Tổng Hợp

Thanh tra chuyên ngành là gì? hoạt động thanh tra chuyên ngành?

Bạn đang xem: Thanh tra chuyên ngành là gì? hoạt động thanh tra chuyên ngành? Tại Website nhahangcarnaval.com

Thanh tra chuyên ngành là gì? Hoạt động thanh tra chuyên ngành?

Hiện nay, Thanh tra chuyên ngành được biết đến là hoạt động kiểm tra và giám sát của cơ quan nhà nước đối với một hoặc toàn bộ những hoạt động kinh tế, hành chính, thủ tục….. thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc thanh tra chuyên ngành là một trong những giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình thực thi pháp luật. Vậy thanh tra chuyên ngành là gì? Hoạt động thanh tra chuyên ngành? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải quyết được những vướng mắc này.

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

-Luật Thanh tra năm 2010;

Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

1. Thanh tra chuyên ngành là gì?

Theo cách hiểu thông thường, Thanh tra chuyên ngành được hiểu sơ khai nhất là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Hoạt động thanh tra chuyên ngành  được quy định tại Khoản 3 Luật Thanh tra 2010:  “là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”

Ví dụ: Thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội như:  Trong sau tháng đầu năm 2020, ngành Bảo hiểm xã hội đã thực hiện tốt chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Qua quá trình thanh tra chuyên ngành đó, đã chấn chỉnh những tồn tại, vi phạm và đề ra những biện pháp để các đơn vị kịp thời khắc phục, sửa chữa.

2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành?

2.1. Thẩm quyền ra quyết định của thanh tra chuyên ngành

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành là Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra, trong trường hợp xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở cũng có thể ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch thuộc Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Xem thêm :  15 cách xắn tay áo sơ mi đẹp – độc – chuẩn cho nam và nữ

Xem thêm: Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất thuộc thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất để báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở thì quyết định thanh tra đột xuất được gửi để báo cáo Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra.

Ví dụ: Ngày 03/01/2020, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-BHXH về kế hoạch thanh tra chuyên ngành, thanh tra liên ngành và kiểm tra năm 2020. Theo đó, năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì và phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra liên ngành và thanh tra chuyên ngành tại các tỉnh, thành phố; giao cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, thanh tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị.

2.2. Đối tượng chịu sự thanh tra chuyên ngành

 Theo như quy định của pháp luật thì đối tượng chịu sự thanh tra chuyên ngành kiểm tra đa dạng và phức tạp với sự gia tăng về số lượng các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội đều có các cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế, việc thanh tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật về từng lĩnh vực phải được tiến hành chuyên sâu, do các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện. Tổ chức và hoạt động nó thường do Chính phủ quy định trên cơ sở đề nghị của các bộ, ngành và phụ thuộc vài tính chất, phạm vi, đặc điểm của từng bộ, ngành đó như lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực y tế, tài chính,…

Đối tượng thanh tra chuyên ngành là bất kì cơ quan tổ chức, cá nhân nào thực hiện công việc liên quan đến hoạt động quản lí chuyên môn và trong phạm vi của cơ quan quản lí ngành lĩnh vực chủ yếu là khu vực tư, như: thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra chất lượng mũ bảo hiểm xe máy, thanh tra việc khám chữa bệnh,…. Xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.

Xem thêm :  Mặt dài nên để tóc gì? 15 kiểu tóc cho mặt dài đẹp nhất

2.3. Chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành

Chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành: thuộc ngành lĩnh vực chuyên môn và cơ quan được giao thực hiện  chức năng thanh tra bất kì. Luật thanh tra năm 2010 quy định chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành là thanh tra  bộ, thanh tra sở, thanh tra cục, tổng cục và chi cục thuộc sở.

Thanh tra chuyên  yếu ngành có thể tổ chức đoàn hoặc có thể được thực hiện bởi thanh tra viên độc lập và trên cơ sở sự phân công nhiệm vụ.

Chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra trong phạm vi ngành, lĩnh vực, hoạt động chuyên môn.

2.4. Thời hạn thanh tra của thanh tra chuyên ngành

Đối với thanh tra chuyên ngành:

Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ

+ Đối với đoàn thanh tra: Thanh tra cấp trung ương bao gồm bộ, tổng cục , cục thuộc bộ : tiến hành thanh tra không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày. Cuộc thanh tra chuyên ngành do thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; nhưng không quá 45 ngày.

+Đối với độc lập :Thời hạn thanh tra chuyên ngành  độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc , kể từ ngày tiến hành thanh tra. Gia hạn không quá 5 ngày.

Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:

-Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày;

-Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định.

Như vậy, Hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện việc thanh tra cơ quan, tổ chức, cá nhân không chỉ theo chương trình và kế hoạch hay thanh tra đột xuất mà hoạt động thanh tra chuyên ngành còn được thực hiện thường xuyên nhưng việc thanh tra này chỉ được thực hiên theo số ngày quy định. đối với đoàn thanh tra là 40 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày. đối với việc thanh tra là cá nhân thì thời gian là 05 ngày làm việc , kể từ ngày tiến hành thanh tra. Gia hạn không quá 5 ngày.

Xem thêm :  Chúc mừng bắt đầu tuần 95 cụm từ + hình ảnh / các cụm từ khác

2.5. Phạm vi thanh tra chuyên ngành

Phạm vi thanh tra chuyên ngành luôn bị giới hạn bởi ngành lĩnh vực quản lí chính sách của nhà nước và những quy định pháp luật, các quy định chuyên môn có tính chất kĩ thuật với mục đích hướng tới việc kiểm soát hoạt động, bảo đảm sự chấp hành chính sách, pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức cá nhân, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước bảo đảm sự trật tự, kỷ cương trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong mọi lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Còn hoạt động thanh tra chuyên ngành do các Thanh tra viên, người được giao thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện trong phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn được giao.

Xem thêm: Quy định thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Hoạt động thanh tra chuyên ngành có thể được thực hiện thông qua đoàn thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện. Hoạt động thanh tra theo như quy định của pháp luật thì không chỉ theo chương trình và kế hoạch hay thanh tra đột xuất mà hoạt động thanh tra chuyên ngành còn được thực hiện thường xuyên.

Phạm vi hoạt động thanh tra chuyên ngành là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực, chuyên môn. Ví dụ: hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bảo hiểm xã hội tỉnh sẽ thực hiện việc tiến hành thanh tra cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp quận, huyện. Vậy trong hoạt động thanh tra chuyên ngành thì đối tượng thanh tra ngành được hiểu là cơ quan cùng ngành được hiểu như là cấp dưới của cơ quan tiến hành thực hiện thanh tra.

Như vậy có thể thấy phạm vi hoạt động của thanh tra chuyên ngành thuộc vào sự quản lý của chính sách của nhà nước và những quy định pháp luật về lĩnh vực thanh tra. Hoạt động của thanh tra chuyên ngành được thực hiện bởi các đoàn thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trực tiếp thực hiện đối với  tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực, chuyên môn của thanh tra chuyên ngành. Và việc thanh tra theo quy định của chính sách nhà nước và quy định của pháp luật được thực hiện không chỉ theo chương trình và kế hoạch hay thanh tra đột xuất mà hoạt động thanh tra chuyên ngành còn được thực hiện thường xuyên.


Review ngành công nghê thông tin "có tâm", học cntt ra trường làm gì | cntt mức lương như thế nào?


nguoiyeumoi congnghethongtin cntt
Review ngành công nghê thông tin \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button