Tổng Hợp

Cách trồng nho trong thùng xốp – dễ chăm, nhiều trái và lưu ý

Nho luôn nổi tiếng là một loại quả ngon, giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt được nhiều người yêu thích. Chính vì thế nhiều người tự trồng cho gia đình mình một giàn nho để có được một loại quả ngon, sạch.

Tuy nhiên, trồng chúng thì dễ nhưng để cây nho sai quả, ít sâu bệnh thì không phải ai cũng biết. Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng mình để biết được cách trồng nho đạt hiệu quả cao ngay tại nhà nhé!

1. Chuẩn bị trước khi trồng nho

Thời vụ trồng

Nếu trồng nho tại nhà thì bạn có thể bắt đầu vào bất cứ khi nào. Chỉ cần bạn biết được kỹ thuật chăm sóc để cho quả to và ngọt là được. Ngược lại, nếu bạn trồng nho với ý định kinh doanh nhỏ thì nên bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 hằng năm.

Lựa chọn giống

Trên thị trường bạn có thể bắt gặp rất nhiều giống nho khác nhau. Giống nho hay thấy nhất là nho tím, nho xanh,… Dù chọn bất cứ giống nho nào thì đều sẽ cho ra những trai to và ngọt.

Chuẩn bị đất trồng nho

Cây nho không quá khó tính trên đất trồng. Chúng có thể trồng được trên đất thịt, đất cát hay thậm chí cả vùng đất đồi sỏi. Nhưng để có được những cây nho sai trái, đạt năng suất tốt nhất thì nên trồng trên đất phù sa ven sông. Đây là loại đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và dễ thoát nước.

Đất trồng nho cần có độ pH từ 6 tới 7. Tuy nhiên, đối với những vùng đất có độ pH dưới 6 muốn trồng nho, bạn chỉ cần bón thêm một lớp vôi bột.

xem thêm : cách trồng gừng

Điều kiện khí hậu, ánh sáng

– Nho là một loại cây ưa ánh sáng. Vì thế để thuận lợi cho quá trình đơm hoa kết trái của nho thì bạn nên trồng ở những nơi có điều kiện ánh sáng tốt.

– Nho rất ưa khô, không mưa nhiều. Nếu thời điểm trồng nho mưa nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới việc ra hoa, kết quả và là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát triển.

– Cây nho ưa sáng hoàn toàn, nơi có khí hậu khô, mưa ít. Nếu địa điểm trồng nho thường xuyên mưa nhiều sẽ khiến hoa và quả dễ rụng, nấm bệnh phát triển.

Xem thêm :

2. Kỹ thuật trồng nho tại nhà nhanh thu hoạch

Kỹ thuật trồng nho tại nhà đòi hỏi người trồng phải thật chú ý. Nếu diện tích đất hẹp, nho cần được trồng trong chậu có độ sâu 60cm và đường kính từ 50cm trở lên. Bạn không nên trồng nho ngay trên đất mới, mà cần bón thêm phân hữu cơ để cây có đủ dinh dưỡng phát triển (khoảng 8-10kg một gốc).

Sau khi trồng nho xong, bạn cần lập tức làm giàn leo cho cây. Giàn leo ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển của cây. Giàn leo sẽ giúp gốc cây vững chắc, hứng được nhiều ánh nắng để phát triển. Do đó, sự lựa chọn tốt nhất là nên trồng nho trên sân thượng, nơi mát mẻ, nhiều ánh nắng.

3. Kỹ thuật chăm sóc cây nho

Tưới nước đúng cách

Nho thuộc loại thích nước. Nghĩa là chúng cần rất nhiều nước để phát triển. Tuy vậy, nếu quá nhiều nước sẽ khiến rễ cây khó trao đổi oxi, ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Có thể nói, nước tưới chính là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của cả giàn nho. Bạn cần chú ý đến thời tiết và nhiệt độ để điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp.

Làm giàn cho nho

– Giàn nho nên có độ cao từ 1.8 đến 2m để tiện cho việc đi lại chăm sóc.

Xem thêm :  Cách làm bánh đúc lá dứa xanh mát mắt

– Sau khi làm giàn xong, bạn cần chọn ngọn khỏe nhất buộc lên giàn để ngọn có thể leo lên phát triển. Những ngọn, cành khác cần được cắt bỏ.

– Khi thấy ngọn đã leo cao hơn giàn khoảng 20 đến 30cm thì tiến hành cắt bỏ thân chính. Nghĩa là bạn cần cắt bỏ vị trí phía dưới tàn. Việc này sẽ giúp cây ra nhiều cành hơn, gọi là cành cấp 1.

– Tùy vào giống mà mỗi cây nho bạn chỉ nên để 2 đến 4 cành cấp 1 phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài 0,8 đến 1m thì tiến hành cắt bỏ ngọn để cây mọc cành cấp 2 (cành quả). Tùy theo giống hay mật độ trồng mà mỗi cành cấp 1 bạn giữ lại 10 đến 20 cành quả.

– Các cành cấp 1 và cấp 2 sau khi giữ lại cần được buộc chặt vào giàn để tránh gió làm rách lạ, rụng mắt. Hay hơn hết là để tránh các cành đè lên nhau.

– Dây sử dụng để buộc các cành vào giàn nên là các dây có khả năng tự phân hủy như bẹ chuối ,..

Xem thêm: cách chăm sóc cây tía tô

Hướng dẫn tỉa cảnh

Đây là một kỹ thuật quan trọng trong trồng nho. Do cây ra quả ở các cành con, nên dù bạn không cắt tỉa cành thì cây vẫn đậu trái. Nhưng chùm nho khi đậu nhỏ, năng suất không cao.

Việc cắt tỉa cành là để giữ lại các cành quả to khỏe, để cho chúng phân bố đều về các hướng, tiện cho việc chăm sóc. Đồng thời những cành này cũng hứng được nhiều ánh sáng nhất.

Do đặc thù nên ở nước ta khi trồng nho bạn có thể cắt tỉa cành bất cứ khi nào. Nhưng cần nên tránh cắt tỉa cành khi quả đã lớn và chín hay thời điểm mưa gió nhiều. Ở Ninh Thuận, người ta thường cắt cành 3 lần để có được 3 vụ quả năng suất.

  • Vào vụ đông xuân nên cắt cành từ tháng 12 đến tháng 1. Đây là lúc thời tiết mát mẻ, khô ráo nên sẽ cho ra vụ quả chất lượng và năng suất nhất.
  • Đến vụ hè thu, thời điểm thích hợp để tỉa cành là từ tháng 4 đến tháng 5. Vụ này sản lượng và chất lượng quả cũng tương đối cao. Nhưng do khí hậu nóng nên hoa khi ra dễ bị héo.
  • Vụ thu đông cần được cắt cành từ tháng 9 đến tháng 10. Thời điểm này mưa gió nhiều, nấm bệnh phát triển mạnh nên năng suất và chất lượng thấp. Có đôi khi còn mất trắng.

Sâu bệnh hại cây nho

– Nếu gặp trường hợp ngọn cây bị héo, lá co lại, quả thi nhỏ và nứt thì đây là việc cây nho đang bị rầy, rệp sáp tấn công. Cần dùng Supracide 40 EC  để diệt trừ.

– Nếu thấy cây có những đốm màu vàng xanh bao phủ khắp thân cây như một lớp bột màu trắng thì cây đang bị bệnh phấn trắng. Bạn nên phun Topsin M 0,075-0,1% và rắc vôi bột cho cây.

– Khi cây ra chồi mới, nhện đỏ sẽ hút nhựa khiến chồi chết khô. Nên dùng DC-Tron Plus 98,8EC  để tiêu diệt.

4. Phương pháp nhân giống nho

Nhân giống nho chủ yếu được thực hiện bằng 3 cách: chiết cành, cắm, ghép.

Đối với phương pháp cắm cành cần thực hiện:

Bước 1: Cần chọn cành ở những gốc cây khỏe mạnh, không sâu bệnh để cho ra được quả tốt.

Bước 2: Chọn cành nho ở vị trí chân cành có đường kính bằng đầu đũa. Cành nho chọn cần có chiều dài khoảng 20cm và có 3 mắt lộc.

Bước 3: Buộc cành nho lại với nhau sau cho chân cành cùng hướng về 1 phía.

Bước 4: Dùng nilon để cuốn mùn cưa ẩm quanh chân cành. Sau đó, đặt chúng vào nơi có bóng râm nhẹ.

Xem thêm :  Ngày tam nương 2022 là ngày nào? mưu đại sự nhớ tránh ngày hung

Bước 5: Sau 2 tuần thì cắm số cành nho vào trong bịch. Trong bịch có chứa cát, phân, mùn và đất. Tất cả đều chia theo tỷ lệ 1:1:1:1. Sau khi cắm vào bịch cần được tưới nước giữ ẩm. 1 tháng sau thì có thể mang ra trồng.

Đối với phương pháp chiết

Phương pháp này chỉ nên thực hiện khi trong vườn có cây chết. Nếu lúc này bạn sử dụng phương pháp cắm cành sẽ khiến lỡ thời vụ.

Khi thực hiện, bạn chọn cành nho có đường kính 10mm. Tiếp theo, bó và cạo 2 đến 3cm khoanh vỏ rồi bọc lại.

Ưu điểm của phương pháp này là rễ ra nhanh. Sau khoảng 1 tháng là bạn đã có thể trồng được.

Đối với phương pháp ghép

Bạn có thể ghép mắt hoặc cành trên gốc ghép. Gốc ghép cần được chẻ đôi theo tâm gốc. Tuy nhiên, hiện nay người ta ít dùng phương pháp này trong trồng nho.

5. Lợi ích sức khỏe của quả nho

Có thể nói quả nho chính là tặng vật quý báu mà thiên nhiên trao cho con người. Chẳng thế mà nhiều công ty mỹ phẩm sử dụng các thành phần trong quả nho để tạo ra các loại kem dưỡng da đắt giá.

Sử dụng nho thường xuyên sẽ giúp con người trẻ lâu, hạn chế việc hình thành nếp nhăn. Cùng với đó sẽ tăng sức đề kháng, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus. Ngoài ra trong nho còn chứa nhiều đường gluco và fructose rất tốt cho cơ thể người sử dụng.

6. Kết bài

Như vậy bạn đã biết nho là một loại quả vô cùng tốt đối với con người đúng không? Hơn nữa kỹ thuật trồng nho trong thùng xốp tại nhà cũng vô cùng đơn giản mà đạt hiệu quả rất cao.

Chúng mình hi vọng với bài viết này các bạn sẽ lại biết thêm 1 cách trồng 1 loại cây ăn trái tại nhà đơn giản. Chúc các bạn thành công trong công việc trồng và chăm sóc nho nhé!

Cập nhật 23/06/2020

5

/

5

(

4

bình chọn

)


cách trồng nho – Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây nho | Thịnh Nông Nghiệp


Cách trồng nho Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây nho | Thịnh Nông Nghiệp

Hiện nay trồng nho để làm cảnh và bóng mát tại miền Bắc là chủ yếu còn miền Nam nhất là ở tỉnh Ninh Thuận được trồng nhiều để kinh doanh và làm rượu nho. Với bài viết dưới đây các bạn có thể nắm rõ quy trình trồng và chăm sóc để có giàn nho tốt, mọng quả và ngọt nhất.
Kĩ thuật trồng nho
I. Đặc điểm đặc tính sinh học cây nho ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ở đâu cũng thấy cây nho. Đã từ rất lâu người dân Hà Nội đã trồng giàn nho quanh nhà để làm cảnh và lấy bóng râm. Trái nhỏ, chùm bé, vị chua, giá trị thực phẩm thấp. Chỉ ở miền Nam mới có nho trồng để kinh doanh, chất lượng tuy chưa phải là lý tưởng so với nho ngon ở Bồ Đào Nha, California nhưng không thua các trái cây khác.

Muốn trồng nho, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu. Không phải quan tâm đến độ nhiệt ở miền Nam vì những nơi rét nhất như Đà Lạt, vẫn còn là nóng đối với nho, vả lại nho đã thích nghi tốt với độ nhiệt cao, thậm chí nắng to cũng không làm nám trái như với dứa, cam nhờ có giàn che.
Cơ bản nhất là phải có khí hậu khô nhiều nắng, độ ẩm không khí thường xuyên thấp. Vùng Phan Rang có lượng mưa thấp nhất nước 750 850 mm/năm và không khí tương đối khô. Tuy nhiên, lượng mưa quá cao tập trung vào những tháng cuối năm (tháng 9, 10, 11…) kết hợp với độ nhiệt cao làm cho bệnh phát triển mạnh và phải phun thuốc nhiều lần vào thời kỳ này.
Ở nhiều nơi khác ở miền Nam, vẫn có thể trồng nho kinh doanh với điều kiện là phải có mùa khô 4, 5 tháng nắng, và đất không bị úng nước mùa mưa do rễ nho là nơi xúc tích dự trữ của cây, rất mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy. Cũng phải tính toán nên thu hoạch 1 vụ hay 2 vụ vì những nơi mưa nhiều chi phí về phun thuốc cộng với khả năng ô nhiễm môi trường làm giảm hiệu quả kinh tế của việc trồng nho.

Xem thêm :  Hàm sqrt là gì – sqrt (hàm sqrt)

Tập quán hiện nay là ăn 3 vụ, vụ thu đông cắt vào tháng 9, 10 thu hoạch vào tháng 12, 1 đúng vào vụ mưa, bệnh phá hại mạnh nhất, nên phải phun nhiều lần (có lẽ nhiều nhất thế giới vì có vườn phun ngày một lần) trung bình một vụ khoảng 3 tháng phun tới 30 50 lần, không chỉ tốn kém mà còn gây ô nhiễm môi trường độc hại cho người.
Giải pháp tốt nhất có lẽ là phải thay trồng giống kháng bệnh nhưng lại phải có sản lượng, chất lượng, dễ vận chuyển v.v… và hiện nay ta chưa có. Mới đây một đoàn Pháp kinh doanh về nho cũng có nhận xét: Giống nho ở Ninh Thuận thoái hóa và lạc hậu quá rồi.
Nhân giống nho khá đơn giản. Ở châu Âu, ở vùng Địa Trung Hải nho bị một loại sâu hại, rệp rễ nho Phylloxera phá rất nặng, nên tất cả các giống nho quen thuộc thuộc loài Vitis vinifera phải ghép lên gốc nho Mỹ (Vitis labrusca) có sức chống chịu tốt. Ở nhiệt đới không có loại sâu hại này nên có thể cắm hom, và nho cắm hom (cành) dễ sống.
Cắm cành: Chọn hom (cành) ở những gốc nho trẻ, khỏe, không hay ít bệnh. Lấy hom nho ở chân cành to bằng bút chì hoặc hơn. Hom cắt cành dài khoảng 20 cm, có 3, 4 mắt. Đánh dấu đầu dưới và đầu trên hom để cho khỏi lẫn, ví dụ bằng các vết cắt khác nhau. Buộc hom thành từng bó nhỏ, chiều dài gần bằng nhau, có chân hom phải cùng về một phía. Dùng giấy ni lông buộc mùn cưa ẩm cho bọc quanh chân hom rồi đặt vào một chỗ mát, có bóng râm nhẹ một hay hai tuần lễ khi mô sẹo sẽ hình thành, mắt bắt đầu nở thì đem cắm vào bịch. Đất bịch gồm 1 phần cát, một phần phân mùn và 1 phần đất mặt tưới giữ ẩm, phun thuốc trừ sâu bệnh nếu cần. Khoảng sau một tháng có thể trồng vào vị trí cố định.
Chiết: Chỉ cần trồng bằng cành chiết khi có một số cây trong vườn bị chết, đợi cắm cành thì quá lâu, không theo kịp những cây đã trồng từ trước. Chọn cành khá to đường kính khoảng 12 mm, bóc đi một khoanh vỏ dài 2 3 cm, cạo cho hết tầng sinh gỗ rồi bó lại như thường lệ. Nho ra rễ nhanh, chỉ cần một tháng là có thể cắt, đem giâm vào bầu hoặc trồng thẳng.
Ghép: Ghép mắt hoặc hình khiên hoặc hình cửa sổ đều dễ. Ghép cành trên gốc ghép đã chẻ đôi dọc theo tâm gốc cũng dễ sống. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có yêu cầu ghép, vả lại cũng chưa ai biết trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam, giống nho nào dùng làm gốc ghép thì tốt.
CachTrongNho KyThuatTrongCayNho ThinhNongNghiep
tag: how to grow grapes, Comment faire pousser des raisins, 如何种葡萄, How to grow grapes, 葡萄种植的最好方法, Лучший способ выращивать виноград, Der beste Weg, um Trauben anzubauen, The best way to grow grapes, grow grapes

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button