Tổng Hợp

Củ mã thầy có tác dụng gì? củ mã thầy giúp ổn định đường huyết, chữa trĩ

Bạn đang xem: củ mã thầy có tác dụng gì? củ mã thầy giúp ổn định đường huyết, chữa trĩ Tại Website nhahangcarnaval.com

Củ mã thầy hay thường được gọi là củ năng đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Củ mã thầy được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hoặc dùng để nấu chè mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Bên cạnh đó, củ mã thầy còn có tác dụng giúp ổn định đường huyết, cầm máu, giải độc, kháng khuẩn,… Củ mã thầy có tác dụng gì? Củ mã thầy chữa bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của củ mã thầy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Củ mã thầy là gì?

Cây mã thầy thuộc họ Cói – Cyperaceae, có tên khoa học là Heleocharis plantaginea R. Br. Cây còn được gọi với nhiều tên gọi khác như củ năng, củ năn, địa lê, bột tề, hắc sơn lang, địa lật, ô vu, thủy vu, hồng từ cô,…

Củ mã thầy là loại cây thân thảo, thân rễ nhỏ, mọc leo, sống lâu năm. Thân cây có hình trụ, mập, cứng cáp, rỗng ruột, có thể cao tới 1m. Có các rãnh ở bề mặt ngoài và các vách ngang ở bề mặt bên trong, trở nên xốp khi khô, thân nhẵn, có màu xám, không có lông.

Củ có hình trứng thuôn dẹt hoặc hình hạt dẻ hơi dẹt, mọc chìm dưới nước. Vỏ ngoài có một vòng đốt màu tím hoặc đen, thịt củ bên trong có màu trắng. Phần đỉnh của củ có màu vàng hoặc màu nâu nhạt và có đường gân bao quanh ở giữa củ.

Lá thường được thay thế bởi những bẹ nhỏ có hình trụ, bẹ lá mỏng hoặc rách.

Cụm hoa mọc thành những hoa nhỏ hình trụ ở đỉnh mỗi cây. Hoa có màu nâu nhạt hoặc màu vàng đỏ, bao gồm nhiều vảy thẳng đứng, xếp chồng lên nhau. Vảy hình bầu dục, rộng, đầu phẳng và có nhiều rãnh trên lưng. Các hoa được sắp xếp theo hình xoắn ốc và dài 1,5 – 4 cm.

Quả bế, hình trứng ngược dài bằng 1/3 vảy, hai mặt lồi, hơi 3 cạnh, dài 2-4 mm.

Củ mã thầy là một loại cỏ sống ở nước, củ của chúng cũng được coi là loại thân ngầm vì chúng có thể nảy mầm từ các ngọn sinh trưởng. Cây mọc bằng củ hoặc được trồng bằng các nhánh con và tạo thành khóm.

Khu vực phân bố

Cù Ma Thầy được trồng ở các vùng trũng như ao hồ hoặc các bãi bồi ở các nước Đông Nam Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương. Ở Trung Quốc, cây mã thầy được trồng từ thời Tây Hán sau đó chúng được phân bố khắp cả nước, đặc biệt là ở phía Nam Trung Quốc và lưu vực sông Dương Tử.

Ở Việt Nam, Mã thầy được trồng làm thực phẩm ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nó thường được tìm thấy nhiều nhất ở các khu vực núi cao giáp biên giới với Trung Quốc. Ở miền Nam, củ mã thầy thường được gọi với tên gọi là củ năng được tìm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm :  Cách làm bánh crepe sầu riêng vị dừa, lá dứa (kèm video) - savoury days

Thu hái, chế biến

Cây mã thầy thường sẽ được người dân sử dụng củ là thức ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh. Cứ được trồng trong một năm là có thể thu hoạch được và mỗi năm chỉ có một mùa, thường từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Thời điểm thích hợp để thu hoạch là khi mặt đất dưới gốc chuyển sang màu vàng, điều này cho thấy củ mã thầyđã trưởng thành và sẵn sàng để thu hoạch.

Củ năng thường được dùng tươi và không cần chế biến hay bảo quản. Tuy nhiên, củ năng sau khi thu hoạch cần được cất giữ ở nơi khô ráo, tránh bị hư vì có thể gây hư hại đến dược liệu.

Giá trị dinh dưỡng – Củ mã thầy có tác dụng gì?

Củ mã thầy tuy là loại thực phẩm quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể biết hết về những công dụng cũng như những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

Củ năng mang lại rất nhiều dưỡng chất có cơ thể như các vitamin, khoáng chất, sắt, photpho, kali, đồng, magie,…

Ngoài ra, củ năng còn có tác dụng hạ huyết áp, kháng khuẩn, phòng bệnh ung thư nhờ nó có chứa đến 68,52% nước, 2,25% protein, 18,75% tinh bột, 0,19% pectin, các loại vitamin A, C, B1, B2, đường, muối canxi,…

Bên cạnh đó, hoạt chất puchiin có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư và hạ huyết áp hiệu quả. Thậm chí, chất này giúp phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư phổi hiệu quả.

Tác dụng dược lý – Củ mã thầy có tác dụng gì?

Trong đông y củ mã thầy có tác dụng gì?

Trong đông y, củ mã thầy có vị ngọt, tính mát nên được quy vào 2 kinh phế và vị. Nó có tác dụng giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, cải thiện tình trạng tỳ vị hư hàn, khai vị, an trung, tiết thực, ích khí, chữa vàng da do gan và chữa bệnh do nhiệt.

Trong y học hiện đại củ mã thầy có tác dụng gì?

Kháng khuẩn

Trong củ năng có chứa polyphenolic và flavonoid – Đây là hai thành phần này giúp ngăn ngừa và ức chế hoạt động của các loại virus, ung thư, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ và giúp cải thiện chức năng của dạ dày.

Tăng cảm giác ngon miệng

Việc sử dụng nước luộc củ mã thầy hoặc các món ăn chế biến từ củ mã thầy đều là những cách hiệu quả giúp tăng cảm giác thèm ăn và cải thiện tình trạng ăn uống kém của người cao tuổi.

Giúp giải rượu

Củ năng cũng là một nguyên liệu giải độc rượu rất hiệu quả. Chỉ cần luộc chín củ năng, sau đó lấy nước hòa với ít nước cốt chanh và muối cho người say rượu uống, họ sẽ sớm tỉnh táo và không còn mệt mỏi.

Xem thêm :  70 hình nền màu xanh dương đẹp nhất dành cho bạn

Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Củ mã thầy có chứa nhiều axit béo, chẳng hạn như axit linoleic. Đây là một loại axit béo rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và cũng có lợi cho sự phát triển thần kinh của trẻ nhỏ.

Kích thích mọc tóc – Củ mã thầy có tác dụng gì?

Củ năng rất giàu vitamin K, vitamin E và vitamin B. Những loại vitamin này rất có lợi cho tóc, giúp tóc mọc nhanh đồng thời bóng mượt.

Tốt cho đường tiêu hóa

Chất xơ và tinh bột trong củ mã thầy thuộc loại tiêu hóa chậm nên giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.

Giúp khỏe cơ và thần kinh

Kali tuy là một loại khoáng chất nhưng lại có vai trò quan trọng đối với cơ thể và cả hệ thần kinh. Ngoài ra, hàm lượng mangan và i-ốt trong củ mã thầy cũng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.

Không có cholesterol và chất béo

Ăn củ mã thầy thường xuyên có thể duy trì lượng cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Vì củ mã thầy không chứa chất béo, vậy nên bạn không cần lo lắng về việc tăng cân.

Thích hợp cho người ăn kiêng

Cứ khoảng 50 gam bột củ năng chỉ chứa 60 calo nên nếu tính lượng calo thì bạn không phải lo lắng khi ăn nhiều loại củ bổ dưỡng này. Củ năng như một món ăn nhẹ ít calo hoặc thêm chúng vào món salad và các món ăn khác.

 Chứa nhiều khoáng chất

Trong củ năng có chứa 10% kali, mangan và đồng, mỗi loại khoáng chất đều đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể. Tim luôn duy trì một nhịp điệu ổn định với sự trợ giúp của kali và giúp sản sinh các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, mangan giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate và cholesterol trong cơ thể.

Chứa các vitamin thiết yếu

Bổ sung vitamin cần thiết vào bữa ăn hàng ngày bằng cách thêm củ năng vào salad hoặc các món ăn kèm . Trong củ năng chứa nhiều vitamin B6 giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chức năng não. Ngoài ra, củ mã thầy còn chứa thiamine và riboflavin, có thể giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Những bài thuốc chữa bệnh từ củ mã thầy

Chữa ho gà

Lấy 500g củ mã thầy, 50g mật ong, 10g kim nội kê và 10g tỏi. Lấy củ mã thầy và tỏi ép lấy nước, bỏ bả. Sau đó đem tất cả các vị thuốc sắc với một lượng nước vừa đủ, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần uống 2 thìa cà phê.

Xem thêm :  P2 trong tiếng anh là gì

Chữa bệnh trĩ – Củ mã thầy có tác dụng gì?

Lấy 500g củ mã thầy đem gọt vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn, sắc trên lửa nhỏ với 30g địa du và 150g đường đỏ, lây nước uống, ngày uống 2 lần. Kiên trì áp dụng liên tục trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa ban trái, bệnh sởi ở trẻ

Ép nước củ mã thầy cho trẻ uống đến khi sởi chuẩn bị mọc hoặc đã mọc thì lấy củ mã thấy nấu với hạt mùi, cà rốt ăn cho đến khi bên khỏi hẳn. Sau đó vài ngày thì uống củ năng để thanh nhiệt, tẩy độc, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Hỗ trợ mát gan, ruột, dạ dày – Củ mã thầy có tác dụng gì?

Lấy 1 – 2 củ mã thầy, chọn loại mềm, giòn, có vị ngọt, nhiều nước. Sau đó cạo sạch vỏ, rửa lại với nước, thái nhỏ, nấu với đậu xanh hoặc tào phớ. Bên cạnh đó, có thể hầm củ mã thầy với dạ dày lợn để thanh nhiệt, đào thải độc tố, tiêu tích và bồi bổ cơ thể.

Điều trị da bị nổi nhiều mụn nước

Lấy 6 củ năng cạo vỏ, rửa sạch, giã nát rồi trộn với lòng trắng trứng gà. Rửa sạch vùng da bệnh, để khô tự nhiên rồi bôi hỗn hợp lên da.

Hỗ trợ ích thận, bổ phế

Lấy 100g củ năng, 30g đường phèn đập nát và 1 đối bầu dục lợn nấu với 2 lít nước, đun trên lửa nhỏ trong 25 phút và ăn khi còn nóng.

Chữa tiểu ra máu

Lấy 150g củ năng, 30g rau câu và 30g râu ngô sắc uống trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng củ năng

Củ năng là một loại cây cỏ thuộc dạng củ, chúng sing trưởng dưới đất, bùn vì vậy có nhiều côn trùng, ký sinh bám vào. Do đó, cần phải gọt vỏ, rửa sạch để tránh bị nhiễm trùng.

Đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày hoặc bị thiếu lá lách, không nên dùng quá nhiều nếu chưa qua chế biến.

Phụ nữ có thai không được dùng củ Mã thầy và vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đối với phụ nữ đang cho con bú.

Khi dùng Mã thầy để chữa bệnh và ngăn ngừa ung thư, ép lấy nước uống trực tiếp, không được đun sôi. Vì đun nóng sẽ làm bay hơi các hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư, từ đó làm giảm hiệu quả điều trị.

Nếu thấy bài viết ý nghĩa vui lòng đánh giá về bài viết này nhé


Ăn củ mã thầy sống: Tác hại khôn lường | VTC


VTC | Chúng ta thường ăn sống củ mã thầy mà không hay biết rằng nguy cơ nhiễm sán vô cùng cao. Vậy nên ăn củ mã thầy như thế nào?
Nguồn: VTC14
Đăng ký VNOTV: http://goo.gl/KHzRYa
Facebook: http://facebook.com/truyenhinhvtc
Xem thêm trên VTCNews: http://vtc.vn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button