Tổng Hợp

Đức phanxicô có nói nhiều quá không?

Đức Phanxicô có nói nhiều quá không?

la-croix.com, Mélinée Le Priol và Arnaud Bevilacqua, 2021-12-07

Ý kiến của ông Patrice de Plunkett, nhà viết khảo luận và ông René Poujol, cựu tổng biên tập tuần báo Pèlerin

Những câu trả lời của Đức Phanxicô trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ A-ten về Rôma ngày thứ hai 6 tháng 12 đã gây hiểu lầm ở Pháp. Đức Phanxicô, người đã nói lên “sự xấu hổ” của mình một ngày sau khi báo cáo Sauvé được công bố, ngài nói ngài chưa đọc bản báo cáo. Ngài cho việc tổng giám mục Michel Aupetit, giáo phận Paris từ chức do bị “nói xấu” là “bất công”.

Đức Phanxicô có nói quá nhiều không?

Đức Phanxicô trong cuộc họp báo trên chuyến bay đưa ngài từ A-ten về Rôma ngày thứ hai 6 tháng 12 năm 2021. Alessandro di Meo / AFP

“Lời nói của ngài là tự do và dễ hiểu với tất cả, là một bước tiến to lớn vô cùng để đi tới đàng trước”

Patrice de Plunkett, nhà viết khảo luận (1)

Trên máy bay dưa ngài từ Phi Luật Tân về Rôma năm 2015, ngài trả lời các ký giả, người công giáo không nên “như các con thỏ” có nghĩa là sinh con nhiều. Nhưng vào thời điểm đó, lời nói của ngài bị các phương tiện truyền thông cắt gọn thành một câu phi lý: “Giáo hoàng độc ác này xúc phạm đến các gia đình đông con!”

Bối cảnh: Giáo hoàng chấp nhận đơn từ chức của giám mục Aupetit “vì những lời nói xấu”

Thêm một lần nữa, đây là chuyện xảy ra trên chuyến bay từ Hy Lạp về. Nếu căn cứ theo một số báo thì trên máy bay, Đức Phanxicô đã buộc tội giám mục Aupetit không đạo đức với những những từ ngữ không phù hợp (âu yếm, mát-xa, v.v.). Nhưng chúng ta hãy xem toàn bộ video. Trước mặt các nhà báo, như thường lệ, ngài trả lời bằng cách đặt câu hỏi cho các nhà báo: “Câu chuyện này, quý vị biết gì về nó?” Rõ ràng là không biết gì… Từ đó, ngài đưa ra các giả thuyết. Ngài đối chiếu những lời nói xấu với những sự việc như chúng ta đã biết, và cuối cùng giảm vụ truyền thông này còn rất ít chuyện. Ngài kết luận: “Giám mục Aupetit ra đi vì tin đồn được dàn dựng lên để chống lại ngài, ngăn cản ngài không cai quản giáo phận của mình.” Giáo hoàng kết luận, không phải ngài  chống lại tổng giám mục Paris, nhưng là chống lại xã hội của những lời đồn đại.

Xem thêm :  8 dấu hiệu phụ nữ thiếu hơi đàn ông dễ nhận biết

Chắc chắn hồng y Barbarin gặp khó khăn lớn hơn khi năm 2019, ngài bị buộc tội không tố giác các vụ lạm dụng tình dục; và Đức Phanxicô đã từ chối đơn từ chức của hồng y. Nhưng bối cảnh lúc đó hoàn toàn khác, hồng y đang bị kiện, và giáo hoàng không muốn tạo nguy cơ ảnh hưởng đến công việc của tòa án cho đến khi xong vụ xử. Hồng y Barbarin cuối cùng được trắng án.

Như chúng ta biết, Đức Phanxicô đã quen nói thẳng, kể cả trước các nhà báo, điều này đôi khi rất nguy hiểm. Nhưng tôi tin sự tự do trong cách nói này có tác dụng tốt nhất cho thế giới ngày nay. Đối với người cùng thời chúng ta, ngôn ngữ của ngài là ngôn ngữ từ xưa, theo đúng nghĩa đen thì thành khó hiểu! Với năm 2021, ngài không còn là người thầy tối cao được bao che trong bí ẩn. Ngài tiếp tục làm chứng cho Phúc âm và nói với xã hội đương thời. Và ngôn ngữ của Đức Phanxicô là ngôn ngữ mọi người có thể hiểu: đó là một bước tiến vượt bậc.

Bài đọc thêm: Sự từ chức của Michel Aupetit: Luồng không khí xoáy trong giao tiếp của giáo hoàng

Dĩ nhiên lời nói của một giáo hoàng có nhiều cấp độ thẩm quyền khác nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là các cấp “thấp hơn” so với việc công bố tín điều từ trên bục giảng là không đáng kể: người công giáo không thể quay lưng lại!

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô bị sốc và bản báo cáo lạm dụng tình dục mới nhất của Giáo hội Pháp

Về một vấn đề quan trọng như việc tổng giám mục giáo phận Paris từ chức, Giáo hội có nhiệm vụ đưa ra câu trả lời. Có thể giáo hoàng không làm việc này? Tôi lấy làm tiếc hàng giám mục Pháp quá cẩn thận khi đặt vấn đề nhiều luồng quan điểm trong Giáo hội và trong trường hợp này, có lẽ đã làm mất ổn định, thậm chí đã làm cho giám mục Aupetit bị gạt ra. Đặt tên cho mọi thứ rõ ràng sẽ ngăn không cho những quả cầu tuyết thành núi tuyết lở.

Xem thêm :  3 cách làm lẩu cá hồi không bị tanh đơn giản tại nhà

“Mặt trái của quyền tự do ngôn luận”

Ông René Poujol (2), người viết blog, cựu tổng biên tập tuần báo Pèlerin

Tôi đã bị ấn tượng với những lời giáo hoàng nói về Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp  (ủy ban Ciase). Cuối cùng, ngài trả lời ngài chưa đọc bản báo cáo và không biết các giám mục Pháp nghĩ gì về báo cáo này – ngài sẽ tiếp Tổng giám mục chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp vào ngày 12 và 13 tháng 12. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai lập luận, Đức Phanxicô dường như dùng lại một phần trong số các lời chỉ trích từ văn bản của tám thành viên Học viện Công giáo Pháp. Chẳng hạn ngài lập luận chúng ta nên đặt vấn đề lạm dụng tình dục trong bối cảnh của thời đó, chứ không nên nhìn theo tính nhạy cảm của chúng ta ngày nay. Nhưng liệu sự thận trọng của ngài trong việc tiếp nhận báo cáo có đi xa hơn không?

Đức Phanxicô tự đặt mình trong một tình trạng khó xử. Báo cáo Ciase cho thấy bản chất của lạm dụng tình dục trong Giáo hội mang tính hệ thống. Bây giờ ngài có vẻ nghi ngờ điều này, mặc dù ngài là một trong những người đầu tiên cảnh báo chúng ta về khía cạnh hệ thống này qua khái niệm chủ nghĩa giáo quyền. Ngoài ra, các tuyên bố này không thừa nhận tòa giám mục Pháp và các quyết định được thực hiện trong việc tiếp tục công việc của báo cáo  Ciase. Những lời này đến vào lúc một số người công giáo ở Pháp đồng ý với bản báo cáo và các khuyến nghị của báo cáo, đến mức, một số người muốn đưa chúng vào khuôn khổ cuộc tham vấn của Thượng hội đồng về tính đồng nghị.

Chuyến đi Sýp và Hy Lạp mang tính biểu tượng rất mạnh về vấn đề người di cư, rủi ro là mọi người sẽ chỉ nhớ những gì ngài nói về giám mục Aupetit và báo cáo Ciase. Những cuộc họp báo trên máy bay trong các chuyến tông du của ngài đã trở thành một thể chế đáng đặt vấn đề. Nhưng không phải tất cả những lời của các giáo hoàng đều có ý nghĩa như nhau. Rõ ràng là trong thông điệp, mọi từ ngữ đều được cân nhắc, không giống như những cuộc phỏng vấn tự phát này. Tuy nhiên, rất khó để yêu cầu dư luận quần chúng, kể cả người công giáo phải biết phân biệt rõ trong các lời nói khác nhau và các điều lệ của giáo hoàng.

Xem thêm :  Tổng Hợp 50 Hình Xăm Cá Chép Đẹp Nghệ Thuật

Bài đọc thêm: Trong Giáo hội, những tranh cãi với báo cáo của Ủy ban Sauvé xuất hiện

Mặc dù lời nói của ngài là lời nói được tôn trọng, nhưng cuối cùng chúng ta không còn biết nên ghi vào hạng mục nào cho những can thiệp như này hoặc như kia. Chẳng hạn, những lời nói tự phát và vụng về như trường hợp này có thể làm giảm uy tín cho những lời ngài tuyên bố rất mạnh về người di cư.

Tuy nhiên, tôi không muốn đè nặng trên Đức Phanxicô, người mà tôi vô cùng kính trọng. Vatican nên cân nhắc loại ‘thao luyện’ này, có thể không thích hợp với giáo hoàng có quyền mệt mỏi sau một hành trình căng thẳng. Đó cũng có thể là mặt trái của tự do ngôn luận và tông giọng của ngài. Lúc đầu, tính tự phát của ngài mang tính ngôn sứ: ngài như thoát ra khỏi bộ khiêng không còn lý do nào để tồn tại nữa.

Nhưng trong trường hợp cụ thể này, chúng ta không còn ở trong sổ hạng mục của quyền tự do này nữa, nhưng ở trong một cái gì đó phản tác dụng làm cho chúng ta mong, trong tương lai ngài sẽ biết phòng giữ mình.

(1) Tác giả quyển Đối diện với Thần Tiền, cuộc cách mạng của Giáo hoàng Phanxicô và quyển Người công giáo, chúng ta đừng trở thành tà phái (Face à l’idole Argent, la révolution du pape François, nxb. Artège, 2015 và Cathos, ne devenons pas une secte, nxb. Salvator, 2018)

(2) Tác giả quyển Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nhà xuất bản Salvator)

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch


TTCT | 8 Tác Hại Của Việc Nói Nhiều


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cảm ơn quý vị đã dành thời gian lắng nghe!
Đặt câu hỏi trực tiếp và cùng tu học Phật pháp tại:
Facebook: https://www.facebook.com/thichngophuong
Fanpage Phút Giây Này Là Đẹp Nhất: https://www.facebook.com/theNOWtheWOW/
Instagram Phút Giây Này Là Đẹp Nhất: thenow_thewow

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button