Tổng Hợp

Cây hồng quả đỏ – bán cây công trình

Cây hồng quả đỏ có tên khoa học là Diospyros Kaki Lim,

Đây là một loại cây ăn quả lâu năm có nguồn gốc á nhiệt đới đã được trồng lâu đời ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Cây hồng quả đỏ ( Nhân Hậu ) là loại hồng quả to, hình dáng cân đối, khi chín màu đỏ chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, da mỏng mịn căng tròn. Trái thường chín vào dịp cận tết nên được nhiều người ưa chuộng

Ở nước ta hồng được trồng nhiều ở phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, ở phía Nam hồng được trồng ở vùng Đà Lạt- Lâm Đồng nơi có độ cao từ 1000- 1500 m so với mặt nước biển.

Đặc điểm cây hồng quả đỏ ( hồng giòn )

–     Do thuộc loại cây ôn đới nên từ khi du nhập vào Việt Nam hồng giòn chủ yếu sinh trưởng và phát triển vào những vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm.

–     Một trong số những vùng trồng hồng giòn nổi tiếng ở nước ta có thể kể đến là hồng giòn Đà Lạt và hồng giòn Xuân Vân.

–     Nơi đây mát mẻ quanh năm phù hợp với điều kiện sinh trưởng của hồng giòn nên cây cho năng suất rất cao.

–     Hồng giòn là cây dạng thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình khoảng 2m.

–     Cây có lá dạng thuôn dài mọc so le nhau.

–     Qủa hồng giòn có hình cà chua bẹp mọc thành từng chùm 2 quả một.

–     Khi còn xanh hồng có màu xanh bóng và khi chín quả sẽ chuyển dần sang màu vàng và đỏ.

–     Đài hoa sẽ thường được gắn chặt vào phần quả khi chín nhìn trông khá lạ.

–     Đặc biệt giống hồng nói chung khi xanh thường có vị chát do có hàm lượng tanin cao.

–     Hàm lượng này ở hồng giòn mất đi khá nhanh nên bạn có thể ăn quả sớm hơn khi còn giòn mà vị chát không còn nữa.

–     Hồng giòn khi chín có vị ngọt đậm khiến cho bạn ăn có cảm giác ngọt hậu ở miệng khá ngon miệng.

Cách trồng và chăm sóc cây hồng quả đỏ

1. Đào Hố và Bón Phân

– Kích thước hố:

+ Đối với đất tốt, đất bằng có mực nước ngầm cao, kích thước hố 50x50x50cm.

+ Đối với đất đồi, cần đào hố có kích thước: 60x60x60cm; 80x80x80cm.

+ Khi đào để lớp đất mặt một bên và lớp đất đáy một bên, khi lấp hố dùng đất mặt trộn với phân lót cho xuống đáy hố. Sau khi đào hố, hố cần được phơi nắng 15-30 ngày.

– Bón phân lót: Mỗi hố bón phân chuồng hoại mục 20-50kg; 0,5-1kg lân super lâm thao; 0,2-0,5kg KCl, nếu đất chua cần bón thêm 0,5-1kg vôi bột/hố. Phân lân và vôi bột trộn đều với đất, cho phân chuồng xuống. Đối với vùng đối có lớp đất nông, bên dưới là đá nên bón lót bằng phân vi sinh hoặc phân chuồng hoại mục nhiều hơn, hạn chế bớt phân vô cơ. Trộn đều các loại phân trên với lớp đất mặt cho xuống hố trước và lấy lớp đất đáy lấp lên trên, lấp đầy hoặc cao hơn mặt hố.

2. Kỹ thuật trồng cây hồng quả đỏ 

2.1 Tiêu chuẩn cây giống:

– Chuẩn bị cây giống tốt cần đạt các tiêu chuẩn:

Cây phải đúng giống, có nguồn gốc rõ ràng.

+ Cây sinh trưởng tốt, đã được tạo hình cơ bản trong vườn ươm.

Bảng 1: Tiêu chuẩn cây giống cho trồng mới quy định: 10TCN-2001

TT

Chỉ tiêu

Loại I

Loại II

1
Chiều cao cây tính từ mặt bầu (cm)

> 60

40-60

2
Đường kính gốc ghép đo các mặt bầu 10cm

1-1,2

0,8-1,0

3
Đường kính cành ghép đo cách vết ghép 2cm

0,8-1,0

0,6-0,8

4
Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép cm

> 45

30-45

2.2 Thời vụ trồng:

Thời vụ trồng tốt nhất trong tháng 1-2 dương lịch (trước và sau lập xuân). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi trời ấm mầm sẽ bật nhanh và khoẻ.

Xem thêm :  Mua bảo hiểm nhân thọ nào tốt 2021 & nên chọn gói nào?

2.3. Cách trồng:

– Hố trồng hồng phải được chuẩn bị ít nhất 1 tháng trước khi trồng. Dùng cuốc bới giữa tâm hố, cắt bỏ túi bầu, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhận chặt đều quanh gốc, dùng cọc đóng chéo, buộc cố định thân cây để tránh gió lay đổ cây, tủ gốc bằng cỏ, rác, hoặc các tồn du thực vật, tưới khoảng 10 lít nước/ gốc.

– Những cây cao hoặc có nhiều lộc non phải cắt bỏ để tạo tán và chống mất nước cho cây.

2.4. Kỹ thuật chăm sóc cây hồng quả đỏ 

Chăm sóc cây hồng quả đỏ ở  thời kỳ kiến thiết cơ bản

a.Tưới nước:

Trong tuần đầu tiên tưới mỗi ngày cho cây 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, mỗi lần 1 thùng nước/cây. Sau đó cách 2-3 ngày tưới 1 lần cho hết tháng. Khi cây đã phục hồi sẽ tưới thưa hơn, tuy nhiên  phải luôn tưới nước đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, đồng thời tủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm.

b. Đốn tỉa tạo hình:

– Năm thứ nhất chỉ chọn để 3 cành khoẻ mọc ra 3 hướng làm khung, cắt các cành khung cấp 1 chỉ để 2-3 cành khung cấp 2 vào vị trí thích hợp.

– Cuối năm thứ 2 cắt các cành khung thứ 2, để cành khung cấp 3.

– Cuối năm thứ 3 cắt các cành cấp 3. Hết năm thứ 3 bộ khung tán hồng đã tạo song.

c. Bón phân:

– Trong ba năm đầu lượng phân bón cho một cây hồng/1 năm như sau: Đạm ure 0,3-0,5kg; lân 0,4kg; Kali 0,5kg; phân chuồng

– Thời gian bón

+ Lần 1 bón vào tháng 1-2: bón 100% lân; 50% kali; 30% đạm;

+ Lần 2 bón vào tháng 4-5: bón 20% kali; 30% đạm.

+ Lần 3 bón vào tháng 10-11: bón nốt số phân còn lại: 30% kali, 40% đạm.

– Cách bón: Đào sâu 15-20cm quanh tán cây, cách gốc 30-40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ bằng cỏ khô.

– Ngoài các lần bón thúc đại trà như trên thường xuyên theo dõi và cho bón điều chỉnh theo những đặc điểm để nhận biết của cây ở bảng 5 báo cáo tổng kết.

d. Trồng xen cải tạo đất:

– Nếu có điều kiện nhân lực, tốt nhất trồng cây họ đậu, cây phân xanh trên toàn bộ diện tích vườn để lấy nguồn hữu cơ phủ đất, vùi vào đất để hạn chế xói mòn, giảm bốc hơi nước, giảm thiểu sự phát triển của cỏ dại, tăng dinh dưỡng cho đất.

cây hồng quả đỏ

Chăm sóc cây hồng quả đỏ thời kỳ cho quả:

a. Làm cỏ, giữ ẩm, tưới nước

– Hàng tháng kiểm tra làm sạch cỏ quanh gốc, 3 tháng làm sạch cỏ giữa các hàng cây. Dùng cỏ tủ quanh gốc giữ ẩm cho cây.

– Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây. Nếu không mưa thì tưới 2 lần/tháng và nếu có mưa thì không cần tưới.

b. Bón phân cho cây hồng quả đỏ 

– Lượng phân bón

+ Phân chuồng: bón một lần phân đã ủ kỹ, lượng từ 30-50kg/cây.

Bảng 2: Lượng phân vô cơ bón từ năm thứ 4 trở đi (kg/cây)

Tuổi cây

Phân đạm ure

Super lân

KCl

4-5

0,2

0,3

0,2

6-7

0,3

0,4

0,2

8-10

0,4

0,6

0,3

11-14

0,6

0,8

0,4

15-20

0,8

1,2

0,6

> 20

1,2

1,7

0,8

– Cách bón: đào rãnh sâu 20cm, rộng 20 cm theo hình chiếu mép tán, luân phiên theo lần bón, bón làm 3 lần.

Lần 1: Bón 100% phân chuồng; 80% lân; 60% đạm và 50% kali. Bón vào tháng 12-1 hàng năm.

+ Lần 2: Bón 20% lân; 20% đạm; 25% kali bón vào tháng 5-6.

Lần 3: Bón nốt số phân còn lại của cả năm: 20% đạm; 25% kali.

cây hồng quả đỏ

c. Đốn tạo quả cho cây hồng quả đỏ

Do cành mẹ chỉ sinh ra cành quả ở búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống. Vì vậy khi đốn tỉa quả mà yếu cũng phải cắt bỏ từ chân những cành mẹ, cành quả yếu. Cành đã ra quả mà yếu cũng phải cắt tận chân. Những cành khoẻ thì cắt phía trên nơi đã có quả, để lại 1-2 mầm làm cành mẹ cho năm sau, ở cành gốc chọn 1-2 cành mẹ khoẻ nhất. Đốn tỉa cành, chọn cành mẹ hợp lý sẽ cho nhiều quả to với chất lượng tốt.

Xem thêm :  Cách chụp màn hình iphone dễ nhất, cho mọi dòng iphone

d. Phòng trừ sâu bệnh:

– Sâu ăn lá, cuốn lá có vào tháng 3-4; hồng dễ bị sâu cuốn lá gây hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

– Sâu đục quả: bướm đẻ trứng ở cuống quả hoặc tai quả, sâu non mới nở có thể đục vào tận quả làm quả bị rụng.

+ Cách phòng trừ: vặt vài quả non bị sâu hại đem đốt; phun: PADAN 95SP của Nhật Bản nồng độ 0,1% hoặc SELERON 500ND nồng độ 0,1%, POLITRIN 440EC nồng độ 0,1% hoặc DIPTEREX 50EC nồng độ 0,05-0,1%.

– Bệnh giác ban hại hồng trên lá và trên tai quả hồng bằng những vết không đều, phía giữa màu nâu sáng, ở phía ngoài sẫm hơn. Bệnh phát triển vào mùa mưa tháng 7,8,9.

+ Cách phòng trừ: đốt lá bệnh, phun AETTETTE 80WP nồng độ 0,3-0,4% hoặc BOOCDO 1% phun đẫm toàn bộ tán cây bị bệnh.

D'ran - Đà Lạt mùa trái hồng thắp lửa trên cành | Vivu 247 | VIVU247.VN - Tin tức mới nhất

2.5. Thu hoạch cây hồng quả đỏ

– Hồng ngâm Bắc Kạn chín vào rằng tháng 7 – tháng 8 âm lịch. Quả chín thì màu quả chuyển từ xanh sang đỏ vàng. Hái đúng độ chín chất lượng quả tốt hơn. Nên hái vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát.

– Hồng chín đang ở trạng thái cứng, cắt quả, xếp quả nhẹ nhàng vào các sọt có thể vận chuyển đi xa và bảo quản lâu.

– Quả hồng không hạt  sau khi hái xuống vẫn cứng và ăn rất chát phải ngâm trong nước sạch ngập khoảng 15-20cm, ngâm trong 3 ngày 3 đêm (1,5 ngày phải thay nước và không được ngâm bằng nước mưa). Sau khi ngâm vớt hồng ra rửa sạch rồi hong cho ráo nước là có thể ăn được.

Tác dụng của quả hồng

1. Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Quả hồng có chứa các hợp chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương tế bào bằng cách chống lại stress oxy hóa, một quá trình được kích hoạt bởi các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do. Stress oxy hóa có liên quan đến một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, tiểu đường, ung thư, bệnh Alzheimer…

Việc tiêu thụ những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả hồng có thể giúp chống lại quá trình stress oxy hóa, nhờ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.

Chế độ ăn giàu flavonoid, là chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy ở nồng độ cao trong vỏ và thịt của quả hồng, có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim, suy giảm tinh thần do tuổi tác và ung thư phổi.

Quả hồng cũng rất giàu chất chống oxy hóa carotenoid như beta-carotene, một sắc tố được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ. Nghiên cứu đã chỉ ra một chế độ ăn giàu beta-carotene có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng và bệnh chuyển hóa. Ngoài ra, một nghiên cứu trên 37.000 người cho thấy những người có chế độ ăn uống nhiều beta-carotene giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Công dụng chữa bệnh của quả hồng

2. Giúp trái tim khỏe mạnh

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và tác động tiêu cực đến cuộc sống của hàng triệu người. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim như huyết áp, cholesterol, stress, bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, tuổi tác, di truyền…

Quả hồng là một lựa chọn tuyệt vời để tăng cường sức khỏe tim mạch bởi các chất trong loại quả này có khả năng làm giảm các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim.

Quả hồng có chứa chất chống oxy hóa flavonoid, bao gồm quercetin và kaempferol. Một chế độ ăn nhiều flavonoid có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu trên 98.000 người cho thấy những người ăn nhiều flavonoid nhất có ít khả năng tử vong do các vấn đề liên quan đến tim hơn 18% so với những người ăn ít nhất.

Xem thêm :  Tư vấn tiêm botox uy tín,an toàn

Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp, giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) và giảm viêm.

Ngoài ra, chất tannin gây nên vị đắng chát trong quả hồng chưa chín hẳn có khả năng làm giảm huyết áp. Quả hồng cũng chứa 2 hợp chất là axit tannic và axit gallic, đều có tác dụng làm giảm huyết áp hiệu quả.

3. Giảm viêm

Các tình trạng như bệnh tim, viêm khớp, tiểu đường, ung thư và béo phì đều có liên quan đến chứng viêm mãn tính. Việc lựa chọn thực phẩm có nhiều hợp chất chống viêm có thể giúp giảm viêm, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.

Quả hồng chứa rất nhiều vitamin C. Loại vitamin này đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra và chống lại chứng viêm trong cơ thể.

Vitamin C có trong quả hồng còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như bệnh tim, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh tiểu đường.

Quả hồng cũng chứa carotenoid, flavonoid và vitamin E, tất cả đều là chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể.

Tận dụng quả hồng để chữa bệnh và những lưu ý từ chuyên gia khi ăn quả hồng

4. Giàu chất xơ

Khi cơ thể có nồng độ cholesterol quá cao, đặc biệt là cholesterol LDL, nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư hay đột quỵ sẽ tăng cao. Trong khi đó, các loại thực phẩm giảu chất xơ có thể giúp giảm mức cholesterol cao bằng cách giúp cơ thể bài tiết lượng dư thừa của nó. Quả hồng là một loại trái cây giàu chất xơ đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol LDL.

Chất xơ cũng rất quan trọng đối với nhu động ruột và có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như quả hồng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và hấp thụ đường, giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu.

Thêm vào đó, chất xơ giúp cung cấp năng lượng cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn, có thể tác động tích cực đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

5. Hỗ trợ thị lực khỏe mạnh

Quả hồng cung cấp nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Một quả hồng trung bình cung cấp 55% lượng vitamin A được khuyến nghị. Vitamin A hỗ trợ hoạt động của màng kết mạc và giác mạc. Hơn nữa, nó là một thành phần thiết yếu của rhodopsin, một loại protein cần thiết cho thị lực bình thường.

Quả hồng cũng chứa lutein và zeaxanthin, là những chất chống oxy hóa carotenoid giúp thúc đẩy thị lực khỏe mạnh. Những chất này được tìm thấy với hàm lượng cao trong võng mạc, một lớp mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau của mắt.

Chế độ ăn giàu lutein và zeaxanthin có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, một căn bệnh ảnh hưởng đến võng mạc và có thể gây mất thị lực. Một nghiên cứu trên 100.000 người cho thấy những người tiêu thụ lượng lutein và zeaxanthin cao nhất có nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác thấp hơn 40% so với những người tiêu thụ ít nhất.

Trên đây, Bán cây công trình đã mách bạn Kỹ thuật trồng cây hồng và cách chăm sóc chúng. Chúc bạn sớm có những vườn hồng sai trĩu quả. Chúc bạn thành công!


HB169- Ăn quả hồng nhân hậu (hồng đỏ) mềm, mọng nước tang ngay khi ăn


Hồng nhân hậu(hồng đỏ) mềm, mọng nước lắm mọi người ơi hongdo hongnhanhau
huongbuifamily

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button