Cây Xanh

Bệnh ở rùa p2

Bạn đang xem: Bệnh ở rùa p2 Tại Website nhahangcarnaval.com

Bệnh nấm lông (bệnh đốm trắng)
Là bệnh truyền nhiễm do nấm gây ra. Bốn chân và viền mép có đốm, lúc đầu xuất hiện ở viền áo sau đó lan rộng thành đốm trắng làm cho da bị thối rữa, rùa kém ăn, hoạt động không bình thường. Nếu phát sinh ở hầu làm khó thở mà chết. Bệnh thường xảy ra vào tháng 5-7…..
Bệnh sưng cổ

-Triệu trứng: Cổ sưng to, bụng có các nốt mụn đỏ, mắt trắng đục, khi bị nặng chảy máu mũi, hai mắt sưng đỏ có khi bị phù.

Cách phòng trị:
Trộn thuốc Tetracyline hay Chlorocid hoặc Sulfamid…vào thức ăn, cho ăn trong 3 ngày liền, lượng thuốc ngày đầu 0,2 g/kg thức ăn, các ngày sau giảm đi một nửa.
Bệnh nấm thuỷ mi

Do nấm thuỷ mi

Gây ra thường thấy ở ba ba giống vào mùa xuân nhiệt độ lạnh (18-22 độ C)
Triệu chứng: Trên vùng da bị thương có các bông nấm trắng, thường ký sinh ở cổ, chân, mai, bụng. Lúc mới phát bệnh rùa kém ăn, lờ đờ. Bệnh nặng mai lưng mềm và mỏng, hoạt động yếu ớt rồi chết.

Cách trị: Cho rùa bò lên cạn phơi nắng để diệt nấm, bảo đảm hồ nuôi nhốt sạch sẽ.
Ngâm rùa trong dung dịch Xanh Malachit 1,5-2g/m3 nước.

Bệnh loét da

Bệnh do nhiễm trùng vết thương gây ra, chất độc do vi khuẩn tiết da làm loét da chân, cổ, nách… khi nặng còn lòi cả xương.

Cách phòng trị:

Cách ly con bệnh với con khoẻ
Ngâm con bệnh vào dung dịch thuốc kháng sinh 10 ppm, Sulfamid trong 48 giờ.
Hạn chế va chạm dễ bị thương

Bệnh nấm lông (bệnh đốm trắng)

Là bệnh truyền nhiễm do nấm gây ra. Bốn chân và viền mép có đốm, lúc đầu xuất hiện ở viền áo sau đó lan rộng thành đốm trắng làm cho da bị thối rữa, rùa kém ăn, hoạt động không bình thường. Nếu phát sinh ở hầu làm khó thở mà chết. Bệnh thường xảy ra vào tháng 5-7.
Cách chữa: Rùa bị bệnh dùng 1% thuốc mỡ Xanh Methylen hay thuốc mỡ Tetracyline 1% bôi vào chỗ có nấm. Dùng Refamicine bôi trực tiếp vào vết loét sau khi bóp kém ra.

Bệnh lở cổ

Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn nấm gây ra, chỗ bị bệnh bị sinh vật bám như miếng bông. Cổ hoạt động khó khăn, kém ăn, có con không cử động, nếu không chữa sau vài ngày là chết.
Cách chữa: Dùng nước muối 5% tắm cho rùa 1giờ hay dùng 5 phần vạn Xanh Methylen tắm trong 15 phút hay dùng các loại thuốc mỡ Penicilin bôi vào chỗ bệnh.

Xem thêm :  Cổng trời bali đà lạt – địa điểm “check in” hot nhất tại đà lạt 2021

Bệnh đỏ cổ

Là loại bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh có thể là virus cũng có thể là vi khuẩn đơn bào Bệnh hay phát sinh vào mùa mưa phùn. Con bị bệnh bụng có đốm đỏ, hầu và cổ sưng, đầu thò ra nhưng không rụt lại được, hoạt động chậm chạp kém ăn. Bệnh nặng thì mồm và mũi chảy máu, ruột viêm tấy, toàn thân sưng đỏ, mắt đục trắng, bị mù, không bao lâu thì chết.
Cách chữa: Khi phát hiện bệnh lập tức cách ly con bệnh, dùng vôi tẩy ao và thay nước mới. Dùng các loại kháng sinh Biomyxin, Tetracylin, Penicilin. Mỗi kg trọng lượng tiêm 15 vạn đơn vị (tiêm vào chân). Nếu thấy không giảm thì dùng tiếp 1 liều nữa hoặc thay kháng sinh khác. Hoặc trộn thuốc vào thức ăn. Mỗi kg rùa cho ăn 0,2g Sulfamid, qua ngày thứ 2 giảm một nửa, cho ăn liên tục 6 ngày.

Một số câu hỏi về rùa :

Rùa con của em bỏ ăn bây giờ fải làm sao?

nó bò ăn 2tuần rờii nhìn nó ỉu xiìu àh làm cách nào cho nó ăn lại như trước kia.nó là rùa xanh còn nhỏ xíu àh khoảng 6cm
cách đây 2 tuần

Câu trả lời:
1. rùa bạn mua còn nhỏ. Rùa nhỏ sức đề kháng yếu & khó sống hơn con lớn. Bạn nên mua con 10cm trở lên yên tâm hơn. Khi mua lựa con nào chịu ăn ( rất quan trọng ). Cho nó ăn cá có ăn được con nào không hay đớp hụt ? Nếu nó hụt hoài thì sẽ chán & không thèm nữa. Rùa nhịn ăn 2 tuần là có vấn đề rồi.

2. không nên nuôi rùa trong tô thủy tinh, nhất là rùa nhỏ. Mình thấy đa số rùa nhỏ nuôi trong tô thủy tinh đều chết sớm, ít con nào sống lắm. Bạn không nên rải sỏi hay bi dưới đáy. Miếng bọt biển thì mình chưa thấy ai bỏ vào nên chưa biết. Bạn làm sao cho mặt trên nổi hơn mặt nước chút xíu để rùa có thể hoàn toàn khô khi leo lên.

3. Những cái bạn nói như là không chịu ăn, thụ động không chịu bơi mình nghĩ nguyên nhân là do rùa bạn bị bệnh, dấu hiệu là mắt, chân tay bị rộp. Đây là bệnh rất phổ biến ở rùa tai đỏ, đặc biệt là rùa còn nhỏ. Trước giờ mình thấy con nào bị đều tèo cả. Bạn có thể xức thuốc tím, ngâm rùa trong nước muối pha loãng, trộn ampi vào trong thức ăn ( tép giã chẳng hạn ) rồi cho nó ăn. Bạn có thể đút cho nó xem nó có ăn không. Nên đặt lọ thủy tinh tại nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, ngoài trời càng tốt. Khi nào rùa thích thì sẽ lên phơi nắng. Việc phơi nắng giúp cho chúng khỏe mạnh, tổng hợp được vitamin D, loại bỏ vi khuẩn cho da. Không nên cầm nắm, tiếp xúc nhiều với rùa.

Xem thêm :  Kỹ thuật nuôi tắc kè sinh trưởng nhanh – hiệu quả – ít bệnh tật

TB: Bình thường thì không cần phải bằm rau hay ngâm thức ăn viên cho nó. Nó tự biết xử lý.

Sao mai rùa của em mềm thế (em nuôi rùa vàng)??
Trả lời :
Vấn đề đặc ra không chỉ với rùa cạn mà còn ở 1 số loại rùa nước , bệnh mềm mai là do rùa thiếu vitamin D , PP hữu hiệu nhất lúc này là bạn cho em nó phơn nắng trong 1 thời gian nhất định ,Vitamin D co nhiều trong rau củ …

Rùa có răng không ?
Trả lời :
Rùa không có hàm răng nhưng hàm trên và hàm dưới có một lớp cứng giống mỏ chim, lớp cứng đó thay thế cho răng để ghiền nát thức ăn.
Rùa càng to thì có miệng càng rộng và sức nhai càng mạnh hơn.Lưu ý khi cho rùa ăn thận trọng đừng để rùa cắn trúng tay .

Rùa có máu không ?
Trả lời :
Rùa cũng có máu .Khi cổ hoặc chân rùa bị thương sẽ chảy máu>nếu đập mạnh mai rùa làm mai rùa nứt cũng có máu chảy ra ngoài .Máu rùa màu đỏ như máu người

Rùa có tai không ?
Trả lời :
Rùa cũbf có lổ tai.Khi rùa đưa cổ ra ngoài mai , quan sát hai bên cổ sẽ phát hiện ra hai màng mỏng hình tròn , đó là tai rùa .

Rùa có thay da không ?
Trả lời :
Rùa là loài bò sát nên chắc chắn sẽ thay da .Khi rùa thay da sẽ bong từng lớp mỏng khó quán sát được như loài rắn .Đó là hình thức rùa đang phát triển toàn diện cơ thể trưởng thành.

Tại sao mai rùa cứng :
Da rùa cứng do bên ngoài có bọc nhiều lớp vẩy xếp theo hình mái ngói.Trong qua trình nuôi rùa tôi phát hiện khi còn nhò vẩy rùa sắp xếp có trật tự nhưng khi đạt được chiều dài 20cm các lớp vẩy này phát triễn khá mạnh mẽ (người ta còn gọi là lớp vẫy “kì lân”) tuy nhiên do quá trình di chuyển 1 số con mất đi 1 vài chiếc vẫy hoặc mất đi móng , nguyên do co lẽ từ nhiều hướng …
Lớp vẫy này có tác dụng điều tiết thân nhiệt , chính vì thế mà rùa đã tồn tại khá lâu trên trái đất này .

Mai rùa làm sao to lên được ?
Trả lời :
Nhìn vào kết cấu của mai trông kiên cố nhưng thật chất chúng được cấu tạo từ nhiều lớp xếp chồng lên nhau khi rùa lớn lớp trong sẽ đẩy lớp ngoài cúng .Đó là lí giải tại sao khi rùa núi vàng khi còn nhỏ có màu mai vàng rất đẹp đến khi trưởng thành thì chuyển sang đóm nâu sậm…

Xem thêm :  Cư xá cà phê – tìm về tuổi thơ giữa chốn đô thị phồn hoa

Làm sao nhận biết tuổi thọ của rùa ?
Trả lời :
Khi bạn nhìn những vòng trên mai rùa cũng ví như khi cưa khúc cây ta sẽ thấy có những vòng tròn ,xem tuổi rùa cũng như thế .Tuy nhiên với rùa già cũng mất bớt vòng năm hay rùa con không lưu lại vòng năm .

Rùa đực , rùa cái ?
Khi rùa còn nhỏ thật khó xác định nhưng khi chiều dài mai đạt 20cm(rùa trưởng thành) ta sẽ thấy rùa đực có yếm lõm sau hơn rùa cái -> nguyên nhân do trong quá trình giao phối rùa được thường nằm trên mai rùa cái để giao phối .
Thứ nữa là khoảng cách từ hậu hôn đến chót đuôi.Rùa đực thì khoảngc ách xa hơn rùa cái.

Tại sao cần tắm nắng ?
Trả lời :
Vì rùa cần bổ sung vitamin D, trong nắng rùa sẽ hấp thụ được
Thứ 2 do rùa cần ánh sáng để loại trừ vi khuẫn có hại .
Thứ 3 tránh hiện tượng mềm mai và đóng rêu .

Chạm vào rùa có bị bệnh không ?
Trả lời :
Thân rùa có vi khuẩn salmonella gây ngộ độc cho người .Vì thế chúng ta cần rửa tay bằng xà pòng sau khi chăm sóc rùa…

Tại sao miệng và mũi rùa sủi bọt ??

Trả lời :
Có thể là do rùa tắm nắng quá lâu hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết .Bạn cần đem rùa vào chổ mát và yên tỉnh để thân nhiệt rùa hạ xuống.

Tại sao mắt rùa sưng ?
Trả lời :
Do môi trường nuôi nhốt không vệ sinh hay cơ thể rùa thiếu vitamin A.Cần bổ sung vitamin A bằng cách trông vào thức ăn hay nước uống .Tuy nhiên liều lượng cần hạn chế không nên sử dụng như cho người .

Tại sao rùa bỏ ăn :
Do về môi trường mới, do rùa còn nhút nhát hoặc nhiệt độ không thích hợp.Bạn nên để rùa nơi yên tỉnh, tránh sờ rùa khi mới đem về .
Thức ăn có nhiều dang như cải , rau muống, táo lê,… tùy theo sở thích mỗi con mà bạn áp dụng .Có nhiều trường hợp con này thích ăn rau , con kia thích cà rốt,v.vvv….

 


Nhận biết và điều trị nấm cho ruà cổ sọc


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button