhất trên chiến trường cổ xưa là bộ binh cũng vì thế mà quân tốt là quân có số lượng đông đảo nhất trong cờ tướng (5 quân). Đơn vị bộ binh nhỏ nhất khi đó là đội ngũ (1 đội năm người) người dẫn đầu gọi là ngũ trưởng, đây chính là lý do mà trong cờ tướng có 5 quân tốt.

Theo như tư tưởng quân sự nền tảng của mình, người Trung Quốc đã thay đổi cách sắp xếp quân trên bàn cờ so với trò chơi gốc saturanga của Ấn Độ. Cụ thể với họ lính tráng là người phải ra nơi biên ải để trấn giữ biên cương nên 5 quân tốt được xắp xếp cách đều nhau sát với biên giới trên bàn cờ là con sông. Cũng vì thế mà trận chiến trong cờ tướng được đẩy lên cao hơn so với cờ vua, bởi trong cờ vua thì các quân cờ được sắp xếp ở 2 hàng cuối cùng của bàn cờ.

Các quân tốt trong cờ tướng ít hơn trong cờ vua lại sắp xếp cách đều nhau giúp cho việc khai cuộc và triển khai quân trở nên thông thoáng hơn rất nhiều khi các quân ở hàng dưới không bị chặn đường. Các trục dọc ở giữa 2 quân tốt giúp cho các quân chủ lực nhanh chóng xuất trận, tấn công ngay sau vài nước đi. Quân tốt trong cờ tướng và cờ vua đều bị giới hạn khi di chuyển mỗi lần 1 ô tuy nhiên trong cờ tướng thì tốt khi đi đến hàng cuối không được phong hậu hay xe. Chính vì thế cần rất cẩn trọng khi đưa tốt đến cuối bàn cờ trong cờ tướng. Tốt đi đến cuối đường bị gọi là tốt lụt vì không thể tiến lên được nữa mà chỉ có thể đi ngang.

Trong cờ tướng, việc thí tốt là rất thường gặp bởi nó là quân cờ yếu nhất trên bàn cờ. Việc làm này cũng là thường gặp trong thực tế chiến trường xưa khi “nhất tướng công thành, vạn cốt khô”. Tuy nhiên cũng chỉ là một quân tốt nếu biết cách dùng thì hoàn toàn có thể làm nên chiến thắng.

Trên đây chúng ta đã cùng cothu.vn game chơi cờ tướng online hay nhất, đi tìm hiểu ý nghĩa của các quân cờ trong cờ tướng. Hãy chờ đón những bài viết hay tiếp theo và đừng quên tham gia đấu trí cờ tướng cùng triệu người chơi khác tại cothu.vn nhé!


Hình xăm con chốt cờ tướng gắn liền với ý nghĩa phong thủy ra sao?


[Huyền Bí TV] Xăm mình không chỉ là bộ môn nghệ thuật cơ thể mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Trong đó hình xăm cờ tướng cũng được khá nhiều người lựa chọn nhưng hình xăm con chốt cờ tướng lại là đại kị của nhiều người. Hãy cùng Huyền Bí TV khám phá về câu chuyện sau bạn nhé!
Channel: https://www.youtube.com/HuyenbiTV?sub_confirmation=1
Fanpage: https://www.facebook.com/NeewsThongtinChonloc
Website: http://TopMangaTV.com
Đừng quên Subcribe, Like và Share để ủng hộ mình nha!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp Tại nhahangcarnaval.com
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button