Review

Những loại ổ gà đẻ thông minh & cách làm ổ gà đẻ chi tiết

Chăn nuôi hướng lấy trứng đòi hỏi phải có một khu riêng dành cho gà đẻ. Khác với kiểu chuồng úm hay chuồng nuôi gà thịt, chuồng nuôi gà đẻ có diện tích nhỏ hơn. Cách làm ổ gà đẻ cũng khá đơn giản, tuy nhiên cần đảm bảo độ sạch của trứng và dễ dàng lấy trứng thành phẩm. Hiện nay đã có phương pháp làm ổ gà đẻ thông minh đang được nhiều nhà chăn nuôi áp dụng. Cùng Đá Gà Campuchia tham khảo cách làm nhé.

Ổ gà đẻ cần đảm bảo điều kiện gì ?

Trước tiên, cần đảm bảo những yếu tố cần thiết khi xây chuồng gà đẻ trứng. Dưới đây là những yêu cầu cần có cho chuồng nuôi gà đẻ trứng.

  • Dễ dọn vệ sinh và cho gà ăn;
  • Tiện việc lấy trứng;
  • Dễ dàng tháo lắp chuồng;
  • Thoáng khí, mát mẻ;

Tiện lợi khi cho ăn và dọn dẹp vệ sinh

Việc này rất cần thiết kể cả khi xây chuồng nuôi gà thịt chứ không riêng gì nuôi gà đẻ trứng. Xây dựng chuồng gà tiện cho việc vệ sinh và cho gà ăn cũng làm giảm bớt thời gian và công sức của người chăn nuôi

Làm ổ gà đẻ thông minh là phương hướng giải quyết tốt nhất vấn đề này.

Lấy trứng một cách dễ dàng

Mẫu chuồng gà đẻ nên có thiết kế thuận tiện cho việc lấy trứng. Việc này vừa tránh làm bẩn trứng (do chất thải của gà mẹ), vừa tránh được tình trạng gà mổ trứng. Đồng thời việc thu hoạch trứng sẽ nhanh chóng hơn.

Tháo lắp đơn giản nhanh chóng

Nếu bạn muốn chuyển khu vực nuôi mà phải loay hoay tháo lắp mấy ngày trời sẽ làm lỡ dở biết bao nhiêu thời gian. Cho nên chuồng trại cần thiết kế theo kiểu dễ dàng lắp đặt cũng như tháo rời để tiện việc di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

Xem thêm :  Cách trồng và kỹ thuật chăm sóc lan rừng cho hoa chuẩn đẹp

Chuồng thoáng khí mát mẻ

Chuồng nuôi gà đẻ trứng nên thông thoáng, không bị bí khí, đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định. Nhất là trang trại nuôi theo mô hình công nghiệp lớn thì mùi hôi sẽ rất kinh khủng, nếu còn không thông thoáng thì rất dễ phát sinh dịch bệnh.

Thiết kế thêm quạt hút khí để giảm mùi hôi và làm mát trang trại. Có thể dùng đẹm lót sinh học để giảm thiểu tối đa mùi hôi.

>>>>> Xem thêm : Gà ấp bao nhiêu ngày thì nở ?

Cách làm ổ gà đẻ thông minh

Sau đây là đến phần thiết kế chuồng nuôi gà đẻ từ đơn giản đến phức tạp.

Cách làm ổ cho gà ấp đơn giản

Cách này phù hợp cho những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, người nuôi có thể dùng các vật liệu có sẵn tại nhà để xây chuồng.

Yêu cầu không quá phức tạp, chỉ cần che chắn cẩn thận, không cần thoáng quá mức.

Công cụ, vật liệu cần có

  • Thanh gỗ chắc chắn + cây tre hoặc nứa;
  • Dây kẽm, kiềm dùng để bấm kẽm;
  • Cuốc, xẻng;
  • Tấm fibo hoặc áo mưa cũ.

Cách thực hiện

Xem xét, chọn lựa khu vực kín gió để xây dựng chuồng. Do để cho gà đẻ nên cũng không cần quá nhiều diện tích, khoảng 1 – 2 m2 là được.

Dùng xẻng hoặc cuốc đào một hố sâu từ 10 – 15cm, chôn 4 thanh gỗ xuống để tạo thành khung của chuồng. Cần đảm bảo độ chắc chắn để chuồng gà kiêng cố, vững vàng.

Xem thêm :  Cách nuôi và chăm sóc cá ping pong

Tiếp theo là đến việc lắp khung ngang vào tạo hình thành chuồng. Dùng thanh tre nứa làm thanh ngang của chuồng. Dùng dây kẽm buộc chặt, siết lại bằng kiềm để tránh dây bị bung ra.

Thiết kế thêm cửa ra vào để thuận tiện cho gà ăn cũng như bắt gà ra khỏi chuồng. Đừng làm cửa to quá chúng dễ dàng chạy ra ngoài.

Dùng tấm fibo hay tận dụng lại áo mưa cũ để che mái cho chuồng gà. Buộc chắc chắn bằng những dây kẽm để tránh bị gió thổi tốc mái. Bà con có thể để thêm một vài cục gạch lên để dằn lại.

Ổ gà đẻ thông minh quy mô lớn

Nếu nuôi quy mô lớn bà con có thể xây chuồng dạng tầng cho tiết kiệm diện tích. Người nuôi cần phải thiết kế thêm máng lấy trứng để dễ dàng thu hoạch mỗi ngày.

Vật liệu cần có

  • Thanh sắt chữ V;
  • Lưới thép B40;
  • Khay đựng trứng làm bằng ống nhựa hoặc thanh tre;
  • Dây kẽm, ốc vít;
  • Kiềm.

Cách làm ổ cho gà đẻ

Lắp những thanh sắt chữ V với nhau tạo thành khung, cao nhất khoảng 3 tầng khoảng 1,7m. Nếu cao quá thì việc lấy trứng sẽ gặp khó khăn.

Tiếp theo dùng lưới B40 bao quanh khung chuồng, cắt vừa kích thước vách chuồng và dùng dây kẽm buộc chặt lại.

Đáy chuồng có độ nghiêng cho trứng tự động lăn ra máng hứng khi chúng đẻ, khoảng 15 độ. Phần nền cần làm thanh nan to chút để trứng dễ lọt qua.

Cần xây chênh lệch giữa các tầng với nhau để tránh cho phân rơi vào gà tầng dưới. Lắp máng ăn máng uống cho gà ở phía trước.

Máng hứng trứng cần có chiều rộng gấp 1,5 lần chiều rộng của quả trứng. Dùng đoạn tre hoặc ống nhựa chẻ làm đôi để lắp vào.

Xem thêm :  Nuôi hươu lấy nhung vừa an nhàn vừa lãi cực kỳ cao

Đựng phân gà bằng khay vuông có thành cao khoảng 5cm để tránh cho phân rơi vãi ra ngoài. Chú ý dọn dẹp mỗi ngày để khử mùi hôi cho chuồng trại.

Bản thử nhiệm ổ gà đẻ thông minh mới

Ổ gà này làm từ gỗ được thiết kế thêm một ngăn để hứng trứng. Loại ổ gà đẻ thông minh này có thể gắn cố định vào vách chuồng gà thiết kế bằng song thép.

Phần mái được thiết kế có thể mở ra đóng lại để tiện cho việc làm vệ sinh. Việc độc đáo nữa là phần khay đựng trứng phía dưới được bố trí rất dễ dàng cho việc lấy trứng.

Hãy cùng xem qua dạng ổ gà đẻ thông minh này nhé.

ổ gà đẻ thông minh

>>>>>>> Tham Khảo : Bệnh IB trên gà là gì ? Vacxin IB cho gà

Cách làm ổ gà đẻ thông minh không quá rắc rối phức tạp. Chỉ cần học theo cách hướng dẫn và khéo tay mộ chút là có thể thực hiện được ngay một ổ gà vừa đẹp vừa tiện lợi. Tuy nhiên nếu không có thời gian để làm, bà con cũng có thể tìm mua tại các cơ sở bán chuồng nuôi gà. Nếu muốn có lợi nhuận lớn từ đàn gà thì hãy đầu tư ngay bây giờ nhé. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết.

5

/

5

(

2

bình chọn

)


Ổ gà đẻ thông minh (Bản thử nghiệm)


Đây là phiên bản thử nghiệm hiệu quả của sản phẩm
Làm ổ gà như trên giúp thu hoạch trứng dễ dàng
Tránh tình trạng gà ăn trứng
Dễ vệ sinh ổ trứng.
Thanks!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Review

Related Articles

Back to top button