Review

Nguồn gốc và đặc điểm chung và kỹ thuật nuôi cá hồi hiệu quả

Cá Hồi là một trong những loại cá rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Thịt cá hồi không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe còn người. Điều đặc biệt ở đây là giá trị kinh tế của trứng cá hồi cao gấp mấy lần thịt của chúng. Để hiểu hơn về loài cá này, BaoKhuyenNong mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của cá Hồi

Cá hồi là dòng cá thương phẩm vô cùng phổ biến ở trên thế giới. Tại Việt Nam, việc nuôi cá hồi làm thực phẩm cũng đang dần phát triển.

Cá hồi là tên gọi chung của cá giống cá hồi khác nhau thuộc họ cá Salmonidae. Cá hồi có tên gọi tiếng anh là Salmon và Trout.

Đặc điểm sinh học của cá Hồi

Đặc điểm hình thái

Đây là dòng cá có kích thước lớn, chúng có thể sống được ở cả môi trường nước mặn và nước ngọt. Cân nặng của cá hồi phụ thuộc vào từng dòng, trung bình cân nặng của chúng dao động trong khoảng 10 – 70kg.

  • Chiều dài của cá dao động trong khoảng 50 – 150cm.
  • Cá hồi là dòng cá có tuổi thọ cao, chúng có thể sống được từ 3 đến 13 năm.
  • Cá hồi có thân hình thuôn dài và tròn ở phần thân trên
  • Phần đầu của cá nhỏ hơn so với tỷ lệ cơ thể của chúng.
  • Phần xương đầu của cá khá mềm, miệng cá rộng, mở rộng dài ra qua khu vực mắt.
  • Hàm trên của cá hồi dài hơn so với phần hàm dưới và hơi khoằm xuống.
  • Mắt cá tròn và được bố trí ngay trên khu vực khóe miệng.
  • Phần lưng của cá hơi cong.
  • Lưng của cá hồi có 2 vây, vây thứ nhất cao và khá mềm, vây thứ 2 ở gần đuôi và rất nhỏ.
  • Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn khá mềm.
  • Vây đuôi xòe vuông giống với hình chổi quét bông lau.

Cá hồi có lớp da khá bóng, trên da có những đốm nhỏ trải khắp cơ thể. Phần vây lưng và toàn bộ phần lưng có màu vàng xanh đậm, ở bụng có màu trắng hồng.

Đặc điểm môi trường sống

Cá hồi vượt thác: Ban đầu khi sinh ra, cá hồi sinh sống trong môi trường nước ngọt, khi lớn lên chúng di cư ra biển để phát triển. Khi đến độ tuổi sinh sản, chúng lại quay về vùng nước ngọt để sinh sản và duy trì giống nòi. Tuy nhiên, ở một vài dòng cá hồi, chúng sống cả đời ở những vùng nước ngọt.

Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng

Dinh dưỡng: ở ngoài tự nhiên, khi còn nhỏ cá hồi vân ăn ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ, động vật phù du. Khi trưởng thành chúng ăn giáp xác (ốc, trai…), côn trùng nước và cả cá con, nuôi trồng cá hồi vân thức ăn sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp.

Sinh trưởng: Tỷ lệ sống của cá hồi vân trong giai đoạn ương cá con đạt cao hơn so với các loài cá hồi khác. Theo một số tài liệu cho thấy, trong điều kiện nuôi, từ cỡ cá khi thả là 30g, cá có thể đạt khối lượng bình quân 250 – 300g/con sau 8 tháng nuôi, 600 – 1.000g sau 2 năm nuôi và 2.000g sau 3 năm nuôi. Tuy nhiên, kết quả nuôi thử nghiệm bước đầu tại Lâm Đồng cho thấy cá nuôi 1 năm có thể đạt trọng lượng 1.000 – 1.500gam/con,. Cá hồi vân thành thục sau 2 đến 3 năm tuổi. Cá hồi vân lại có khả năng thích nghi cao trong các môi trường nuôi khác nhau. Vì thế cá hồi vân Oncorhynchus mykiss được di nhập vào nhiều nước trên thế giới để nuôi ở trong ao, lồng bè trên sông, hồ.

Nguồn nước nuôi cá hồi: Có thể sử dụng các nguồn nước sau đây để nuôi cá hồi vân: Nước suối chảy từ núi cao hay từ mạch ngầm, hồ tự nhiên và hồ chứa. Các nguồn nước này phải sạch, đạt các chỉ tiêu về ôxy hoà tan, nhiệt độ, pH như trình bày trên. Đối với nguồn nước ngầm tự chảy thì cần phải làm giầu ôxy trước khi đưa vào hệ thống nuôi.
Sinh sản và nuôi thương phẩm

Đặc điểm sinh sản

Cá hồi là dòng cá di cư khi đến chu kỳ sinh sản. Cá hồi sinh sản theo hình thức đẻ trứng và chúng sẽ chết sau vài ngày hoặc vài tuần sau khi đẻ trứng.

Cá hồi thường đẻ trứng ở những vùng nước sâu, những nơi có dòng chảy mạnh để có nhiều oxy, để kích thích việc phát triển của phôi thai.

Cá hồi thường đẻ trứng thành bọc, trứng cá hồi thường có màu cam hoặc đỏ. Trung bình một lần sinh sản, cá hồi có thể đẻ được khoảng 5.000 trứng.

Khi cá cái vừa đẻ trứng, một hoặc nhiều cá hồi đực sẽ phun tinh trùng lên để trứng được thụ tinh. Cá hồi bắt đầu bước vào chu kỳ sinh sản khi chúng đạt từ 1 – 3 năm tuổi (tùy thuộc vào từng dòng cá hồi).

Phân loại cá Hồi

Cá hồi Đại Tây Dương

Đây là dòng cá hồi nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới. Dòng cá hồi này thường có hình dấu X ở đường bên của cá, hàm trên của cá khá rộng, trên mang của cá có rất nhiều những chấm đen.

Cá hồi Chinook

Dòng cá này có những đốm đen ở trên đuôi, toàn bộ phần lưng trên của chúng có đốm đen và có màu xanh đậm.

Xem thêm :  Kỹ thuật nuôi cua đinh thương phẩm

Phần miệng rộng và có màu xám. Phần lưng cá có màu xanh lá pha cùng với xanh dương. Phần thân giữa có màu xám bạc, phần bụng có màu trắng sáng.

Cá hồi Coho

Đây là dòng có thân hình thon dài, cá hồi coho đực thường có 1 cái bướu nhỏ và kéo dài tận đến phần mắt.

Vây đuôi của dòng cá này lớn hơn so với những dòng cá hồi khác. Cá hồi coho thường có màu đỏ nâu, phần lưng có màu đậm hơn so với phần bụng.

Cá hồi vân

Dòng cá hồi có giá trị thương phẩm cao và được nuôi rất nhiều để làm kinh tế. Dòng cá này có thân hình thuôn dài, trên thân hình của chúng có rất nhiều những đốm màu đen hình cánh sao.

Khi trưởng thành, trên thân của cá thường xuất hiện những vân màu hồng (xuất hiện nhiều nhất là ở cá hồi vân đực khi đến mùa sinh sản).

Cá hồi hồng

Dòng cá này có thể thay đổi màu theo môi trường nước. Khi chúng sống ở đại dương thường có màu sáng bạc.

Khi quay trở về vùng nước ngọt, cá hồi chuyển thành màu xám nhạt ở bụng dưới, bụng giữa hơi có màu hồng và vàng.

Phần lưng của chúng có màu vàng xanh đậm, trên đó có rất nhiều đốm đen nhỏ. Phần đuôi có màu vàng xanh và cũng có đốm đen giống như phần lưng.

Con đực của cá hồi hồng khi đến kỳ sinh sản còn phát triển thêm phần bướu ở trên lưng. Chính vì vậy dòng cá hồi này còn có tên gọi là cá hồi gù.

Kỹ thuật nuôi cá Hồi Vân nước lạnh

Điều kiện môi trường sống của cá Hồi

Cá hồi vân được nuôi ở các thủy vực tự nhiên và trong các hệ thống nước chảy với pH thích hợp từ 6,7 – 8,6.

Cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nước từ 10-20oC, có khả năng chịu tới 24oC trong một thời gian ngắn. Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước cần đạt > 7mg/l.

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cá diện tích 100m2/hồ, sâu 1,5-2m được lót bạt xanh bên dưới ao, phía trên được che nắng, mưa, sương muối…

Chăm sóc và quản lý

Đối với cá hồi vốn đầu tư để nuôi rất lớn, do đó trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc phải tuân thủ đúng quy trình nuôi một cách khoa học.

Trại không chủ động được điện lưới, phải sử dụng điện máy phát nên điện áp thay đổi làm ảnh hưởng tới quá trình sục khí nhất là vào thời gian mùa hè, nhiệt độ nước cao trên 18oC (ôxy bão hoà chỉ đạt 7,4 – 7,7%. Khi nhiệt độ nước là 11-13% thì mức ôxy bão hoà đạt 9,8-10,3% mg/l).

Cá hồi được ương nuôi theo công nghệ của Phần Lan, thức ăn cho cá sử dụng bằng thức ăn công nghiệp được mua từ Phần Lan. Cá Hồi là loại cá đặc thù và được nuôi ở đầu nguồn nước chảy, sử dụng thức ăn viên khô (35-65% đạm) và được trộn thêm vitamin C, vitamin B1.

Tỷ lệ cho cá ăn từ 3,5% – 5% khối lượng cá trong ao nuôi, tùy thuộc vào nhiệt độ nước và mức ôxy hoà tan trong ao mà cho cá ăn tỷ lệ phù hợp. Hệ số thức ăn tiêu thụ và mức tăng trọng lượng của cá hồi là 1/1, 1kg thức ăn tiêu thụ thì đạt được 1kg cá thịt.

Cá được nuôi trong môi trường nước chảy, đảm bảo độ sạch, nếu nước đục, bẩn, cá sẽ kém ăn và phát triển chậm, do đó phải thường xuyên kiểm tra ao nuôi để đảm bảo nguồn nước luôn sạch, khi phát hiện nguồn nước bị đục thì phải xử lý kịp thời bằng cách cung cấp định kỳ muối cho ao nuôi để bổ sung thêm các ion kim loại cần thiết sẽ giúp cho ao nuôi luôn trong sạch.

Khi nuôi cá hồi vân cần lưu ý thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, oxy hòa tan phải luôn duy trì trên 6mg/l. Tiến hành xi phông đáy ao bể hàng ngày tránh hiện tượng nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn nhiều, chất thải… vì hàm lượng đạm, mỡ trong thức ăn cá hồi rất cao.

Nếu nuôi lồng định kỳ làm sạch lồng với chu kỳ 3 ngày/lần và cứ 1 tháng tiến hành thay lưới mới nhằm tránh hiện tượng lưới ngâm lâu ngày dễ phát sinh bệnh tật.

Nuôi cá hồi cần thực hiện chế độ ghi chép nhật ký và giám sát thường xuyên. Giám sát và ghi chép hàng ngày về chế độ nước, cho ăn, dùng thuốc, hiện trạng bắt mồi của cá.

Phòng ngừa dịch bệnh

Công tác vệ sinh bể nuôi, bể cấp nước luôn được coi trọng, dụng cụ cho ăn được phơi nắng, hạn chế người lạ vào khu vực sản xuất.

Khi nuôi cá hồi bệnh thường gặp nhiều nhất là do nấm và ký sinh trùng… vì vậy cần có chế độ chăm sóc cẩn thận như tắm muối định kỳ 2 tuần/lần, nồng độ 2% trong khoảng 20 – 30 phút.

Vào những ngày nắng gắt, khi nhiệt độ nước đạt 19- 20oC hoặc sau mỗi đợt mưa nước bị đục thì bổ sung nước muối loãng.

Thu hoạch

Cá hồi nuôi khoảng 12 – 15 tháng có kích cỡ trung bình đạt 1,5 – 1,8kg là tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch thực hiện thao tác nhẹ nhàng vì thể trạng của cá rất yếu dễ bị chết làm giảm giá trị sản phẩm.

Xem thêm :  Kích thích ra rễ cành giâm cây thân gỗ

Sau 14 tháng nuôi tiến hành thu hoạch cá lớn bán dần cá nhỏ nuôi tiếp cho đến khi đạt kích cỡ thương phẩm thì xuất bán hàng loạt.

Lợi ích của cá Hồi đối với sức khỏe con người

Cá hồi là loại thực phẩm giàu các dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là không gây béo phì hay thừa cân do các chất đạm, dầu mỡ…Dưới đây BaoKhuyenNong sẽ liệt kê những công dụng tuyệt về từ cá hồi mang lại cho sức khỏe con người nhé.

Cá hồi giàu protein và amino acid tốt cho hệ tiêu hóa

Các loại thịt động vật có màu đỏ như lợn, bò nếu ăn quá nhiều lại không tốt cho sức khỏe. Vì thực phẩm này gây ra chứng thừa đạm, tiểu đường, béo phì còn cá hồi thì lại khác. Protein trong cá hồi và amino acid rất dễ hấp thụ. Thành phần này không những tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch mà còn rất nhiều vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và i-ốt góp phần giúp cho xương chắc khỏe, đàn hồi tốt.

Ăn cá hồi giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim

Theo kết quả nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard – Mỹ, cá hồi sẽ giúp cải thiện rất hiệu quả đến lượng cholesterol trong máu vì lượng axit béo omega-3 dồi dào. Đồng thời, ăn cá hồi giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch.

Ngoài ra, hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu cũng được cải thiện đáng kể khi bạn ăn cá hồi thường xuyên. Vì omega-3 giúp giảm nồng độ triglyceride, ăn cá hồi mỗi tuần sẽ giảm được khoảng 12% nguy cơ của bệnh so với những người không ăn.

Ăn cá hồi giúp cải thiện da và tóc

Một lợi ích của cá hồi cũng rất quan trọng đó là cải thiện kết cấu làn da mịn màng, trắng sáng; còn tóc trở nên bóng mượt và ngăn gãy rụng. Vì cá hồi giàu protein, cùng các axít béo omega-3, vitamin D giúp tăng cường dưỡng chất cho da và tóc hiệu quả.

Phát triển cơ bắp

Cá hồi có hàm lượng protein và axit béo omega-3 cao nên có tác dụng làm giảm nguy cơ phân hủy protein cho cơ bắp. Sau khi luyện tập, ăn cá hồi sẽ giúp cải thiện phục hồi các cơ. Vì thế, thường xuyên ăn cá hồi sẽ giúp cơ bắp của bạn săn chắc, thúc đẩy sự trao đổi chất mạnh mẽ.

Thịt cá hồi rất tốt cho não bộ

DHA có trong axit béo không no của cá hồi đối với con người có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh giúp cải thiện trí nhớ và sự thông minh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não, đặc biệt là trình phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy, tăng cường ăn cá hồi khi mang thai là vô cùng cần thiết và nên làm.

Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt nhờ thịt cá hồi

Cá hồi có hàm lượng omega-3 và axit amin cao nên giúp cải thiện sức khỏe của đôi mắt, giúp ngăn ngừa bệnh AMD hay giúp mắt không bị khô, giảm mệt mỏi. Người trên 50 tuổi tích cực ăn cá hồi giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và có lợi cho sức khỏe của mắt.

Cung cấp vitamin

Cá hồi cung cấp vitamin thiết yếu, trong miếng phi lê nướng 85g cung cấp hơn 40% lượng vitamin B11, hơn 25% vitamin B6, vitamin D thúc đẩy phát triển xương và răng khỏe mạnh, hạn chế bệnh ung thư.

Khoáng chất

Một khẩu phần cá hồi nướng 85g cung cấp khoảng 50% lượng selen. Điều này hỗ trợ triệu chứng suy giảm tinh thần, phòng bệnh tim, ung thư, bệnh tuyến giáp, theo Viện Y tế Quốc gia cá hồi cũng cung cấp 20% lượng phốt pho cho cơ thể.

Trứng cá Hồi đen hay đỏ sẽ tốt hơn

Đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho cuộc sống cũng như sức khỏe của con người, vì vậy, trứng cá hồi đang rất được yêu thích và trở thành món ăn “khoái khẩu” của nhiều người.

Về cơ bản, cả trứng cá hồi đỏ hay đen đều có công dụng giúp cải thiện hệ miễn dịch (đặc biệt là với trẻ nhỏ), cùng với đó là các công dụng khác như: Trẻ hóa làn da, giảm cân hiệu quả,…

Tuy nhiên, so với trứng cá hồi đỏ, trứng cá hồi đen còn được bổ sung một số công dụng vô cùng hữu ích khác như: Phục hồi cơ bắp, tăng cường sinh lý cho nam giới, sử dụng với người đang bị suy nhược cơ thể,…

Sở dĩ, trứng cá hồi đen có được thêm những công dụng thần kỳ này là nhờ việc được bổ sung các khoáng chất bao gồm: Canxi, Photpho, Magie,…. Cùng với đó là các loại vitamin như: B1, B12,…

Cá Hồi nấu gì ngon

Cá Hồi sốt cà chua

Nguyên liệu: Cá hồi, sốt cà chua, cà chua, hạt nêm, bột canh, hạt tiêu, tỏi, gừng, ớt, hành tây, rau mùi

Cách chế biến:

  • Cá hồi rửa sạch, để ráo.
  • Ướp cá hồi với hạt tiêu và chút bột canh.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, đặt da cá hồi áp xuống chảo, chiên cho cá vàng đều các mặt thì vớt cá ra.
  • Cắt nhỏ cà chua, thêm hạt nêm, đem đảo mềm cà chua, sau đó cho hành tây xắt nhỏ vào đảo cùng, tiếp theo đến cá hồi, thêm ít tỏi và gừng băm vào.
  • Om nồi cá đến khi nước sốt sền sệt thì tắt bếp.
Xem thêm :  Các bệnh trên cây bưởi cách phòng tránh

Cá Hồi sốt tiêu chanh

Nguyên liệu: Cá hồi, chanh, gừng, hạt tiêu, xì dầu, dầu hào, hạt nêm, muối, đường, dầu ăn.

Cách chế biến:

  • Cá hồi rửa sạch, để ráo.
  • Ướp cá với hạt nêm, hạt tiêu, đường, dầu ăn.
  • Cho dầu vào chảo, chiên cá hồi vàng các mặt.
  • Chuẩn bị nước sốt gồm: Nước chanh + hạt tiêu + đường + hạt nêm + xì dầu + dầu hào, trộn đều các nguyên liệu cho tan vào nhau.
  • Chanh bào lấy vỏ, chỉ lấy vỏ đừng lấy phần cùi kẻo đắng.
  • Gừng xắt sợi nhỏ.
  • Bắc chảo lên bếp, xào gừng và vỏ chanh với nhau, sau đó cho nước sốt vào đảo cùng thành hỗn hợp sền sệt.
  • Cho cá hồi ra đĩa, rưới nước sốt lên trên và thưởng thức nóng.

Salad cá Hồi trộn rau củ

Nguyên liệu: Cá hồi, hạt tiêu, muối, bột chiên giòn, xoài, bơ, hành tây, ớt chuông, dưa leo, hành lá, nước cốt chanh, đường.

Cách chế biến:

  • Rau củ rửa sạch, xắt miếng vuông, ướp rau củ với muối, nước cốt chanh, đường.
  • Cá hồi rửa sạch, để ráo, ướp cá với hạt tiêu, bột canh, phủ bột chiên giòn rồi đem chiên cá vàng đều các mặt.
  • Cho cá hồi ra đĩa, sau đó cho rau củ vào cùng, ăn kèm.

Cá Hồi nướng mật ong

Nguyên liệu: Cá hồi, mật ong, muối, hạt tiêu, tỏi băm, nước cốt chanh, vỏ chanh, dầu ô liu, bột mì.

Cách chế biến:

  • Cá hồi rửa sạch, để ráo
  • Ướp cá với bột canh, hạt tiêu khoảng 30 phút
  • Chuẩn bị sốt mật ong: Đun chảy bơ, cho mật ong + muối + tiêu khuấy đều, vắt thêm ít nước cốt chanh cho thơm rồi tắt bếp
  • Cho bột mì ra đĩa, cho cá vào phủ đều bột, sau đó rũ sạch bột, đem chiên cá vàng đều, sau đó cho cá vào lò nướng, rưới nước sốt lên trên và nướng khoảng 7-8 phút ở 200 độ C.

Canh chua đầu cá Hồi

Nguyên liệu: đầu cá hồi, cà chua, dứa, đậu bắp, giá đỗ, các gia vị cần thiết

Cách chế biến:

  • Đầu cá rửa sạch, ướp với chút gia vị cho ngấm khoảng 30 phút.
  • Cà chua bổ múi cau, dọc mùng sơ chế và thái lát, dứa thái lát, đậu bắp thái lát, giá đỗ rửa sạch.
  • Cho đầu cá hồi rán sơ qua.
  • Bắc chảo lên bếp, cho cà chua vào đảo chín với hành tím băm, sau đó cho nước vào đun sôi, khi nước sôi thì thả đầu cá vào, lần sôi tiếp theo thì thả tất cả nguyên liệu còn lại vào nồi, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Cá Hồi sashimi

Nguyên liệu: Cá hồi, củ cải trắng, tía tô, chanh tươi, Wasabi, nước tương Nhật.

Cách chế biến: 

  • Trước tiên, bạn lựa chọn những miếng cá hồi thật tươi ngon, dùng dao sắc xẻ 1 đường giữa 2 thớ cá và cắt thành những lát mỏng từ 0,3 đến 0,5cm ( Lưu ý: Không ấn mạnh tay để tránh làm nát cá).
  • Củ cải rửa thật sạch, sau đó gọt vỏ và cắt thành lát mỏng.
  • Cuối cùng, bạn xếp cá lên đĩa cùng củ cải, tía tô đã rửa sạch và wasabi.

Mua cá Hồi ở đâu? Giá bao nhiêu 1Kg

Cá hồi ngày nay được nuôi khá nhiều ở Sapa, Mộc Châu và một số tỉnh thành ở phía Bắc của nước ta. Chính vì vậy, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua cá tại các chợ cá Hải Sản tại Hà Nội, Tp Hcm về để chế biến thành các món ăn hấp dẫn.

Để mua cá hồi tươi và cá hồi sống, các bạn có thể đến các siêu thị như bigc, vinmart có đầy đủ từ cá hồi Việt Nam cho tới Úc, Nauy và Canada với nhiều chủng loại.

Giá cá hồi luôn dao động ở mức ổn định. Dưới đây là mức giá tham khảo một số dòng cá hồi và những chế phẩm từ cá hồi.

  • Cá hồi tươi ở Hà Nội- Tp Hồ Chí Minh: 310.000 đồng/kg.
  • Cá hồi phi lê (cá hồi fillet) tươi: 550.000 đồng/kg.
  • Cá hồi fillet đông lạnh: 390.000 đồng/kg.
  • Cá hồi hun khói: 500.000 đồng/kg.
  • Dầu cá hồi omega 3: 550.000 – 650.000 đồng/hộp/180 viên.
  • Ruốc cá hồi aeon: 145.000 đồng/hộp/60 gram.

Trên đây, BaoKhuyenNong đã chia sẽ đến các bạn đọc tất cả các thông tin về loài cá hồi. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và hiểu được tác dụng tuyệt vời của cá hồi đối với sực khỏe con người. Và đừng quên bổ sung các món ngon chế biến từ cá hồi vào thực đơn hằng ngày nhé.


TIÊU CHUẨN KHẮT KHE TRONG TRANG TRẠI NUÔI CÁ HỒI TẠI YÊN BÁI


Với độ cao độ cao trung bình trên 1000 mét so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình khoảng 16oC và nguồn nước tự nhiên từ các khe suối trong…. Điều kiện tự nhiên ở Xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh cá hồi.

Lưu ý: Bản quyền thuộc về chương trình Nông nghiệp sạch.
Để biết thêm về sản phẩm, Bạn có thể liên hệ với Nôngnghiệpsạchqua:
Hotline: 024.3629.0688
Email: thongtin@nongnghiepsach.tv
Facebook: https://bit.ly/2hDX65j
Youtube: http://bit.ly/2eWWIwa
Instagram: nongnghiepsachvietnam (http://bit.ly/2mNtC4Q)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Review

Related Articles

Back to top button