Tổng Hợp

Cây Sâm Đất là gì? Có mấy loại? Giá sâm đất bao nhiêu?

Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam rất ưa chuộng sử dụng cây sâm đất. Một loại cây rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà giá thành phẩm rất rẻ. Vậy cây sâm đất là gì, mọc ở đâu, có mấy loại…? Cùng đi tìm hiểu về loài cây sâm đất này trong bài viết sau đây nhé!


Cây sâm đất là gì?

Cây sâm đất có tên khoa học là Boerhaavia Diffusa L thuộc họ hoa phấn Nyctaginaceae. Ở Việt Nam mình có rất nhiều tên gọi khác như củ hoàng sin cô, địa tàng thiên, thượng đẳng sâm (khác với đảng sâm), sâm yacon, khoai sâm đất, củ sâm đất, cây nhân sâm đất, cây hoa sâm đất

Cây sâm đất có nguồn gốc từ TQ được trồng ở VN vào những năm 1990


Cây sâm đất mọc ở đâu?

Trên thế giới có nhiều vùng cây sâm đất mọc tự nhiên và nuôi trồng. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới cây sâm đất Việt Nam.

Cây sâm đất có nguồn gốc ở Tây Tạng đưa vào trồng ở Việt Nam từ những năm 1990. Cây sâm đất mọc chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc, một số vùng ở dãy Trường Sơn rải rác ở Trung bộ. Trong đó nơi mọc nhiều nhất ở Y Tý, Lào Cai tạo nên thương hiệu khoai sâm đất Lào Cai là đặc sản nổi tiếng cả nước.


Thành phần dược liệu

Trong cây sâm đất có hoạt chất Pectin, rễ cây có các dẫn xuất Phenolic. Rễ sâm đất lâu năm chứa nhiều Protein, chất nhầy, vị ngọt, tính bình.

cảnh thu hoạch cây sâm đất tự nhiên của đồng bào Y Tý - Lào Cai

Mời quý vị đọc thêm: Tác dụng của Sâm Đất tới sức khỏe con người!


Đặc điểm cây sâm đất

  • Thân cây sâm đất thường chỉ cao khoảng 50cm.
  • Củ sâm đất từ phần dưới thân được xoắn lại và phình to ra thành củ.
  • Lá cây sâm đất có hình bầu dục, mọc đối xứng. Mặt trên của lá có lớp lông thưa, mặt dưới nhiều lông và cứng hơn.
  • Hoa sâm đất hình thành cụm như những chùm hoa sim. Hoa có màu đỏ tía và thường có 1 đến 2 nhị.
  • Quả sâm đất hình trụ, có lông dính và thường phình to phần đầu. Cây sâm đất ra hoa và kết trái quanh năm.

Xem Thêm:  tính tiết diện dây dẫn, cb, điện năng tiêu thu của động cơ 3 pha

Xem thêm :  17 cách trị rụng tóc tự nhiên, chữa tóc rụng hiệu quả nhanh tại nhà


Củ sâm đất

  • Củ sâm đất hay còn gọi khoai sâm đất bởi nó giống củ khoai lang. Củ cây sâm đất là bộ phận chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, dược liệu của cây làm nên thương hiệu của nó.
  • Củ sâm đất ruột lại trắng trong hoặc màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ như mùi nhân sâm.
  • Nếu ăn sống củ khoai sâm đất thì thấy có vị ngọt mát, nhiều nước, ngon giòn hơn củ đậu.
  • Có rất nhiều cách chế biến củ sâm đất trong đó đa số là ngâm rượu hoặc nấu canh xương.
  • Củ sâm đất là đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai. Khoai sâm đất Lào Cai được chế biến ra bán khắp nước.
  • Thời điểm thu hoạch củ sâm đất vào mùa thu, tầm tháng 10 dương lịch.


Cây sâm đất có mấy loại?

Rất nhiều website của nhiều đơn vị khác đưa ra số các loại sâm đất sai hoàn toàn. Chúng tôi cũng không hiểu họ lấy tư liệu ở đâu khi liệt kê những thứ như: sâm ngọc linh, sâm đương quy… để liệt kê vào các loại sâm đất??? Vậy cây sâm đất có mấy loại? Thực tế, cây sâm đất có 3 loại chính:

Quý vị có muốn tìm hiểu thêm về Cây Nhân Sâm Hàn Quốc? Ấn vào đây tham khảo ngay!”


Rau sâm đất

Thực tế tên khoa học của cây rau sâm đấtTalium Fruticosum. Loại rau sâm đất này thì thuộc họ rau sam. Tại Việt Nam mình, rất nhiều người sử dụng tên rau sâm đất, cây rau sâm đất để gọi loại cây này. Rất nhiều người không biết có một tên gọi khác khá quen thuộc đó là sâm mồng tơi. Tuy nhiên không phải vì cây rau sâm đất giống cây mồng tơi mà họ gọi vậy mà vì nấu canh rau sâm đất rất ngon. Có vị hơi giống với nấu canh cây mồng tơi tuy nhiên có nhiều tác dụng hơn rất nhiều.

Xem Thêm:  THỦ CÔNG TỰ LÀM ĐỈNH CỦA CHÓP BẠN SẼ MÊ TÍT

Xem thêm :  Tuyển tập những bài hát ru hay nhất mọi thời đại, những bài hát ru hay nhất

Rau sâm đất, sâm mồng tơi... là một loại thuộc cây sâm đất


Thổ nhân sâm

Đúng vậy, thổ nhân sâm chính là một trong các loại sâm đất. Rất nhiều người không biết được mối quan hệ này và ngỡ Sâm ĐấtThổ Nhân Sâm là 2 cây khác nhau.

Thổ nhân sâm tên tiếng Việt: Thổ cao ly sâm, Đông dương sâm, Cứa ly sinh (Thái), Mằm sâm đăm (Tày). Tên khoa học: Talinum paniculatum (Jacq.) Gaertn – Talinum patens (Jacq.) Willd, Thuộc họ Portulacaceae.

Đặc điểm của cây thổ nhân sâm:

  • Là loại cây thảo, sống hàng năm hoặc sống dai, chiều cao khoảng 30 – 50cm.
  • Thân cây thổ nhân sâm hình trụ nhẵn, phân cành ngay từ gốc.
  • Lá thổ nhân sâm mọc so le, dày, gần như không cuống hoặc có cuống rất ngắn, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, gân lá mờ, hai mặt nhẵn gần như cùng màu.
  • Cụm hoa thổ nhân sâm là một chùy kép mọc ở đầu cành, gồm nhiều hoa nhỏ màu hồng. Đài hoa có 2 răng nhỏ, tràng 5 cánh nhọn, nhị nhiều, bầu thượng hình cầu.
  • Quả thổ nhân sâm nhỏ, hình cầu, khi chín màu đỏ nâu; hạt dẹt, màu đen nhánh.
  • Mùa hoa quả: tháng 5-11 hằng năm.

Thổ nhân sâm có rất nhiều tên gọi ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thổ nhân sâm vừa là cây mọc tự nhiên, vừa là cây trồng để làm thuốc. Cây mọc tự nhiên thưòng thấy ở các vùng núi đá vôi ở độ cao phân bố từ 400 đến 1300m như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Phòng, Nghệ An.

Thổ nhân sâm là cây ưa ẩm, ưa sáng, thường thấy trên các hốc mùn đá, kẽ đá nơi dãi nắng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Sau mùa hoa quả, phần trên mặt đất có thể bị tàn lụi vào mùa đông.

Quả thổ nhân sâm khi già tự mở, hạt phát tán ra xung quanh, do đó trong tự nhiên thường thấy cây mọc thành đám, gồm nhiều thế hệ khác nhau.

Xem Thêm:  KHOẢNH KHẮC CÔ GÁI NÀO CŨNG THẤY QUEN THUỘC

Xem thêm :  Đào hoa là gì? cách nhận diện người có tính đào hoa


Sâm nam

Thật bất ngờ, những cái tên quen thuộc như cây sâm nam lại là 1 loại nhỏ thuộc các loại sâm đất. Có nghĩa, cây sâm nam chỉ là 1 loại cụ thể trong nhiều loại khác của cây sâm đất. Tuy nhiên cây sâm nam này khá quan trọng vì vậy chúng tôi không giới thiệu nhiều ở đây mà sẽ có 1 bài viết riêng giới thiệu. Mời quý vị đón đọc sau.

Củ sâm đất có hình dáng rất giống củ khoai lang nên gọi là khoai sâm đất

Update: Mời quý vị đón đọc toàn bộ bài viết về Cây Sâm Nam tại đây!


Giá sâm đất

Vì là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng nên giá sâm đất được nhiều người quan tâm. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều đơn vị trồng cây sâm đất ở nhiều nơi khác nhau. Chính vì thế giá củ sâm đất không quá đắt đỏ như trước kia. Vậy sâm đất giá bao nhiêu?

  • Giá sâm đất tại vườn chỉ 15.000 đồng /kg.
  • Giá sâm đất mua sỉ: 23.000 – 35.000 đồng /kg.
  • Giá sâm đất mua lẻ: 50.000 – 60.000 đồng /kg.

Trước kia, người dân chưa quen dùng loại cây sâm đất nhưng ăn quen dần lại cảm thấy rất ngon. Có nhiều người mua sâm đất vài chục kg 1 lúc để ăn dần. Ngoài nấu canh, quý vị có thể ngâm rượu hoặc ép nước uống mỗi ngày.

Củ sâm đất là đặc sản nổi tiếng của Lào Cai

Ở nước ta, sâm đất được trồng nhiều ở Lào Cai. Trên thực tế mùa khoai sâm đất thường bắt đầu vào tháng 10. Tuy nhiên quý vị có thể mua được sớm hơn vì nhiều hộ gieo trồng trước vụ. Giá củ sâm đất trái vụ thường đắt hơn khoảng 10 nghìn đồng.

Mời quý vị đọc thêm: Sâm Đất Ngâm Rượu và một số cách chế biến thông dụng, đơn giản ngay tại nhà!

Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến quý vị về loại cây sâm đấtgiá sâm đất. Nếu có cơ hội hãy đến trực tiếp nơi trồng để cùng với các bác nông dân thu hái. Quý vị sẽ có một trải nghiệm thú vị khó quên cùng giá sâm đất rẻ nhất đấy!

5

/

5

(

9

bình chọn

)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Mẹo Bếp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button