Tổng Hợp

Ngành thiên văn học thi khối nào? tin về ngành thiên văn học mới nhất

Trong lịch sử các ngành khoa học hiện đại, chắc chưa có cái kết nào cay đắng hơn cái kết cho một nhà khoa học kỳ tài – Một trong những vị cha đẻ của ngành thiên văn học ,Ga-li-lê (Galileo Galilei), người đàn ông phải sống những năm tháng cuối đời bằng chuỗi ngày tù đày để bảo vệ thuyết nhật tâm của người đàn anh- Nhà thiên văn học Co-pec-nich. Thế nhưng, câu nói “Dù sao Trái Đất vẫn quay” và tinh thần cứng rắn đứng về khoa học thời điểm bị coi là “trái với phán quyết của Chúa trời” đó đã vô tình trở thành nguồn cảm hứng để thế hệ sau nghiên cứu tìm tòi và phát triển ngành công nghiệp thiên văn. Ước vọng chinh phục vũ trụ chưa bao giờ là đủ của con người được minh chứng bởi hàng ngàn những tài liệu nghiên cứu liên quan đến vũ trụ, sách thiên văn học, những vật thể không gian, những chuyến bay và nghề du hành vũ trụ…và giờ đây nó đang được đào tạo tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên toàn thế giới để tiếp tục viết tiếp giấc mơ khai phá thế giới bên ngoài hành tinh xanh Trái Đất. Để viết tiếp giấc mơ đó ở Việt Nam, các bạn phải giải mã được câu hỏi ngành thiên văn học thi khối nào trước đã.

1. Lý giải khái niệm thiên văn học là gì?

Lý giải khái niệm thiên văn học là gì?

 

Nhắc đến thiên văn học, nhiều tài liệu ghi lại rằng, khái niệm này đã ra đời từ thời tiền sử. Những dấu vết chứng tỏ sự khởi thủy của nó trong thủa hồng hoang của loài người phần lớn bởi những cách lý giải về sự thay đổi của thời tiết nhờ vào quan sát sự chuyển động của mặt trời và mặt trăng. Trước khi khoa học thiên văn ra đời, tổ tiên của chúng ta từ thời đại đồ đá đã tạo ra thiên văn học cơ bản mà nền tảng là địa lý học và ra đời những mô hình đầu tiên của bầu trời, phiên bản đầu tiên của mô hình quả địa cầu.

Thế nhưng, bước nhảy vọt của thiên văn học thế giới và cũng chính là nguồn cảm hứng cho sự ra đời của bộ môn khoa học thiên văn đang được đào tạo tại nhiều trường đại học chuyên kỹ thuật bây giờ chính là “Thuyết nhật tâm” – Trái Đất quanh xung quanh mặt trời” của Nicolaus Copernicus và sự kế ghi nhận và bảo vệ đến cùng bởi những những nhà khoa học khác tiêu biểu như Galileo Galilei, Johannes Kepler, Isaac Newton. Cuộc cách mạng đáng nói nhất là phát minh kính viễn vọng của nhờ công sức của người anh cả Nicolaus Copernicus ở thế kỷ 16. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hiện tại, thiên văn học đang làm là ngành khoa học hot nhất mọi thời đại, ngành khoa học của những giấc mơ chinh phục vũ trụ.

Thiên văn học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các thiên thể như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân… và các hiện tượng được phát sinh bên ngoài vũ trụ. Đây cũng là khoa học nghiên cứu về sự phát triển, tính chất vật lý của các thiên thể, khí tượng và các chuyển động của các vật thể vũ trụ cũng như đi lý giải về sự hình thành và “lớn lên” của vũ trụ.

Trước khi kính viễn vọng – sản phẩm của thiên văn học hiện đại ra đời, thì thời điểm trước đó, các nhà thiên văn cổ đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát, quan sát bầu trời đêm và những dụng cụ cũ. Trong lịch sử, thiên văn học thế giới được biệt là tập hợp những ngành đo sao, quan sát thiên văn, làm lịch và chiêm tinh học. Thế nhưng, theo định nghĩa của khoa học hiện đại, thiên văn học chỉ dùng để chỉ vật lý học thiên thể.

2. Học gì trong ngành thiên văn học?

Học gì trong ngành thiên văn học

Không rõ các bạn nghĩ về ngành thiên văn học như thế nào, nhưng tôi, tuy là con gái nhưng tôi luôn bị thu hút đặc biệt bởi mảng vũ trụ, hành tinh, hay những ngôi sao. Bạn không biết đấy thôi, ngay từ thời còn rất bé, không hiểu sao tôi luôn có một cảm giác cực kỳ hồ hởi khi được thả mình vào những trang sách về những nhà khoa học vũ trụ rồi ngồi ngơ ngẩn mơ ước trở thành nhà du hành. Nghe có vẻ buồn cười, ước mơ đầu tiên khi tôi được hỏi năm tôi lớp 4, chính là học để trở thành một nhà du hành vũ trụ. Và không hiểu sao, tôi thực sự bị xúc động khi dừng lại trang sách viết những câu chuyện của Galile khi ông sẵn sàng chấp nhận ngồi tù trong những năm tháng cuối đời để bảo vệ chính kiến của mình rằng “Dù sao Trái Đất vẫn quay”, cả Xi-ôn-cop- xki- “cha đẻ” của chiếc tàu vũ trụ đưa con người đến các vì sao nữa, người đã chấp nhận ăn bánh mỳ khô quanh năm chỉ để có tiền mua những thiết bị tự chế tàu con thoi và sau đó “trải nghiệm” bằng vài lần ngã gãy chân vì bay theo những cánh chim qua cửa sổ. Bạn biết đấy, khát vọng khám phá những bí ẩn của vũ trụ của con người không dừng lại ở vấn để theo dõi những tin tức mới nhất từ những bản tin khoa học nữa, mà muốn tự mình cố gắng thực hiện ước mơ ‘chạm tay đến các các vì sao”. Dù bây giờ, việc làm của tôi không liên quan gì đến vũ trụ, những tin tức về hành tinh mới, đến hố đen… luôn có một sức hút kỳ lạ. Và chắc chắc tôi hiểu rằng, những thắc mắc về ngành này của những người mê khoa học vũ trụ và muốn gắn sự nghiệp của mình với ngành đó như thế nào. Thiên văn học được giới khoa học chia làm nhiều lĩnh vực để nghiên cứu và việc làm của ngành cũng từ lý do này rất đa dạng chứ không phải là chỉ quan sát và nghiên cứu các vật thể trong không gian thuần túy. Sau đây, sẽ là một thông tin hữu ích, những nội dung giảng dạy về ngành thiên văn học ở Việt Nam để các bạn có thể tham khảo.

Xem thêm :  Bà bầu thiếu máu nên ăn gì tốt cho mẹ và bé

2.1. Vũ trụ quan

Trong thiên văn học cơ bản chỉ nghiên cứu chủ yếu những vật thẻ riêng lẻ trên bầu trời thì nhiệm vụ chủ yếu của ngành vũ trụ quan là nghiên cứu tổng thể các mối quan hệ mật thiết giữa vũ trụ và vật lý. Để học được ngành này bạn phải hiểu biết sâu rộng về các định luật, mối quan hệ trong môn vật lý để hỗ trợ, lý giải, nghiên cứu dựa trên những thuyết đã được thừa nhận.

2.2. Vật lý thiên văn

Đây là ngành học liên quan đến vật lý và những thuộc tính  của các vật thể trên bầu trời như các ngôi sao,hệ mặt trời và nguyên lý hoạt động của những vật thể này cũng như những biến đổi của vật thể qua thời gian bao gồm cả việc tìm ra những những đặc điểm của vật chất tối, năng lượng tối và các hỗ đen trong vũ trụ cũng như thời gian chúng hình thành,  cách thức những hố đen này di chuyển.  Bên cạnh đó, kết hợp lý giải về nguồn gốc cũng như “điểm kết” của vũ trụ ra sao. Đây được xác định là ngành thú vị nhất trong hệ thống các ngành thuộc thiên văn học. Ngoài ra, nhiều giả thuyết về đa vũ trụ được xây dựng trong những bộ phim kinh điển cũng được ngành này nghiên cứu, lý giải.

2.3. Sinh vật học trong vũ trụ

Nhiệm vụ của ngành này là chuyên nghiên cứu về sự ra đời, sự tiến hoa của những vật thể tồn tại trông vũ trụ, trên bề mặt trái đất. Lĩnh vực cũng bao gồm cả những phát hiện mới về môi trường sống của sinh vật trong và ngoài hệ mặt trời.

2.4. Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời

Nếu như vũ trụ quan là chuyên nghiên cứu về những mối quan hệ vật lý giữa thiên thể và mỗi quan hệ của chúng với nhau trong hệ mặt trời thì ngành này đặc biệt dành cho những ai có đam mê và muốn đi sâu nghiên cứu vê riêng mặt trời. Từ đấy, vận dụng những lý thuyết nghiên cứu đi giải thích về sự sự vận động, lượng nhiệt, hoạt động của các ngôi sao và những sinh vật liên quan đến nó. Mặt trời là trung tâm của vũ trụ và mọi hành tinh quay xung quanh và chịu tác động trực tiếp lên các hành tinh đặc biệt là những vấn đề về thời tiết, khí hậu của trái đất, cuộc sống của con người.

2.5. Địa chất các hành tinh

Tìm hiểu về thiên văn học bao gồm quá trình nghiên cứu về địa chất để hiểu rõ và rút ra những đặc điểm về thành phần, các chuyển động, động thái, thay đổi của các hành tinh xung quanh lẫn các vật thể như mặt trăng, sao chổi các tiểu hành tinh và những vật thể bất thường xuất hiện xung quanh trái đất. Ngành này dễ làm bạn liên tưởng đến ngành địa lý học trên trái đất. Các chương trình thuộc chuyên ngành đào tạo bao gồm nhiều bài học liên quan những định luật trong vật lý học phổ thông như định luật Newton, các khái niệm liên quan đến điện từ, từ trường và nguyên tử.

Đây là ngành thuộc khối kỹ thuật, khoa học song cách thức đào tạo của nó lại liên quan nhiều đến những thuyết đã được thừa nhận trước đó và thực nghiệm và chỉ phổ biến ở nhiều nước phát triển.Ở Việt Nam, thực tế là số lượng tuyển dụng cua ngành Thiên văn học khá hạn chế, do vậy, tính cạnh tranh của ngành là cực kỳ cao.

Xem thêm :  Cách làm lòng non

3. Học thiên văn học ra làm gì?

Như đã nhấn mạnh ở trên, dù đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong làng công nghệ thế giới song ngành thiên văn học chưa thực sự được xem là một ngành trọng điểm ở Việt Nam vì tính chuyên biệt cũng như những yếu tố về khoa học kỹ thuật áp dụng trong ngành phải cực kỳ hiện đại. Tuy là ngành nghề được yêu thích bởi đông đảo các bạn trẻ năng động nhưng điều kiện về cơ sở vật chất lẫn thị trường tim viec của ngành vẫn là một vấn đề chưa ai dám nói trước kể cả chính phủ. Tuy nhiên, đừng vì nghe vậy mà từ bỏ ước mơ và đam mê với khám phá vũ trụ vì những kiến thức  và  chuyên môn bạn có được tại Việt Nam sẽ là hành trang giúp những ai thực sự các đam mê với ngành thiên văn học theo học các chương trình Thạc sỹ tại nước ngoài đặc biệt là những quốc gia có nền thiên văn học phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản hay các nước châu Âu. Quá trình học tập, nghiên cứu tại các trường đại học là công cụ để bạn có thể chạm tay vào khoa học thiên văn ở nhiều vị trí sau đây:

+ Thiết kế, điều khiển và mô phỏng công nghệ vệ tinh

+ Thiết kế vật liệu, thiết bị không gian, phân tích và giải mã dữ liệu không gian

+ Mô phỏng, xây dựng hình ảnh để mô phỏng lại quá trình,sự hình thành cũng như các hiện tượng, vật lý trong không gian, phân tích và giải mã những dữ liệu không gian và mối quan hệ giữa các nguyên lý trong vật lý với cá vật thể trong không gian.

+ Nghiên cứu, thăm do về các hiện tượng xảy ra trên bề mặt trái đất và mô phỏng quá trình, nguyên nhân hình thành của các sự kiện trên bề mặt trái đất do tác động như các yếu tố ngoài vũ trụ như mặt trời, mặt trăng, thiên thạch…

+ Nghiên cứu và tiến hành quan trắc các đặc điểm về địa hình, địa chất, các điều kiện khí hậu của trái đất, đánh dấu, theo dõi so sánh với sự thay đổi của các hiện tượng, vật thể trong hệ mặt trời để đánh giá thảm họa thiên để dự báo, đánh giá các điều kiện thời tiết cực đoan và có đề ra những phương hướng phòng, chống giảm thiểu thiệt hai gây ra.

Xem ngay: Việc làm kỹ sư địa chất thăm dò mới nhất

4. Thiên văn học thi khối nào?

Thiên văn học thi khối  nào

 

Phải nói rằng, dù chưa phải là một trong những ngành trọng điểm đang được đầu tư mạnh ở Việt Nam, song, sức hút của những lĩnh vực liên quan đến ngành thiên văn học, vũ trụ học sự năng động, khám phá, giải mã những hiện tượng, vật thể xung quanh vũ trụ của con người đặc biệt là những bạn trẻ chưa bao giờ dừng lại. Những dãy kết quả trải dài sau khi kết thúc từ khóa về ngành thiên văn học ở Việt Nam trả lại từ google đã cho bạn thấy điều đó. Sức cạnh tranh cao và số lượng hạn chế khi tuyển dụng của ngành thiên văn học ở Việt Nam thời điểm hiện tại, không làm cho sức nóng của ngành bị giảm đi. Những đặc trưng riêng biệt của nghề và sự đa dạng khối thi đã mở ra cơ hội cho những sỹ tử thực sự có đam mê với thiên văn học đăng ký theo học ngành nghề mà mình thực sự yêu thích. Vậy thiên văn học thi khối gì nhỉ?

Ở Việt Nam thời điểm hiện tại, chưa có một chương trình đào tạo nào dành riêng cho ngành thiên văn học. Thế nhưng với những cá nhân có niềm đam mê với thiên văn học với các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng đó với đời sống con người vẫn đừng vội thất vọng. Bởi vì, thực tế bạn có thể đăng ký vào những ngành liên liên quan vật lý cụ thể như Vật Lý năng lượng cao hoặc Vật lý thiên văn, công nghệ vũ trụ và hàng không tại các trường đại học thuộc khối khoa học, kỹ thuật.

Bản chất của thiên văn học là vật lý học thiên văn nên bộ môn Vật lý được xem là môn bắt buộc trong tổ hợp xét tuyển. Do đó, các môn được xét tuyển sẽ nằm trong khối khoa học tự nhiên gồm khối A00 gồm bộ môn Toán, Vật lý và Hóa học và khối A1 bao gồm Toán, Vật lý và ngoại ngữ. Một số trường chuyên đào tạo về những ngành có liên quan đến Vật lý thiên văn ở Việt Nam bao gồm Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên cơ sở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội…thực sự đam mê với ngành này nhớ theo dõi cập nhật những thông tin xét tuyển trên các trường đại học nêu trên để kịp thời đăng ký nhé.

Xem thêm :  Tổng quan về hạt dẻ và những tác dụng của nó

Hi vọng những thông tin trên đây về những những việc làm làm thiên văn và thiên văn học khối gì đã cung cấp cho các bạn cho các bạn những thông tin hữu ích về ngành học mà bạn thật sự yêu thích. Chúc bạn luôn thành công nhé.

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục


Giới Thiệu Về Thiên Văn Học – Thiên Văn Học Tập 1 | Tri thức nhân loại


trithucnhanloai thienvanhoc
Giới Thiệu Về Thiên Văn Học Thiên Văn Học Tập 1
Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hóa học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ.
Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất. Các nhà thiên văn học của những nền văn minh đầu tiên đã tiến hành những cuộc quan sát có phương pháp bầu trời đêm, và các dụng cụ thiên văn học đã được tìm thấy từ những giai đoạn còn sớm hơn nữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kính viễn vọng là thời điểm thiên văn học bắt đầu bước vào giai đoạn khoa học hiện đại. Về lịch sử, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học, nhưng ngành thiên văn học chuyên môn hiện đại ngày nay thường chỉ có nghĩa vật lý học thiên thể.
Từ thế kỷ XX, lĩnh vực thiên văn học chuyên nghiệp được chia thành các nhánh quan sát và thực nghiệm. Thiên văn học quan sát chú trọng tới việc thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vật lý. Thiên văn học lý thuyết định hướng theo sự phát triển các mô hình máy tính hay mô hình phân tích để miêu tả các vật thể và hiện tượng thiên văn. Hai lĩnh vực bổ sung cho nhau, thiên văn học lý thuyết tìm cách giải thích các kết quả quan sát, và việc quan sát lại thường được dùng để xác nhận các kết quả lý thuyết.
Các nhà thiên văn nghiệp dư đã đóng góp nhiều khám phá quan trọng cho thiên văn học, và thiên văn học là một trong số ít ngành khoa học nơi các nhà thiên văn nghiệp dư có thể đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong sự phát hiện và quan sát các hiện tượng thoáng qua. Thiên văn học cổ hay thậm chí thiên văn học cổ đại không nên bị nhầm lẫn với ngành chiêm tinh học, hệ thống niềm tin rằng những công việc của con người liên quan tới các vị trí của các vật thể vũ trụ. Dù hai lĩnh vực cùng có nguồn gốc chung và một phần phương pháp thực hiện (cụ thể, việc sử dụng lịch thiên văn), chúng là khác biệt. Năm 2009 đã được Liên hiệp quốc coi là Năm Thiên văn học Quốc tế (IYA2009). Mục tiêu là tăng cường nhận thức và sự tham gia của mọi người vào thiên văn học.

Các video về Công Nghệ Thông Tin
https://www.youtube.com/watch?v=WIu7pDajon0\u0026list=PLnRlW3gZI78c5zH3HYkfHvmjmuKoNCxF
Các video về Khoa Học Máy Tính
https://www.youtube.com/watch?v=WIu7pDajon0\u0026list=PLnRlW3gZI79kfp8E7lcDkImtMHA6FIfr
Các video về Điện \u0026 Điện Tử
https://www.youtube.com/watch?v=MLFay2YsA6k\u0026list=PLnRlW3gZI78WYR7PESCxlMe6GG9SAtZF
Các video về chủ đề Hoạt Động Như Thế Nào
https://www.youtube.com/watch?v=0TgGMY5iVLo\u0026list=PLnRlW3gZI7_s0vG2WFTGpoF0_X43OTRw
Các video giải thích về Hiện Tượng Tự Nhiên
https://www.youtube.com/watch?v=05MfF6_5Ppo\u0026list=PLnRlW3gZI78TqparVgxSSPUi5UvOW_0j
Các video về Kiến Thức Tổng Hợp
https://www.youtube.com/watch?v=0LDsDAzmS2o\u0026list=PLnRlW3gZI7_ESGFqqiB8Q4pusNen3hDM
Các video về Kiến Thức Y Học
https://www.youtube.com/watch?v=vppPLE7BJDY\u0026list=PLnRlW3gZI79nbtfxsWHEZUSmvh74l2dB
Các video về Nguyên Tắc Thành Công
https://www.youtube.com/watch?v=ARyaYV9TBbM\u0026list=PLnRlW3gZI7_AbhxsP7oEpQSVZd907uoT

Tặng cho Tri Thức Nhân Loại ly cà phê để ủng hộ kênh làm nhiều phim khác tốt hơn:
Ủng hộ thông qua ví điện tử MoMo tới số điện thoại: 093 878 4520
PayPal: https://www.paypal.com/paypalme2/TriThucNhanLoai
unghotoi: https://unghotoi.com/trithucnhanloai

Giới thiệu sách hay nên đọc:
TƯ DUY CÓ HỆ THỐNG: https://shorten.asia/KncYNEMD
OCEAN THUYẾT MINH TRỰC QUAN NHẤT VỀ ĐẠI DƯƠNG: https://shorten.asia/H6y7sDs5
CÁC HÀNH TINH: https://shorten.asia/YqBfSNFY
VẠN VẬT VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?: https://shorten.asia/hKEZpU93
LỊCH SỬ THẾ GIỚI THEO DÒNG SỰ KIỆN: https://shorten.asia/zdFaPmBv
MẶT TRÁI CỦA CÔNG NGHỆ: https://shorten.asia/z1vewQDv
DẦU MỎ, TIỀN BẠC VÀ QUYỀN LỰC: https://shorten.asia/FYakmBuK
TẾ BÀO GỐC: KHÁM PHÁ CÙNG NHÀ KHOA HỌC: https://shorten.asia/XG5tkgZz
NGUỒN GỐC MUÔN LOÀI: https://shorten.asia/srEPUzfy
THUẬT ĐỌC TÂM CẨM NANG NHÌN THẤU TÂM LÝ ĐỐI PHƯƠNG: https://shorten.asia/XEcryNnQ

Xem thêm các video khác của Tri Thức Nhân Loại bằng đường dẫn dưới đây:
https://www.youtube.com/channel/UCWE41Zsrn21LJ5yFwQROjg
Vui lòng nhấn nút Đăng Ký phía trên để có thể nhận được thông báo về các video mới nhất.

Bản quyền thuộc kênh: Tri Thức Nhân Loại
Like our Facebook page::
https://www.facebook.com/TriThucVietNam/
Follow us on Twitter:
https://twitter.com/LoaiTri
Follow us on Blogger
https://trithucnhanloai.blogspot.com
Follow us on Tumblr
https://trithucnhanloai.tumblr.com/
Thiết kế hình ảnh: Cỏ Picture
https://www.facebook.com/copicture

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button