Cây Xanh

Petxinh.net nhím kiểng hamster thỏ bọ ú giá rẻ

Để có thể nuôi tắc kè kiểng một cách tốt nhất thì bạn nên nắm rõ các thông tin về chúng và cả các kỹ thuật nuôi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tắc kè kiểng qua bài viết dưới đây nhé.

Những điều thú vị về tắc kè kiểng

  • Khả năng biến đổi màu da theo cảm xúc hay môi trường xung quanh chúng. Chúng có thể biến đổi từ màu sắc cơ bản tới màu mè sặc sỡ.
  • Chúng có những miếng đệm chân thần kỳ, có độ bám dính cao. Nó giúp chúng có thể di chuyển trên mọi bề mặt kể cả trơn bóng như cửa sổ, trần nhà
  • Loài tắc kè này không có mí mắt. Điều này làm cho chúng không thể nhắm được mắt. Và để vệ sinh cho mắt, chúng thường tự liếm mắt cho sạch

Tuổi thọ: Tắc kè kiểng có thể sống bao lâu trong môi trường nuôi nhốt?

Là loài bò sát cảnh nhỏ nên chúng chính là thức ăn cho các loài động vật ăn thịt cỡ lớn. Vì thế, trong năm đầu và năm thứ hai chúng dễ tử vong do trở thành mồi của loài khác. Tuổi thọ của loài tắc kè này trong điều kiện tự nhiên từ 10 – 15 năm.

Tắc kè kiểng có tuổi thọ trung bình gần giống các loài bò sát khác. Trung bình từ 7 – 10 năm tuổi. Đặc biệt đã có con tắc kè kiểng sống tới 18 năm trong điều kiện môi trường nuôi nhốt. Vì thế nếu được chăm sóc tốt trong môi trường nuôi nhốt thì tuổi thọ của chúng cũng được gia tăng hơn.

Kích cỡ và trọng lượng: Tắc kè kiểng lớn cỡ nào?

So với động vật bò sát thì tắc kè cảnh thuộc loài có kích thước nhỏ. Nhưng xét trong chi tắc kè thì nó được xem là có kích thước lớn hơn. Những chú tắc kè cảnh khi còn nhỏ thường có kích thước từ 8.5 – 10 cm chiều dài. Với trọng lượng khoảng 50 – 60 gram. Khi trưởng thành thì kích thước lớn hơn ở con đực từ 20 – 25 cm, nặng 300 – 500 gram. Còn ở con cái thì nhỏ hơn với chiều dài từ 15 – 20 cm, trọng lượng từ 100 – 300 gram. 

Cắn: Tắc kè kiểng có cắn không? Tắc kè kiểng có nguy hiểm không?

Tắc kè kiểng là loài bò sát ăn thịt nên vì thế phần răng của chúng khá sắc để có thể cắn con mồi. Và khi trưởng thành thì lực cắn của chúng càng mạnh hơn. Thế nhưng những chiếc răng của chúng khá nhỏ để làm bị thương tới con người. Loài tắc kè kiểng với bản tính hiền lành, nhưng đôi khi chúng có thể nổi cáu nếu chúng bị mệt do vận động nhiều hay đang ở trong thời kỳ sinh sản.

Những chiếc răng của chúng dùng để cắn xé con mồi. Và việc chúng cắn đôi khi là để tự vệ chứ không có gây hại. Nếu bạn có lỡ bị chúng cắn thì cũng chẳng cần lo lắng vì chúng không hề có nọc độc.

Xem thêm :  Chùa linh sơn là một trong những ngôi chùa lớn và lâu đời đà lạt

Loài tắc kè kiểng hiền lành, đôi lúc hơi nhát này chỉ cần vài ngày là bạn có thể thuần được chúng. Thường chỉ mất từ 5 – 10 ngày là chúng sẽ bớt nhát và quậy hơn nhiều với bạn.

Sức khỏe và hành vi: Những điều bình thường và không bình thường khi nuôi tắc kè kiểng

Hành vi tổng quan:

Trong tự nhiên, chúng là loài hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày chúng thường ngủ nhiều. Đặc biệt vào mùa đông, hay nhiệt độ ngoài trường thấp dưới 20 độ C thì chúng có thể ngủ cả ngày. Và ban đêm là thời điểm để chúng đi săn mồi. Tới thời điểm mùa xuân với khí hậu ấm áp lại chính là mùa sinh sản của chúng.

Lột da:

Đối với bất kỳ loài bò sát nào thì việc lột xác cũng đều hết sức tự nhiên. Vì nó là quá trình cần thiết trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên các loài bò sát khác thường lột da 1 tới 2 lần một năm. Nhưng ở tắc kè nói chung và tắc kè kiểng nói riêng thì việc lột da diễn ra khá thường xuyên. 

Khi lớp da của chúng đã cũ, không còn đủ đàn hồi để cơ thể phát triển hay bao bọc cho cơ thể. Thì đó là thời điểm mà chúng sẽ lột da. Đặc biệt là chúng sẽ ăn luôn cái lớp da ngay sau khi lột. Bởi vì chúng coi đó là một món ăn nhiều dinh dưỡng và thơm ngon. Mỗi năm chúng có thể lột xác tới 5-6 lần hoặc nhiều hơn. Điều này phụ thuộc vào tình trạng da của chúng tại thời điểm đó. Và sau quá trình lột da chúng được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ giúp chúng phát triển hơn rất nhiều.

Vấn đề ăn uống:

Chúng là loài động vật ăn khá ít, khi chúng nhỏ bạn có thể cho ăn hàng ngày. Nhưng tới thời điểm chúng trưởng thành hơn, thì từ 3 – 4 ngày bạn cho chúng ăn vẫn được. 

Chúng rất ít khi bỏ ăn, nếu điều này xảy ra có thể là dấu hiệu của bệnh giun sán. Vì thế nên thấy chúng bỏ ăn thì bạn nên chú ý để kịp thời phát hiện. 

Dấu hiệu bệnh:

Các bệnh thường gặp ở tắc kè kiểng và biểu hiện của nó như sau:

Bệnh giun sán đối với tắc kè kiểng. Chúng thường bỏ bữa, sút cân, cơ thể gầy yếu. Bệnh gây ra do ăn phải các loại thức ăn có chứa giun sán ký sinh như: gián, sâu,…Bệnh này có thể lây cho cả những con khác. Vì thế khi phát hiện bệnh, bạn nên cách ly chúng với những con khác để tránh lây lan nhanh. Và đây là một bệnh khá nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Bởi phát hiện bệnh muộn, khi đó giun sán đã xâm nhập tới gan, phổi của chúng. Vì thế bạn hãy chú ý khi chúng có những biểu hiện trên. Sau khi phát hiện bệnh thì nên đưa ngay tới bác sĩ thú y để điều trị kịp thời. 

Xem thêm :  Đặc sản việt nam - khám phá món ngon 3 miền vang danh thế giới

Bạn có thể phòng bệnh bằng các giữ gìn vệ sinh chuồng sạch sẽ. Thi thoảng sử dụng dung dịch khử trùng hay vôi bột để diệt vi khuẩn, nấm mốc,..

Bệnh tiêu chảy ở tắc kè. Bạn sẽ thấy phân của chúng khá lỏng, nhiều nước. Nếu bị nặng hơn chúng sẽ đi ngoài ra máu. Và nếu không được cứu chữa kịp thời, chúng có thể bị chết chỉ sau 18 – 14 giờ đồng hồ. Có 2 nguyên nhân chính là do chúng ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Và thứ 2 là chuồng bị ẩm ướt và không vệ sinh thường xuyên nên hình thành vi khuẩn. Khi thấy dấu hiệu bệnh, bạn nên đưa chúng tới bác sĩ thú y để được chữa trị kịp thời.

Bạn có thể phòng ngừa bằng cách thường xuyên vệ sinh chuồng, đặt chuồng ở vị trí cao thoáng mát. Và không nên cho chúng ăn thức ôi thiu hay đồ lạ.

Ngoài các bệnh trên thì chúng có thể mắc một số bệnh khác như: viêm nhiễm da, bại liệt,…

Môi trường sống: Điều kiện nuôi lý tưởng đối với tắc kè kiểng

Tắc kè kiểng là loài có kích thước nhỏ nên vì thế kích thước chuồng cho chúng không cần quá lớn. Bạn có thể tham khảo kích thước chiều cao 30cm x chiều rộng 45cm x chiều dài 90cm. Chuồng nên cách tường khoảng 3-5 cm. Có thể đặt thêm các cây gỗ loại to để chúng được leo trèo vận động.

Tắc kè kiểng có thân nhiệt thấp và chúng dùng da để hấp thụ nhiệt nên bạn có thể đặt chuồng ở hướng đông để giúp chúng hấp thụ nhiệt tốt hơn. Nhiệt độ trong chuồng nên duy trì ở mức nhiệt từ 30 – 35 độ C. Và độ ẩm cao trung bình thấp từ 50 – 80%. Bạn nên đặt ít nhất 1 bóng đèn trong chuồng để làm tăng nhiệt độ cho chúng. 

Chế độ ăn: Những lưu ý về thức ăn của tắc kè kiểng

Khi tắc kè kiểng còn nhỏ thì bạn nên cho chúng ăn côn trùng nhỏ như dế, sâu,…Nhưng nên cho chúng ăn các loại được nuôi chứ không nên bắt từ tự nhiên. Bởi trong loài côn trùng tự nhiên có khả năng chứa giun, sán và vi khuẩn rất cao. Khi chúng lớn hơn thì bạn có thể cho chúng ăn thêm thịt cá, tôm nõn khô, thằn lằn nhỏ,…Cho chúng ăn đa dạng mồi giúp kỳ đà kiểng phát triển tốt hơn, toàn diện hơn. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho chúng. Và tuyệt đối không nên cho chúng ăn đồ ăn ôi thiu hay thực phẩm lạ.

Chi phí nuôi tắc kè kiểng: Tắc kè kiểng có giá bao nhiêu?

Hiện nay thì mức giá cho một chú tắc kè kiểng có từ 500 nghìn tới 2 triệu đồng. Và mức giá này còn phụ thuộc vào nguồn gốc cũng như loài tắc kè kiểng nào. Những loại tắc kè cảnh ở Việt Nam thì giá thành thường rẻ hơn, từ 100 nghìn tới 1 triệu. Ngoài ra có nhiều loại được nhập khẩu từ các nước châu Phi, Nam Á,…giá thành sẽ cao hơn. Với những loài như này bạn nên yêu cầu xem giấy tờ chứng minh xuất xứ của chúng. 

Xem thêm :  Lạc lối tại đầm lập an huế: địa điểm checkin dành cho bạn

Chi phí chuồng nuôi

Chuồng cho kỳ đà cảnh thường có 2 chất liệu, nhôm kính và gỗ. Cả 2 chất liệu đều có giá từ 400 nghìn tới hơn 1 triệu đồng. Mức giá sẽ phụ thuộc vào kích thước và nguồn gốc chất liệu mà bạn chọn.

Với bóng đèn sưởi bạn có thể dùng bóng đèn sợi đốt cho tiết kiệm chi phí. Nó chỉ có giá từ 30 – 5 0 nghìn cho 1 bóng. Còn ở bóng đèn chứa UVA, UVB thì sẽ tốt hơn, nhưng giá thành sẽ cao hơn. Từ 120 – 140 nghìn đồng cho 2 bóng đèn này.

Chi phí y tế

Đây là loài bò sát khá dễ nuôi nên bạn có thể đưa chúng đi khám 2 tháng 1 lần. Và chi phí cho mỗi lần khám chỉ từ 100 – 200 nghìn đồng.

Chi phí thức ăn và vitamin

Chi phí thức ăn cho chúng cũng tương đối rẻ và dễ tìm mua. Bạn có thể mua 1 túi sâu 50g với giá 10 nghìn đồng, chúng có thể ăn trong 2 bữa. Ngoài ra dế mua từ 500g – 1kg thì giá khoảng từ 100 – 200 nghìn đồng. Và chúng có thể ăn trong 1 – 2 tuần. Vì thế chi phí mua đồ ăn cho chúng cũng khá rẻ, chỉ từ 400 – 600 nghìn đồng mỗi tháng.

Với loài kỳ đà này bạn chỉ cần cho chúng dùng vitamin tổng hợp là được. Mỗi hộp vitamin có giá từ 150 – 180 nghìn đồng chúng có thể ăn từ 2 – 3 tháng mới hết.

So với các loài bò sát cảnh thì chi phí mua và nuôi tắc kè kiểng có phần rẻ hơn. Vì thế bạn cũng không cần quá tiết kiệm các chi phí cho chúng.

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài tắc kè kiểng. Và sau khi đọc xong bạn có thể sắm ngay cho mình một chú tắc kè kiểng để bầu bạn.


20 Sự Thật Ít Ai Biết Về Thằn Lằn Da Báo (Leopard Gecko) – Phần 1 | Bò Sát Cảnh | Coi Là Ghiền


Trong những năm gần đây, thằn lằn da báo đang dần trở thành thú cưng yêu thích của nhiều bạn trẻ. Không chỉ có ngoại hình bắt mắt, độc lạ mà chúng còn sở hữu nhiều đặc điểm thú vị nữa đấy. Hãy cùng Kênh Coi là ghiền tìm hiểu về 20 sự thật ít ai biết về thằn lằn da báo nhé.
Nhớ Like mạnh và theo dõi kênh Coi là ghiền, chuyên mục Bò sát để được cập nhật
thường xuyên các nội dung hấp dẫn! Đừng quên Follow NGAY Fanpage Coi là ghiền:
https://www.facebook.com/coilaghientv để biết thêm nhiều thông tin thú vị hơn nữa nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
coilaghien leopardgecko leopardgeckos leopardgeckolove leopardgeckonight leopardgeckotanksetup gecko geckos geckolover

Mọi vấn đề về bản quyền, vui lòng liên hệ info@coilaghien.com. Xin cảm ơn.

© Copyright by Coi La Ghien ☞ Do not Reup

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button