Review

Nuôi rắn mối: hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm

nuôi rắn mối như thế nào?

Nuôi rắn mối được xem là mô hình “nuôi hàng độc” hiếm có, và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đã từng có thời gian không ai nghĩ rằng có thể nuôi thuần loài bò sát vốn thích sống hoang dã này. 

Rắn mối là loài bò sát, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia … Chúng có đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón, có vảy trên mình, vảy phía trên màu nâu và phía dưới màu trắng ngả vàng.

Hai bên hông có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau. Qua tìm hiểu bước đầu, có thể phân ra hai loại là rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc.

Rắn mối có độc không?

Mặc dù mang họ rắn nhưng rắn mối không hề độc, rắn thường sống ẩn nấp để trốn tránh kẻ thù. Nó không có răng nanh cũng như nọc độc nên khi cắn không ảnh hưởng gì tới chúng ta. Rắn mối khá nhát nên khi gặp con người rắn thường hay bỏ chạy chứ không tấn công con người.

Cách bẫy rắn mối ngoài tự nhiên

Trong tự nhiên, môi trường sống lí tưởng của rắn mối thường là bụi rậm, lùm cây, góc nhà dân,…nên bà con phải lưu ý các địa điểm sống của rắn.

Tập tính của rắn là hay ra ngoài kiếm ăn vào mùa hè thường là buổi trưa và rắn khá lanh lợi, leo trèo giỏi để tránh bị bắt.

Sau đây là một vài mẹo để bẫy rắn mối ngoài tự nhiên:

Bà con chuẩn bị nguồn thức ăn cho rắn như: dê, tép,… làm mồi nhử

Tìm các vật dụng như chai, chum,…có độ cao tối thiểu 30cm bầu rộng và thành trơn (sao cho rắn không bò ra ngoài được khi đã chui vào)

Tiếp sau đó đặt vào các vị trí rắn mối hay ra vào (thường là dưới đất), miệng bầu cao hơn mặt đất 2-5cm. Trên miệng bầu có thể tạo mùi tanh bằng gián, tép,… để dụ rắn vào bẫy. Xung quanh bầu nhử dùng rơm rạ, lá cỏ rác rải lên để làm tấm nền ngụy trang, mỗi ngày thăm bẫy 1 lần và tránh chạm vào miệng bầu.

Mùa đông rắn khá chậm chạp nên có thể dùng tay/ cây gậy,… đuổi bắt.

Làm chuồng nuôi rắn mối

Kỹ thuật làm chuồng nuôi rắn mối khá đơn giản. Bạn có thể tận dụng các xô, chậu để nuôi. Tuy nhiên tốt nhất nên xây chuồng kiên cố để nuôi với số lượng lớn.

Ta có thể xây gạch xung quanh chuồng, cao từ 0.8m – 1m trên cùng nên ốp gạch men. Với cách làm chuồng như vậy sẽ đảm bảo rắn mối không thể bỏ ra ngoài và những động vật chọn rắn mối làm thức ăn cũng không thể vào bên trong.

Hoặc ta có thể dùng tôn trơn vây xung quanh chuồng. Chuồng nuôi rắn mối có diện tích: 2m x 5m hoặc 3m x 10 m. Mỗi mét vuông ta có thể thả nuôi khoảng 100 con rắn mối đẻ.

  • Tìm hiểu kỹ thuật nuôi dông

Mô hình nuôi rắn mối tốt yêu cầu bà con nên giữ được vệ sinh chuồng trại, và để làm tốt việc này thì nền chuồng nên sử dụng một nửa là nền xi măng, một nửa là nền đất. như thế vừa tạo cho rắn mối một môi trường sống tự nhiên và giúp bà con dễ dàng vệ sinh chuồng trại hơn!

Xem thêm :  Diệt sạch bồ hóng với những cách trị bồ hóng hiệu, tổng hợp các cách đuổi bồ hóng hiệu quả, đơn giản

Ở giữa chuồng thì chúng ta nên tạo những hang hốc để rắn mối có thể trú ẩn, cách đơn giản và tốt nhất để làm việc này là bà con nên sử dụng gạch ống xếp thành hàng.

Ngoài ra thì bà con nên bổ sung thêm rơm rạ hay cỏ khô để tạo môi trường tự nhiên nhất. Một mô hình nuôi rắn mối sẽ hiệu quả khi bà con tạo được môi trường thiên nhiên hoang dã nhất cho rắn mối.

Bà con nên thiết kế mái che sao cho vẫn để ánh nắng chiếu vào, không để chuồng trại rơi vào cảnh u ám, không có ánh nắng. Ánh nắng là cần thiết để rắn mối hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể.

Thức ăn của rắn mối chủ yếu là cơm nguội, tép. Đó là nguồn thức ăn dễ kiếm và bà con có thể chuẩn bị được.

Ngoài ra nếu có điều kiện bà con cũng cần bổ sung thêm những nguồn thức ăn tự nhiên như dế, các loại côn trùng nhỏ . . .. Đó đều là những món ăn khoái khẩu của rắn mối và cũng cung cấp cho rắn mối một nguồn dinh dưỡng dồi dào.

Rắn Mối rất cần ánh nắng vì vậy có thể xây chuồng dạng hở (nửa mát, nửa nắng) để có bãi tắm nắng cho chúng, vừa làm nơi có thể chong đèn (dây tóc) để chúng sưởi ấm, vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho chúng.

Nên dùng gạch ống làm chỗ trú ẩn là tốt nhất, nếu làm rơm hay lá chuối khô sau một thời gian sẽ bị dính phân, môi trường nuôi dễ ô nhiễm. Cần chú ý xây dựng chuồng thoáng mát và có bãi tắm nắng cho chúng. Thức ăn cho chúng là các loại côn trùng như mối, dế, gián, cào cào, sâu hoặc có thể cho ăn ếch, nhái con, cá băm nhỏ…

Món khoái khẩu của rắn mối là con mối (hiển nhiên phải không?). Lượng thức ăn cho 1.000 con trong ngày là khoảng 0,5 kg. Trong chuồng bố trí hai cái dĩa làm máng ăn và máng uống. Cho ăn 3 lần trong một ngày, tránh cho chúng ăn thức ăn hôi, thiu, mốc…. nên thay nước sạch thường xuyên để tránh phân rơi vào máng uống.

nuôi rắn mối

Cách chọn rắn mối giống

Có hai loại rắn mối bạn đã biết là rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc.

  • Rắn mối lưng sọc: trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng, hai bên hong có hai sọc đỏ nhưng ngắn có những đốm trắng chạy dọc tới đuôi.

  • Rắn mối lưng trơn: trên lưng không có sọc vải phái trên màu nâu và vải phái dưới màu trắng ngã vàng. Phía bên hong có sọc đỏ chạy dọc tới tận hai chân sau.

Rắn mối giống nên chọn những con khỏe mạnh không dị tật, dị hình, không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cỡ, chọn những con khỏe, di chuyển nhanh và không dị tật.

Xem thêm :  Cách trồng và chăm sóc cây đuôi công táo xanh

Rắn đực và rắn cái rất dễ phân biệt, với rắn lưng sọc thì con đực có đầu to, chân khỏe đuôi dài, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh.

Rắn cái đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ, di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn rắn đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng.

Với rắn lưng trơn thì con đực có đầu to, chân khỏe, đuôi dài và khỏe, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh.

Con cái có 7 sọc đen trên lưng, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hông chạy dọc lưng.

=> Xem thêm: Giá rắn mối thịt, rắn mối giống và địa chỉ mua giống

Kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản

Trong tự nhiên chúng sinh sản và mùa mưa, mỗi năm đẻ từ 2-3 lứa, mỗi lứa từ 10 – 15 con. Rắn mẹ không đẻ trứng mà đẻ ra 1 cái bọc sau đó con con tự cắn bọc chui ra ngoài. Rắn con có chiều dài trung bình từ 3 cm – 5 cm và chạy rất nhanh.

Khi thấy rắn mẹ mang bầu bụng lớn và đi lại khó khăn ta nên bắt rắn qua chuồng riêng để rắn đẻ (nếu không rắn đực sẻ ăn con). Trong chuồng ta nên bỏ gạch ống và lá chuối để rắn mẹ và rắn con trú ẩn.

Sau khi thấy rắn mẹ bụng nhỏ trỏ lại tức là rắn đã đẻ xong ta bắt rắn mẹ bỏ qua lại chuồng nuôi chung để rắn tiếp tục giao phối.

rắn mối

Kỹ thuật nuôi rắn mối con

Ta nên bắt rắn con cho vào 1 cái thau nhựa. Bên trong ta cho vào 1 cục gạch ống + một ít rơm + một dĩa nước và thả rắn con vào trong. Thức ăn cho chúng cũng như con mẹ nhưng ta băm nhỏ hơn. Nuôi trong thau khoảng từ 7 – 10 là có thể thả ra ngoài nuôi chung.

Phòng và trị bệnh nuôi rắn mối

Bệnh liệt

Rắn mối giống bị liệt chân rồi chết, thấy xuất hiện nốt xuất huyết ở da bụng. Rắn liệt chân chắc chắn nó bị bệnh rồi. Nếu bại hoặc liệt chân mà vẫn ăn thì đó là bệnh do thiếu khoáng vi lượng, nếu giảm ăn dần kèm xuất huyết da bụng thì đó là bệnh do nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc vi rút).

Vết xuất huyết có thể do rắn chết qua đêm nó bị ứ máu ở vùng thấp của cơ thể, tức rắn chết ở tư thế nằm sấp thì xuất huyết (tím) da bụng là đúng rồi. Cần cho cả đàn ăn/uống 3 – 5 ngày một trong các loại kháng sinh sau: Pharamox, Ampi-col (1g/4,5 – 9kgP/ngày), Enroflox 5% (1g/5 – 10kgP/ngày)

Rắn ngóc đầu lên, miệng rắn có đờm màu sữa, bụng rắn căng hơi rồi chết là do nhiễm khuẩn đường ruột. Bởi vậy cũng dùng kháng sinh ăn/uống hoặc tiêm như trên. Ngoài ra, những con đầy hơi đầu tiên cho uống Pharmalox để giảm hơi, sau đó cho ăn/uống liên tục trên 5 ngày men tiêu hoá (Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 2g/10kgP/ngày)

Xem thêm :  Cá bớp tiếng anh là gì

Bệnh nấm da

Nguyên nhân: do vệ sinh không tốt, chuồng thường xuyên ẩm ướt. Hệ thống thoát nước không tốt, nên phân hòa lẫn với nước tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triễn nhiều.

  • Phòng và trị bệnh cho rắn mối: ta nên tiêu độc khử trùng bằng Chlo hay hay thuốc sát trùng chuồng trại. Dùng Ampicilin hay Coli Ampi trộn với thức ăn và nước uống. Liều dùng gấp đôi so với hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân: do ăn những thức ăn hôi thiêu, móc…..

  • Phòng và trị bệnh cho rắn mối: tránh cho ăn những thức ăn hôi thiêu, móc nên thương xuyên bổ sung các vitamin tổng hợp. Dùng thuốc Ganidan hoặc Becberin pha với nước cho uống 8 – 12 viên chia làm 2 lần hoặc dùng Cloroxit 6 – 8 viên/ ngày/ 2 lần/2000con.

Bệnh giun sán

Nguyên nhân: do ăn những thức ăn thừa hay thức ăn bẩm

  • Phòng và trị bệnh cho rắn mối: 

    Tránh cho ăn những thức ăn bẩm, ta có thể dùng thuốc sổ giun cho gia cầm.

Farmvina mong rằng bạn đã có những kiến thức nuôi rắn mối hiệu quả! Bài viết này tổng hợp nhiều kinh nghiệm thực tế của các hội nuôi rắn mối thành công. Xin cảm ơn.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Làm chuồng nuôi rắn mối như thế nào?

Kỹ thuật làm chuồng nuôi rắn mối khá đơn giản. Bạn có thể tận dụng các xô, chậu để nuôi. Tuy nhiên tốt nhất nên xây chuồng kiên cố để nuôi với số lượng lớn. Ta có thể xây gạch xung quanh chuồng, cao từ 0.8m – 1m trên cùng nên ốp gạch men. Với cách làm chuồng như vậy sẽ đảm bảo rắn mối không thể bỏ ra ngoài và những động vật chọn rắn mối làm thức ăn cũng không thể vào bên trong.

Cách chọn rắn mối giống hiệu quả?

Rắn mối lưng sọc: trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng, hai bên hong có hai sọc đỏ nhưng ngắn có những đốm trắng chạy dọc tới đuôi. Rắn mối lưng trơn: trên lưng không có sọc vải phái trên màu nâu và vải phái dưới màu trắng ngã vàng. Phía bên hong có sọc đỏ chạy dọc tới tận hai chân sau.

Kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản như thế nào?

Khi thấy rắn mẹ mang bầu bụng lớn và đi lại khó khăn ta nên bắt rắn qua chuồng riêng để rắn đẻ (nếu không rắn đực sẻ ăn con). Trong chuồng ta nên bỏ gạch ống và lá chuối để rắn mẹ và rắn con trú ẩn. Sau khi thấy rắn mẹ bụng nhỏ trỏ lại tức là rắn đã đẻ xong ta bắt rắn mẹ bỏ qua lại chuồng nuôi chung để rắn tiếp tục giao phối.

cửa hàng farmvina


Chuồng Nuôi Rắn Mối|Trồng Cỏ Tạo Môi Trường Tự Nhiên Cho Rắn Mối|MTPL


Chuồng Nuôi Rắn Mối|Trồng Cỏ Tạo Môi Trường Tự Nhiên Cho Rắn Mối|MTPL
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ XEM VIDEO !!!!
Đừng Quên LIKE, SHARE, SUBSCRIBE Để Ủng Hộ Kênh (MiềnTâyPhiêuLưu) Làm Thêm Nhiều Video Mới Nhé Mọi Người !
Youtube:https://www.youtube.com/c/MiềnTâyPhiêuLưu
Facebook : https://www.facebook.com/tranngoctuan.tran.1
Facebook: https://www.facebook.com/mientay.trai.54
Fanpage: https://www.facebook.com/mientayphieuluu/
Twitter: https://twitter.com/tnt_777hg
Google+:https://plus.google.com/+TranTuan115345678616187331823
Gmail:trantnt.777hg@gmail.com
? Please SUBSCRIBE my channel:
? http://www.youtube.com/c/MiềnTâyPhiêuLưu
? Thank you for watching my video:
https://youtu.be/0U1ecoThEJU
miềntâyphiêulưu rắnmối chuồngrắnmối

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Review

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button