Tổng Hợp

Tổng hợp dạng bài toán tư duy lớp 3 đầy đủ nhất

toán tư duy lớp 3 là 1 dạng toán được phụ huynh rất quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về các dạng bài, phương pháp giải và bài toán luyện tập.

Bài viết hôm nay, Vuihoc.vn sẽ chia sẻ về 6 dạng toán tư duy lớp 3 phổ biến nhất, phương pháp giải và bài luyện tập các dạng toán này.

1. Dạng toán tư duy lớp 3 về đo đại lượng 

1.1. Giới thiệu dạng toán tư duy lớp 3 về đo đại lượng 

Dạng toán tư duy lớp 3 về đo đại lượng là những bài toán liên quan đến các đại lượng thời gian, đại lượng đo lường, đại lượng liên quan đến số tiền giúp các em nắm chắc về các đại lượng và cách quy đổi các đại lượng đó.

a) Bài toán về đo đại lượng thời gian:

Ví dụ: 

Khoảng thời gian từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ 15 phút là bao nhiêu?

b) Đại lượng đo lường:

Ví dụ:

Điền vào chỗ trống:

7dm3cm2mm = …mm

c) Đại lượng liên quan đến số tiền:

Ví dụ:

Bà mang 95000 đồng đi chợ, bà mua đồ ăn hết 65000 đồng và một chiếc nón 15000 đồng. Hỏi bà còn lại bao nhiêu tiền?

1.2. Hướng dẫn giải 

Với dạng toán tư duy lớp 3 về đo đại lượng, không có cách nào khác ngoài việc ghi nhớ các kiến thức liên quan tới các đơn vị:

Lưu ý: 

  • Mỗi đơn vị độ dài hơn kém nhau 10 đơn vị

  • Mỗi đơn vị khối lượng hơn kém nhau 10 đơn vị

1.3. Bài luyện tập

Bài 1: Điền vào chỗ trống

a) Khoảng thời gian từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ 30 phút  là … phút.

b) Khoảng thời gian từ 13 giờ đến 14 giờ 30 phút  là …phút

c) Khoảng thời gian từ 6 giờ đến 7 giờ 40 phút là …phút

Bài 2: Điền vào chỗ trống

a) 1m3cm2mm = …mm

b) 4m20cm = …mm

c) 12cm40mm = mm

Bài 3: Mẹ cho An 50000 đồng để mua đồ dùng học tập. An mua 4 quyển vở hết 28000 đồng và mua 5 chiếc bút chì hết 15000 đồng. Hỏi An còn lại bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Bài 1: 

a) Khoảng thời gian từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ 30 phút  là 60 phút.

b) Khoảng thời gian từ 13 giờ đến 14 giờ 30 phút  là 90 phút

c) Khoảng thời gian từ 6 giờ đến 7 giờ 40 phút là 100 phút

Bài 2: Điền vào chỗ trống

a) 1m3cm2mm = 1000 + 30 + 2 (mm) = 1032mm

b) 4m20cm = 400 + 20 = 420 (cm) = 4200 mm

c) 12cm40mm = 120 + 40 = 160(mm)

Bài 3:

An đã mua vở và bút hết số tiền là:

28000 + 15000 = 43000 (đồng)

An còn lại số tiền là:

50000 – 43000 = 7000 (đồng)

Đáp số: 7000 đồng.

2. Toán tư duy lớp 3 qua phép tính

2.1. Giới thiệu dạng toán tư duy lớp 3 qua phép tính

Các bài toán tư duy lớp 3 qua phép tính chủ yếu được luyện tập qua các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Để học tốt dạng toán này, trẻ cần nắm chắc các quy tắc khi thực hiện phép tính. 

Ví dụ:

Đặt tính rồi tính:

a) 2346 – 1357

b) 4248 x 4

c) 2531 + 3422 + 234

d) 2430 : 5

2.2. Hướng dẫn giải 

Cách làm: Áp dụng các kiến thức khi thực hiện phép tính về phép cộng (trừ) không nhớ, có nhớ, phép nhân, phép chia.

Ví dụ:

a) 754 + 67

       

– Lấy 4 + 7 = 11, viết 1 nhớ 1

– Lấy 5 + 6 = 11, nhớ 1 bằng 11 + 1 = 12, viết 2 nhớ 1

– Lấy 7 + 0 = 7, nhớ 1 bằng 7 + 1 = 8, viết 8

Ta được:

754 + 67 = 821

b)  562 – 443

         

2 không trừ được cho 3 nên ta lấy 12 – 3 = 9, viết 9 nhớ 1.

6 – 4 nhớ 1 là 6 – 5 = 1, viết 1.

5 – 4 = 1.

Ta được:

562 – 443 = 119 

c)  314 x 3

 

3 x 4 = 12 viết, 2 nhớ 1.

3 x 1 = 3 nhớ 1 bằng 3 + 1 = 4, viết 4.

3 x 9 = 9, viết 9.

Ta được:

314 x 3 = 942 

d)  834 : 2 

Ta có:

8 : 2 = 4, viết 4

Hạ 3, 3 : 2 = 1 viết 1 

1 x 2 = 2, 3 – 2 = 1, viết 1 hạ 4, ta được 14

14 : 2 = 7 viết 7, 7 x 2 = 14, 14 – 14 = 0

Như vậy 834 : 2 = 417.

2.3. Bài luyện tập

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a) 254 + 679

b) 468 – 370

c) 458 x 2

d) 617 : 3  

Bài 2: Tính giá trị biểu thức

a) 20 + 156 + 80

b) 9 + 456 + 1

c) 100 + 865 – 100

d) 23 x 9 : 9

Trả lời:

Bài 1:

a)

   

 

4 + 9 = 13, viết 3 nhớ 1

3 + 7 = 10, nhớ 1 bằng 10 + 1 = 11, viết 1 nhớ 1

2 + 6 = 8, nhớ 1 bằng 8 + 1 = 9

Ta được:

234 + 679 = 913

 

b) 

  

8 – 0 = 8, viết 8

6 không trừ được 7, lấy 16 – 7 = 9, viết 9 nhớ 1.

4 – 3 nhớ 1 bằng 4 – 4 = 0

Ta được:

468 – 370 = 98

c)

 

 

8 x 2 = 16, viết 6 nhớ 1

5 x 2 = 10 nhớ 1 bằng 11, viết 1 nhớ 1.

4 x 2 = 8 nhớ 1 bằng 8 + 1 = 9, viết 9

Ta được:

458 x 2 = 916

d)

6 : 3 = 2 viết 2

2 x 3 = 6; 6 -6 = 0, viết 0 hạ 1

1 không chia được cho 3 viết 0 ở thương, 0 x 3 = 0; 1 – 0 = 1, hạ 7 được 17

17 chia 3 được 5; 5 x 3 =15; 17 – 15 = 2

Ta được 617 : 3 = 205 dư 2

Bài 2:

a) 20 + 156 + 80

= (20 + 80) + 156

= 100 + 156

= 256

b) 9 + 456 + 1

= (9 + 1) + 456

= 10 + 456

= 466 

c) 100 + 865 – 100

= (100 – 100) + 865

= 0 + 865

= 865

d) 23 x 9 : 9

= 23 x 1

= 23

3. Toán tư duy lớp 3 về số đếm trong phạm vi 1000

3.1. Giới thiệu dạng toán tư duy lớp 3 về số đếm trong phạm vi 1000

Các bài toán về số đếm trong phạm vi 1000 là một trong những dạng toán hay trong phạm vi toán tư duy lớp 3. Dạng toán này sẽ giúp trẻ trau dồi cách đọc số, viết số từ nhỏ đến lớn.

Ví dụ: 

– Đọc các số sau: 300; 301; 305; 403; 501.

– Viết các số sau: 955; 521; 643; 1000.

3.2. Hướng dẫn giải 

Cách làm: Để làm được dạng toán này, trẻ cần nắm chắc cách đọc số, viết số trong phạm vi 1000.

3.3. Bài luyện tập

Bài 1: Sắp xếp các dãy số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

a) 112; 236; 180; 156; 102.

b) 348; 562; 986; 110; 134.

c) 281; 129; 567; 98; 182

Bài 2:  Sắp xếp các dãy số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:

a) 564; 585; 940; 613; 950.

b) 137; 443; 578; 512; 95

c) 175; 491; 141; 240; 222

Trả lời:

Bài 1:

a) 102; 112; 156; 180; 236

b) 110; 134; 348; 562; 986

c) 98; 129; 182; 281; 567

Bài 2:

a) 950; 940; 613; 585; 564

b) 578; 512; 443; 137; 95

c) 491; 240; 222; 175; 141

4. Toán tư duy lớp 3 về phép so sánh

4.1. Giới thiệu toán tư duy lớp 3 về phép so sánh

Các bài tập so sánh trong dạng toán tư duy là các bài toán so sánh số các chữ số và so sánh giá trị các biểu thức với nhau. Dạng bài tập này sẽ giúp trẻ có thói quen phân biệt vị trí các số hạng và thói quen đánh giá bài toán sau này.

Ví dụ: 

  • Điền dấu so sánh thích hợp vào chỗ trống:

a) 3460….3445

b) 134 – 8 x 9 … 85 + 5 x 7

  • Một can dầu đựng được 5l. Hỏi 4 can dầu như thế đựng được bao nhiêu lít dầu?

4.2. Hướng dẫn giải:

Cách làm: Để làm được dạng toán tư duy lớp 3 về phép so sánh, trẻ cần nhớ các quy tắc khi tính giá trị biểu thức như: nhân chia trước, cộng trừ sau, thực hiện từ trái qua phải và ưu tiên các phép tính trong dấu ngoặc sau đó so sánh giá trị biểu thức vừa tìm được.

Ví dụ:

134 – 8 x 8 … 100 + 8 x 4

4.3. Bài luyện tập

Bài 1: Điền dấu =; <; > thích hợp vào chỗ trống:

a) 56 : 7 + 13 … 100 – 14 : 7

b) 18 + 49 : 7 …. 59 – 28 : 7

c) 6 x 4 + 48 : 6 … 120 – 30 : 6

d) 45 – 3 x 2 + 76 … 56 – 4 x 4 + 72

Bài 2

a) 80 + 8 x 6 – 45 … 125 – 8 x 5 + 50

b) 167 – 8 x 9 + 20 … 145 – 4 x 4 + 35

c) 56 + 5 x 10 – 34 … 100 – 6 x 7 – 10

d) 68 + 39 – 4 x 4 … 121 – 8 x 8 + 29

Trả lời:

a) Ta có:

56 : 7 + 13 

= 8 + 13 

= 21

100 – 14 : 7 

= 100 – 2

= 98

Vì 21 < 98  nên 56 : 7 + 13 < 100 - 14 : 7

b) Ta có:

18 + 49 : 7 

= 18 + 7 

= 25

59 – 28 : 7 

= 59 – 4 

= 55

Vì 25 < 55 nên 18 + 49 : 7 < 59 - 28 : 7

c) Ta có:

6 x 4 + 48 : 6

= 24 + 8

= 32

120 – 30 : 6

= 120 – 5

= 115

Vì 32 < 115 nên 6 x 4 + 48 : 6 < 120 - 30 : 6

d) Ta có:

45 – 3 x 2 + 76 

= 45 – 6 + 76

= 39 + 76

= 115

56 – 4 x 4 + 72

=  56 – 16 + 72

=  40 + 72

=  112

Vì 115 > 112 nên 45 – 3 x 2 > 56 – 4 x 4 + 72

Bài 2

a) Ta có:

80 + 8 x 6 – 45

= 80 + 48 – 45

= 128 – 45

= 83

125 – 8 x 5 + 50

= 125 – 40 + 50

= 85 + 50

= 135

Vì 83 < 135 nên 80 + 8 x 6 - 45 < 125 - 8 x 5 + 50

b) Ta có:

167 – 8 x 9 + 20

= 167 – 72 + 20

=  95 + 20

=210

145 – 4 x 4 + 35

= 145 – 16 + 35

= 129  + 35

= 164

Vì 210 > 164 nên 167 – 8 x 9 + 20 > 145 – 4 x 4 + 35

c) Ta có:

56 + 5 x 10 – 34

= 56 + 50 – 34

= 106 -34

=72

100 – 6 x 7 – 10

= 100 – 42 – 10

= 54 – 10

= 44

Vì 72 > 44 nên 56 + 5 x 10 – 34 > 100 – 6 x 7 – 10

d) Ta có:

68 + 39 – 4 x 4

= 68 + 39 – 16

= 107 – 16

= 91

121 – 8 x 8 + 29

= 121 – 16 + 29

= 105 + 29

= 134

Vì 91 < 134 nên 68 + 39 - 4 x 4 < 121 - 8 x 8 + 29

5. Toán tư duy lớp 3 bài tìm quy luật

5.1. Giới thiệu toán tư duy lớp 3 bài tìm quy luật 

Dạng bài tìm quy luật là các bài tập liên quan đến dãy số: dãy số lẻ, dãy số chẵn, dãy số chia hết, dãy số có quy luật là tổng, hiệu. Nếu như trong chương trình lớp 2, các dãy số còn đơn giản với 1 chữ số, 2 chữ số thì ở lớp 3 trẻ sẽ được làm quen với dãy số có nhiều chữ số hơn.

Ví dụ:

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a) 1; 2; 3; 5; 8; …; …; …; 

b) 1; 3; 9; …; …; …;

c) 110; 120; 130; …; …; …;

d) 111; 222; 333; …; …; …;

5.2. Hướng dẫn giải 

Cách làm: Học sinh dựa vào các quy luật của dãy số:

  • Dãy số cách đều

  • Dãy số có một số sau bằng tổng các số trước nó

  • Dãy số có số đằng sau gấp số đằng trước số lần nhất định.

  • Dãy số có quy luật là dãy số phụ có quy luật khác

Sau đó thực hiện theo các bước:

Bước 1: Đọc kỹ đề bài

Bước 2: Xét từng quy luật để tìm quy luật của dãy số:

  • Xét hiệu hai số liền nhau.

  • Xét số đằng sau có bằng tổng các số trước hay không.

  • Xét số đằng sau gấp bao nhiêu lần số đằng trước.

  • Xét dãy số phụ.

Bước 3: Thực hiện phép tính theo quy luật tìm được.

Bước 4: Trình bày bài giải và kiểm tra lại.

5.3. Bài luyện tập

Bài 1: Điền tiếp vào chỗ trống số hạng của dãy số 

a) 6; 18; 36;…;…

b) 11; 22; 33;…;…; 66

c) 10; 30; 30; 40; 50;…;…

Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống số hạng của dãy số và tính tổng của dãy số

a) 2; 5; 8; 11; 14; 17;…;…

b) 24; 3; 21; 6; 18; 9;…;…

c) 8; 1; 10; 2; 12; 3;…;…

Trả lời:

Bài 1:

a) Ta thấy:

6 x 1 = 6

6 x 3 = 18

6 x 6 = 36

Vậy, quy luật của dãy số đã cho là số sau sẽ bằng tích của 6 nhân với các số 1; 3; 6; 9; 12; ….. Do đó số cần điền vào chỗ trống là 54; 72.

b) Ta thấy:

11 + 11 = 22

22 + 11 = 33

Vậy quy luật của dãy số đã cho là số sau hơn số trước 11 đơn vị. 

Ta có số cần điền vào chỗ trống là: 44; 55

c) Ta thấy:

10 + 10 = 20

20 + 10 = 30

30 + 10 = 40

40 + 10 = 50

Vậy quy luật của dãy số đã cho là số sau hơn số trước 10 đơn vị

Ta có số cần điền vào chỗ trống là 60; 70

Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống số hạng của dãy số và tính tổng của dãy số

a) Ta thấy: 

2 + 3 = 5

5 + 3 = 8

8 + 3 = 11

Vậy quy luật dãy số đã cho là số sau hơn số trước 3 đơn vị.

Ta có số cần điền vào chỗ trống là: 21; 24

Tổng của dãy số trên là: 2 + 5 + 8 + 11 + 14 + 17 + 21 + 24 = 102

b) Ta thấy:

24 – 3 = 21

21 – 3 = 18

3 + 3 = 6

6 + 3 = 9

Vậy quy luật của dãy số đã cho là tại hiệu các số ở vị trí lẻ là 3, hiệu các số ở vị trí lẻ là 3

Ta có số cần điền vào chỗ trống là: 15; 12

Tổng của dãy số trên là: 24 + 3 + 21 + 6 + 18 + 9 + 15 + 12 = 108

c) Ta thấy:

8 + 2 = 10

10 + 2 = 12

1 + 1 = 2

2 + 1 = 3

Vậy quy luật của dãy số đã cho là tại hiệu các số ở vị trí lẻ là 2, hiệu các số ở vị trí chẵn là 1.

Ta có số cần điền vào chỗ trống là: 14; 4

Tổng của dãy số trên là: 8 + 1 + 10 + 2 + 12 + 3 + 14 + 4 = 54

6. Toán tư duy lớp 3 về đố vui

6.1. Giới thiệu dạng toán tư duy lớp 3 về đố vui

Bằng ngôn ngữ thân thiện, dí dỏm, các bài toán thuộc dạng bài đố vui sẽ mang lại sự thoải mái cho trẻ khi giải toán. Với dạng toán này, trẻ có thể tự tin suy nghĩ và đưa ra hướng giải theo cách của mình:

Ví dụ:

Vườn nhà ông ngoại có tất cả 15 cây bao gồm cây mít, cây xoài. Biết số cây xoài gấp đôi số cây mít. Tìm số lượng từng loại cây trong vườn nhà ông ngoại.

6.2. Hướng dẫn giải

Cách làm: 

Bước 1: Đọc và phân tích dữ liệu bài toán.

Bước 2: Tóm tắt bài toán.

Bước 3: Thực hiện phép tính phù hợp.

Bước 4: Trình bày bài giải và kiểm tra lại 

6.3. Bài luyện tập

Bài 1: Vườn nhà ông ngoại có tất cả 15 cây bao gồm cây mít, cây xoài. Biết số cây xoài gấp đôi số cây mít. Tìm số lượng từng loại cây trong vườn nhà ông ngoại.

Bài 2:  5 bạn lớp 3A đều được học sinh giỏi. Mỗi bạn được thưởng 10 quyển vở. Hỏi tất cả số vở các bạn được thưởng là bao nhiêu?

Trả lời:

Bài 1:

Số cây xoài gấp đôi số cây mít nên nếu coi số cây mít là 1 phần, thì số cây xoài là 2 phần. Như vậy tổng số cây trong vườn nhà ông ngoại là 3 phần.

Số cây mít trong vườn nhà ông ngoại là:

15 : 3 = 5 (cây)

Số cây xoài trong vườn nhà ông ngoại là:

5 x 2 = 10 (cây)

Đáp số: 5 cây mít; 10 cây xoài.

Bài 2:

Tổng số vở các bạn học sinh giỏi lớp 3A được thưởng là:

5 x 10 = 50 (quyển)

Đáp số: 50 quyển.

Các dạng toán tư duy lớp 3 không chỉ mang lại cho trẻ tư duy tốt mà còn cho trẻ các kiến thức thực tế để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, kiến thức về các dạng toán này còn khá phức tạp với trẻ đòi hỏi các bậc phụ huynh cần kiên nhẫn khi dạy trẻ. Ngoài việc cho trẻ luyện tập thường xuyên các dạng toán trên, phụ huynh có thể cho trẻ tham khảo các bài giảng tại Vuihoc.vn để toán tư duy lớp 3  không còn là những bài toán hóc búa với trẻ.


Mathx.vn | 1001 Bài toán tư duy lớp 3 | Phần 1


1001 còn được gọi là 1 số đối xứng (palindrome) tức đọc đi đọc ngược đều giống nhau. 1000 là tròn trịa, là chẵn, còn 1001 là số lẻ. Số chẵn có vẻ đẹp của số chẵn, số lẻ có vẻ đẹp của số lẻ. Làm được bài có cái hay của làm được bài, không làm được bài cũng có bài học hay…Tất cả đều thú vị nếu chúng ta tiếp cận với tinh thần khám phá và cầu tiến, học hỏi:)
Toán Tư Duy lại là những họat động học trải nghiệm vô cùng thú vị, và sinh động. Những lý thuyết của Toán, được xây dựng trên hoạt động học, game tư duy… Thói quen vận động tư duy, từ việc tham gia vào các hoạt động học, vượt qua các trò chơi, những hoạt động phân tích. . . Trẻ sẽ tìm ra được mối liên hệ, và hình thành các công thức Toán. giúp phát triển trí não của trẻ.
Với cách thức này, trẻ có thể vận dụng khả năng tư duy não bộ một cách độc lập, mà không cần đến sự hỗ trợ của giáo viên hay người hướng dẫn; đồng thời trẻ còn rèn luyện được tính linh hoạt, tư duy logic khi tự lực giải quyết các bài toán khó.
8 lợi ích cho trẻ khi được tham gia chương trình toán tư duy.
▶ Phát triển khả năng cá nhân hóa độc lập.
▶ Phát huy tối đa khả năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tưởng
▶ Xây dựng kỹ năng tìm mối liên hệ, phân tích, so sánh, và tổng hợp
▶ Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, logic, và độc lập, đa chiều
▶ Giúp bé tự tin, phát triển tư duy toàn diện, và yêu thích môn toán.
▶ Xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc về Toán học
▶ Nâng cao năng lực tư duy để có thể sẵn sang tham gia các kì thi học sinh giỏi, toán trong nước, và quốc tế.
▶ Hình thành, và phát huy tính ý thức, tự giác, trách nhiệm.
==========================================================================
Để xem nhiều video hơn, các quý phụ huynh và em học sinh có thể thể theo dõi thầy tại:
▶ Website: http://mathx.vn/trangchu.html
▶ Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCkSSjLdiQPbXAFUmw55WDQA
Facebook FanPage: https://www.facebook.com/mathx.vn/
▶ Facebook thầy Trần Hữu Hiếu: https://www.facebook.com/chutieu.toan
▶ Group học toán cùng thầy Trần Hữu Hiếu: Trong Group các bạn có thể đăng hỏi bài và theo dõi các buổi Livestream chữa đề thi các kỳ thi toán quốc tế hoặc các bài toán hay:
https://www.facebook.com/groups/cungconhoctoan/
===================================================================
Video khác có thể bạn quan tâm:
▶ 1001 Bài toán tư duy lớp 3 Phần số 2: https://youtu.be/1wOC8e6Qi2s
▶ 1001 Bài toán tư duy lớp 3 Phần số 3: https://youtu.be/c3SGSAFlNCM
Chúc các em học tập hiệu quả !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Cách muối củ cải chua

Related Articles

Back to top button