Tổng Hợp

Thơ về con gái đầu lòng ❤️️ bảo bối của mẹ cha

Tục Ngữ Việt Nam ❤️️ Trọn Bộ 1001 Câu Đầy Đủ Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Những Câu Tục Ngữ Bất Hủ Đầy Ý Nghĩa Và Triết Lý Cuộc Sống Dành Cho Bạn.

Những Câu Tục Ngữ Việt Nam Hay Nhất

Những Câu Tục Ngữ Việt Nam Hay Nhất mà ông cha ta đã viết nên. Những câu tục ngữ sâu sắc, khắc họa chân thực một bức tranh sống động về cuộc sống, con người, xã hội Việt Nam.

  • Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Ao sâu cá cả
  • Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra
  • Biết đâu ma ăn cỗ
  • Bụt chùa nhà không thiêng
  • Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra
  • Cha mẹ sinh con, trời sinh tính

  • Chín người mười ý
  • Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
  • Con mắt là cửa sổ của tâm hồn
  • Có thực mới vực được đạo
  • Dạy khỉ trèo cây
  • Đi đêm lắm có ngày gặp ma
  • Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
  • Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
  • Đói trẻ chớ vội lo, nghèo trẻ chớ vội mừng

Bên cạnh Tục Ngữ Việt Nam, có thể bạn sẽ thích ? Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình ?

Tục Ngữ Dân Gian Việt Nam

Tục Ngữ Dân Gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, ở đó có cả kinh nghiệm sản xuất, lao động, sinh hoạt, có cả những nhận định, phán xét, giáo dục và có cả sự khắc họa sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống.

  • Ngựa non háu đá
  • Người làm nên của, của không làm nên ngừơi
  • Nhanh nhẩu đoảng
  • No ba ngày tết, đói ba tháng hè
  • Nói thì dễ, làm thì khó
  • Ớt nào là ớt chẳng cay/ Gái nào là chẳng hay ghen chồng
  • Phép vua thua lệ làng
  • Quân vô tướng như hổ vô đầu
  • Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng
  • Thùng rỗng kêu to

  • Thuyền theo lái, gái theo chồng
  • Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống
  • Trăm nghe không bằng mắt thấy
  • Trẻ cậy cha, già cậy con
  • Tre non dễ uốn
  • Trèo cao ngã đau
  • Trông mặt mà bắt hình dong
  • Vô hoạn nạn, bất anh hùng

Mời bạn xem nhiều hơn ? Ca Dao Tục Ngữ Lớp 5 ?

Tục Ngữ Việt Nam Về Thiên Nhiên

Tục Ngữ Việt Nam Về Thiên Nhiên với nhiều kinh nghiệm dân gian mà ông cha ta đã quan sát và gửi gắn vào trong những lời ca dao tục ngữ.

  • Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
    Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
  • Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy
    Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
    Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
    Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.
  • Kiến đen tha trứng lên cao,
    Thế nào cũng có, mưa rào rất to.
  • Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
    Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
  • Én bay thấp mưa ngập bờ ao
    Én bay cao mưa rào lại tạnh.
  • Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  • Nước chảy đá mòn.
  • Gió thổi đổi trời.
  • Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn
  • Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
  • Trời nắng chóng mưa, trời mưa chóng tối.
  • Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
  • Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.
  • Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

Gợi ý một số nội dung cho bạn cùng ? Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Từ Ấy ?

Tục Ngữ Việt Nam Về Con Người

Tục Ngữ Việt Nam Về Con Người sẽ dạy ta những bài học đắt giá, những lẽ sống ở đời, cách nhìn người, nhìn đời!

  • Cái răng, cái tóc là gốc con người.
  • Ruột ngựa, phổi bò.

  • Thương người như thể thương thân.

  • Thấy sang bắt quàng làm họ.

  • Đói cho sạch, rách cho thơm.

  • Con mắt là quan trọng nhất trên khuôn mặt.

  • Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
  • Miếng ăn là miếng nhục.

  • Lòng người như bể khôn dò.

  • Chết giả mới biết bụng dạ anh em.

  • Của người bồ tát, của mình lạt buộc.
  • Giàu điếc, sang đui.
  • Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm.
  • Ăn lấy đời, chơi lấy thời.
  • Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
  • Sáng tai họ, điếc tai cày.
  • Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
  • Người giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn.
  • Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.
  • Làm khi lành, để dành khi đau.

Còn thêm những nội dung thú vị có trong bài viết ☘ Ca Dao Hài Hước Lớp 10

Tục Ngữ Việt Nam Về Tiết Kiệm

Tục Ngữ Việt Nam Về Tiết Kiệm, đây là một phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam được răn dạy qua bao thế hệ.

  • Ăn chắc mặc bền
    Ý nghĩa : Nên ăn mặc giản dị, lịch sự, không cần phải quá cầu kỳ. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta nên sử dụng tiết kiệm những thành quả lao động của mình.
  • Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
    Ý nghĩa : Mỗi ngày nên ăn một ít và dành dụm một ít để có thể ăn được nhiều ngày, còn nếu ăn nhiều thì sẽ nhanh chóng không còn gì để ăn.
  • Ăn phải dành, có phải kiệm
    Ý nghĩa : Phải biết dành dụm tiết kiệm cho tương lai.
  • Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
    Ý nghĩa : Dù kiếm được nhiều tiền nhưng nếu không biết tiết kiệm thì số tiền kiếm được cũng sẽ nhanh chóng bị tiêu xài hết, chính vì vậy mà không thể giàu lên nổi.
  • Của bền tại người
    Ý nghĩa : Phải biết giữ gìn, bảo quản cẩn thận của cải của bản thân, có như vậy chúng ta mới có thể sử dụng chúng lâu dài.
  • Góp gió thành bão
    Ý nghĩa : Gom góp những cái nhỏ nhặt lại để tạo thành một cái lớn hơn.
  • Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
    Ý nghĩa : Nếu như biết tiết kiệm, sống giản dị, làm ăn có kế hoạch thì sẽ được no đủ.
  • Kiến tha lâu cũng đầy tổ
    Ý nghĩa : Nếu biết siêng năng làm việc và tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí thì cuộc sống sẽ được sung túc.
  • Năng nhặt chặt bị
    Ý nghĩa : Nếu biết chăm chỉ làm việc và tiết kiệm thì sẽ có của ăn của để.

Không chỉ có Tục Ngữ Việt Nam, chia sẻ thêm cùng bạn ? Ca Dao Tục Ngữ Lớp 3 ?

Tục Ngữ Việt Nam Về Tình Yêu

Tục Ngữ Việt Nam Về Tình Yêu vừa có sự lãng mạn duyên dáng của ngôn ngữ thời xưa, cũng vừa chứa đựng những triết lý tình yêu và nét văn hoá thuở trước.

  • Đôi ta như cái đòng đòng,
    Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.
  • Thật thà cũng thể lái trâu,
    Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
  • Theo cha theo mẹ đã đành,
    Theo đôi theo lứa mới thành thất gia.
  • Sự đời nước mắt soi gương,
    Càng yêu nhau lắm càng thương nhớ nhiều.
  • Không thương nỏ nói khi đầu,
    Làm chi dan díu giữa cầu mà buông.
  • Nước non một gánh chung tình,
    Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng.
  • Cô kia cắt cỏ một mình,
    Cho anh cắt với chung tình làm đôi.
    Cô còn cắt nữa hay thôi,
    Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.
  • Ai về ai ở mặc ai,
    Thiếp như sầu đượm thắp hoài năm canh.
  • Vôi nào là vôi chả nồng,
    Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.
  • Anh đi đường ấy xa xa,
    Để em ôm bóng trăng tà năm canh.
  • Chẳng tham vựa lúa anh đầy,
    Tham năm ba chữ cho tầy thế gian.
  • Ai biểu thương mà anh không nói
    Đến bây giờ còn trách lỗi cho nhau
    Hai nhà có cách xa đâu
    An Vinh, An Thái còn câu hẹn hò
    Dòng sông chung một con đò
    Sao anh tiếc của chẳng đưa đồ hỏi xin.
  • Thuyền ơi có nhớ bến chăng
    Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Tiếp sau Tục Ngữ Việt Nam, mời bạn xem nhiều hơn ? Phân Tích Bài Thơ Chí Khí Anh Hùng ?

Tục Ngữ Về Phẩm Chất Con Người Việt Nam

Tục Ngữ Về Phẩm Chất Con Người Việt Nam với những lời răn dạy về đạo đức, nhân cách và các đối nhân xử thế của mỗi người

  • Cười người chớ vội cười lâu,
    Cười người hôm trước hôm sau người cười.
  • Ai ơi chớ vội cười nhau,
    Ngẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười.
  • Rượu ngon bất luận be sành.
    Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
  • Thuyền dời bến nào bến có dời,
    Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
  • Cứ trong đạo lý luân thường,
    Làm người phải giữ kỷ cương làm đầu.
  • Người sống đống vàng.

  • Người là vàng của là ngãi.
  • Của đi thay người.
  • Người làm ra của chứ của không làm ra người.
  • Lấy của che thân chứ không lấy thân che của.
  • Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
  • Người khôn dồn ra mặt.
  • Trông mặt mà bắt hình dung.
  • Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa,

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Ca Dao Tục Ngữ Về Thời Gian ☀️

Tục Ngữ Về Phẩm Chất Phụ Nữ Việt Nam

Tục Ngữ Về Phẩm Chất Phụ Nữ Việt Nam ca ngợi những đức tính tốt đẹp và những đóng góp của người phụ nữ trong đời sống xưa và nay.

  • Công dung ngôn hạnh​
  • Tuộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng​
  • Đàn bà chân yếu tay mềm​
  • Giàu vì bạn sang vì vợ​
  • Chồng mắng thì vợ bớt lời
    Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào​
  • Đàn ông nông nổi giếng khơi
    Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu​
  • Sao ba đã đứng ngang đầu
    Em còn ở mãi làm giàu cho cha
    Giàu thì chia bảy chia ba
    Phận em là gái được là bao nhiêu
  • Cất cây đòn gánh đi ra
    Chờ cho tan chợ, về nhà tối thui
    Về nhà, con đói ngủ vùi
    Dầu đèn không có, cực ơi bớ chồng
  • Gái có công chồng chẳng phụ​
  • Gái có công chồng chẳng phụ​
  • Hái rau bẻ củi trên cồn
    Mót lúa đồng nội, nuôi con tháng ngày
  • Hoa ơi hoa nở làm chi
    Hoa nở lỡ thì, lại gặp mùa đông
    Chồng lớn, vợ bé đã xong
    Chồng bé, vợ lớn trong lòng đắng cay
    Dăm ba thước lụa cầm tay
    Đã toan tự vẫn ở đây không về
    Đẹp lòng ông cậu bà dì
    Ông bà chú bác ăn gì cho ngon
    Đắng này xem tựa bồ hòn
    Chát này xem tựa sung non ngậm vào
  • Phận em giả tỷ như chiếc thuyền tình
    Mười hai bến nước linh đinh
    Biết đâu trong đục nương mình gửi thân

Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong ? Ca Dao Tục Ngữ Lớp 4 ?

Tục Ngữ Việt Nam Và Ý Nghĩa

Tục Ngữ Việt Nam Và Ý Nghĩa, giải thích chi tiết từng câu tục ngữ theo nghĩa đen và nghĩa bóng.

  • Con trâu là đầu cơ nghiệp.
    Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp
  • Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn.
    Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
  • Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc.
    Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.
  • Anh em bát máu sẻ đôi.
    Câu này cho thấy tình anh em tình thân thiết trong cách ăn ở, nhẫn nhịn, nhường nhịn lẫn nhau
  • Có tình thì đãi người dưng
    Anh em bất nghĩa thì đừng anh em.

    Câu ca dao này đề cao tình nghĩa giữa con người, thậm chí là những người xa lạ với nhau, phê phán những con người sống không có tình nghĩa.
  • Bà con xa không bằng láng giềng gần.
    Câu tục ngữ muốn nói về tình anh em hàng xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau. Dù là ae ruột nhưng ở xa cũng không thể giúp đỡ được như những người hàng xóm gần nhà.
  • Xe không có thắng, chạy thẳng vào hòm.
    Thắng xe là một công cụ rất quan trọng với mục đích là để làm dừng xe lại, tuy nhiên nếu xe không có thắng thì chắc chắn rằng bạn sẽ không thể dừng lại và qua đó lại trực tiếp gây tai nạn dễ “chạy thẳng vào hòm”
  • Lấn chiếm vỉa hè, áp phe với… xà bần, rác thải.
    Câu này có ý nghĩa châm biếm những người buôn bán lấn lòng lề đường, vỉ a hè gây cản trở giao thông.
  • Phóng càn phóng đại, ắt phải đến… toà!
    Phòng càn phóng đại có nghĩa là chạy xe với tốc độ cao và không nhìn trước ngó sau, qua đó rất dễ gây tai nạn và sẽ dễ đến “tòa” tức lên phường giải thích.
  • Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
    Khuyên chúng ta nên chọn bạn để chơi, đừng nên chơi với những bạn có thói xấu.
  • Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
    Muốn nhắn nhủ những người đang là bạn của nhau thì hãy luôn sát cánh bên nhau dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
  • Thêm bạn bớt thù.
    Hãy luôn tìm kiếm những người bạn mới để tránh những thù hận đáng tiếc trong cuộc sống.

Bên cạnh Tục Ngữ Việt Nam, đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng ☀️

Các Câu Tục Ngữ Việt Nam Và Giải Nghĩa

Các Câu Tục Ngữ Việt Nam Và Giải Nghĩa dưới đây sẽ đem đến cho bạn những kiến thức dân gian phong phú và giàu ý nghĩa.

  • Lòng vả cũng như lòng sung
    Câu truyền miệng “Lòng vả cũng như lòng sung” ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chê người mà không xét mình.
  • Ông chẳng bà chuộc
    Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.
  • Hàng tôm hàng cá
    Thành ngữ hàng tôm hàng cá trong tiếng Việt “chỉ những người hay cãi lộn nhau một cách nhỏ nhen” (Đào Văn Tập – Từ điển Việt Nam).
  • Nói có sách, mách có chứng
    Nói có sách mách có chứng, nghĩa là nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Nói có sách, mách có chứng có nghĩa là không nói vu vơ kiểu ăn ốc nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác.
  • Có nếp có tẻ
    Trong đời sống thực tế, nếp thường được coi trọng hơn tẻ. Cơm tẻ là món ăn thường ngày, còn nếp thì chỉ đôi khi, vào những dịp nào đấy mới có. Về mặt giá trị, nếp quí hơn tẻ. Đem so sánh nếp với tẻ thì chắc chắn là có sự đánh giá trọng khinh, hơn kém.
  • Đèo heo hút gió
    Nếu chỉ xem xét ý nghĩa chung, ý nghĩa tổng thể thì thành ngữ đèo heo hút gió là một thành ngữ đơn giản, dễ hiểu. Trước hết, người Việt thường dùng thành ngữ này để chỉ nơi rừng núi hoang vu, thiếu vắng người qua lại.
  • Sống để dạ chết mang theo
    Sống để dạ chết mang theo và các biến thể của nó như sống để bụng chết chôn đi, sống để bụng chết mang theo, sống để dạ chết đem theo… đều phản ánh hai ý nghĩa:
  • Nói nhăng nói cuội
    Trong dân gian Việt Nam “Cuội” vốn đã mang cái tiếng xấu là hay nói dối, “nói dối như Cuội” mà lại! “Bắc thang lên đến tận mây, hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời ? Cuội nghe hỏi thế Cuội cười. Bởi hay nói dối lên ngồi ấp cây” (Ca dao). Và những người nói lăng nhăng, không thật thì gọi là nói nhăng nói cuội.
  • Ướt như chuột lột
    Người ta chỉ thấy chuồn chuồn, cua cáy, rắn rết lột xác, chứ có ai thấy chuột lột bao giờ. Thế mà trong tiếng Việt vẫn tồn tại thành ngữ “Ướt như chuột lột” để chỉ sự ướt át đến thảm hại của kẻ ăn sương lội nước.
  • Tứ cố vô thân
    Ngoảnh lại nhìn bốn phương nào có ai thân thích với mình! Tứ cố vô thân là vậy.
  • Len lét như rắn mùng năm
    Theo dân gian, ngày năm tháng năm âm lịch là ngày “diệt sâu bọ”. Người ta làm bánh trái, đồ xôi, nấu chè, bày hoa quả cúng tế để tẩy trừ “sâu bọ” có hại cho cây cối, mùa màng và đời sống nói chung.

Ngoài Tục Ngữ Việt Nam, khám phá tiếp Tuyển tập ? Ca Dao Ngắn ?

Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tranh

Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tranh, minh hoạ những câu ca dao tục ngữ phổ biến bằng tranh vẽ sinh động.

Học Tục Ngữ Việt Nam Qua TranhHọc Tục Ngữ Việt Nam Qua TranhTranh Giải Nghĩa Tục Ngữ Việt NamTranh Giải Nghĩa Tục Ngữ Việt NamTục Ngữ Việt Nam Bằng TranhTục Ngữ Việt Nam Bằng TranhTranh Minh Hoạ Tục Ngữ Việt NamTranh Minh Hoạ Tục Ngữ Việt Nam

Bỏ túi thêm những thông tin hữu ích khác với ? Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam ?

5 Câu Tục Ngữ Hài Hước

5 Câu Tục Ngữ Hài Hước với những nội dung châm biếm nét mâu thuẫn và các thói hư tật xấu trong đời sống.

  • Giàu đổi bạn sang đổi vợ.
  • Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
  • Hai tay cầm hai quả hồng,
    Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai
  • Học hành ba chữ lem nhem
    Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua
  • Người sao một hẹn thì nên
    Người sao chín hẹn thì quên cả mười.

Đừng bỏ qua bài viết ? Ca Dao Tục Ngữ Tiếng Anh ? bạn nhé!

Tục Ngữ Việt Nam Chế

Tục Ngữ Việt Nam Chế hài hước, mang đến những tiếng cười và những góc nhìn mới lạ ứng dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

  • Hữu duyên thiên lý ăn viên gạch
    Chém gió liên thiên tát lệnh hàm
    Cùi chỏ sang ngang răng li biệt
    Đầu gối lên môi vĩnh biệt hàm
  • Có chí thì…ghê
  • Mẹ ơi con đã có thai
    Con ơi mẹ cũng một hai tháng rồi.
  • Bầu ơi thương lấy bí cùng,
    Mai sau có lúc… nấu chung một nồi.
  • Không đẹp thì phải độc, không hay thì phải hiếm.
  • Con đường tới vinh quang không có dấu chân của kẻ lười biếng vì kẻ lười biếng thì làm quái gì chịu đi bộ mà có dấu chân
  • Trong cái khó lại ló cái khăn.
  • “Bé cậy cha”, già cậy người dưng.
  • Sinh con trông cậy tuổi già. Con chẳng phụng dưỡng (lại) gửi nhà tình thương.
  • “Công cha như núi Thái sơn”. Thủ trưởng “nâng đỡ” còn hơn cha nhiều.
  • “Bố ăn chả, mẹ ăn nem”. Các con thèm đòi ăn cả nem lẫn chả!
  • Cưới thừa cỗ, giỗ thiếu anh em, cũng phải nên xem lòng dạ?
  • Dạy con “giấy rách giữ lề”. Cha mẹ cờ bạc-lô đề, dạy ai?
  • “Nuôi con những ước về sau”. Làm quan để được lắm “màu” giàu to.
  • “Rộng bụng còn hơn rộng nhà”. Lỡ nào cư xử mẹ cha hẹp hòi!
  • Con cháu thường nói trống không. Hỏi ra mới biết: Thưa ông kiệm lời!
  • Mạch trong nước chảy ra trong. Cha mẹ “lòng thòng” con cái sao ngoan?

Bên cạnh Tục Ngữ Việt Nam, mời bạn đón đọc ⭐ Ở Đây Sương Khói Mờ Nhân Ảnh Chế

Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tiếng Anh

Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tiếng Anh với bản chuyển ngữ những câu tục ngữ thông dụng giúp bạn học tiếng Anh một cách thật mới mẻ và thú vị.

  • Flat wine can cause drunkenness with large consumption Great speakers can create boredom with lengthy orations : Rượu nhạt uống lắm cũng say. Người hay nói lắm dẩu hay cũng nhàm
  • True gold is to be tested with coal and fire Good bells by how they reverberate, good people by how they verbalize: Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
  • Compliments to whoever built this leaden bell Wonderfully shaped like a real one except for being mute: Khen ai khéo đúc chuông chì. Dạng thì có dạng, đánh thì không kêu.
  • If a cockatiel chose a pelican to mess with, He will beg for mercy when starting to get hit: Chim chích mà ghẹo bồ nông. Đến khi nó mổ, lạy ông tôi chừa.
  • East or west-home is best: Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
  • Don’t postpone until tomorrow what you can do today: Đừng để những việc cho ngày mai mà bạn có thể làm hôm nay
  • Money is the good servant but a bad master: Khôn lấy của che thân, dại lấy thân che của
  • The grass are allways green on the other side of the fence: Đứng núi này trông núi nọ
  • One bitten, twice shy: Chim phải đạn sợ cành cong

Mời bạn khám phá thêm nội dung đặc sắc trong ? Phân Tích 2 Khổ Thơ Đầu Bài Từ Ấy ?

Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tiếng Trung

Tục ngữ, thành ngữ là một phần không thể thiếu trong mọi ngôn ngữ, mọi nền văn hóa. Giới thiệu đến bạn Những Câu Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tiếng Trung.

  • 爱屋及乌 / ài wū jí wū / Yêu ai yêu cả đường đi lối về
  • 按兵不动 / àn bīng bù dòng /: Án binh bất động
  • 安分守己 / ān fèn shǒu jǐ /: An phận thủ thường
  • 安居乐业 / ān jū lè yè /: An cư lạc nghiệp
  • 百闻不如一见 / bǎi wén bù rú yī jiàn /: Trăm nghe không bằng một thấy
  • 半斤八两 / bàn jīn bā liǎng / Kẻ tám lạng, người nửa cân
  • 班门弄斧 / bān mén nòng fǔ /: Múa rìu qua mắt thợ
  • 半途而废 / bàn tú ér fèi / Nửa đường đứt gánh
  • 避坑落井 / bì kēng luò jǐng /: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
  • 佛要金装,人要衣装 / fó yào jīn zhuāng ,rén yào yī zhuāng /: Người đẹp vì lụa
  • 临时抱佛脚 /lín shí bào fó jiǎo/ : Nước đến chân mới nhảy
  • 龙飞凤舞 /lóng fēi fèng wǔ/: Rồng bay phượng múa
  • 落叶归根 /luò yè guī gēn/: Lá rụng về cội
  • 弄巧成拙 /nòng qiǎo chéng zhuō/ : Chữa lợn lành thành lợn què
  • 守株待兔 /shǒu zhū dài tù/: Ôm cây đợi thỏ/ Há miệng chờ sung
  • 树欲静而风不止 /shù yù jìng ér fēng bù zhǐ/ Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng
  • 水落石出 /shǔi luò shí chū/: Cháy nhà mới ra mặt chuột
  • 铁杵磨成针 /tiě mò chéng zhēn /: Có công mài sắt, có ngày nên kim
  • 亡羊补牢 / wáng yáng bǔ láo /: Mất bò mới lo làm chuồng
  • 卧薪尝胆 /wò xīn cháng dǎn / Nằm gai nếm mật
  • 无风不起浪 /wú fēng bù qǐ làng/ Không có lửa làm sao có khói
  • 无米之炊 /wú mǐ zhī chuī / Không bột khó gột nên hồ
  • 喜新厌旧 /xǐ xīn yàn jiù /: Có mới nới cũ

Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong ? Ca Dao Tục Ngữ Về Lương Tâm ?

Câu Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tiếng Nhật

Trong quá trình học tiếng Nhật, bạn thường bắt gặp những cụm từ kì lạ, vô nghĩa. Những cụm từ đó chính là thành ngữ và tục ngữ. Nội dung dưới đây giới thiệu đến bạn Những Câu Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tiếng Nhật, và những câu tục ngữ tương tự trong ngôn ngữ của người Nhật.

  • 「花より団子」
    【はなよりだんご】(Hana yori dango)
    Trực dịch: “Bánh dango hơn là hoa”
    Giải nghĩa: Nội dung bên trong quan trọng hơn vẻ bề ngoài, hoặc bản chất bên trong quan trọng hơn cách ứng xử bề ngoài.
    Thành ngữ/cách nói tương đương trong tiếng Việt:
    “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
    “Cái nết đánh chết cái đẹp”
  • 「草を打って蛇を驚かす」
    【くさをうってへびをおどろかす】(Kusa wo utte Hebi wo odorokasu)
    Trực dịch: “Động cỏ làm rắn hoảng”
    Giải nghĩa: Có những việc chỉ vô tình làm dẫn đến kết quả bất ngờ, hoặc trừng phạt một người để cảnh cáo những người khác có liên quan.
    Thành ngữ/cách nói tương đương trong tiếng Việt:
    “Đánh rắn động cỏ”
  • 「夫夫たり婦婦たり」
    【ふふたりふふたり】(Fufu tari Fufu tari)
    Trực dịch: “Chồng đúng đạo làm chồng, vợ đúng đạo làm vợ”
    Giải nghĩa: Vợ chồng, bố mẹ, anh chị em trong gia đình làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình thì gia đình đó hòa thuận, ngày một thịnh vượng.
    Thành ngữ/cách nói tương đương trong tiếng Việt:
    “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
  • 「ああ言えばこう言う」
    【ああいえばこういう】(Aieba koiu)
    Trực dịch: “Nói thế này lại bảo thế kia”
    Giải nghĩa: Lấy những lý do theo ý mình và nói thế này thế nọ (cố tình nói trái với ý kiến của người khác)
    Thành ngữ tương đương:
    「山と言えば川」(”Nói núi lại nói sông”)
    「右と言えば左」 (“Nói bên phải lại nói bên trái”)
    Thành ngữ/cách nói tương đương trong tiếng Việt:
    “Nói một câu cãi một câu”
  • 「朱に交われば赤くなる」
    【しゅにまじわればあかくなる】(Shu ni majiwareba akaku naru)
    Trực dịch: “Bị dính mực thì sẽ bị đỏ theo”
    Giải nghĩa: Con người thường chịu ảnh hưởng xấu hay tốt từ môi trường hay bạn bè của mình
    Thành ngữ tương đương trong tiếng Anh
    “A man is known by company he keeps”
    Thành ngữ/cách nói tương đương trong tiếng Việt:
    “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
    “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”

Ngoài Tục Ngữ Việt Nam, khám phá tiếp ? Ca Dao Tục Ngữ Về Giàu Nghèo ?

Kho Tàng Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam

Kho Tàng Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam vô cùng đa dạng phong phú. Chúng tôi đã tổng hợp và xin chia sẻ với bạn Danh Sách Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam.

  • Ăn trộm ăn cướp thành Phật thành tiên, đi chùa đi chiền bán thân bất toại.
  • Ăn trộm có tang, chơi ngang có tích.
  • Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
  • Ăn tùy nơi, chơi tùy chỗ.
  • Ăn vặt quen mồm.
  • Ăn vỏ dưa, thấy vỏ dừa mà sợ.
  • Ăn xôi chùa ngọng miệng.
  • Bé thì con mẹ con cha, lớn thì con vua con chúa.
  • Bé thì nhờ mẹ nhờ cha, lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con.
  • Biết sự đời, mười đời chẳng khó.
  • Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
  • Biết tội đâu mà tránh, biết phúc đâu mà tìm.
  • Bình phong cẩn ốc xà cừ, vợ hư rầy vợ đừng từ mẹ cha.
  • Bóc ngắn cắn dài.
  • Hay ăn miếng ngon chồng con trả người.
  • Hay ăn thì lăn vào bếp.
  • Hay đi chợ để nợ cho con.
  • Hay làm thì đói, hay nói thì no.
  • Qua đò khinh sóng.
  • Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng.
  • Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
  • Quan nhất thời, dân vạn đại.
  • Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ.
  • Quan thời xa, bản nha thời gần.
  • Râu ông nọ cắm cằm bà kia.
  • Rế rách đỡ nóng tay.
  • Rộng miệng cả tiếng.
  • Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.
  • Ruộng cao trồng màu, ruộng sâu cấy chiêm.
  • Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng.

Bỏ túi thêm những thông tin hữu ích khác với ? Ca Dao Tục Ngữ Lớp 2 ?

Tuyển Tập Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam

Tuyển Tập Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam với Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam giàu ý nghĩa và triết lý cuộc sống. Mời bạn cùng tham khảo bên dưới.

  • Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe: việc gì biết rành sẽ nói, bằng không thì nên nghe để học thêm.
  • Ma chê cưới trách: những đám ma đám cưới, dù cử hành đúng lễ đến đâu cũng bị người ta phê bình, chê trách, bởi lẽ phong tục mỗi nơi mỗi khác, ý mỗi người mỗi khác.
  • Ma cũ bắt nạt ma mới: người cũ thường ỷ mình thạo việc, quen nhiều mà chèn ép người mới
  • Nghe hơi nồi chõ: hay tin nhà nào có đám tiệc hoặc đình chùa có cúng thì tìm đến kiếm ăn.
  • Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài: do ảnh hưởng của hoàn cảnh, của giáo dục, của sự chung đụng hằng ngày mà con người có tính tốt hay xấu
  • Ở hiền gặp lành: ăn ở hiền lành thì được nhiều cảm tình của người chung quanh, nên được nhiều người giúp đỡ làm ăn xoay sở dễ chịu.

  • Tha phương cầu thực: đi làm ăn ở xứ xa.
  • Thác trong hơn sống đục: giữ lòng trong trắng mà chịu chết hơn làm việc nhuốc nhơ để được sống.
  • Cái vòng danh lợi cong cong,
    Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào.
    Cá trong lờ đỏ hỏe con mắt,
    Cá ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô.
    Tung tăng như cá trong lờ,
    Trong không ra được, ngoài ngờ là vui.
  • Chết thời cơm nếp thịt gà,
    Sống thời xin bát nước cà không cho.
  • Đời xưa quả báo còn chầy,
    Đời nay quả báo một dây nhãn tiền.
  • Chùa nát nhưng có Bụt vàng,
    Tuy rằng miếu đổ thành hoàng còn thiêng.

Đừng bỏ qua bài viết ? Thơ Tâm Trạng Buồn Cô Đơn Tình Yêu ? bạn nhé!

Từ Điển Thành Ngữ Tục Ngữ Việt Nam

Từ Điển Thành Ngữ Tục Ngữ Việt Nam – Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, thành ngữ, tục ngữ là một phần quan trọng tạo nên những giá trị to lớn. Giới thiệu đến bạn những câu Tục Ngữ Thành Ngữ Việt Nam hay nhất.

A

  • Ách giữa đàng, quàng vào cổ: Tự ý mình, liên lụy vào việc người khác.
  • Ai ăn mặn, nấy khát nước: Ai làm quấy, làm ác thì sẽ chịu hậu quả.
  • Ai chê đám cưới, ai cười đám ma: Nhà có việc thì tùy sức mà làm, sợ gì thiên hạ dòm ngó cười chê.

B

  • Ba mặt một lời: chuyện xảy ra nhiều người đã nghe, đã thấy, không thể nghi ngờ, chối cãi.
  • Bán anh em xa, mua láng giềng gần: nên qúy người thân cận.
  • Bán quạt mùa Đông, mua bông mùa hè: làm chuyện không hợp thời, chỉ rước lấy thất bại, bị chê cười.

C

  • Cà kê dê ngỗng: nói lôi thôi lượt thượt hết chuyện này tới chuyện khác.
  • Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư: con cái cãi lời cha mẹ, phần nhiều đều hư, hơn nữa, theo đạo hiếu, đó là tội bất hiếu thứ nhất trong 3 tội bất hiếu.
  • Cá lớn nuốt cá bé: thói đời, thường mạnh hiếp yếu, cần giáo dục đạo làm người để bớt cái luật cạnh tranh ấy, để đời sống trường tồn, tốt đẹp.

D

  • Danh chánh ngôn thuận: đúng danh nghĩa thì làm gì cũng xuôi thuận
  • Dĩ đức báo oán: lấy ơn đức xử với kẻ thù để tiêu diệt mối thù
  • Dĩ hòa vi quí: lấy sự hòa thuận nhau làm quí nhất

Đ

  • Đa ngôn đa quá: nói nhiều lỗi nhiều
  • Đa nhân duyên, nhiều phiền não: nhiều tình, nhiều khổ
  • Đã trót phải trét: lỡ làm ra việc gì, dù khổ cũng phải theo

E

  • Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên: việc hôn nhân con cái, cha mẹ nên hướng dẫn hơn thiệt, không nên ép buộc
  • Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung: người học ít mà tự phụ, như ếch chỉ thấy trời to như miệng giếng thôi

G

  • Gà chết vì tiếng gáy (gà tức nhau vì tiếng gáy): con người bị hại thường do lời mình nói ra khoe khoang
  • Gai trên rừng ai vót mà nhọn, trái trên cây ai vo mà tròn: mọi sinh vật kể cả tâm tánh con người, đều do một Đấng Thiêng liêng tạo ra, không ai muốn thế này hay thế khác mà được
  • Gái có chồng như gông đeo cổ, gái không chồng như phản gỗ long đanh: cuộc hôn nhân có những đau khổ, nhưng người ta chấp nhận bước vào

K

  • Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già.
  • Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
  • Khôn nhà dại chợ.

L

  • Lá rụng về cội
  • Lá lành đùm lá rách
  • Liệu cơm gắp mắm.
  • Lùi một bước tiến ngàn dặm

M

  • Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
  • Một điều nhịn chín điều lành .
  • Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  • Môi hở răng lạnh.

N

  • Năng làm thì nên.
  • Nước chảy về nguồn, lá rụng về cội.
  • Nước lã không khuấy nên hồ.
  • Nước đến chân mới nhảy

O

  • Oán không giải được oán
  • Oan có đầu, nợ có chủ
  • Oan oan tương báo , dỉ hận miên miên
  • Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
  • Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

P

  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
  • Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí.
  • Phú quý sinh lễ nghĩa , bần cùng sinh đạo tặc

Q

  • Quả báo nhãn tiền
  • Quân tử nhất ngôn

R

  • Rau nào sâu nấy.
  • Ruộng bề bề chẳng bằng nghề trong tay.
  • Rừng nào cọp nấy
  • Rừng vàng biển bạc

S

  • Sinh nghề tử nghiệp
  • Sinh lão bệnh tử
  • Sông có khúc, người có lúc

T

  • Tấc đất tấc vàng
  • Tai vách mạch rừng
  • Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
  • Tiên học lễ hậu học văn

V

  • Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.
  • Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm.
  • Vàng thật không sợ lửa.
  • Vạch áo cho người xem lưng.

X

  • Xa mặt cách lòng.
  • Xa nhà cách trường.
  • Xanh vỏ đỏ lòng.

Y

  • Yêu nhau yêu cả đường đi ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng
  • Yêu nên tốt, ghét nên xấu
  • Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
  • Yêu nhau lắm, cắn nhau đau

Tiếp sau Tục Ngữ Việt Nam, mời bạn xem nhiều hơn ? Lấy Lại Mật Khẩu Gmail Không Cần Số Điện Thoại ?

Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam

Chia sẻ thêm cùng bạn Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam được thể hiện dưới dạng video giúp bạn có thể dễ dàng theo dõi trong thời gian rảnh rỗi.

Bên cạnh Tục Ngữ Việt Nam, đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Stt Bắt Đầu Tình Yêu ☀️


ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng là thật các bạn ạ – 3 tuổi mà chăm em rất khéo


Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng là thật các bạn ạ 3 tuổi mà chăm em rất khéo

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Ong làm tổ trong nhà tốt hay xấu? giải mã điềm báo tương lai

Related Articles

Back to top button