Tổng Hợp

Trái đất hình gì? 20 sự thật về trái đất chúng ta cần biết

Trái đất được ví như viên đá cẩm thạch màu xanh hấp dẫn nhân loại ngay từ lần đầu tiên khi con người được đặt chân lên bề mặt của nó. Trái Đất không chỉ là nơi chúng ta ở mà còn được biết đến như cội nguồn của sự sống. Nhưng có phải tất cả chúng ta đã biết trái đất hình gì? Hình ảnh trái đất có gì đẹp hay có những sự thật thú vị nào không? Hãy khám phá trong bài viết dưới đây của Palada.vn nhé.

Trái Đất là gì?

Trái Đất hay hình quả đất – Địa Cầu (Tiếng Trung: 地球, tiếng Anh: Earth), là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về các yếu tố bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi như “hành tinh xanh”, là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người. Cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ tìm thấy sự sống.

Hành tinh này đã được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống bắt đầu xuất hiện trên bề mặt nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó thì sinh quyển, khí quyển của Trái Đất và các điều kiện khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn cùng với từ trường của Trái Đất, đã giúp ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.

Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử về địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại ở đây trong thời gian qua. Người ta ước tính rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống được thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.

Trái đất hình gì?

Hình dạng của Trái Đất gần với hình phỏng cầu, tức là hình cầu bị nén dọc theo hướng từ địa cực tới phần phình ra ở xích đạo. Nơi phình ra này là kết quả của quá trình tự quay. Nó khiến cho độ dài đường kính tại đường xích đạo dài hơn đến 43 km so với độ dài đường kính tính từ cực tới cực.

Đã có một nghiên cứu khảo sát trên 8.215 người trưởng thành ở Mỹ đưa ra câu trả lời xem họ có biết trái đất hình gì không. Kết quả đáng ngạc nhiên rằng chỉ có 66% giới trẻ Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tin rằng hình của trái đất là hình cầu.

Trong khi đó có tới 4% “luôn tin rằng hình của trái đất là phẳng”, 9% thì vẫn tin rằng hình quả đất tròn nhưng gần đây bắt đầu nghi ngờ về niềm tin của mình. Bên cạnh đó, lại có 5% cho rằng Trái đất phẳng nhưng đã bắt đầu có sự nghi ngờ quả đất hình gì và 16% còn lại thì không chắc chắn trái đất là hình gì.

20 sự thật về Trái Đất mà bạn nên biết

Kiến tạo mảng giữ trái đất “thoải mái”

Trái đất có hình gì? Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời tồn tại các mảng kiến tạo. Về cơ bản thì lớp vỏ bên ngoài của Trái Đất chia thành nhiều phần được gọi là “mảng kiến tạo“.

Trải qua thời gian dài, một lượng lớn cacbon bị đẩy ngược vào bên trong Trái đất và tái tạo lại. Điều này làm cho cacbon đi ra khỏi bầu khí quyển, đảm bảo rằng chúng ta sẽ không phải chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát xảy ra như ở sao Kim và biến Trái đất trở thành một nơi nóng “khủng khiếp“.

Trái đất chỉ gần giống hình cầu

Hầu hết chúng ta cho rằng Trái đất là một hình cầu. Thực tế, điều này chỉ được khoa học chấp nhận vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 TCN và thời hiện đại. Còn hiện nay, nhờ có môn thiên văn học hiện đại và khả năng du hành vũ trụ mà các nhà khoa học đã biết được rằng Trái đất có hình dạng giống như một quả cầu dẹt (hình phỏng cầu dẹt).

Trái đất gần giống một hình cầu, có các cực dẹt và ở đường xích đạo thì phình ra. Với Trái đất, việc phình ra này do sự luân chuyển của các hành tinh. Điều này có nghĩa là khoảng cách từ cực này đến cực khác ngắn hơn khoảng 43km so với đường kính đi qua đường xích đạo của Trái đất.

Xem thêm :  Cách làm bánh mì nướng muối ớt tại nhà, đơn giản mà ngon

Thành phần cấu tạo Trái đất hầu hết là oxy, sắt, oxy, silic

Khi phân tích các chất liệu cấu thành Trái đất, bạn sẽ thấy có 30,1% oxy, 32,1% sắt, 15.1% silic và 13,9% magie. Dĩ nhiên là phần lớn sắt nằm trong lõi của Trái đất. Thực tế, những nghiên cứu đã tìm ra lõi của Trái đất chứa 88% là sắt, còn lớp vỏ Trái đất là 47% oxy.

70% bề mặt của Trái đất là nước

Các nhà du hành vũ trụ khi lần đầu tiên được đi vào không gian, họ quan sát Trái đất bằng mắt thường và gọi Trái đất với cái tên là “Hành tinh Xanh” – Blue Planet. Có cái tên này bởi vì 70% hành tinh của chúng ta được bao phủ là nước, 30% còn lại là lớp vỏ rắn nằm trên mực nước biển. Vì vậy, đó chính là lý do tại sao phần rắn này được gọi là “lớp vỏ lục địa”.

Lõi sắt của Trái đất tạo ra từ trường

Trái đất như một thỏi nam châm khổng lồ gồm có hai cực nằm ở hai đầu – gần với các cực địa lý trên thực tế. Từ trường kéo dài đến hàng nghìn cây số ra phía ngoài bề mặt của Trái đất – hình thành một vùng gọi là “tầng từ trường“. Các nhà khoa học cho rằng từ trường này tạo ra bởi lõi tan chảy của Trái Đất – nơi mà nhiệt tạo ra các chuyển động của vật liệu dẫn điện để tạo ra dòng điện.

Trái đất tự quay quanh trục ít hơn 24 giờ

Thực tế thời gian Trái đất quay quanh trục của nó chỉ mất 23 giờ, 56 phút và 4 giây – các nhà thiên văn học gọi thời gian đó là một “ngày Thiên văn“. Điều này không có nghĩa là một ngày của chúng ta sẽ ít hơn 4 phút. Thời gian thừa sẽ được cộng dồn vào từng ngày và từng tháng – ngày là đêm, đêm là ngày.

Hình quả đất của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời. Mỗi ngày, Mặt Trời lại chuyển động lệch so với những ngôi sao khoảng 10 – so với kích thước của Mặt Trăng. Và như vậy thì nếu cộng thêm chuyển động đến từ Mặt Trời thì chúng ta sẽ thấy rằng Trái đất quay quanh Mặt trời cũng giống như là đang quay quanh trục của nó, sẽ mất tổng thời gian khoảng là 24 giờ.

Thời gian này được gọi là “ngày Mặt trời” – nó khác với “ngày Thiên văn” – đây là thời gian để Mặt trời quay trở lại các vị trí cũ trên bầu trời. Sự khác biệt giữa chúng là thời gian các ngôi sao xuất hiện ở một nơi trên bầu trời và vị trí Mặt trời mọc/lặn.

Số lượng virus trên Trái đất còn nhiều hơn cả sao trên trời

Trái Đất đang có vô số các loại virus tồn tại. Ước tính, có hơn 10^30 loại virus khác nhau trên hành tinh của chúng ta. Con số này đủ để tặng cho mỗi ngôi sao trong vũ trụ 100 triệu lần.

Một năm của Trái đất không phải là 365 ngày

Thực tế một năm trên Trái đất là 365,2564 ngày. Phần dư ra 0,2564 ngày tạo ra việc cứ 4 năm lại thấy có một năm Nhuận. Đó là lý do tại sao cứ bốn năm một lần chúng ta lại cộng thêm một ngày vào tháng Hai như năm 2004, năm 2008, năm 2012,… Vẫn có trường hợp ngoại lệ trong quy tắc này là số năm chia hết cho 100 (ví dụ năm 1900, năm 2100,..) và chia hết cho 400 (ví dụ năm 1600, năm 2000,…).

Trái Đất có 1 Mặt Trăng, 2 vệ tinh cùng quỹ đạo

Như bạn đã biết, Trái đất có duy nhất một Mặt Trăng. Nhưng bạn có biết rằng Trái đất của chúng ta còn có hai tiểu hành tinh khác có cùng quỹ đạo quay xung quanh Trái Đất không? Chúng được gọi tên là 3753 cruithne (một tiểu hành tinh bay quanh Mặt Trời) và 2002 AA29 (một vật thể ở gần Trái Đất và sắp sửa bị Trái đất bắt giữ làm vệ tinh), phần lớn các tiểu hành tinh khác được gọi là Vật thể gần Trái Đất (Near-Earth Objects – NEOs).

Trái Đất được cho là là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống

Các nhà khoa học đang xây dựng nhiều phòng thí nghiệm giúp tìm ra những hành tinh có tồn tại sự sống khác. Ví dụ: NASA vừa công bố tạo ra hệ thống khoa học các hành tinh kỳ lạ Nexus (tên tiếng Anh Nexus for Exoplanet System Science – NExSS). Họ giành những năm tiếp theo để nghiên cứu về các dữ liệu được quan sát bằng kính viễn vọng không gian Kepler và ký hiệu về sự sống trên các hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời.

Xem thêm :  TỔNG HỢP các loại xi măng phổ biến trên thị trường năm 2021

Các đĩa vô tuyến khổng lồ thời gian gần đây đang quét những ngôi sao ở xa xôi, thu thập các tín hiệu đặc biệt về một cuộc sống thông minh vươn ra không gian giữa các vì sao. Một số kính viễn vọng mới được phát triển như kính thiên văn không gian James Webb của NASA hay vệ tinh Thăm dò Ngoại hành tinh Quá cảnh và nhiệm vụ Darwin của Cơ quan vũ trụ châu Âu có thể đủ hiện đại để cảm nhận sự sống tồn tại trên các hành tinh khác.

Trái đất là hành tinh chứa năng lượng phóng xạ

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, Trái Đất tỏa ra nhiệt lượng đạt 40 terawatt, và một nửa trong số này phát ra từ hoạt động phân rã phóng xạ trong lõi Trái Đất. Hầu hết phần nhiệt lượng hỗ trợ cho sự sống trên hành tinh của chúng ta đều đến từ hoạt động phân rã phóng xạ của các nguyên tố như uranium, thorium và potassium.

Trái đất có sự sống dưới đáy biển

Lớp trầm tích dưới đáy biển chính là “nhà” của khoảng 2.9×10^29 vi sinh vật tồn tại ở độ sâu 2,5km. Phần lớn hệ sinh thái ở đây phát triển rất chậm so với hệ sinh thái bên trên bề mặt biển. Các nhà khoa học hiện vẫn đang tìm kiếm thêm các dấu vết của sự sống còn có thể tồn tại ở độ sâu sâu hơn so với đã được tìm thấy.

Rêu có ở mọi nơi trên Trái đất

Rêu có mặt ở khắp nơi trên hành tinh chúng ta. Sở dĩ chúng lại có thể phát triển đến như thế là vì có khả năng hút nước trực tiếp trong không khí thông qua phần cấu trúc cơ thể đặc biệt – tạm gọi là phần “râu” mọc ra từ lá. Với những loại rêu sinh trưởng ở vùng có khí hậu khô nóng, đây thực sự là một khả năng rất lợi hại với chúng.

Thời tiết trên trái đất không thể báo hiệu động đất

Nguyên do là vì động đất là một hoạt động đứt gãy xảy ra bên dưới bề mặt lục địa nên nó không hề liên quan đến thời tiết. Vậy nên việc động đất không thể nào dự báo thông qua thời tiết được. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc cảnh báo trước động đất để đảm bảo an toàn cho con người không còn là điều khó khăn.

Mây góp phần điều chỉnh nhiệt độ trên Trái Đất

Nếu gom hết lượng nước ở trong mây xuống rồi phủ lên bề mặt Trái Đất, khắp mặt đất sẽ được bao phủ bởi một lớp nước có độ dày bằng cỡ cọng tóc. Chính “lượng nước” này tạo nên sự khác biệt giữa nhiệt độ của mùa hè và mùa đông. Mây chính là yếu tố giúp nền nhiệt độ mát mẻ hơn khá nhiều.

Hình quả đất này “già” hơn chúng ta tận 10.000 lần

Trái Đất tồn tại được khoảng 4.5 tỷ năm, còn con người chỉ xuất hiện cách đây khoảng 450.000 năm; và cho đến tận cách đây 45.000 năm, con người mới “phủ” kín quả đất này.

Ai đã đặt tên là Trái đất?

Không như những hành tinh khác chúng ta biết nguồn gốc tên gọi của chúng, không hề có bất cứ cơ sở nào chỉ ra được người nào đã gọi hành tinh này là “Trái đất”. Khái niệm “Trái Đất” bắt nguồn từ ngôn ngữ Anh cổ và ngôn ngữ Thượng Đức. Trái đất hình gì cũng là hành tinh duy nhất không được đặt tên theo tên của một vị thần Hy Lạp hay thần La Mã.

Bầu khí quyển của Trái đất rộng 10.000km

Bầu khí quyển của Trái đất có độ dày nhất trong vòng 50km đầu tiên tính từ bề mặt, nhưng thực tế chúng còn tính cả 10.000km phần bên ngoài không gian. Trái đất gồm 5 tầng chính – đỉnh của tầng đối lưu (Troposphere), bình lưu (Stratosphere), tầng giữa khí quyển (Mesosphere), thượng tầng nhiệt quyển (Thermosphere) và cuối cùng là ngoại quyển (Exosphere). Theo quy luật về áp lực khí và mật độ giảm, áp lực khí khi đi vào khí quyển cao hơn thì mật độ sẽ dày hơn.

Phần lớn khí quyển là nằm ngay bên dưới Trái đất. Thực tế thì 75% bầu khí quyển của Trái đất nằm trong 11km đầu tiên trên bề mặt của hành tinh này. Tầng ngoại quyển (Exosphere) là tầng lớn nhất, kéo dài từ phía trên cùng của thượng tầng khí quyển ở độ cao khoảng 700 km so với mặt nước biển và khoảng 10.000km so với mực nước biển. Tầng ngoại quyển gọi là tầng rỗng không của không gian vũ trụ, nơi này không có bầu khí quyển.

Xem thêm :  Cách kiểm tra tốc độ mạng trên máy tính nhanh chóng, chính xác

Tầng ngoại quyển chủ yếu có mật độ cực thấp của hiđro, heli và một số loại phân tử nặng hơn như: nitơ, oxy và carbon dioxide. Các nguyên tử và phân tử ở tách xa nhau. Ở đây không phải là nơi hoạt động của khí, khi các hạt phân tử liên tục thoát ra khỏi không gian. Các hạt phân tử sẽ di chuyển tự do theo quỹ đạo đường đạn và có thể di chuyển ra vào từ trường hoặc với gió mặt trời.

Trái đất chính là một động cơ nhiệt

Nhiệt từ Mặt Trời sẽ được hình của trái đất hấp thụ ở những nơi thuộc vĩ độ thấp và trên bề mặt mặt đất, rồi tỏa ra ở những nơi thuộc vĩ độ cao và ở trong khí quyển. Hoạt động của “động cơ” này chính là tác nhân tạo ra gió và bão.

Hiện tượng hình của trái đất bị sụp xuống có thể thấy rõ từ ngoài không gian

Mạch nước ngầm luôn hoạt động có thể gây ra những ảnh hướng nhất định khiến bề mặt trái đất bị sụp xuống – và sự sụp lún này hoàn toàn có thể quan sát được từ ngoài không gian.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về trái đất hình gì, hình ảnh trái đất có gì đẹp và những sự thật thú vị nhất về hành tinh của chúng ta. Chúc các bạn đã có được những thông tin bổ ích và cảm thấy thư giãn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về trái đất có hình gì, quả đất hình gì thì hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé.


15 Sự Thật Kỳ Lạ Đến Mức Khó Tin Về Trái Đất


Khi nhắc đến trái đất, chúng ta nghĩ những sự thật về nó thì ai cũng biết và quá bình thường. Đáng ngạc nhiên thay, chúng ta biết nhiều thứ về không gian hơn là về hành tinh chung của chúng ta. Ví dụ, chúng ta gọi Trái đất là hành tinh xanh, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó không phải lúc nào cũng có màu xanh. Bên trong nó chứa vàng rắn, nhưng bề mặt lại được bao phủ bởi virus.
Xuyên suốt lịch sử, con người vẫn chưa thể biết hết mọi thứ về hành tinh của chúng ta. Nhưng những sự thật mà chúng ta vẫn đang tìm hiểu thật sự đáng kinh ngạc, đến mức chúng thúc đẩy chúng ta tiếp tục nghiên cứu về thế giới nơi mình đang sống. Bạn có biết hành tinh của chúng ta đang dần dần quay chậm hơn không? Và làm thế nào chim có thể tạo ra những đám mây? Hay bạn có biết sinh vật mạnh mẽ nhất Trái đất quá nhỏ bé nên bạn không thể nhìn thấy không? Thú vị chứ? Vậy thì hãy cùng xem những sự thật tuyệt vời về Trái đất mà có thể bạn chưa biết nhé!
soisáng

ĐOẠN PHIM:
Ngày trở nên dài hơn 00:00
Chúng ta sống gần một siêu vệ tinh 0:51
Chim có thể tạo ra mây 1:19
Trái đất không hoàn toàn có hình tròn1:50
Tất cả chúng ta đều quay với tốc độ khác nhau 2:24
Nam Cực là một hoang mạc 3:01
Trọng lực không giống nhau ở mọi nơi 3:20
Trái đất có thể có màu tím trước khi có màu xanh lam và xanh lục 3:55
Sinh vật mạnh mẽ nhất Trái đất rất nhỏ bạn không thể nhìn thấy chúng 4:24
Càng xa Mặt trời, Trái đất càng nóng hơn 5:09
Chúng ta không thể khai thác được hết vàng trên Trái đất5:42
Bạn có thể rơi xuyên qua Trái đất 6:12
Sinh vật sống lớn nhất trên trái đất là nấm 6:54
Sức nóng của mặt trời ở dưới chân chúng ta 7:39
Số lượng vius tìm thấy trên Trái đất nhiều hơn các ngôi sao trên trời 8:29

Bản quyền hình ảnh:
Sự nhấp nhô của thể địa cầu với màu sắc nhân tạo, địa hình bóng và phóng đại chiều dọc (hệ số tỷ lệ 10000): Bởi International Centre for Global Earth Models (ICGEM) – http://icgem.gfzpotsdam.de/vis3d/longtime, CC BY 4.0 https://creativecommons.org/licenses/by/4.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=81462823

Bầy chim Quelea mỏ đỏ tại một hố nước: Bởi Alastair Rae, CC BYSA 2.0 https://creativecommons.org/licenses/bysa/2.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=2229241
Nấm Armillaria ostoyae đã phát triển đầy đủ (sombere honingzwam) ở công viên Velp: Bởi Henk Monster, CC BY 3.0 https://creativecommons.org/licenses/by/3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=54456762
Nấm khổng lồ! Paxillus involutus: Bởi Englepip, CC BY 2.0 https://creativecommons.org/licenses/by/2.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=46376096
Thư viện hình ảnh và video của NASA
Video được thực hiện bởi Soi Sáng

Âm nhạc của Epidemic Sound https://www.epidemicsound.com/
Nguồn tài liệu có sẵn (ảnh, đoạn ghi hình,…)
https://www.depositphotos.com
https://www.shutterstock.com
https://www.eastnews.ru
Đăng ký Soi Sáng https://bit.ly/2TPVZhq

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button