Tổng Hợp

Mì tôm – tiện lợi nhưng không tiện tiện ích

Ăn nhiều mì tôm có tốt không? Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?… Và những thông tin liên quan đến các vấn đề khác của mì tôm mà có thể bạn chưa biết sẽ được tìm trình bày qua bài viết sau. Đừng bỏ qua nó nhé!

Tác dụng của mì tôm là gì? Bạn có biếtTác dụng của mì tôm là gì? Bạn có biết

1. Sự thật thú vị về mì tôm

Đặc điểm và các thông tin về mì tôm mà bạn nên biết.

1.1. Mì tôm là gì?

Mì tôm hay mì ăn liền là một loại thức ăn nhanh phổ biến ở nhiều quốc gia. Mì tôm được phát minh đầu tiên bởi  Momofuku Ando, người sáng lập Tập đoàn Nissin Foods Nhật Bản. Sản phẩm này được ra đời vào năm 1958 ở dạng gói và đến năm 1971 thì Nissin giới thiệu Cup Noodles, sản phẩm mì cốc đầu tiên

Hiện nay, trên thị trường mì tôm được bán dưới nhiều thương hiệu khác nhau và được chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào công nghệ của muỗi công ty. 

Có 3 thành phần chính trong mì làm từ lúa mì là bột mì, nước và muối, ngoài những thành phần chính trên, USSA cũng cho phép mì tôm có thể chứa thêm các thành phần khác như dầu cọ, gia vị, natri, photphat, tinh bột khoai tây, chất kết dính và một số thành phần khác.

Các thành phần phổ biến trong gói gia vị của các loại mì thường là muối, bột ngọt, hạt nên và đường.

Thời gian sử dụng của mì tôm là khoảng từ 4 – 12 tháng, tùy vào yếu tố môi trường. Tính ổn định của mì phụ thuộc vào hàm lượng natri cao, độ ẩm thấp và hoạt độ nước thấp. Do đó, thời gian chín của từng loại mì cũng khác nhau, có loại có thể dùng sau 1 – 2 phút, có loại thì sau 3 – 4 phút đun trong nước sôi.

Mì tôm chủ yếu được làm từ bột mìMì tôm chủ yếu được làm từ bột mì

1.2. Một số thương hiệu mì tôm phổ biến ở Việt Nam

Không chỉ đa dạng về mẫu mã, phương pháp đóng gói, tại Việt Nam, mì ăn liền cũng là loại thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, ở nước ta đang có một số thương hiệu mì phổ biến như:

  • Mì tôm Hảo hảo, mì Đệ Nhất, Mì Lẩu Thái của Thương hiệu Acecook Việt Nam
  • Mì tôm Miliket của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – MILIKET
  • Mì tôm 3 miền của Công ty UNIBEN – Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng
  • Mì tôm Omachi, mì Kokomi của Tập đoàn Masan
  • Mì cay Samyang Hàn Quốc của Công ty Samyang

>> Có thể bạn quan tâm đến: Dưa muối – Đặc điểm, tác dụng và lưu ý khi sử dụng

– Đặc điểm, tác dụng và lưu ý khi sử dụng

1.3. Thành phần dinh dưỡng trong mì tôm

Thành phần dinh dưỡng có trong 43 gam mì tôm: 

  • Năng lượng: 188 calo
  • Carbohydrate: 27 gram
  • Chất béo: 7 gram
  • Chất đạm: 5 gam
  • Chất xơ: 1 gram
  • Natri: 891 mg; Mangan: 10% DV; Sắt: 9% DV;…
  • Thiamine (B1): 16% DV; Folate (B9): 13% DV;…

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết nạp vào cơ thể một ngày của người trưởng thành)

Mặc dù có mức năng lượng thấp nhưng mì ăn liền lại không chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì thế, nó không phải là một dạng thực phẩm tốt cho cơ thể. 

2. Tác dụng của mì tôm

Mì tôm ra đời từ rất sớm nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người. Ngay từ khi mới ra đời nó đã chiếm được một thị trường rất lớn người tiêu dùng và không giảm đi cho tới bây giờ.

Để không đánh mất đi thị trường vốn có mà nhu cầu sống và sinh hoạt của con mọi người thì ngày càng cao, do đó, so với trước đây, hiện nay trên thị trường hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các loại mì với nhiều mẫu mã và mùi vị khác nhau.

Không chỉ vậy, để có được chỗ đứng vững như vậy trên thị trường, mì tôm còn mang đến nhiều tác dụng thú vị như:

2.1. Tiện lợi

Đây có lẽ là lý do chính nhất khiến nó trở thành loại thực phẩm rất được ưa chuộng từ trước đến nay. Chỉ với 5 phút cho tất cả công đoạn chế biến, bạn đã có ngay một tô mì nóng hổi và hấp dẫn. 

Với sự phát triển và cải tiến không ngừng của các nhà sản xuất, ngày nay còn có các dạng mì ly, mì tô được đóng gói sẵn, bạn có thể dễ dàng cho vào túi xách và khi sử dụng chỉ cần chuẩn bị thêm nước nóng là được.

Mì tôm giúp người dùng tiết kiệm được thời gian sử dụngMì tôm giúp người dùng tiết kiệm được thời gian sử dụng

2.2. Tiết kiệm thời gian

Đây cũng là một trong những tiêu chí khiến nhiều người chuộng sử dụng nó. Với thời gian chế biến nhanh chóng chỉ trong vòng mấy phút là bạn có thể giải quyết được bữa ăn của mình.

Vì thế, đây là một món ăn phù hợp với những ai đang trong giai đoạn bận rộn, không có đủ thời gian để chuẩn bị bữa ăn cho bản thân thì mì gói chính là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Xem thêm :  Cằm chẻ là gì? người cằm chẻ nói lên điều gì? cách có được cằm chẻ đôi

2.3. Giá thành rẻ

Vì được chế biến với nguyên liệu đơn giản, do đó, nó thường có giá thành khá rẻ. Hiện nay, trên thị trường nhiều loại mì chỉ có giá từ 3500 – 7000 VNĐ, phù hợp với những đối tượng như sinh viên hay tầng lớp lao động nghèo. Mỗi bữa ăn chỉ cần chưa đến 10000 VNĐ là bạn đã có thể giải quyết vấn đề của mình.

2.4. Hạn sử dụng dài

Ngoài các ưu điểm đã nêu trên, một lý do nữa khiến bản thân nó được ưa chuộng như vậy là do mì tôm có hạn sử dụng lâu có thể là 6 tháng cho tới 1 năm, vì vậy, nó được xếp vào nhóm thực phẩm mang tinh thần dự trữ, cứu trợ, đề phòng lũ lụt, thiên tai xã hội.

2.5. Cung cấp năng lượng tức thời

Với thành phần chính là bột lúa mì – một loại lương thực chính, do đó, khi  ăn mì ăn liền có thể ngay tức thì cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng nhất định tức thời, đủ để cơ thể có thể hoạt động trong khoảng 5 – 6 giờ.

Ăn mì tôm cung cấp cho cơ thể một mức năng lượng tức thời Ăn mì tôm cung cấp cho cơ thể một mức năng lượng tức thời 

3. Mặt trái của mì tôm đối với cơ thể

Mặc dù mang đến cho sức khỏe nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng nếu không sử dụng đúng cách hay lạm dụng nó thì mì tôm có thể đem đến nhiều tác hại như:

3.1. Chứa chất bảo quản

Giống như nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn khác, mì ăn liền cũng chứa chất bảo quản trong – là một chất gây hại cho sức khỏe khi sử dụng thường xuyên.

Butylhydroquinone bậc ba – còn được gọi là TBHQ – là một thành phần phổ biến trong các loại mì ăn liền. Đây là một chất bảo quản được sử dụng nhằm kéo dài thời gian sử dụng và ngăn ngừa sự hư hỏng của các dạng thực phẩm đã qua chế biến.

TBHQ được coi là an toàn khi sử dụng với liều lượng nhỏ, nhưng ở các thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng, khi sử dụng TBHQ thường xuyên có thể dẫn đến sự tổn thương thần kinh, làm tăng nguy cơ ung thư hạch và gây to gan.

Bên cạnh đó, những người thường xuyên tiếp xúc với TBHQ đều bị rối loạn thị lực và trong các nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm đã cho thấy rằng chất này còn có khả năng làm hỏng DNA.

3.2. Thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng

Các loại mì ăn liền thường khác rẻ, gọn nhẹ, tiện lợi và không tốn kém thời gian chuẩn bị cũng như chế biến vì thế chúng được nhiều người lựa chọn sử dụng. 

Mặc dù, có chứa một số chất dinh dưỡng như một vài vitamin nhóm B, sắt nhưng nó lại thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm protein, chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, magie và kali,…

Không giống như các thực phẩm ở dạng tươi sống, các loại thực phẩm đóng gói như mì ăn liền còn không chứa hầu như một chất chống oxy hóa, chất phytochemical nào có lợi cho cơ thể. Hơn nữa, dù chỉ chứa 188 calo trong 1 khẩu phần ăn khoảng 43 gam nhưng thông thường 1 người sẽ sử dụng nguyên cả một gói mì thì mức năng lượng có thể lớn hơn 300 calo. 

Vì thế, mì ăn liền là loại thực phẩm vừa có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp vừa có mức năng lượng cao khi sử dụng nguyên gói.

Mì tôm không chứa các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thểMì tôm không chứa các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

3.3. Chứa chất điều vị

Một thành phần khác trong mì tôm thường gây ra tranh cãi vì sự có mặt của nó chính là một ngọt (MSG). Đây là một chất phụ gia được sử dụng nhằm tăng hương bị của các thực phẩm chế biến sẵn và làm cho chúng có cảm giác ngon miệng hơn.

Khi sử dụng với một hàm lượng nhỏ thì hầu như nó đều không gây ra bất kỳ tác hại nào nhưng đối với một số người có thể nhạy cảm với MSG và sau khi sử dụng các loại thực phẩm có chứa thành phần này thì có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, căng cơ và đỏ bừng da. 

3.4. Hàm lượng natri cao

Mì ăn liền được biết đến là loại thực phẩm có hàm lượng muối natri cao, trong một khẩu phần ăn khoảng 43 gam có thể chứa đến 891mg natri, do đó, thông thường, 1 gói mì sẽ chứa khoảng hơn 1000mg muối chiếm khoảng 43% hàm lượng cần thiết trong 1 ngày.

Vì vậy, khi ăn thường xuyên mì tôm, với hàm lượng muối cao như thế sẽ làm tăng áp lực cho thận, gây hại cho thận và thậm chí là có thể dẫn đến tình trạng hình thành sỏi ở thận.

3.5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Các loại mì ăn liền hầu như đều được chiên ngập trong dầu, đây là một bước quan trọng trong quy trình sản xuất. Như chúng ta đã biết các sản phẩm được chiên ngập dầu đều mang đến nhiều tác dụng không mong muốn cho sức khỏe.

Xem thêm :  ” Mì Lạnh Hàn Quốc Bán Ở Đâu, Mỳ Lạnh Hàn Quốc Choung Soo Gói 720G

Sử dụng nhiều mì tôm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạchSử dụng nhiều mì tôm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bên cạnh đó, nó còn là một loại thực phẩm có hàm lượng natri cao, một chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và các bệnh có liên quan đến tim mạch, đột quỵ.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng đã đưa ra kết luận rằng, những phụ nữ thường xuyên sử dụng mì ăn liền có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn so với những người ăn ít hơn là 68% và những người này thường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn.

3.6. Tăng nguy cơ loãng xương

Mì tôm thường chứa rất nhiều phosphate, một hoạt chất giúp cải thiện mùi vị của đồ ăn. Tuy nó giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi sử dụng khi đi vào có thể nó có thể làm chúng ta dễ mắc phải chứng loãng xương, mất xương và răng cũng yếu dần đi khi sử dụng nhiều, thường xuyên.

3.7. Tạo gánh nặng cho dạ dày, hệ tiêu hóa

Mì tôm là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên ngập dầu. Trong mì thường chứa khá nhiều các loại hương vị và chất phụ gia nên việc sử dụng thường xuyên mì tôm không chỉ khiến bản thân bị mất dần vị giác mà nó còn gây áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chúng.

Khi sử dụng mì thường xuyên bạn có thể mắc chứng rối loạn chức năng dạ dày, xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày,.. Đặc biệt, khi cho trẻ sử dụng thường xuyên mì tôm có thể khiến chúng mắc chứng biến ăn. 

Ăn mì tôm sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóaĂn mì tôm sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa

3.8. Gây béo phì

Thông thường khi chế biến mì tôm mọi người thường thêm các loại thực phẩm khác theo sở thích để ăn kèm với chúng, nhưng các bạn lại không biết rằng việc đó đang khiến bạn nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo cho cơ thể dẫn đến hàm lượng chất béo và calo tăng cao làm bạn dễ bị tăng cân hơn, gây béo phì.

Không chỉ vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thê, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao,… kèm với các biểu hiện ban đầu như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh,…

4. Một số chú ý khi sử dụng mì tôm

Để sử dụng mì tôm được an toàn, hạn chế các tác dụng phụ thì bạn nên lưu ý những điểm sau.

4.1. Ai không nên ăn mì tôm?

Một số nhóm người sau nên lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Người bệnh tim mạch không nên sử dụng mì tôm vì chúng có chứa chất béo transfat và các các chất béo bão hòa, đây là các hoạt chất vô cùng có hại cho sức khỏe đặc biệt là đối với những người cao tuổi và người có tiền sử bệnh tim.
  • Người có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế sử dụng để tránh gặp phải các tình trạng như đầy hơi, khó tiêu,… vì mì là loại thực phẩm đã được sấy khô và chiên ngập dầu, rất là khó tiêu hóa.
  • Người bệnh thận nên hạn chế dùng vì mì thường có hàm lượng muối cao, khi sử dụng thường xuyên có thể làm tăng áp lực cho thận, khiến thận không đào thải kịp lượng muối cao có trong mì và có thể làm tình trạng bệnh xấu đi, hình thành thêm các sỏi ở thận.
  • Trẻ em nên hạn chế sử dụng mì tôm: Trong mì tôm thường chứa nhiều loại chất điều vị khác nhau, khi cho trẻ sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị giảm vị giác, khiến trẻ mất cảm giác ngon với các loại thực phẩm khác và chán ăn.

4.2. Sử dụng mì tôm đúng cách

Để sử dụng mì tôm đúng cách và an toàn bạn nên chú ý những điểm sau:

  • Không sử dụng ngay ly hay bát nhựa của nhà sản xuất để pha mì vì chúng có thể chứa nhiều chất có hại cho sức khỏe.
  • Không nên sử dụng gói gia vị vì thành phần chủ yếu có trong đó là bột ngọt, khi đun sôi hay pha trong nước có nhiệt độ cao thì bột ngọt sẽ chuyển hóa trở thành một chất có hại cho sức khỏe.
  • Không nên sử dụng mì úp mà nên nấu mì trên bếp sau đó, đổ mì ra cho ráo nước rồi nấu nước lần 2 và cho mì vào, thêm gia vị và sử dụng để giảm hàm lượng chất béo trong mì.
  • Nên bổ sung thêm các loại rau xanh khi sử dụng mì tôm, rau sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo dư thừa có trong mì, Một số loại rau xanh mà bạn nên sử dụng như: Cải ngọt, bông cải xanh, giá đỗ,…

Nên thêm rau xanh khi ăn mì tômNên thêm rau xanh khi ăn mì tôm

5. Các câu hỏi thường gặp về mì tôm

Một số câu hỏi thường gặp mà mọi người thường đưa ra khi nhắc tới mì tôm, nhưng không phải ai cũng có câu trả lời cho chúng. Hôm nay, Viên thìa canh sẽ trả lời giúp các bạn trả lời chúng nhé.

  • Ăn mì tôm nhiều có tốt không? Đáp án là không nhé.
Xem thêm :  Top 10 các doanh nghiệp lớn ở việt nam 2021

Mặc dù có mức năng lượng trung bình nhưng mì tôm lại chứa nhiều chất béo, chất phụ gia, muối, các chất bảo quản nhưng không chứa các vitamin, khoáng chất cùng các hoạt chất cần thiết khác cho sức khỏe. Vì thế, khi ăn nhiều mì có thể gây nên nhiều tác dụng không mong muốn cho sức khỏe.

  • Ăn mì tôm sống có tốt không? Câu trả lời là không nhé.

Ăn mì tôm sống không tốt cho sức khỏe, vì giá trị dinh dưỡng của nó không cao mà thậm chí còn gây hại hơn cả mì tôm đã qua chế biến. Việc ăn mì tôm sống còn khiến cho cơ thể khát nước hơn bình thường, giảm cảm giác thèm ăn,… và kéo theo hàng loạt bệnh xấu khác.

  • Người bệnh tiểu đường có nên ăn mì tôm không? Đáp án là không nhé.

Theo một nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng, ăn nhiều mì tôm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong mì chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa, loại chất béo làm giảm hàm lượng cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu có hại cho cơ thể và mang đến ảnh hưởng không tốt cho người tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn mì tômNgười bệnh tiểu đường không nên ăn mì tôm

  • Ăn mì tôm có nóng không? Câu trả lời là có nhé. 

Mì tôm thường được chiên ngập dầu và sấy ở nhiệt độ cao nên khi ăn thường xuyên bạn có thể sẽ cảm thấy khô miệng, háo nước. Đặc biệt với những người ăn nhiều đặc biệt là vào bữa sáng có thể dẫn đến tình trạng nóng trong, gây nổi mụn hay lở loét.

  • Đau dạ dày có nên ăn mì tôm? Đáp án là không nhé.

Mì tôm là loại thực phẩm đã qua chiên dầu và sấy khô, do đó, nó trở thành một dạng thức ăn khó bị tiêu hóa. Vì vậy, người đau dạ dày nên hạn chế sử dụng mì tôm để tránh gây áp lực cho dạ dày. 

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các thông tin về mì tôm cũng như tác dụng, cách sử dụng và những mặt trái của mì tôm đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh bạn cùng đọc nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành.

Nếu bạn có các câu hỏi liên quan đến Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh thì có thể gọi điện ngay tới hotline 0859 696 636 để được giải đáp. 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canhDây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


7 Tác Hại ĐÁNG SỢ Của MỲ TÔM, Đừng Vì Cái Miệng Mà HẠI Cái Thân Rồi KHỐN KHỔ Vì Bệnh Tật


7 Tác Hại ĐÁNG SỢ Của MỲ TÔM, Đừng Vì Cái Miệng Mà HẠI Cái Thân Rồi KHỐN KHỔ Vì Bệnh Tật
Đăng kí miễn phí: https://goo.gl/vdTSBy
Danh sách MẸO VẶT HAY trong CUỘC SỐNG:
Mẹo Vặt Hay: https://goo.gl/LtvJUu
Mẹo Làm Đẹp: https://goo.gl/4w7AAn
Mẹo Sức Khỏe: https://goo.gl/eHvYRw
Mẹo Gia Đình: https://goo.gl/3t0IgT
Mẹo Nấu Nướng: https://goo.gl/qkpfgF
Mẹo Bá Đạo: https://goo.gl/fxZlrH
Mẹo Tình Yêu: https://goo.gl/UqMCul
Like Facebook để xem nhiều hơn: https://goo.gl/gw4ORT
Cách trồng cà chua NHANH NHẤT lại ĐẢM BẢO AN TOÀN cho gia đình – Học hỏi ngay thôi
Truy cập vào BLOG BIẾT TUỐT để xem mẹo vặt hay mới nhất: http://goo.gl/U7gltp
Cảm ơn bạn đã xem video trên kênh chúng tôi. Bạn nhớ LIKE, COMMENT và SHARE nhé!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button