Tổng Hợp

17 tác dụng của cây chó đẻ – cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Bạn đang xem: 17 tác dụng của cây chó đẻ – cách dùng và lưu ý khi sử dụng Tại Website nhahangcarnaval.com

Người nông dân Việt chắc hẳn chẳng còn xa lạ gì với cây chó đẻ nữa. Sở dĩ nó được gọi với cái tên này là vì chó sau khi đẻ xong thì hay ăn loại cây này.

Thực tế cây này vốn chỉ là loài cỏ hoang mọc ở vườn nhà, ven đường hay bờ ruộng thôi. Ấy vậy mà mấy năm gần đây nó bỗng được người ta săn lùng đến lạ. Người nọ truyền tai người kia rằng cây có nhiều công dụng chữa bệnh lắm.

Chẳng biết thực hư ra sao nhưng nhiều người cũng đổ xô đi tìm, đi mua cho bằng được. Rồi cũng dùng để chữa bệnh. Người dùng thì khỏi người dùng thì không có dấu hiệu gì. Nhưng cây chó đẻ vẫn rất hot trong giới Đông y trị bệnh.

Thực tế loài cây này từ xưa cũng đã được sử dụng để điều trị bệnh rồi. Nhưng chỉ là 1 số bệnh thôi chứ không phải tất cả. Hơn nữa nó cũng chỉ dành cho 1 vài người nhất định chứ không ai dùng cũng được. Và hơn hết dùng làm sao để có kết quả thì lại càng ít người biết. 

Để đáp ứng nhu cầu của độc giả, hôm nay chúng mình xin chia sẻ bài viết này với mong muốn. Các bạn sẽ có cái nhìn thực tế hơn về cây. Đồng thời biết được tác dụng của cây chó đẻ thực sự như thế nào. Từ đó mà vận dụng vào việc chữa bệnh cho tốt. 

1. Cây chó đẻ là cây gì? Đặc điểm của cây ra sao?

Ngoài cái tên là cây chó đẻ răng cưa thì nó còn được gọi với nhiều cái tên mỹ miều hơn. Đó là diệp hạ châu hay trân châu thảo. Nhìn chung rất là hay. Nhưng danh pháp của nó chỉ có 1 thôi. Đó là Phyllanthus urinaria L. Người ta xếp cây chó đẻ vào dòng thực vật thuộc họ thầu dầu. 

Cách gọi cụ thể hơn của cây này có thể là diệp hạ châu trắng hay cây chó đẻ thân xanh.

Nó có cái tên cây chó đẻ vì theo các cụ ngày xưa quan sát. Mỗi khi chó cái đẻ xong thì nó sẽ ăn cây này. Sau này người ta tìm hiểu mới thấy được cây này giúp vết thương của chó mẹ mau lành hơn.

Còn cái tên diệp hạ châu là xuất phát từ hình dáng của nó. Đó là mỗi cành lại có hạt nhỏ tròn như hạt châu mọc ở bên dưới

1.1  Đặc điểm và cách nhận biết

Bản thân cây chó đẻ là dòng cây thân thảo. Chiều cao của nó không quá 40cm. Lá của cây nhỏ và mỏng. Thường thì mặt dưới sẽ hơi mốc một chút. Các lá mọc so le nhau nhưng nhìn qua tưởng là lá kép. Vì chúng cũng có khá nhiều lá chét nữa. Lá cây có màu xanh đậm.

Cây chó đẻ cho hoa đơn màu xanh nhạt khá đẹp. Các bông hoa nhỏ xinh rất thích mắt. Sau đó sẽ có quả hình cầu nhỏ xinh chỉ cỡ 2mm mà thôi. Các quả này thay vì treo lủng lẳng trên cành thì mọc dọc theo cành. Mỗi quả này lại có tới 3 mảnh vỏ khác nhau. Mỗi mỗi mảnh là có tới 2 hạt hình tam giác nhỏ nữa.

Cây chó đẻ này thì mọc dại khắp nơi. Ven đường, hàng rào, bờ ruộng đều có. Hiện tại thì người ta đã nhân giống nó khắp nơi để lấy nguyên liệu làm thuốc rồi. Do đó bạn có thể yên tâm về nguồn gốc của cây khi có ý định dùng cây chữa bệnh nhé!

1.2 Có mấy loại cây chó đẻ

Cây chó đẻ không chỉ có 1 loại đâu. Người ta sẽ dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng để phân chia thành các loại. Cụ thể là 3 loại chính sau đây!

Diệp hạ châu đắng

Loại chó đẻ này có danh pháp là Phyllanthus niruri. Cây diệp hạ châu đắng thì lá mỏng và ngắn hơn hẳn các loại lá bình thường. Màu sắc của chúng cũng nhạt hơn nữa. Cây ít phân cành nhánh. Nếu có thì cũng ngắn.

Bởi vì khi ăn có vị đắng nên mới được gọi là diệp hạ châu đắng. So với 2 người anh em trong dòng chó đẻ thì nó có dược tính mạnh mẽ nhất. Do đó khi nhắc đến cây chó đẻ người ta hay nghĩ đến cây này đầu tiên.

Cây chó đỏ màu xanh đậm

Giống diệp hạ châu này có tên tiếng Anh là Phyllanthus sp. Lá của cây này to và đậm màu hơn. Nhưng các lá mọc thưa nhìn chung là rời rạc. Chóp lá cũng nhọn hơn hẳn so với 2 loại còn lại. Giống cây này thì không được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Diệp hạ châu ngọt

Tên tiếng Anh đầy đủ của nó là Phyllanthus urinaria. Diệp hạ châu ngọt thì có thân pha chút ánh đỏ. Càng xuống dưới thì càng đậm hơn. Các lá cây vừa dài vừa xanh đậm hơn loại đắng. Tuy vậy công dụng thì ít hơn, dược tính cũng nhẹ hơn. Vì thế diện tích của cây này ít hơn hẳn. Cây này khi ăn có vị ngọt nên được gọi với cách tên này.

Nhìn chung là cây cũng được khai thác trong tự nhiên nhưng ít hơn. Vì công dụng không nhiều cho lắm.

Có một lưu ý bạn cần nhớ đó là khi mùa mưa đến diệp hạ châu ngọt sẽ dần chuyển sang thân xanh. Bởi vì lúc này cây gần như là không phát triển. Do đó các sắc tố đỏ không đủ để nuôi thân cây. Vì thế nhiều người rất hay bị nhầm lẫn các cây này với nhau.

1.3 Cây chó đẻ thường phân bố ở đâu?

Cây chó đẻ thích hợp ở những vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam nó là cây mọc hoang ở ven đường, bờ rào,… Thậm chí nhiều đến mức người ta còn phải nhổ bỏ đi nữa cơ.

Đất nào chúng cũng sống được. Miễn sao đừng để  ngập úng là được rồi. Do đó nơi nào mà đất pha cát hay đất chỗ bờ ruộng thì càng có nhiều.

1.4 Chế biến và trồng cây chó đẻ

Bạn hoàn toàn có thể tự trồng cây chó đẻ tại nhà và chủ động chế biến chúng. 

Trồng cây chó đẻ

Thường thì người ta sẽ trồng cây chó đẻ bằng các hạt. Khi nào khoảng 75% số cây được trồng có hoa và quả cũng là lúc thu hoạch lý tưởng. Khi thu hoạch người ta cắt toàn bộ cây chỉ để lại 20cm gốc thôi. Mục đích là để cho các mầm mơi nhanh phát triển.

Chế biến cây chó đẻ

Sau khi thu hoạch cây rồi thì người ta trải bên dưới 1 tấm nilon rồi mới đem phơi. Vì như vậy sẽ giữ được hạt của cây. Phơi vài nắng sẽ thấy cành khô giòn lại. Lúc này là có thể đem sử dụng được rồi. Hạt sau đó được đem tách riêng ra để làm giống hoặc làm thuốc. Cành và lá cũng được dùng để làm dược liệu chữa bệnh.

Nhìn chung thì cách trồng cây chó đẻ răng cưa rất đơn giản thôi.

1.5 Khái quát công dụng của cây chó đẻ

Trong y học cổ truyền người ta công nhận diệp hạ châu vừa đắng vừa ngọt nhưng có tính mát. Chính vì thế nó được sử dụng như một loại thảo dược thanh nhiệt cực tốt. Đồng thời cây chó đẻ cũng được sử dụng để làm tiêu viêm, giảm sưng hiệu quả.

Ngoài ra nó còn giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng cường chức năng gan, tốt cho mẹ sau sinh. Cùng nhiều công dụng khác nữa.

Xem thêm:

2. Cây chó đẻ dùng làm gì? 99 tác dụng của cây chó đẻ

Như mình vừa nói diệp hạ châu đắng ngọt và mát. Nên nó được dùng để tiêu độc, thanh nhiệt, chữa bí tiểu rất tốt.

Ở một số vùng người ta còn dùng cây chó đẻ để tiêu nhọt hay trị rắn cắn hiệu quả. Các bài thuốc từ cây diệp hạ châu có thể uống hay đắp ngoài đều có tác dụng cao. Nhất là đối với các bệnh về gan, tiêu hóa hay các bệnh về da.

Cây chó đẻ có nhiều công dụng. Điều này đã được các bác sĩ Đông và Tây y chứng minh rồi. Cụ thể đó là những công dụng nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

1. Chữa viêm gan B hiệu quả

Tại Nhật và Ấn Độ người ta đã tiến hành thực nghiệm trên cây chó đẻ. Từ đó tìm ra rất nhiều hoạt chất trong cây có tác dụng bảo vệ gan. Đồng thời điều trị tốt viêm gan B hay gan nhiễm mỡ. Tiêu biểu như hypophyllantin, phyllantin hay triacontanal. 

Hiện tại không chỉ có thế giới nữa mà Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên cứu về cây chó đẻ. Chủ yếu là chữa các bệnh về gan mật. Theo đó mỗi ngày dùng 900mg thì lượng virus viêm gan B trong máu giảm tới 1 nửa. Chỉ sau 1 tháng điều trị.

1 báo cáo vào năm 1988 đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Người ta tiến hành điều trị bệnh virus viêm gan B trên 37 người bằng diệp hạ châu. Sau đó thu được kết quả có tới 22 người trong số đó âm tính chỉ sau 30 ngày sử dụng.

Không chỉ tốt khi điều trị virus viêm gan B mà nó còn tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan và hạ men gan tốt. Đồng thời ngăn không cho virus viêm gan B hoạt động mạnh.

Nhờ có khả năng tăng hàm lượng chất glutathione trong gan mà các men SGOT hay SGPT giảm đi đáng kể.

2. Điều trị sỏi thận

Vào năm 1990, 1 trường đại học y nổi tiếng ở Brazil đã tiến hành nghiên cứu chữa sỏi thận bằng cây chó đẻ. Những người tham gia sẽ thường xuyên sử dụng trà nấu từ diệp hạ châu liên tục từ 1 đến 3 tháng. 

Vào những năm 1995 đến 1999 người ta đã chứng minh được rằng diệp hạ châu sẽ giúp người dùng đi tiểu nhiều hơn. Từ đó mà các tinh thể hình thành lên sỏi thận là canxi oxalate sẽ giảm đi.

Đồng thời đối với người bị sỏi thận thì sẽ thu nhỏ kích thường sỏi. Và giảm đau hiệu quả. Do đó đến nay cây chó đẻ được dùng nhiều để chữa sỏi thận.

3. Các bài thuốc sử dụng cây chó đẻ

Người ta sử dụng cành, lá và hạt của cây chó đẻ để chữa bệnh. Dưới đây là 1 vài bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Và đã thu được kết quả như ý muốn. 

1. Đối với bệnh eczema

Cách làm rất đơn giản bạn chỉ cần giã nát cây chó đẻ ra rồi đắp vào chỗ da cần điều trị. 1 thời gian sau sẽ thấy tình trạng thuyên giảm hẳn.

2. Nhọt độc

Mùa nóng là thời điểm hay bị mụn nhọt, nhất là ở trẻ em. Có bé còn bị mưng mủ. Nếu không điều trị kịp thời có thể sốt hoặc nhiễm trùng nặng. Lúc này chỉ cần giã nát cây chó đẻ cùng vài hạt muối rồi thêm nước sôi để nguội vào. Lọc phần nước để uống, phần bã đem đắp vào chỗ bị mụn.

3. Chữa sốt rét tại nhà

Bạn cần các nguyên liệu sau. Dây hà thủ ô, lá mãng cầu tươi, thường sơn, dây gắm, thảo quả. Mỗi thả dược 10g. Thêm dây cóc, vỏ cau, ô mai mỗi vị 4g. CUối cùng là chó đẻ 8g nữa là được. Cho tất cả vào nồi nấu với 600ml nước đến khi còn 200ml nước thì tắt bếp.

2 tiếng trước khi cơn sốt rét đến thì chia nước ra 2 lần để uống. Nếu không thấy đỡ thì lần sau đun thêm cùng với sài hồ 10g là được.

4. Đánh bay sỏi thận

Vào năm 1990, trường đại học Y Paulists đã cho người và chuột cùng sử dụng trà diệp hạ châu trong vòng 30 đến 90 ngày để điều trị sỏi thận. Và thu được kết quả khả quan.

5. Trị mề đay tốt

Thuốc đắp ngoài thì chỉ cần lấy diệp hạ châu giã nát ra rồi đắp lên chỗ da cần điều trị là được. Ngay sau đó sẽ cảm thấy bớt ngứa và dễ chịu hơn nhiều.

Thuốc uống trong chỉ cần lấy cây chó đẻ phơi khô rồi nấu nước uống trong ngày là được. Khi dùng chỉ cần lấy 1 nhúm nhỏ cỡ 10 đến 15g là được rồi. Nước diệp hạ châu giúp thanh nhiệt và giải độc gan tốt.

Bài thuốc này không chỉ giúp gan của bạn khỏe hơn mà còn điều trị mề đay từ bên trong. Trong ngoài kết hợp sẽ thu được hiệu quả cao.

6. Cải thiện chứng ăn không ngon

Xuyên tâm liên, chó đẻ mỗi thứ 1g. Thêm cỏ mực 2g nữa rồi mang tất cả đi phơi trong bóng râm. Sau đó thì đem nghiền ra rồi cho nước vào để sắc. Nước chia ra 3 bữa để uống.

Xem thêm:

4. Bệnh về gan và các bài thuốc sử dụng cây chó đẻ

Cây chó đẻ nổi tiếng nhất với công dụng điều trị các bệnh về gan. Vậy cụ thể nó có thể sử dụng như thế nào để giảm tình trạng bệnh? 

1. Viêm gan siêu vi B

Chó đẻ, nhân trần mỗi vị 16g. Thêm hậu phác 8g, thổ phục linh 12g, vỏ bưởi khô 4g nữa rồi cho vào sắc nước. Nước chia ra 3 bữa để uống.

Trong đó các nguyên liệu như chó đẻ, nhân trần hay thổ phục linh sẽ giúp tăng cường khả năng thải độc của gan. Đồng thời ngăn không cho virus viêm gan B hoạt động mạnh.

Vỏ bưởi và hậu phác sẽ giúp tỳ mạnh hơn. Đồng thời sẽ giúp nhân trần và diệp hạ châu đỡ lạnh hơn.

2. Viêm gan nhẹ và vừa

Chua ngút, cỏ mực mồi vị chừng 15g. Thêm 40g chó đẻ nữa rồi đem nấu với 600ml nước. Đun đến khi còn ⅓ thì tắt bếp và lấy để uống. Nước chia ra uống vài lần trong ngày. Cứ dùng đến khi bệnh tình thuyên giảm và khỏi hẳn.

3. Xơ gan cổ trướng nặng

Sao khô 1 lạng cây chó đẻ đắng, sau đó thì đem đi sắc nước 3 lần. Cuối cùng trộn chúng lại với nhau rồi đun đực lại để uống. Khi đun cho thêm đường cát theo khẩu vị vào là được. 

Nước uống hết trong ngày. Kiên trì điều trị từ 1 đến 1,5 tháng sẽ thấy hiệu quả.

4. Viêm gan B

Sài hồ, hạ khô tảo, nhân trần mỗi vị đúng 12. Thêm chó đẻ 30g và chi từ 8g để mang đi sao khô. Sau đó đun lấy nước uống hết trong ngày là được.

5. Bị gan do virus

Lấy 20g chó đẻ đắng sao khô lên rồi đem sắc với nước 3 lần. Sau đó thì trộn nước ở 3 lần lại rồi thêm đường vào đun đến khi đường tan hết. Chia ra uống nhiều lần trong ngày. Cứ dùng đến khi chỉ số HBsAg (-) thì dừng.

6. Gan bị nhiễm độc

Diệp hạ châu đắng (ngọt đều được), cam thảo đất mỗi vị đúng 20g sau đó sao khô rồi đem đi sắc lấy nước là được.

5. Cây chó đẻ giúp phá thai không?

Nhiều chị em truyền tai nhau cách dùng cây chó đẻ để phá thai. Vậy thực hư lời đồn như thế nào? Có bao nhiêu phần trăm là đáng tin cậy? 

5.1 Dựa vào đâu mà dùng cây chó đẻ phá thai?

Trong chó đẻ có các chất giúp co bóp cơ trơn ở cổ tử cung. Từ đó mà làm từ cung co thất. Chính vì thế mà hoàn toàn không dùng được cho phụ nữ có thai. Nếu trong 3 tháng đầu mà dùng nhiều sẽ bị sảy thai hoặc dị tật thai nhi. 

Chính vì điều này mà nhiều người vì mang thai ngoài ý muốn đã sử dụng cây chó đẻ để phá thai. Đây là cách các chị em hay làm ở nhà vị ngại đến các cơ sở y tế.

5.2 Có thực sự an toàn khi dùng cây chó đẻ phá thai hay không?

Đúng là cây chó đẻ sẽ làm sảy thai nhưng điều đó không có nghĩa là các chị em có thể phá thai bằng cây chó đẻ được. Thực tế thì chưa có nhà nghiên cứu hay bác sĩ nào chứng minh được điều này cả. Vì vậy để đảm bảo an toàn bạn không nên tự ý sử dụng làm gì cả.

Nếu cứ kiên quyết đòi áp dụng thì có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì dụ như nhiễm trùng, băng huyết, sót rau, sót thai hay thai bị dị tật. Nặng hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh nở sau này.

Dùng cây chó đẻ phá thai thực sự là hạ sách luôn đấy! Không chỉ sức khỏe của chị em hiện tại mà có thể sau này cũng bị ảnh hưởng nữa. Do đó nếu có ý định phá thai thì hãy đến cơ sở y tế cho an toàn. Không chỉ có cây chó đẻ mà kể cả chùm ngây, ngải cứu hay rau ngót,… đều nguy hiểm cả.

6. Bí quyết giảm cân từ cây cho đẻ như thế nào?

Ngoài các tin đồn như dùng cây chó đẻ để phá thai thì cây chó đẻ còn được chị em truyền tai nhau giảm cân rất tốt. 

6.1 Dùng cây chó đẻ giảm cân được không?

Trong chó đẻ có các hoạt chất hay enzyme giúp no lâu. Ví dụ như hypophyllanthine, hyllanthine hay flavonoids. Nhờ những chất này mà sẽ làm giảm đi khả năng thèm ăn của bạn. Đồng thời cũng sẽ tống khứ lượng mỡ thừa ra ngoài theo mồ hôi và nước tiểu.

Không chỉ thế các hoạt chất này được đánh giá là tốt cả cho người bị gan hay huyết áp nữa.

Chính vì điều này mà thời gian gần cây các chị em truyền tai nhau giảm cân bằng cây chó đẻ. Nhìn chung thì chúng khá an toàn và rẻ nữa. Cách làm thì cũng đơn giản vô cùng.

6.2 Sử dụng cây chó đẻ giảm cân hiệu quả

Lấy 1 lạng chó đẻ khô đi nấu với 2l nước để uống thay nước lọc mỗi ngày. Liệu trình từ 20 đến 30 ngày sẽ mang lại kết quả tốt. Thậm chí nhiều người còn giảm được từ 2 đến 3 cân sau 1 tháng sử dụng cơ đấy!

Nhìn chung thì phương pháp này có hiệu quả nhưng không có nghĩa là bạn áp dụng chúng thời gian dài được. Với đặc tính hàn nên dùng lâu sẽ gây ra tình trạng lạnh bụng. Khi dùng nhiều lại trong thời gian dài còn bị khó chịu trong người nữa.

Thậm chí có tin cho hay dùng cây chó đẻ nhiều sẽ vô sinh. Nhưng đây chỉ là tin đồn thôi và đã được các nhà nghiên cứu người Ấn chứng minh rồi.

7. Những điều cần nhớ khi sử dụng cây chó đẻ

Đương nhiên cái gì cũng có tác dụng phụ chứ. Cây chó đẻ cũng thế. Nó có thể tốt và nhiều tác dụng nhưng vẫn tồn tại các tác dụng phụ. Vì thế bạn cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

1. Nếu không có bệnh về gan hay mật thì tuyệt đối không dùng

Cây chó đẻ đặc biệt tốt đối với người có các bệnh lý về gan mật. Thực tế cây chó đẻ là cây chữa bệnh hoặc hỗ trợ điều trị thì đúng hơn. Chính vì thế bạn không sử dụng nó để phòng bệnh khi cơ thể khỏe mạnh. Bởi vì nó có thể làm mất cân bằng chức năng gan thận và gây ra các bệnh về gan.

2. Không dùng nước chó đẻ thay cho nước lọc

Thực tế nước từ cây chó đẻ không phải thuốc bổ. Nên bạn không thể dùng chúng mỗi ngày được. Nếu lạm dụng thì sẽ làm hồng cầu giảm, hệ miễn dịch yếu. Rối loạn chức năng gan là bình thường.

3. Có khả năng vô sinh

Đây là cảnh báo dù chưa được thực nghiệm nhưng bạn cũng cần lưu ý.

Trên thị trường có nhiều chế phẩm từ cây chó đẻ với các dạng khác nhau để điều trị gan. Nhưng theo tìm hiểu thì cây chó đẻ để sản xuất chủ yếu là cây hoang. Do đó tính chất của chúng cũng khác nhau tùy thuộc vào địa lý nơi cây mọc.

Từ đó ảnh hưởng đến khả năng chữa bệnh của cây. Vì thế khi chọn mua cần nghiên cứu kỹ nguồn gốc của sản phẩm. Đồng thời kiểm tra cả giấy phép của bộ y tế nữa.

Cũng có thông tin cho rằng dùng cây chó đẻ cho người bình thường gây ra teo gan. Bởi thực tế cây chó đẻ là giúp nhuận gan và tăng tiết mật.

Còn nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh mà dùng như thế thì chẳng khác nào bắt gan và mật hoạt động quá mức. Dù thực tế cơ thể không đòi hỏi. Từ đó mà dẫn tới mất cân bằng chức năng rồi sinh bệnh thôi.

Cây chó đẻ giúp thanh nhiệt tốt. Nhưng nếu bạn không bị nhiệt mà dùng thì cơ thể sẽ chuyển sang thể hàn. Mặc dù khoa học hiện đại chưa chỉ rõ ra ở điểm này. Nhưng Đông y cho rằng cơ thể hàn thì việc thụ thai sẽ khó. Như vậy có thể thấy nếu dùng cây chó đẻ nhiều thì có khả năng vô sinh cao.

4. Sử dụng đúng liều lượng

Nếu dùng cây chó đẻ tươi thì tùy tình trạng bệnh mà dùng 40 hoặc 80g. Cứ dùng cho đến khi khỏi bệnh là được. Còn nếu dùng dạng khô thì chỉ cần lấy 40g rồi sắc nước. Nước chia ra 3 bữa để dùng trong ngày thôi.

5. Không dùng cây chó đẻ để phòng bệnh

Theo Đông y thì công dụng của cây chó đẻ chính là thanh nhiệt, tiêu độc. Đồng thời tăng chức năng gan và giúp giảm vàng da do gan hư. Bản thân cây chó đẻ không phải cây thuốc bổ như nhiều người nghĩ. Thực tế nó là cây chữa bệnh thì đúng hơn.

Đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra dùng cây chó đẻ để phòng bệnh cả. Do đó chỉ khi bạn có bệnh mới dùng thôi nhé! Không nên lạm dụng làm gì cả.

8. Những người không nên lạm dụng cây chó đẻ

Cây chó đẻ có thể tốt với nhiều người. Nhưng đối với 1 số khác thì nó chẳng khác gì thuốc độc cả. Chính vì thế bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đi ra quyết định có dùng cây chó đẻ để trị bệnh không? Như vậy sẽ tránh được gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

– Bản thân diệp hạ châu có tính mát. Chính vì thế người nào thể trạng hàn, sợ lạnh, hay bị lạnh bụng, đi ngoài phân nát. Thì tuyệt đối không dùng. Bởi vì nó có thể làm tình trạng bệnh về tiêu hóa của bạn nặng hơn.

– Nhìn chung là các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng nước diệp hạ châu mỗi ngày nếu bạn khỏe mạnh. Bởi vì nó sẽ làm đảo lộn chức năng của gan mật hay thận. Và gây ra nhiều bệnh.

– Diệp hạ châu làm các cơ trơn và mạch máu ở tử cung co bóp mạnh. Do đó tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai.

– Diệp hạ châu khi dùng thì nên kết hợp với các loại thảo dược khác. Bởi vì bản thân diệp hạ châu dùng độc vị sẽ làm giảm hồng cầu, tụt huyết áp, giảm khả năng miễn dịch.

9. Tổng kết

Như vậy là mình đã giới thiệu xong tất tần tật các thông tin về cây chó đẻ rồi. Từ đây bạn đã biết được khá nhiều tác dụng của cây chó đẻ. Đồng thời biết sử dụng chúng như thế nào để mang lại hiệu quả điều trị bệnh rồi đúng không? 

Tuy nhiên đây cũng chỉ là các bài thuốc dân gian truyền miệng mà thôi. Nên nếu có ý định sử dụng thì bạn cần cân nhắc kỹ càng. Từ thể trạng cho đến thuốc đang điều trị. Để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn. Mà tốt hơn hết thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên thích hợp nhất. 

Với bài biết này chúng mình hi vọng các bạn sẽ có thêm thông tin bổ ích về các thảo dược quanh mình. Hoặc những ai đang tìm hiểu về cây sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn. Và khi đã thành công rồi thì đừng quên chia sẻ tới nhiều người để họ biết đến cây chó đẻ hơn nhé! Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Cập nhật 19/06/2020

5

/

5

(

1

bình chọn

)


Cây chó đẻ: Thần dược mát gan, lợi tiểu | VTC Now


VTC Now | \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Hơn 35 cách kiếm tiền online hiệu quả nhất 2021

Related Articles

Back to top button