Tổng Hợp

Trang trại ngựa lớn nhất miền bắc

Được thành lập từ năm 1960, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền núi được thành lập với tiền thân tên gọi ban đầu là Trại nhân giống ngựa Bá Vân. Đến tháng 1/1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định bổ sung nhiệm vụ và đổi tên như bây giờ.

Anh Nguyễn Văn Đại- Giám đốc Trung tâm cho biết, qua nhiều đề tài nghiên cứu thí nghiệm cho thấy nhiều tỉnh, huyện đã dùng ngựa để cày, kéo đất ruộng thay trâu từ 35-40%. Đồng bào miền núi thì dùng ngựa làm phương tiện chuyên chở, đi lại. Bởi chúng có thể vận hành trên tất cả các địa hình khó khăn nhất mà không có xe nào có thể vào được. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu chọn lọc nâng cao tầm vóc ngựa địa phương đã được chú trọng nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ trước.

Để cỏ không bị thối mục, trong quá trình ủ, người chăn nuôi phải cho muối vào.

Các giống ngựa khác nhau được nuôi thành các khu chuồng trại khác nhau.

Hàng ngày, các nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi
thay nhau luân phiên cho ngựa ăn vào các buổi sáng.

Giống ngựa nội Việt Nam với nhiều màu nâu, cánh gián… hiện đang chiếm số lượng lớn
ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi.

Nhân viên phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi
 đang kiểm tra các mẫu vật từ đường tiêu hóa của ngựa để phòng tránh dịch bệnh.

Cỏ sau khi được cắt về sẽ được cho vào máy nghiền nhỏ cho ngựa ăn.Để cỏ không bị thối mục, trong quá trình ủ, người chăn nuôi phải cho muối vào.Các giống ngựa khác nhau được nuôi thành các khu chuồng trại khác nhau.Hàng ngày, các nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núithay nhau luân phiên cho ngựa ăn vào các buổi sáng.Giống ngựa nội Việt Nam với nhiều màu nâu, cánh gián… hiện đang chiếm số lượng lớnở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi.Nhân viên phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núiđang kiểm tra các mẫu vật từ đường tiêu hóa của ngựa để phòng tránh dịch bệnh.

Công tác nghiên cứu giống ngựa tập trung chủ yếu theo hướng chọn lọc, nhân thuần và lai tạo nhằm nâng cao tầm vóc, năng suất làm việc của ngựa địa phương. Trong công tác lai tạo, ngựa Cabacdin là ngựa được chọn làm để cải tạo nâng cao tầm vóc ngựa Việt Nam theo hướng kiêm dụng thồ, kéo, cưỡi. Vì vậy, từ 1960-1998, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền núi đã tập trung nghiên cứu các công thức lai tạo sử dụng ngựa đực Cabacdin lai với ngựa cái nội để tạo ngựa 25% máu ngựa Cabardin.

Với đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu lai tạo nhóm ngựa lai phục vụ thể thao, du lịch”, Trung tâm Nghiên đã nhập 72 cọng tinh ngựa đua đông lạnh của 2 giống ngựa đã đạt giải từ CHLB Đức nhằm tạo ngựa lai theo hướng thể thao.

Kết quả cho thấy công thức tạo lai 25% máu Cabacdin là công thức phù hợp nhất với ngựa miền núi. Trong những năm qua, trên 20.000 ngựa lai tạo của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền núi đã được cung cấp tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Hà Giang, Bắc Giang để phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống đồng bào các dân tộc.

Bên cạnh đó, nhận thấy ngày càng xuất hiện nhiều loại hình văn hóa, du lịch và thể thao sử dụng ngựa như đua ngựa truyền thống ở Bắc Hà (Lào Cai), hay đua ngựa theo hướng chuyên môn hóa như Trường đua ở Phú Thọ, Tp. Hồ Chí Minh… nên công tác nghiên cứu giống ngựa của Trung tâm đã bám sát theo hướng yêu cầu đời sống văn hóa của người dân. Các cán bộ nghiên cứu đã sử dụng ngựa đực Cabacdin lai với ngựa cái nội để tạo ngựa 50%, 75% máu ngựa Cabardin thích hợp cho các khu du lịch, đoàn xiếc, trang trại lớn kết hợp với du lịch sinh thái.


đã nuôi và lai tạo thêm giống ngựa bạch nhằm phục vụ công tác bảo tồn.

Hàng ngày, các nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi vẫn thả ngựa ra nơi chăn thả
để tạo thêm sức dẻo dai cho giống ngựa cung cấp cho bà con dân tộc miền núi dùng làm phương tiện đi lại, chở đồ.

Hiện tại, giống ngựa mini được nhập về để lai tạo chuẩn bị đưa vào phục vụ mục đích du lịch.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi có những bãi chăn thả ngựa rộng từ 1-2ha.

 

Trong năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núiđã nuôi và lai tạo thêm giống ngựa bạch nhằm phục vụ công tác bảo tồn.Hàng ngày, các nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi vẫn thả ngựa ra nơi chăn thảđể tạo thêm sức dẻo dai cho giống ngựa cung cấp cho bà con dân tộc miền núi dùng làm phương tiện đi lại, chở đồ.Hiện tại, giống ngựa mini được nhập về để lai tạo chuẩn bị đưa vào phục vụ mục đích du lịch.Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi có những bãi chăn thả ngựa rộng từ 1-2ha.

Trong những năm qua, trên 20.000 ngựa lai tạo của Trung tâm đã được cung cấp tại các tỉnh miền núi phía Bắc
như Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Hà Giang, Bắc Giang để phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống đồng bào các dân tộc.

Dẫn chúng tôi đi thăm khu vực trang trại chăn nuôi ngựa, anh Đoàn Quang Hợp- cán bộ kỹ thuật cho biết, khu chăn nuôi ngựa được chia thành rất nhiều khu độc lập, mỗi khu là một loại ngựa khác nhau. Hiện tại, Trung tâm có 5 loại ngựa là ngựa Cacbadin, ngựa lai đua, ngựa bạch, ngựa nội Việt Nam và ngựa mini với số lượng khoảng 200 con. Trong đó tập trung vào bảo tồn giống ngựa đua và ngựa bạch để phục vụ cho công tác lai tạo ngựa phục vụ cho các bà con dân tộc thiểu số.

Với những đồng cỏ cao sản rộng từ 1-2ha, hàng ngày các nhân viên làm việc tại đây vẫn chăn thả ngựa 2 lần trong ngày để tạo thêm sự dẻo dai cho chúng trong quá trình làm phương tiện vận chuyển cho địa bàn miền núi giao thông đi lại khó khăn.

Có thể nói, với số lượng ngựa được chăn nuôi và nghiên cứu lai tạo, Trung tâm  Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền núi đã và đang góp phần trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng bước đầu góp phần thúc đẩy phát triển loại hình hoạt động cao cấp mới về thể thao, du lịch bằng ngựa ở nước ta./.

 

Nằm ở xã Bình Sơn, Tp. Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền núi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một trong những nơi được biết đến chăn nuôi lai tạo giống ngựa với số lượng lớn nhất miền Bắc.


Cận cảnh thủ phủ ngựa lớn nhất Việt Nam | VTC Now


VTC Now | Người dân xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn có truyền thống nuôi ngựa bạch từ xa xưa. Với hơn 2000 con ngựa, nơi đây được mệnh danh là thủ phủ ngựa lớn nhất Việt Nam.
vtcnow vtc1

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Tổng quan về hạt dẻ và những tác dụng của nó

Related Articles

Back to top button