Tổng Hợp

Người thơ “đêm ôm đàn uống rượu một mình”

VHSG- Với gia đình, nhìn Nguyễn Dương Quang có vẻ gia trưởng nhưng tình yêu thương dành cho mọi người thì dạt dào đằm sâu…

  1. Buổi sơ giao với nhà thơ Nguyễn Dương Quang

Tôi biết anh trước khi đọc thơ anh, dù là anh Đặng Tiến (nhà nghiên cứu phê bình văn học ở Pháp) đã có lời rằng: “Nguyễn Dương Quang làm thơ hay, anh đọc và bất ngờ…”

“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ’’. Quả là thế.

Lần đầu tôi gặp anh là khi cùng đến thăm thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn. Anh chị từ Đà Lạt xuống, tôi từ nhà qua. Cùng ghé ngôi nhà xinh xắn đầy hoa hoàng hậu, hoa lan…ở gần chùa Long Ngự (Đức Long) để thăm bạn hiền. Hai anh, hai nhà thơ, một ở núi (Đà Lạt), một ở biển (Phan Thiết), nhưng lại gần gũi nhau về nhiều thứ, nhất là thơ ca.

Dễ đã hơn mười lăm năm, vợ chồng tôi thân tình rất mực với vợ chồng nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn và cũng gần nửa ngần ấy năm, chúng tôi thân quen với vợ chồng nhà thơ Nguyễn Dương Quang. Và luôn yêu quý cả hai “phu nhơn” xinh đẹp đều mang tên Hồng của nhị vị “đại ca”.

Thái Hồng của Quang có vẻ đẹp của một tiểu thư: rất xinh xắn, duyên dáng, lời nói ngọt ngào, nụ cười tươi tắn, dáng vẻ sinh động, và phong cách ăn mặc thì rất trẻ trung… Nhị Hồng của Sơn thì có vẻ đẹp quý phái, đài cát, nền nã của một mệnh phụ phu nhân, ăn nói nhẹ nhàng, điệu bộ chậm rãi, trầm tĩnh…

Nguyễn Dương Quang của Thái Hồng sinh năm 1945 tại Dran, Đà Lạt, Nghe nói ngày xưa cũng “”oách”” lắm, người tầm thước, khuôn mặt rất “”nam nhi chi chí””, chắc khối cô mê vì cái vẻ kiêu bạt. Lại thêm giọng cười vang vỡ, sảng khoái bởi kèm theo tiếng hít sâu vui tai. Lại làm thơ hay và có phổ một số ca khúc.

Còn Nguyễn Bắc Sơn của Nhị Hồng thì người cao gầy nhìn cứ nhẹ tênh, khuôn mặt vui, hay nhíu mày, chu miệng. Cũng lại hay gãi đầu, vuốt vuốt mấy cọng tóc hay buộc túm sau ót như cái đuôi gà nhỏ xíu cứ quậy quọ cho vui mắt. Sơn làm thơ rất nhanh, thích làm thơ bất chợt, thích luyện Dịch số…Anh nổi tiếng với tập thơ “Chiến tranh Việt Nam và tôi”. Thỉnh thoảng cũng theo nghiệp Bùi Suối Hoa mà vẽ vời vài bức tranh, tất nhiên có tặng cho tôi với một giọng điệu cực kỳ quý mến.

Và hai nhà thơ rất quý nhau. Vừa quý tài thơ và quý cả cái tính cái nết của nhau. Tôi may mắn được chia sẻ tình thân và tình thơ từ các anh. Tôi đã viết về Nguyễn Bắc Sơn khá nhiều, nhưng hôm nay, mới đặt bút viết về Nguyễn Dương Quang.

  1. Nguyễn Dương Quang – đời thường trong mắt tôi và bạn bè

Anh là chủ nhân của căn nhà tầng xây theo kiểu Pháp rất xinh xắn nằm một góc trong khuôn viên rộng rãi của Khách sạn Bông Hồng đường 3 tháng 2 thành phố Đà Lạt. Ngôi nhà trồng nhiều hoa, là hoa hồng, hoa địa lan, hoa lài tây… Một hàng liễu rủ bên rào. Ngoài cầu thang trong nhà, còn có thêm cầu thang bên ngoài đi lên cửa chính tầng trên. Cửa gỗ sơn hai màu trắng, đen chủ đạo… Nơi đây từng in dấu chân các nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước tìm đến giao lưu thơ phú.

Với gia đình, nhìn Nguyễn Dương Quang có vẻ gia trưởng nhưng tình yêu thương dành cho mọi người thì dạt dào đằm sâu. Cuộc sống của Nguyễn Dương Quang khi nhỏ có những gian khó: Bố đi tập kết, mẹ dẫn Quang theo bố nhưng vì một lý do nào đó bà đã dắt con về. Sau đó, mẹ đi bước nữa vì đàn bà đẹp lại có học, giữa bão cuộc đời, cần phải có một nơi nương tựa để nuôi con cho khỏi chông chênh. Và dượng kế là một quan chức hành chính quận. Bố ruột Nguyễn Dương Quang thì từng làm trưởng ga xe lửa Đà Lạt. Khi tập kết, ông làm ở Văn phòng chính phủ. Trước, ông cũng là một “công thần” của xứ mù sương này.

Xem thêm :  Cách làm món đầu cá hồi nướng muối ớt thơm ngon

Cuộc đời Nguyễn Dương Quang có lúc lắm gập ghềnh. Anh đã đi lính. Sau 1975, đi học tập cải tạo. Khi được mãn hạn, anh về làm rẫy ở quê. Bỏ rẫy, anh đi buôn chuyến, hàng xác mắm từ Phan Thiết lên Đà Lạt để cung cấp cho các cơ sở trồng la-ghim. Hàng đắc như tôm tươi. Có người cho rằng, nhờ thế anh mới phong lưu, mới xây được khách sạn Bông Hồng ở một vị trí đắc địa như hiện nay.

– Với Nguyễn Bắc Sơn, vợ chồng anh luôn thấu hiểu và thương quý bạn hiền…Những ngày Bắc Sơn lên chơi với bạn, Dương Quang chìu hết mực, cứ để Sơn biển tự do đi đâu, làm gì theo ý của Sơn. Dúi vài chục, vài trăm phục vụ cho Sơn rong chơi cũng chỉ là chuyện nhỏ…

Khi đi buôn chuyến Đà Lạt về Phan Thiết, Nguyễn Dương Quang thường gặp gỡ Nguyễn Bắc Sơn để thơ phú vui chơi. Sau này, mỗi khi về xứ biển có Sơn, vợ chồng Nguyễn Dương Quang cũng hay ghé nhà Sơn biển thăm bạn. Tình bạn cứ thế mà thân thiết.

– Với Nguyễn Thị Liên Tâm (NTLT) và bè bạn: mỗi khi NTLT cùng người một nhà lên Đà Lạt, a lô anh đặt phòng khách sạn, Quang lại: thôi ở nhà anh cho vui. Cứ thế mà ngày càng thân quý. Các con anh ở đây, cũng xem cô chú như người thân.

– Và cũng nơi căn phòng khách ấm cúng này, chủ nhân đã ôm đàn ngồi hát, rồi đệm cho nhà thơ ĐặngThanh Liễu, Liên Tâm, Vũ Dậu hát ca…Gọi vui là cùng nhau “đàn ca sáo thổi”.

– Các bạn văn chương của Anh ở xa về cũng vì thương nhau mà tìm đến, dù có khi ngồi với nhau một lát rồi đi. Hai năm trước, vợ chồng nhà thơ Phạm Cao Hoàng (làm trong phòng Giáo dục huyện Đơn Dương trước đây) về Việt Nam. Tại phòng khách nhà anh Quang, chúng tôi nói chuyện thơ ca, chuyện anh Cao Hoàng đi làm nghề nhiếp ảnh. Và anh Hoàng đã chụp vài tấm ảnh chân dung cho vợ chồng NTLT, lại còn ký tặng NTLT tập thơ hay “” Mơ cùng tôi giấc mơ Đà Lạt”.

– Cũng tại căn phòng khách ấm cúng này, Nguyễn Dương Quang đã từng đọc thơ của Quang, của Nguyễn Bắc Sơn cho NTLT nghe và ghi âm, thể hiện lòng quý yêu của Quang dành cho người bạn thơ đã đi xa về nơi cõi khác.

– Chúng tôi có một nhóm bạn chung ở Đà Lạt. Không phân biệt địa vị, tuổi tác, giàu nghèo…Người làm trong Tòa án tỉnh, người làm Sở Lao động Thương binh và Xã hội, có người từng làm ở làng SOS, có người là Tiến sĩ dạy trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh. Hai bạn Trí Thủy thì ở Đức Trọng… Tại căn phòng này, chúng tôi cũng đã từng ngồi bên nhau, hoặc cùng nhau đi cà phê, ẩm thực… Mỗi khi chúng tôi lên Đà Lạt (hay khi mọi người xuống Phan Thiết), lại tranh thủ gặp nhau vui chơi. Có khi anh Quang lại mời cả nhà xuôi trạm thu phí, ra ngoại thành Đà Lạt để thưởng thức cá đồng. Có khi lại lang thang vào tận Ma Rừng lữ quán…để …lang thang. Niềm vui cứ thế lan tỏa, ấm áp.

– Còn nhớ hai kỷ niệm khi tập san Quán Văn do anh Nguyên Minh chủ biên đã lên phố núi tổ chức buổi ra mắt số viết về Đà Lạt ở quán Cà phê Zen của vợ chồng nhà văn Lê Mai Dung.

Kỷ niệm thứ nhất, nhớ mãi, bây giờ mới kể đây: Nguyễn Dương Quang chở NTLT đến cà phê Zen trên xe SH mới tậu có yên hơi cao. Khi quẹo vào con dốc cua, đường lên quá hẹp, anh hụt chân, đã vậy, Liên Tâm còn nhảy xuống vì sợ, làm anh xém té. May mà người và xe không bị sao cả. Buổi ra mắt tập san hôm ấy rất đông vui, có nhà thơ Nguyễn Tấn On (MC buổi ấy), dịch giả Đỗ Tư Nghĩa, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Hàng Tình…của Đà Lạt, Lê Vĩnh Tài ở Komtum, vợ chồng anh Lê Triều Hồng Lĩnh, nhà thơ Trúc Linh Lan, Ngọc Tuyết đến từ Cần Thơ, và anh em Quán Văn thân thiết. Lần ấy, không có Ngô Thị Mỹ Lệ và Hoàng Kim Oanh. Khi Quán Văn trở lại Đà Lạt lần 2 (số viết về nhà thơ Nguyễn Đức Sơn) mới đầy đủ, đông vui hơn nữa.

Xem thêm :  Cách nấu sữa gạo lứt

– Hôm anh họa sĩ Đinh Cường về Việt Nam, đã cùng họa sĩ Thân Trọng Minh, Vương Ngọc Minh tổ chức buổi triễn lãm tranh tại Khu Hòa Bình- Đà Lạt. Nghe anh Đặng Tiến nhắc: nên lên xem triễn lãm, mình đã lên tham dự. Đoàn anh Nguyên Minh ở khách sạn Bông Hồng, có cả anh Lữ Quỳnh …Tối ấy, cả đoàn còn đi nghe Cô Giang ở Cung Tơ Chiều hát. Anh Nguyễn Dương Quang cùng đi nghe, một đêm nhạc đầy “ấn tượng”.

– Còn ở Phan Thiết, tại nhà tôi, có một kỷ niệm mà chắc chắn anh Nguyễn Dương Quang không thể nào quên được. Số là, ba, bốn năm trước, anh xuống Phan Thiết, ở lại nhà Tâm Đắc một ngày một đêm. Anh có mang theo một cái quần dài sọc ca rô mặc ấm trong nhà. Khi về, bỏ quên lại cái quần. Vui, nhớ mãi. Mấy ngày sau đó, người của mình phải gửi xe đem lên cho anh.

Nhưng còn chuyện này thì ghi nhớ đậm sâu đây. Nhà Tâm Đắc có con chó Nhật với bộ lông đen trắng hai màu rất xinh đẹp tên Sóc Nâu. Cả ngày, thi sĩ vuốt lông cưng nựng không sao cả, Nhưng sáng hôm sau, khi giơ tay vuốt đầu Sóc Nâu như đã từng, chó cưng tưởng sẽ bị đánh, nên phản ứng “phập” một cái vào bàn tay. May mà chỉ trầy da, rỉ máu sơ sơ. Vậy mà anh Quang không chịu chích ngừa, khi về chỉ dặn, nếu Sóc Nâu không chết thì thôi. Thiệt may, có tiêm ngừa dại hàng năm cho Nâu, nên “không sao cả”. Mừng.

– Với các nhà văn nhà thơ Bình Thuận như Nguyễn Bắc Sơn, Đỗ Kim Ngư, Nguyễn Như Mây…Quang hết lòng vui cùng bè bạn mỗi khi thường xuyên lên xuống Đà Lạt- Phan Thiết để bán buôn. Hồi đó, những đêm đàn hát ấm vui. Xe hàng cứ nằm ngoài Cầu Sở Muối chờ đó, chủ nhân còn bận “ôm đàn uống rượu đế” quắt quay cùng bạn. Có quý nhau mới tìm đến nhau như thế.

Dạo mấy năm trước, những lần Văn nghệ sĩ Hội Văn học nghệ thuật Bình Thuận lên ở trại sáng tác Đà Lạt, hay mời anh đến giao lưu đàn ca hát xướng thật vui. Gần đây, anh ít tham gia hơn.

– Với các bạn bè trang lứa ngày cũ, anh sẵn lòng giúp đỡ, cho mượn “”ngân lượng””. Có đứa nhớ trả thì mừng, có đứa quên, thì cũng đành… Chị Thái Hồng cực kỳ thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát, luôn là bà quản gia quá sức tuyệt vời của Nguyễn Dương Quang. Cũng như Nhị Hồng, cũng là bà quản gia tốt bụng cực kỳ của Nguyễn Bắc Sơn. Trong mắt tôi, hai chị xinh đẹp này quá sức tuyệt vời. Là chỗ dựa tinh thần cho các anh vui mà làm thơ tình, thơ thế sự…

– Nhà Quang còn có khách sạn Bông Hồng 2 ở Bắc Bình- Bình Thuận (quê vợ của anh), nơi gần danh thắng cấp quốc gia Bàu Trắng ấn tượng. Đây cũng là một điểm đến hấp dẫn. Chúng tôi đã vài lần đến vào ban đêm, đốt lửa trại, hò vui như ngày hội.

  1. Nguyễn Dương Quang – một đời thơ, nhạc

Thi sĩ Nguyễn Dương Quang từng khiêm tốn nói rằng, gia tài thơ anh quá ít. Có tập thơ in riêng: “Đêm ôm đàn uống rượu một mình”(NXB Văn học 2012, Thư quán bản thảo 2015) và một số tập in chung. Gần đây nhất có tập “Rằng từ… ngẫu nhĩ”, in chung với hai nhà thơ lão làng: Cao Thoại Châu Trần Ngọc Hưởng.

Tìm kiếm trên Google, chỉ có 5 địa chỉ viết về anh: trang thivien.net,Thica.net,blogphamcaohoang.blogspot.com,trangtranthinguyetmai.wordpress, trang poem.tkaraoke.com.

Tuy làm thơ không nhiều, nhưng thơ anh hay bởi cái tình da diết (với con người và cuộc đời), cái sự hào sảng mà không phải nhà thơ nào cũng có được. Trang thivien.net đã chọn 15 bài thơ hay của anh để đăng tải. Trong đó có những bài như Bi khúc, Biển trong ký ức kẻ du cư, Chiều qua Tà Dôn nhớ Nguyễn Bắc Sơn, Chiều trên rừng trong mật khu Lê Hồng Phong, Chuyện tình ở một nơi nguồn sông Sài Gòn, Dran ngày về, Đêm cuối năm viết cho má, Đêm kích dưới chân đồi Pá, Đêm ôm đàn uống rượu một mình, Chiều qua Tà Dôn nhớ Nguyễn Bắc Sơn… Đó là những bài thơ hay. Nhưng độc giả thường hay nhắc đến bài thơ “Đêm cuối năm viết cho má” của Quang, đọc mà rưng rưng nước mắt. Xin được ghi ra đây một vài khổ:

Xem thêm :  Collocation là gì và cách học collocation hiệu quả nhất

… đêm nay con ngồi một nơi rất xa má

đếm tuổi con bằng nước mắt má đong

trong đêm thoảng giọng hiền má gọi

con vừa nghe, muốn khóc, rất bâng khuâng…

… ôi, trái tim con mãi tôn thờ má

đã dạy con hai tiếng yêu thương…

(Nguồn: Thơ miền Nam thời chiến, Thư Ấn Quán xuất bản, Hoa Kỳ, 2006)

Nhà phê bình văn học Đặng Tiến cũng đã có những lời phê bình về thơ Quang khi ông tình cờ đọc được:

…Từ má lòng bàn tay dìu dắt

con bơ vơ giữa cuộc phù sinh…

Dòng nước nào xa nguồn mà không đục

Sợ một mai con lạc dấu chân mình

(trang 428, Thơ Miền Nam thời chiến)

Tác giả ít được biết đến, nhưng bài thơ hay quá, chất trí tuệ quyện vào tâm huyết, hồn nhiên mà điêu luyện. Tình cảm chìm chìm mà ý tứ lâng lâng. Trong sáng sao mà u uất?Thơ đích thực là điều đơn giản kỳ diệu “có nói cũng không cùng”.

Về âm nhạc, Nguyễn Dương Quang rất mê say. Vì say mê nên anh thường có những “đêm ôm đàn uống rượu một mình” để nghe tiếng đời quẩn quanh bên mình, để nghe tiếng nói bạn bè, để nghe tiếng lòng tuôn chảy. Và để làm thơ, phổ nhạc, để hát… cho mình và cho bè bạn. Những lúc này đây, hình ảnh Quang như một nghệ sĩ thực thụ. Những tác phẩm âm nhạc của anh không nhiều, nhưng đều có giai điệu đẹp, dễ hát, dễ đi vào lòng người.

Thơ ca, âm nhạc giúp cho con người dễ xích lại gần nhau hơn. Nguyễn Dương Quang đã đến với bằng hữu cũng từ con đường thơ và sau này là âm nhạc. Một giọng thơ hào sảng, rất đời và rất sâu nặng ân tình.

Xin cảm ơn cuộc đời đã cho chúng ta có những ân tình tha thiết. Cảm ơn những nụ hồng xinh đẹp thơm lâu.

Một sớm mai nào ta thức dậy và bất chợt nhớ… Nhớ núi, nhớ biển, nhớ Phan Thiết, nhớ Đà Lạt… nhớ bạn bè… Là ta đã vô cùng hạnh phúc trong cõi đời này.

(Bên dòng Cà Ty 12/11/2019)

Thế mà, chỉ mấy tháng sau… Anh đã ra đi mãi mãi vào ngày 29/4/2020 (tức ngày mồng 7/4 AL. Trần gian đành vắng bóng anh. Gia đình, bằng hữu buồn đau… tiễn anh về nơi cuối trời!

NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM


Từ ngày em đi lấy chồng, anh uống rượu nhiều không.. Giáng sinh một mình!


Cho những bạn đang tìm bài hát thất tình uống rượu đau dạ dày này sau khi xem clip chị ong nâu thất tình phần cuối.
Lyrics:
Từ ngày em đi, em đi lấy chồng
Anh uống rượu nhiều không?
Trời mưa giông ướt má em hồng
Sao không đợi ngày anh thành công?
Vì thuyền sang sông, Thôi em theo chồng
Quên giấc mộng hai ta hằng mong
Đời đục trong, nước mắt tách đôi dòng
Nếu đau lòng quên đi là sẽ xong.
Và anh say, cho cơn đau vào dạ dày nhiều ngày
Để sớm quên ngay, thật nhiều đắng cay
Thời thanh xuân, ai cũng yêu một vài lần dại khờ
Ngồi mộng mơ về điều quá xa chúng ta
Vì xa hoa, em mất đi người thật thà vậy là
Buồn này ta, chẳng thể cùng bước qua.
Tỉnh cơn say, anh hãy lấy một người vợ hiền lành
Và cho anh thật nhiều đứa con đáng yêu chạy quanh..
Cảm ơn các bạn đã quan tâm yêu thích.
? Facebook của Hwang Cho: http://fb.com/TvcfOnline
? Đăng ký kênh Youtube Hwang Cho để được cập nhật ngay video mới nhất:
➤ https://bit.ly/SubscribeHwangCho
HwangCho HwangChoOfficial

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp Tại nhahangcarnaval.com
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button