Tổng Hợp

Bảng dự trù chi phí đám cưới 2020 [download excel]

chi phí đám cưới luôn là vấn đề mà các cặp vợ chồng sắp cưới quan tâm. Ngay khi quyết định kết hôn, bạn nên bắt đầu chuẩn bị thật kỹ ngân sách cho ngày vui trọng đại của mình. Vậy một đám cưới cơ bản cần khoảng bao nhiêu tiền? Đây là thời điểm thích hợp để bạn cùng với người bạn đời tìm câu trả lời thông qua bài viết sau.

Chi phí đám cưới cơ bản bao gồm những gì?

Đám cưới được tổ chức khác nhau tùy theo mong muốn của các cặp đôi cũng như phong tục cưới xin ở mỗi vùng. Tuy nhiên, nhìn chung chi phí đám cưới cơ bản trọn gói gồm những mục sau:

1. Chuẩn bị trước đám cưới:

  • Chi phí chụp ảnh cưới

chi phí đám cưới - chi phí chụp ảnh cưới

Mức phí tùy thuộc vào việc bạn chọn hình thức chụp ảnh cưới trong studio hay ngoài trời. Nếu như bạn chọn hình thức chụp trong studio thì giá chụp trung bình vào khoảng 3-6 triệu đồng. Còn với chụp ảnh ngoài trời thì chi phí chụp ảnh lớn hơn khá nhiều. Trung bình, khoảng 6-10 triệu đồng là số tiền mà các cặp đôi phải bỏ ra để sở hữu một album ảnh cưới ngoài trời. Giá này cũng tùy thuộc vào địa điểm bạn chọn mà bộ ảnh cưới ngoại cảnh có thể lên giá tới 50-60 triệu đồng.

  • Tiền in thiệp cưới

Chi phí in thiệp cưới được quyết định bởi nhiều yếu tố như mẫu mã, kích thước, chất liệu, trang trí…. Trung bình, một chiếc thiệp cưới có giá trong khoảng 6-8 nghìn đồng/thiệp. Với những đám cưới sang trọng, một chiếc thiệp cưới có thể lên đến 50 nghìn đồng. Một đám cưới thông thường khoảng 100 khách, tương đương từ 600.000 – 5 triệu đồng chi phí cho tiền in thiệp cưới.

  • Tiền nhẫn cưới và trang sức

chi phí đám cưới - chi phí trang sức cưới

Bộ trang sức cưới có lẽ là một trong các yếu tố tốn nhiều chi phí nhất trong một buổi tiệc cưới. Cụ thể, nhẫn cưới trên thị trường có giá trong khoảng từ 4–20 triệu đồng tùy chất liệu. Dây chuyền hoặc kiềng vàng có giá trung bình từ 9–30 triệu đồng tùy vào kiểu dáng và độ tinh xảo. Bông tai cưới có giá dao động từ 1.5–8 triệu đồng và cuối cùng lắc hay vòng tay có giá khoảng 5 – 13 triệu đồng.

Tóm lại, tổng chi phí cho một bộ trang sức cưới ít nhất gần 20 triệu đồng và cao nhất là 70 triệu đồng.

2. Lễ gia tiên:

  • Trang trí lễ gia tiên

chi phí đám cưới - chi phí trang trí lễ gia tiên

Lễ gia tiên là một phong tục đám cưới quan trọng trong văn hóa kết hôn của người Việt Nam. Lễ gia tiên thường được tổ chức tại nhà của cô dâu và chú rể, bằng cách chú rể vào đúng ngày lành tháng tốt sẽ qua nhà cô dâu thắp hương lên bàn thờ tổ tiên và “rước dâu” về nhà mình, xem như là ra mắt tổ tiên hai bên và trở thành người một nhà.

Chính vì thế, nhà cô dâu và chú rể thường tập trung trang trí lại nhà cửa thật trang hoàng, lộng lẫy khác với ngày thường để ăn mừng. Cách bày trí thường tập trung vào việc trang trí bàn thờ tổ tiên, mâm quả, bày bàn ghế cho hai họ,… Hiện nay có nhiều nơi cung cấp dịch vụ trang trí lễ gia tiên, bao gồm trong nhà và cả cổng chào ngay cửa ra vào. Chi phí cho dịch vụ này dao động từ 5 – 10 triệu đồng/gói dịch vụ.

  • Tráp cưới
Xem thêm :  #1 [hướng dẫn] 9+ cách làm pate cho mèo ngay tại nhà

chi phí đám cưới - chi phí tráp cưới

Tráp cưới trong lễ gia tiên phổ biến nhất nước ta hiện nay là tráp cưới 7 món, gồm: 1 tráp cau, 1 tráp rượu thuốc, 1 tráp chè, 1 tráp mứt hạt sen, 1 tráp bánh cốm, 1 tráp bánh Phu Thê và 1 tráp hoa quả kết nghệ thuật.

Hiện nay có rất nhiều đơn vị trên thị trường cung cấp dịch vụ đặt tráp với nhiều mức giá khác nhau. Tùy theo nhu cầu và khả năng kinh tế mà bạn có thể lựa chọn tráp cưới cho phù hợp. Thông thường, mức giá cho 7 tráp trong khoảng từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

  • Tiền thách cưới

Tiền thách cưới còn được gọi là lễ đen hay dẫn cưới tùy theo từng vùng miền. Tiền thách cưới này sẽ được sử dụng vào ngày đám hỏi, được coi là lời cảm ơn của nhà trai gửi đến nhà gái vì đã có công sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu. Tiền lễ này còn mang ý nghĩa như là nhà trai góp một phần tiền vào việc chăm lo cho cô dâu trước ngày thành hôn.

Tùy theo điều kiện kinh tế của nhà trai mà số tiền thách cưới cũng khác nhau. Trung bình số tiền sẽ được thách khoảng từ 10-50 triệu đồng tùy từng vùng miền. Nếu nhà trai không quá khá giả về điều kiện thì số tiền này có thể dưới 10 triệu đồng.

  • Tiền thuê xe di chuyển

chi phí đám cưới - chi phí xe cưới

Trước khi lựa chọn dịch vụ thuê xe cưới, bạn nên tìm hiểu và dự toán khoảng giá nhất định mình cần bỏ ra. Đây là công đoạn quan trọng giúp bạn tránh tình trạng thâm hụt ngân sách dùng cho ngày cưới vì không dự trù trước.

Hiện nay có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu của phương tiện cho thuê làm xe cưới trong hôn lễ. Vì vậy mà mức giá bỏ ra là không giống nhau tùy theo mong muốn và thẩm mỹ của bạn. Nếu bạn muốn thuê siêu xe hạng sang, bạn cần dự trù ít nhất 5 triệu đồng cho ngân sách của mình. Nếu bạn chỉ muốn thuê một chiếc xe bình thường, mức giá 1-3 triệu đồng là đủ dành cho bạn.

  • Chi phí trang điểm 

Tương tự các dịch vụ khác trong đám cưới, hiện có rất nhiều dịch vụ trang điểm cô dâu – chú rể với nhiều giá cả khác nhau. Trung bình chi phí trang điểm rơi vào khoảng 800.000 – 3 triệu đồng cho cả ngày, từ lễ gia tiên đến lễ chính.

3. Trong tiệc cưới:

  • Váy cưới – Vest cưới

Đối với một vài cô dâu, họ sẽ muốn có chiếc váy cưới của riêng mình để đánh dấu ngày trọng đại trong đời người này thay vì thuê váy cưới. Khác với những chiếc váy khác, váy cưới được thiết kế cầu kỳ và sang trọng hơn. Đồng thời, nhờ vào ý nghĩa đặc biệt của chiếc váy cưới, nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để sở hữu. Một chiếc váy có phổ giá khá rộng, có thể từ 2 triệu – 100 triệu đồng, tùy vào yêu cầu của cô dâu. Tuy nhiên, nếu bạn thuê váy cưới thì chi phí này sẽ rẻ hơn rất nhiều. Dòng váy cao cấp trên thị trường có giá thuê từ 5 – 10 triệu đồng. Những dòng váy thường chỉ có giá từ 500.000 – 2 triệu đồng.

Xem thêm :  Tổng hợp dạng bài toán tư duy lớp 3 đầy đủ nhất

Vest của chú rể cũng rơi vào khoảng giá tương tự, từ 500.000 – 3 triệu đồng khi thuê bộ vest cả áo, quần và cà-vạt, 3 – 50 triệu đồng khi mua đầy đủ bộ vest cưới. Dù váy cưới cho cô dâu không có tính ứng dụng trong ngày thường nhưng vest chú rể lại có thể được dùng trong nhiều dịp quan trọng khác như hội họp, đám tiệc,… nên nếu trong khả năng tài chính, các chú rể có thể cân nhắc đầu tư một bộ vest chỉn chu, vừa vặn thay vì thuê ngoài.

  • Tiền tổ chức tiệc cưới

chi phí đám cưới - chi phí tiệc cưới

Đây chắc chắn là khoản chi phí lớn nhất trong bất kỳ đám cưới nào. Tùy theo nhà hàng bạn chọn, cũng như đặt bao nhiêu bàn tiệc sẽ cho ra những khoản phí khác nhau. Thông thường, chi phí tiệc cưới sẽ được tính theo số lượng bàn. Nhà hàng sẽ cung cấp các gói khác nhau theo nhu cầu của khách hàng, có giá từ 1 – 5 triệu đồng/bàn 10 người.

Trung bình, bạn sẽ cần số tiền từ 40-100 triệu đồng dành cho một tiệc cưới với khoảng từ 30 – 40 bàn. Ngoài ra, nếu bạn quyết định tổ chức 2 tiệc cưới riêng biệt ở nhà trai và nhà gái thì số tiền này còn có thể tăng lên rất nhiều. Một lưu ý là bạn nên đặt thêm khoảng 5 bàn dự phòng đổ lại, phòng trường hợp khách dự tiệc đến đông hơn dự kiến.

  • Chi phí chụp ảnh lễ gia tiên và tiệc cưới

Thông thường khi tìm dịch vụ chụp ảnh cưới, họ sẽ luôn cung cấp các gói quay chụp phóng sự cưới “trọn gói” từ ảnh đám hỏi, làm lễ gia tiên cho đến ảnh tiệc cưới và in thành album (giới hạn số lượng ảnh) có giá dao động từ 8 – 15 triệu đồng/gói.

Nếu bạn chỉ chọn một trong hai dịch vụ là quay hay chụp phóng sự cưới phong cách hiện đại thì giá sẽ rẻ hơn. Điều này tùy thuộc vào nhu cầu của cô dâu chú rể trong việc lưu giữ khoảnh khắc ngày đặc biệt này.

Như vậy, để tổng kết lại, những chi phí cơ bản cho một đám cưới bao gồm:

chi phí đám cưới

Các cách tiết kiệm chi phí đám cưới

  • Lập dự trù kinh phí cho đám cưới theo khả năng kinh tế của vợ chồng

Dự trù chi phí đám cưới là một việc vô cùng quan trọng mà các cặp vợ chồng trước khi cưới nào cũng phải thực hiện nếu muốn có một lễ cưới vẹn toàn. Nếu không tính toán cụ thể, chi phí cưới của bạn có thể tăng cao ngoài ý muốn, trong khi buổi tiệc đám cưới không diễn ra như mong đợi.

Để đảm bảo có chi phí đám cưới tiết kiệm, hợp lý, các cặp đôi nên lập bảng dự trù kinh phí dựa vào khả năng tài chính của 2 bạn. Việc cân bằng các khoản chi tiêu là vô cùng cần thiết vì 2 bạn còn phải chuẩn bị cho cuộc sống có con cái trong tương lai sau này.

  • Nên mời những vị khách thực sự thân thiết đến dự

chi phí đám cưới

Đám cưới là dịp cô dâu chú rể nhận những lời chúc phúc và lễ quà từ người thân và bạn bè. Nhiều cặp đôi cố gắng mời thật nhiều người bởi họ muốn có một đám cưới thật long trọng.

Tuy nhiên, việc mời quá nhiều sẽ khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cho các bàn tiệc và tạo nên những khoản trả nợ sau này. Mặt khác, những người không quá thân thiết tham dự tiệc cưới của bạn đôi khi sẽ cảm thấy khó xử. Và bản thân bạn cũng sẽ chịu nhiều thiệt thòi về tài chính trong trường hợp họ không đến dự.

  • Lễ và tiệc cùng một nơi – tại sao không?
Xem thêm :  Nốt ruồi ở ngón chân út tiết lộ điều gì?

Tùy vào phong tục mỗi vùng miền hay tôn giáo mà sẽ có những tập tục tổ chức đám cưới khác nhau. Theo chia sẻ của nhiều cặp đôi, họ sẽ tổ chức tiệc và lễ ở cùng một nơi nhằm tiết kiệm đáng kể chi phí thuê địa điểm, di chuyển hay trang điểm. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp khách mời thuận tiện hơn để tham dự buổi tiệc.

  • Ưu tiên đặt bàn tiệc 12 chỗ ngồi

chi phí đám cưới - bàn tiệc cưới

Một mẹo nhỏ dành cho các cặp đôi chuẩn bị tổ chức đám cưới là hãy cân nhắc đặt bàn tiệc có 12 chỗ ngồi. Dù cho số lượng khách mời của bạn đông hơn so với dự kiến, bữa tiệc vẫn sẽ đông vui mà vẫn nằm trong khoản ngân sách dự kiến với chiếc bàn tiệc 12 người ngồi này.

  • Tham khảo nhiều nơi tổ chức tiệc cưới khác nhau

Cuối cùng, các bạn nên tham khảo nhiều nơi tổ chức tiệc cưới khác nhau để so sánh và lựa chọn nơi ưng ý nhất. Các bạn có thể so sánh dựa trên những yếu tố sau: địa điểm có thuận tiện giao thông, mức giá, sức chứa của sảnh tiệc, những dịch vụ trong chi phí, số lượng nhân viên phục vụ, thực đơn… Hiện nay, hầu hết các nhà hàng tiệc cưới đều cho khách hàng được ăn thử thực đơn tự chọn dành cho 10 người trước khi quyết định. Cô dâu, chú rể nên tận dụng cơ hội này để xem xét kỹ chất lượng nhà hàng nhé.

Đặc biệt, trong mùa cưới (từ tháng 9 năm nay đến tháng 4 năm sau), nhiều nhà hàng có cung cấp các gói ưu đãi tốt như tặng phòng tân hôn cao cấp ngay tại nhà hàng – khách sạn, tặng thêm bàn tiệc, tặng thêm thức uống thay thế (thông thường giá bia sẽ đắt hơn giá nước ngọt, nước suối),… Đây cũng là một trong những yếu tố đáng cân nhắc khi chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới.

Trên đây là những thông tin cho các cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn có thể lập một bảng hoạch định chi phí cưới tiết kiệm, hợp lý. Việc dự trù chi phí đám cưới cũng quan trọng không kém những công việc khác, bởi nó sẽ quyết định rất nhiều đến khả năng tài chính của gia đình bạn sau hôn nhân. Chúc bạn dự trù chi phí đám cưới thật hiệu quả.


10 cách giảm chi phí khi tổ chức đám cưới


❤️ Trong video này là 10 cách giảm chi phí khi tổ chức đám cưới để cưới xong hai vợ chồng không phải ăn mì gói nửa năm. Xin hết.
❤️ ĐỪNG QUÊN KẾT NỐI VỚI MÌNH NHA:\r
MÌNH LÀ GIANG VÀ MÌNH GHI LẠI HÀNH TRÌNH BƯỚC VÀO THẾ GIỚI NGƯỜI LỚN https://giangoi.com/\r
GIANG ƠI RADIO https://soundcloud.com/giangoi \r
FACEBOOK https://www.facebook.com/giangoivlog\r
INSTAGRAM https://www.instagram.com/giangoivlog\r
\r
❤️ Hãy giúp mình làm Việt Sub để giúp các bạn khiếm thính xem video của mình bằng cách nhấn https://goo.gl/MyAgVc

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button