Cây Xanh

Thức ăn cho chim con là gì? cách cho chim con ăn sau khi mang về nhà

Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của chim bồ câuthay đổi theo giai đoạn phát triển , trong đó cao nhất là giai đoạn chim dang sinh sản. Sau đây là bảng tham khảo các chỉ tiêu dinh dưỡng cần thiết cho 1 chú chim bồ câu đang sinh sản:

Bên cạnh đó, bà con cần đều đặn bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách pha loãng vào nước uống hoặc trộn trực tiếp vào thức ăn. Thức ăn cần được cung cấp đều đặn hàng ngày cho chim vào khoảng 7h sáng và 2h chiều.

Vì thực tế, rất khó để tính được chính xác thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho chim hàng ngày. Do đó, để đơn giản hơn thì lượng thức ăn cho chim bồ câu sẽ được tính riêng cho từng giai đoạn:

  • Khi chim ấp trứng: 105g thức ăn/cặp/ngày
  • Khi chim nuôi con: 125g thức ăn/cặp/ngày
  • Chim non ra ràng: 40g thức ăn/con/ngày
  • Chim bồ câu sinh sản: 42-43kg /cặp/năm
  • Chim bồ câu thịt: 45 – 50kg /cặp/năm

Công thức pha trộn thức ăn cho chim bồ câu sẽ được đề cập chi tiết ngay sau đây. Có một số trang trại cho chim ăn dựa trên khối lượng cơ thể, lượng thức ăn hàng ngày bằng khoảng 1/10 trong lượng chim.

Bên cạnh việc cung cấp đủ thức ăn thì nước uống cho chim là yếu tố vô cùng quan trọng. Nước phải sạch và được thay hàng ngày để chim uống ngay sau khi ăn. Mỗi chim bồ câu cần khoảng 70ml nước/ngày.

Các loại thức ăn cho chim bồ câu

Chim bồ câu rất thích ăn các loại hạt như lúa, ngô, các loại đậu, gạo, cao lương, bo bo, kê… Do đó, người nuôi thường trộn các loại thức ăn này lại với nhau để kích thích vị giác cho chim ăn khỏe và phát triển mạnh. Sau đây là các loại thường được dùng trong mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm

  • Thức ăn chính cho chim bồ câu: Lúa và ngô là 2 loại thức ăn cơ sở cho hầu hết các giống chim bồ câu. Người nuôi cần chọn loại hạt sạch, tránh ẩm mốc và sâu mọt. Đã có rất nhiều trường hợp chim bồ cầu bị bệnh do ăn thức ăn bẩn hoặc bị mối mọt.
  • Thức ăn phụ là các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành. Vì các loại đậu có nhiều chất béo nên cần được giới hạn số lượng và khuyến khích mọi người nên rang trước khi cho chim ăn.
  • Sạn sỏi nhỏ: Đây là điểm rất cần được lưu ý. Chim bồ câu cần một lượng nhỏ các hạt sạn sỏi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Sạn sỏi nên trộn chung với muối và khoáng Premix để cho chim ăn, đường kính hạt <0.5cm.
Xem thêm :  Chùa lá sen đồng tháp- check-in trên lá sen to khổng lồ (2022)

Ngoài ra còn có một số loại thức ăn chuyên biệt có thể được kết hợp bổ sung vào khẩu phần ăn cho chim như cám con cò, bột ngũ cốc, hạt kê hoặc hạt cao lương và gạo lức để cung cấp năng lượng cho chim vào các giai đoạn như ra ràng hoặc nuôi con.

thức ăn cho chim bồ câu

Công thức pha trộn thức ăn cho chim bồ câu

Các công thức pha trộn thức ăn cho chim bồ câu gồm có 2 nhóm chính là thức ăn chính và thức ăn bổ sung.

Thức ăn chính

Có rất nhiều cách phối trộn thức ăn hàng ngày cho bồ câu, sau đây là một số công thức tham khảo đã được áp dụng thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao:

Thức ăn dùng nguyên liệu thô

Đây là công thức phổ biến nhất bởi các nguyên liệu rất dễ mua và lựa chọn chất lượng.

Với chim sinh sản thì trộn theo công thức 55% ngô, 25% đậu, 20% gạo hoặc thóc. Với chim ra ràng thì tỉ lệ có thay đổi một chút gồm 50% ngô, 35% đậu, 15% gạo hoặc thóc. Công thức này có thể gia giảm thêm một số loại khác như gạo lứt, kê, cao lương…

Thức ăn kết hợp nguyên liệu tinh

Để chim nhanh lớn hơn thì bà con có thể cho ăn xen kẽ các loại thức ăn tinh như cám viên, ngũ cốc viên…

Đối với chim sinh sản thì có thể cho ăn theo công thức 50% cám viên, 50% ngô. Đối với chim ra ràng thì tỉ lệ là 35% cám và 65% ngô. Một số trang trại đã xây dựng công thức riêng cho mình như trại bồ câu Hà Tĩnh trộn gạo – ngô – thóc – cám theo tỉ lệ 0.5 – 1 – 1 – 0.5.

Xem thêm :  Rau cải mầm có những loại nào? có công dụng gì?

Bên cạnh đó, việc lựa chọn loại cám phù hợp cũng cần được đúc kết bằng kinh nghiệm vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thể trạng của bồ câu như khí hậu, mùa, giai đoạn phát triển.

Thức ăn bổ sung

Ngoài các loại thức ăn chính thì chim bồ câu cần được cho ăn bổ sung bằng một máng ăn riêng biệt. Hầu hết các trang trại bồ cầu đều sử dụng công thức trộn thức ăn bổ sung bao gồm 80 – 85% khoáng Premix, NaCl 5%, sạn sỏi nhỏ 10-15%. Lượng thức ăn bổ sung nên được cung cấp hàng ngày để dễ dàng vệ sinh và đảm bảo chất lượng.

Và cuối cùng, sau khi đã xác định được loại thức ăn cũng như công thức pha trộn thì vấn đề chi phí thức ăn cho chim bồ câu phải được tính toán cụ thể. Theo tính toán cụ thể của các trang trại lớn hiện nay thì chi phí thức ăn cho chim ở từng giai đoạn được tính như sau:

  • Chim ra ràng: 2.5kg x 7000 = 17,500/chim/tháng
  • Chim sinh sản: 43kg x 7000 = 301,000/cặp/năm
  • Chim thịt: 45kg x 7000 = 315,000/cặp/năm

Các chi phí trên được tính theo giá trung bình của các loại thức ăn cho chim là khoảng 7000 – 8000/kg.

Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho mọi người các thông tin hữu ích về thức ăn cho chim bồ câu để người nuôi có thể tính toán sơ bộ chi phí thức ăn cho chim và lựa chọn công thức thích hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Xem thêm :  Cây trắc bách diệp và 16 công dụng chữa bệnh tuyệt vời


[Hùng Hunter]- Các loại thức ăn cho chim.


[Hùng Hunter] Các loại thức ăn cho chim.
★★★Xin chào tất cả các bạn chào mừng đến với kênh của mình (Hùng Hunter). Kênh của mình chia sẻ những video về chăm sóc, huấn luyện chim đại bàng, chim săn, săn bắt, ẩm thực cũng như một số video giải trí do chính mình tự làm.
● Cám ơn bạn đã quan tâm.
★Follow me:
● My facebook: https://www.facebook.com/Nguyen.tuan.hung.02.08
● My Fanpage: https://www.facebook.com/tuanhung.fp/
● My Instagram:https://www.instagram.com/billnguyen.ins/
tuanhungshikragoshawk
★Thank for watching★

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button