Review

Mạt gà: cách diệt trong nhà hiệu quả

Trong quá trình chăn nuôi gà, bà con thường thấy xuất hiện mạt gà. Mạt gà có thể gây khó chịu, ngứa ngáy, nổi mẩn nước, viêm da và thậm chí viêm màng não cho người. Trong những trường hợp không mong muốn, mạt có thể phát triển thành ổ với số lượng và diện tích lớn, nhiều khi không dễ xử lý. Bài viết sẽ giới thiệu đến bà con cách diệt mạt gà để bà dùng khi cần. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ đề cập đến một số loại thuốc giúp bà con trị mạt gà.

Mạt gà là gì?

Mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus gallinae, con đực có kích thước khoảng 0,60mm x 0,20mm và con cái có kích thước khoảng 0,75mm x 0,40mm. Thân có hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn, thưa. Mạt có chân ngắn nhưng rất khỏe, hai chân trước gần bằng chiều dài của thân; ống thở dài tời gốc đôi chân thứ hai. Cơ thể mạt gà có màu trắng, đỏ hoặc tím tùy theo lúc chúng đói hay no.

Chúng thường hoạt động vào ban đêm. Ban ngày chúng trú ẩn ở các tổ chim, ổ gà, khe vách chuồng gà… chờ đêm đến bò ra đốt máu chim, gà, đôi khi chích đốt máu cả người. Mạt có khả năng nhịn đói nhiều tuần. Khi bị đói lâu, chúng không đốt máu được người nhưng bò trên người gây nhiều cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Về vai trò gây bệnh và truyền bệnh, chúng có khả năng trong một số trường hợp. Nước bọt của mạt rất độc đối với gà, nếu mật độ hoạt động của mạt nhiều ở các ổ gà, chuồng gà nó có thể làm cho gà chết trong vòng 24 giờ, nhất là vào cuối mùa hạ. Khi mạt chích đốt người có thể gây ngứa dữ dội và tạo nên những đám nổi mẩn mọng nước.

Theo một số nghiên cứu đã thông báo, chúng có khả năng truyền bệnh viêm não-màng não cho người. Ở Việt Nam, loại mạt gà xuất hiện và hoạt động khá nhiều nhưng vai trò truyền bệnh của nó chưa được xác định.

Cách diệt mạt gà trong nhà

Trong dân gian, từ lâu, người ta đã quan sát và đúc kết ra một số cách trị đơn giản, dễ làm. Còn hiện nay, nhiều người chủ yếu áp dụng biện pháp sinh học. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng.

Xem thêm :  Giải oan cá trèn...

Trị mạt gà bằng phương pháp dân gian

Theo phương pháp này, bà con sẽ dùng các loại lá cây để lót hoặc rải vào nơi có mạt gà (cũng dùng để trị rệp gà). Các loại lá có tác dụng trị mạt gà có thể kể đến mần tưới, lá sầu đâu, lá ngải cứu, lá sen tươi, lá thuốc lào tươi…

Ngoài ra, người ta cũng có thể dùng vôi, cát,…để rắc lên nơi cần trị mạt.

Cách làm này có ưu điểm là dễ làm, dễ kiếm nguyên liệu với những ai ở gần vùng nguyên liệu, an toàn tuyệt đối cho người. Tuy nhiên, hiệu quả của nó chưa thật sự cao.

mạt gà

Trị bằng hóa chất sinh học

Trong phương pháp này, bà con tiến hành bằng như sau:

  • Dọn vệ sinh nơi cần trị mạt gà sạch sẽ, thoáng mát.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ như găng tay, khẩu trang, áo quần dài,… để tránh bị dính thuốc trực tiếp lên da.
  • Pha chế, phun xịt (theo hướng dẫn trên bao bì) các loại thuốc sinh học lên khu vực cần trị mạt gà hoặc lên con gà (đối với thuốc dùng trực tiếp cho gà hoặc với những ai trị mạt cho những cá thể gà cảnh mà họ đang nuôi).
  • Đảm bảo tuân thủ mọi hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc về cách phun xịt thuốc. Ví dụ: không nên để nắng chiếu trực tiếp vào chuồng mới xịt thuốc bởi sẽ làm thuốc giảm bớt tác dụng mà nên để chuồng râm mát cho thuốc khô từ từ.

Trị mạt gà bằng phương pháp sinh học mang lại hiệu quả cao hơn hẳn. Do đó, đây là phương pháp được mọi người chủ yếu áp dụng.

Trường hợp bị mạt gà bấu bám lên người, cách tốt nhất là bà con vệ sinh sạch sẽ cơ thể, rồi xử lý vết thương bằng thuốc bôi chuyên dụng do các đơn vị y tế khuyến cáo sử dụng như histamine và corticosteroid, hoặc đến các cơ sở y tế để điều trị khi thấy các nốt đỏ xuất hiện quá nhiều.

Xem thêm :  Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng

Các loại thuốc trị mạt gà

Tại các cửa hàng thuốc sinh học ở từng địa phương, không khó để bà con mua được các loại thuốc này. Giá các loại thuốc có thể dao động từ 50 đến 200 ngàn đồng tùy loại.

Có thể kể đến tên một số loại thuốc như Hantox200, Fedona, Permecide, thuốc xịt côn trùng…Trong đó, được ưa chuộng hơn cả là Hantox200.

Trên tất cả, với bất kỳ điều gì không mong muốn, người ta luôn khuyên nhau “phòng hơn chữa”. Do vậy, bà con nên áp dụng cách phòng mạt ngay từ ban đầu. Một cách phòng để bà con tham khảo là:

  • Thực hiện vệ sinh chuồng gà sạch sẽ, vệ sinh ổ gà, khu vực chăn nuôi
  • Sử dụng hóa chất diệt côn trùng như DEP, DMP, DEET, DEPA hoặc các loại thuốc côn trùng thuộc nhóm pyrethroid.
  • Đối với gà nuôi để đá, cách phòng trừ có thể còn được thực hiện tỉ mỉ hơn đến bước: Thường xuyên tắm, rửa cho gà, cắt tỉa lông để vừa tạo ngoại hình, vừa tránh bọ, v.v.

> Mong rằng những thông tin trên đây đã phần nào giúp ích được bà con. Chúc bà con nhiều thành công.

Câu Hỏi Thường Gặp

Cách diệt mạt gà bằng phương pháp dân gian?

Theo phương pháp này, bà con sẽ dùng các loại lá cây để lót hoặc rải vào nơi có mạt gà (cũng dùng để trị rệp gà). Các loại lá có tác dụng trị mạt gà có thể kể đến mần tưới, lá sầu đâu, lá ngải cứu, lá sen tươi, lá thuốc lào tươi… Ngoài ra, người ta cũng có thể dùng vôi, cát,…để rắc lên nơi cần trị mạt. Cách làm này có ưu điểm là dễ làm, dễ kiếm nguyên liệu với những ai ở gần vùng nguyên liệu, an toàn tuyệt đối cho người. Tuy nhiên, hiệu quả của nó chưa thật sự cao.

Cách diệt mạt gà bằng hóa chất sinh học?

Trong phương pháp này, bà con tiến hành bằng như sau: Dọn vệ sinh nơi cần trị mạt gà sạch sẽ, thoáng mát. Trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ như găng tay, khẩu trang, áo quần dài,… để tránh bị dính thuốc trực tiếp lên da. Pha chế, phun xịt (theo hướng dẫn trên bao bì) các loại thuốc sinh học lên khu vực cần trị mạt gà hoặc lên con gà (đối với thuốc dùng trực tiếp cho gà hoặc với những ai trị mạt cho những cá thể gà cảnh mà họ đang nuôi). Đảm bảo tuân thủ mọi hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc về cách phun xịt thuốc. Ví dụ: không nên để nắng chiếu trực tiếp vào chuồng mới xịt thuốc bởi sẽ làm thuốc giảm bớt tác dụng mà nên để chuồng râm mát cho thuốc khô từ từ. Trị mạt gà bằng phương pháp sinh học mang lại hiệu quả cao hơn hẳn. Do đó, đây là phương pháp được mọi người chủ yếu áp dụng.

Xem thêm :  2 cách trồng dưa chuột sạch trong thùng xốp tại nhà cho quả sai lúc lỉu, ăn không hết

cửa hàng farmvina


Hướng dẫn cách trị mạt gà dứt điểm an toàn không độc hại


Mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus gallinae, là loài động vật chân đốt kí sinh họ Mạt (Gamasidae), bộ Ve bét (Acarina).
Chúng có thân hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn, chân rất khỏe.
Tùy vời thời điểm no hay đói mà mạt gà có những màu sắc khác nhau: trắng, đỏ hay tím,…
Mạt gà thường hoạt động vào ban đêm, chúng bò ra hút máu gà còn ban ngày thì ẩn nấp ở những nơi tối tăm, bụi bặm hoặc ngay cả ổ gà.
Nên việc trị mạt dứt điểm là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Nếu không biết cách hoặc trị không kịp thời, không dứt điểm thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn: cắn gà mẹ làm gà mẹ bỏ ấp hoặc chết, làm giảm sức đề kháng của gà con.
Quan trọng hơn còn có thể ảnh hưởng đến con người chúng ta: làm ổ trên giường chúng ta, nếu bị đốt chúng ta sẽ bị nỗi những nốt đỏ gay ngứa ngáy rất khó chịu.
Đối với trẻ con khi bị mạt gà cắn, nước bọt của chúng có thể làm viêm màng não.
Cùng xem video để biết phòng và trị mạt các bạn nhé!
Nếu thấy video hay và bổ ích nhớ bấm like, share và subscribe kênh giúp mình nhé.
Xin chân thành cảm ơn!
trimat trimatga matga gacomat gachoi ganoi gada

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Review

Related Articles

Back to top button