Cây Xanh

Kỹ thuật nuôi gà rừng giống thuần chủng chuẩn 100%

nuôi gà rừng hiện là mô hình chăn nuôi đang được phổ biến tại Việt Nam. Giống gà này có nhiều đặc điểm khác biệt với các loài gà khác. Vì thế, khi lựa chọn kinh doanh gà rừng thì bà con cần phải nắm rõ các thông tin về loài gà này cũng như phương pháp chăn nuôi nào là hiệu quả nhất.

Gà rừng là giống gà hoang. Chúng xuất hiện nhiều ở khu vực miền núi. Đây là giống gà được sử dụng để lấy thịt hay làm gà kiểng mà nhiều người lựa chọn hiện nay. Nếu bà con muốn nuôi gà rừng thì bà con phải biết được đặc điểm cơ bà con về nó và kỹ thuật nuôi như thế nào mới có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Mô hình nuôi gà rừng hiệu quả

1. Đặc điểm của gà rừng

Gà rừng được phân loại là một trong những loài chim lớn. Loại gà này có cân nặng từ 1-1,5kg với cánh của chúng dài khoảng 200-250mm. Nếu nhìn hình dáng bên ngoài thì gà rừng là loài có mã đẹp. Chúng có bộ lông màu đỏ, chân chì, cựa dài nhọn, đôi tai màu trắng rất thu hút.Chính vì điểm đặc biệt này mà nhiều người đã chọn nuôi gà rừng làm kiểng. So với gà ta thì hình dáng của gà rừng có sự khác biệt hơn rất nhiều.

gà rừng

Trước khi chọn nuôi gà rừng thì bà con cần biết được tập tính của loại gà này để có thể đưa ra mô hình cũng như cách nuôi cho hợp lý.

– Gà rừng có tập tính sống định cư ở các khu vực rừng thứ sinh.

– Loại gà này nhút nhát nhưng rất tinh khôn và rất khó để có thể tiếp cận chúng. Chỉ cần nghe động là chúng bay đi liền.

– Thời điểm hoạt của chúng thường là xế chiều và khoảng sáng sớm.

– Loại gà này có tập tính ngủ trog các bụi cây.

– Thời kỳ sinh sản của gà rừng là khoảng tháng 3 với mỗi lứa đẻ 5 -10 trứng, ấp 21 ngày.

– Môi trường tự nhiên là môi trường  tốt nhất cho gà rừng phát triển. Vì thế cho nên, để có thể đưa giống gà này về nuôi thật không phải là chuyện dễ.

2. Kỹ thuật nuôi gà rừng

Vì gà rất khó để tiếp cận. Vì thế cho nên, việc bắt gà về nuôi cũng khó hơn rất nhiều. Nhiều năm trở lại đây thì việc nuôi gà tại gia đình cũng có dấu hiệu phát triển. Tuy nhiên thì do đặc tính của giống gà này nhút nhát lại quen với môi trường tự nhiên nên nếu bà con không biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng thì rất khó để có thể phát triền mô hình kinh tế này được.

Xem thêm :  Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu đúng kỹ thuật

Hiện nay, khi lựa chọn mô hình kinh tế chăn nuôi gà thì bà con có thể chọn 2 hình thức hay phương pháp chăn nuôi là: nuôi nhốt hoặc nuôi thả.

– Nếu chọn phương pháp nuôi thả thì gà được chọn nuôi phải là gà đã thuần chủng để chúng không bay về thiên nhiên hoang dã. Địa điểm nuôi thả là đồi núi hay các tán rừng có nhiều cỏ dại. Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho giống gà này khi nuôi thả thì bà con chú ý không thả gà gần các động vật khác. Chúng sẽ sợ hãi mà bỏ đi.Việc nuôi thả gà rừng nên chọn những con có độ tuổi từ 1 tháng trở lên.

– Với phương pháp nuôi gà rừng nhốt trong chuồng thì sẽ hạn chế được tình trạng gà bay mất. Tuy nhiên, phương pháp này cần chú ý nhiều vào việc làm chuồng nuôi nhốt gà.Yêu cầu đơn giản là chuồng phải thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Nuôi gà rừng thả hay nuôi nhốt thì cũng cần phải có chuồng cho gà ở, đặc biệt là khi đêm xuống. Khác với gà ta thì giống gà yêu cầu không gia chuồng phải rộng để chúng có thể tự do bay nhảy. Điều này không chỉ giúp cho gà có được không gian sống giống với môi trường tự nhiên mà còn có thể giúp gà vận động nhiều để thịt săn chắc và dai hơn.Để chuồng có được sự thoáng mát và khô ráo thì bà con nên dùng cát để làm nền cho gà rừng sống là tốt nhất.

gà rừng

Để có thể giúp gà phát triển tốt nhất thì yếu tố dinh dưỡng là điều rất quan trọng. Bà con nên chú ý các vấn đề sau:

– Thức ăn của gà có thể là mọi loại ngũ cốc hay côn trùng . Với gà con thì nên  cho ăn tấm gạo, cám, rau xanh băm nhỏ, ít mồi tươi băm nhỏ,côn trùng …Ngoài ra, tùy theo từng giai đoạn phát triển mà gà cần bổ sung thêm canxi và các dưỡng chất khác nữa.

– Nước nuống của gà phải đảm bảo sạch sẽ, được thay thường xuyên để phòng tránh sự bùng phát của dịch bệnh.

Xem thêm :  Bí quyết chăm sóc cây kim tiền nhanh ra hoa nhiều lộc

Dù là nuôi thả hay nuôi nhốt thì yếu tố vệ sinh chuồng cũng rất quan trọng.Bà con nên quét dọn thường xuyên khu vực nuôi gà và cần khử trùng khi xung quanh khu vực nuôi gà phát hiện có dịch bệnh.

Chỉ cần lưu ý một số thông tin cơ bà con về đặc điểm của giống gà và kỹ thuật nuôi gà được chúng tôi chia sẻ trên đây thì chắc chắn là bà con sẽ có được hiệu quả kinh tế cao khi lựa chọn giống gà này để chăn nuôi.

Câu Hỏi Thường Gặp

Đặc điểm hình dáng của gà rừng là gì?

Gà rừng được phân loại là một trong những loài chim lớn. Loại gà này có cân nặng từ 1-1,5kg với cánh của chúng dài khoảng 200-250mm. Nếu nhìn hình dáng bên ngoài thì gà là loài có mã đẹp. Chúng có bộ lông màu đỏ, chân chì, cựa dài nhọn, đôi tai màu trắng rất thu hút.Chính vì điểm đặc biệt này mà nhiều người đã chọn nuôi gà rừng làm kiểng. So với gà ta thì hình dáng của gà rừng có sự khác biệt hơn rất nhiều.

Đặc điểm tập tính của gà rừng là gì?

(1) Gà rừng có tập tính sống định cư ở các khu vực rừng thứ sinh; (2) Loại gà này nhút nhát nhưng rất tinh khôn và rất khó để có thể tiếp cận chúng. Chỉ cần nghe động là chúng bay đi liền; (3) Thời điểm hoạt của chúng thường là xế chiều và khoảng sáng sớm; (4) Loại gà này có tập tính ngủ trog các bụi cây; (5) Thời kỳ sinh sản của gà rừng là khoảng tháng 3 với mỗi lứa đẻ 5 -10 trứng, ấp 21 ngày; (6) Môi trường tự nhiên là môi trường tốt nhất cho gà rừng phát triển.

Thức ăn và nước uống của gà rừng là gì?

Thức ăn của gà rừng có thể là mọi loại ngũ cốc hay côn trùng . Với gà con thì nên cho ăn tấm gạo, cám, rau xanh băm nhỏ, ít mồi tươi băm nhỏ,côn trùng …Ngoài ra, tùy theo từng giai đoạn phát triển mà gà cần bổ sung thêm canxi và các dưỡng chất khác nữa. Nước nuống của gà rừng phải đảm bảo sạch sẽ, được thay thường xuyên để phòng tránh sự bùng phát của dịch bệnh.

cửa hàng farmvina


Bật Mí Kỹ thuật Nuôi Gà Rừng Làm Giàu Hiệu Quả | Cách Nuôi Gà Rừng Thả Vườn


Xem thêm :  Tổng hợp 13 món ăn đặc sản từ thịt heo

Bật Mí Kỹ thuật Nuôi Gà Rừng Làm Giàu Hiệu Quả | Cách Nuôi Gà Rừng Thả Vườn | Nuôi Gà rừng sinh sản | Nuôi Gà rừng rặc | Nuôi Gà rừng Thương phẩm
Nuôi gà rừng làm cảnh hoặc thương phẩm đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho bà con nông dân. Tuy nhiên, chăn nuôi gà rừng khá mới lạ, do đó người nuôi cần nắm rõ một số kỹ thuật làm chuồng và chăm sóc để nuôi gà rừng có hiệu quả cao.
Gà rừng là giống gà hoang nên việc thuần dưỡng chúng rất khó, với những con gà rừng đã thuần hóa thì chúng vẫn nhút nhát. Vì vậy việc chăm sóc gà rừng rất quan trọng trọng quyết định thành công của bà con. Với những người mới nuôi nên chọn nuôi gà rừng đã thuần hóa.
Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm chân tránh nhiễm bệnh nên cần làm một số dàn đậu trong chuồng. Khoảng cách giữa các dàn đậu khoảng 0,3 – 0,4 m nhằm đảm bảo gà không bị đụng vào nhau, không mổ nhau, không ỉa phân lên nhau.
Chuồng nuôi gà rừng cần thiết kế thêm ô sân chơi, bên trên che phủ bằng tấm lưới đen giúp gà có thêm không gian để chạy nhảy đồng thời tránh nắng nóng vào mùa hè
Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.
Làm ổ đẻ cho gà ở nơi tối nhưng vẫn phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
Đảm bảo diện tích đủ rộng để nuôi gà mật độ nuôi càng thấp thì khả năng tăng trọng cao, dịch bệnh xảy ra ít và ngược lại.
4. Cách chọn giống gà rừng
Tiêu chí chọn gà rừng con: Chọn gà rừng con phải đảm bảo các yếu tố như: Khối lượng sơ sinh lớn, nhanh nhẹn, linh hoạt, thân hình cân đối. Mắt tròn sáng mở to. Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo. Lông khô, bông tơi xốp, mọc đều. Cánh áp sát vào thân. Bụng thon mềm, rốn kín. Mỏ to, chắc chắn, không vẹo, khép kín.
Nguồn video được sử dụng theo giấy phép CCBY:
https://youtu.be/9Vtg7yrgsAM
https://youtu.be/1V9J8P1upCU
https://youtu.be/qKoen63hmLA
https://youtu.be/uw2fmfSnBc
https://youtu.be/3Nc76WTBlyU
https://youtu.be/Yn3Q15ZcrHc
……………………………………………………..
Đăng ký Kênh NongLam TV để cập nhập các thông tin hữu ích về Nông Nghiệp
Liên hệ Quảng Cáo
Facebook: https://www.facebook.com/NongLam.NET
Email: hoidapnongnghiep@gmail.com
nonglamtv tintucnongnghiep

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button