Tổng Hợp

Chùa phước hải – tiền giang

chùa phước hải nằm trong một con hẻm nhỏ tại ấp Rẩy, thị trấn Tân Hiệp có diện tích 2200 m2. Những năm đầu thành lập, chùa bị ngập nước, các công trình xây dựng thô sơ, khiêm tốn, chánh điện nhỏ hẹp. 

 

Chùa Phước Hải có từ năm 1927 do Hòa thượng Huỳnh Chiêu thuộc hệ phái Bắc tông trụ trì. Trong thời Pháp nạn, Hòa thượng viên tịch nên chùa không còn hoạt động. Đến khoảng thời gian những năm 1960, phật tử ở quận 3, tại Sài Gòn đến chùa Kỳ Viên thỉnh ngài Bửu Chơn về nhận chùa để cho chùa được sinh hoạt như trước. Hòa thượng Bửu Chơn cử Hòa thượng Ẩn Lâm về quản lý vì Hòa thượng Ẩn Lâm quê tại Cai Lậy – Tiền Giang.

Chùa Phước Hải có từ năm 1927 do Hòa thượng Huỳnh Chiêu thuộc hệ phái Bắc tông trụ trì. Trong thời Pháp nạn, Hòa thượng viên tịch nên chùa không còn hoạt động. Đến khoảng thời gian những năm 1960, phật tử ở quận 3, tại Sài Gòn đến chùa Kỳ Viên thỉnh ngài Bửu Chơn về nhận chùa để cho chùa được sinh hoạt như trước. Hòa thượng Bửu Chơn cử Hòa thượng Ẩn Lâm về quản lý vì Hòa thượng Ẩn Lâm quê tại Cai Lậy – Tiền Giang.

Khoảng năm 1970, Hòa thượng Ẩn Lâm về lại Sài Gòn công tác phật sự nên cử Đại đức Thích Huệ Chơn (em của Hòa thượng Thích Pháp Lạc) về trụ xứ tại đây. Trong khoảng thời gian này có Sa di Thiện Tâm (nay là Hòa thượng Thích Thiện Tâm trụ trì chùa Phổ Minh), Sa di Hộ Chơn (nay là trụ trì chùa Bửu Thắng) ở tại đây tu học. Khi hòa bình lập lại, các vị Sa di trở về Sài Gòn tu học. Tại chùa chỉ còn một mình ngài Huệ Chơn ở lại tu học. Lúc này, ngài đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn tinh tấn ôm bát khất thực mỗi ngày. Điều kiện sống lúc này rất khó khăn, chùa không có điện nên phải thắp đèn cầy, đèn dầu, phải xuống ao xách nước về sinh hoạt, đi đâu thì đi bộ, đầu trần chân đất trên các nẻo đường với cây dù đơn sơ.

Xem thêm :  Tương lai không xa: du lịch vũ trụ từ cảng ở việt nam khiến cả thế giới "mê mẩn"?

 

Năm 1978, Đại đức Thích Huệ Chơn viên tịch. Chư tăng và phật tử chôn nhục thể cùa ngài tại bảo tháp nằm trong khuôn viên chùa. Hòa thượng Thích Pháp Lạc có cử các vị sư khác lên nhưng do thủ tục liên quan đến hộ khẩu nên các sư không ở lại chùa được. Kể từ thời gian này, chùa thuộc sự quản lý của nhà nước.

Đến năm 1990, Hòa thượng Thích Pháp Lạc làm hồ sơ xin lại chùa. Được sự chấp thuận và giúp đỡ của Trung ương, chính quyền các cấp, năm 1996, chùa chính thức do các nhà sư hệ phái Nam tông quản lý. Ngày 22/10/1996, Đại đức Giác Ngộ về tu học và quản lý tại đây.

Năm 1998 – 2001, Đại đức Thích Chánh Thọ về trụ trì chùa được 2 năm rồi dời đi.

Năm 2001 đến nay, Đại đức Thích Pháp Ngộ trụ trì và hướng dẫn tăng, ni, phật tử sinh hoạt theo giáo lý của nhà Phật.

 

 

 

 

Chùa Phước Hải nằm trong một con hẻm nhỏ tại ấp Rẩy, thị trấn Tân Hiệp có diện tích 2200 m2. Những năm đầu thành lập, chùa bị ngập nước, các công trình xây dựng thô sơ, khiêm tốn, chánh điện nhỏ hẹp.

Năm 2013, chùa được trùng tu và xây dựng chính điện mới khang trang hơn theo kiểu kiến trúc Thái Lan. Trong khuôn viên chùa có tháp cốt thờ Đại đức Huệ Chơn và các Phật cảnh như: Phật ban phước, Phật chuyển Pháp luân, Bồ tát thành đạo, chư tăng đi bát…

Xem thêm :  Top 6 gợi ý môi thâm nên dùng son màu gì tốt nhất năm 2022

 

 

 

 

 

Phước Hải là một ngôi chùa nhỏ và đang còn trong quá trình xây dựng cho hoàn thiện nhưng tại đây vẫn thường xuyên tổ chức các ngày lễ truyền thống như lễ cầu an đầu năm vào Rằm tháng Giêng, lễ Phật đản, dâng y Kaṭhina. Đại đức Pháp Ngộ chưa ấn định ngày cụ thể truyền thống cho các ngày lễ mà còn tùy duyên do thí chủ chọn ngày. Sau này, khi đã hoàn thiện các công trình và kết giới sīmā, nhà chùa sẽ xắp xếp hoạt động định kỳ theo ngày ấn định để tạo thuận lợi hơn cho phật tử đến sinh hoạt.

Địa chỉ: số 

261/4 ấp Rẩy, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. ĐT: 073 831 066. Trụ trì: Đại đức Pháp Ngộ.

Nguồn: http://phatgiaonguyenthuy.com/news-5250/Chua-Phuoc-Hai-Tien-Giang.html


Chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng linh thiêng tại Sài Gòn (Chùa Phước Hải)


❔ What about this video: Chùa Ngọc Hoàng là tên thường gọi của Điện Ngọc Hoàng , tên chữ là Phước Hải Tự.
Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, Quận 1, TP. HCM
Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20.
Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button