Tổng Hợp

Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

mâm cúng rằm tháng 7 thường bao gồm món mặn, món chay và hoa quả, chia làm 3 mâm lễ chính: Mâm cúng Phật, cúng gia tiên, thần linh và mâm cúng chúng sinh.

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm. Do đó trong ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị đồ cúng, mâm cúng Rằm tháng 7 thật chu đáo, cẩn thận để bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, ông bà, tổ tiên đã khuất.

Mỗi mâm cúng Rằm tháng 7 sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình. Không quan trọng phải mâm cao, cỗ đầy mà cốt ở lòng thành mỗi người. Tuy nhiên, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cũng có nhiều lưu ý để tránh sai lầm, thiếu sót.

Mâm cúng Rằm tháng 7 cần chuẩn bị gì?

Theo phong tục, cúng Rằm tháng 7 thường chia ra 3 lễ: Lễ cúng Phật, cúng gia tiên, thần linh và cúng chúng sinh. Do đó, mâm cúng sẽ được chuẩn bị khác nhau.

Mâm cúng Rằm tháng 7 – lễ Phật

Đối với những ai theo lễ Phật, cần chuẩn bị mâm cúng lầ đồ chay hoặc hoa quả. Lễ cúng Phật nên thực hiện vào ban ngày, tốt nhất là vào buổi sáng. Sau khi cúng Phật xong, gia đình sẽ thụ lộc ngay tại nhà.

Chuẩn bị đồ chay cho mâm cúng Rằm tháng Bảy để lễ Phật.

Một số món ăn chay có thể tham khảo để làm mâm cỗ cúng Phật:

  • 1 đĩa Xôi gấc/ xôi đỗ xanh/ xôi lạc
  • 1 đĩa giò/ chả chay
  • 1 đĩa nem chay
  • 1 đĩa rau xào thập cẩm
  • 1 bát canh rau củ quả chay/ canh nấm

Ngoài ra, các gia đình cần chuẩn bị thêm hoa tươi như hoa sen, hoa huệ, hoa hồng,… và một số đồ ăn chay khác như bánh chay, bánh kẹo, hoa quả theo mùa.

Mâm cúng gia tiên, thần linh

Người lại với lễ Phật, mâm cúng thần linh và gia tiên thường là cỗ mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện của gia đình hoặc là các món mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn. Mâm cỗ cúng nên gồm các món đa dạng, chế biến tươi ngon, phù hợp.

Mâm cúng gia tiên, thần linh bao gồm các món mặn tùy theo cách chế biến của từng gia đình.

Một số món ăn mặn cho mâm cúng cơ bản:

  • Gà luộc
  • Xôi đỗ xanh
  • Tôm hấp sả
  • Nem
  • Canh miến mọc
  • Thịt bò xào
  • Nộm

Mâm cúng chúng sinh

Cúng chúng sinh hay cúng cô hồn thường cúng ngoài trời với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa. Nên thực hiện cúng vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch. Bởi theo quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục.

Xem thêm :  'chuyện kinh dị lúc nửa đêm' gây ấn tượng bất ngờ

Mâm cúng chúng sinh cần chuẩn bị:

  • Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương sau khi cúng xong).
  • 12 bát nhỏ cháo trắng, nấu loãng.
  • 5 loại quả (5 màu sắc quả khác nhau)
  • 12 cục đường thẻ
  • Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc (xanh lá mạ, đỏ, vàng, hồng,…)
  • Các loại bỏng ngô, bánh kẹo, bim bim,…
  • Các loại khoai, ngô, sắn,… (để nguyên vỏ, chặt thành từng khúc nhỏ)
  • Tiền vàng (gồm tiền thật, mệnh giá nhỏ và tiền vàng mã)
  • 3 ly nước
  • 3 cây nhang
  • 2 ngọn nến nhỏ

Cúng chúng sinh phải cúng ngoài trời, đặt trước cửa chính của ngôi nhà.

Cúng chúng sinh nên cúng đồ chay bởi theo quan niệm, cúng đồ mặn sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si của các vong hồn. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường, sau đó là đốt vàng mã.

Nhiều gia đình còn có phong tục giật cô hồn. Họ quan niệm, càng nhiều người đến giật thì sẽ càng có nhiều lộc. Trước khi kết thúc buổi lễ, gia chủ sẽ bê ra một mâm lễ gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo,… ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau. Đây chính là những đồ ăn đã cúng, sau khi cúng sẽ được chia ra.

Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7

  • Mâm cúng Phật và mâm cúng gia tiên, thần linh thực hiện trong nhà
  • Mâm cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ tiếp đến là mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng gia tiên.
  • Mâm cúng chúng sinh phải đặt ở ngoài trời, trước cửa chính của ngôi nhà.
  • Việc cúng cô hồn phải được hoàn tất vào ngày 15/7 âm lịch.
  • Lưu ý trang phục, quần áo chỉnh tề khi làm lễ cúng. Không nói to, cười đùa trong khi làm lễ.

>>> Đọc tin mới nhất hôm nay.


Hướng dẫn làm mâm cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất


Mỗi năm sẽ có 1 ngày rằm tháng 7 vào ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên cúng Rằm tháng 7 có thể vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch miễn là trước ngày 15/7. Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 bao gồm 3 lễ sau: cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời. BlogẨmThực xin chia sẻ đến cách cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất cho từng lễ, bạn có thể tham khảo thêm nhé.
Xem chi tiết tại:
https://blogamthuc.tv/huongdanlammamcungramthang7/
https://youtu.be/p9zQ2xyyJIY
1. Mâm cúng ngoài trời rằm tháng 7
Mâm cúng ngoài trời có nhiều địa phương còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn. Mục đích của việc cấm này là để bố thí cho những cô hồn lang thang, không nhà cửa hay nơi nương tựa.
Thông thường lễ cúng cô hồn sẽ diễn ra vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch. Thời gian này được cho là lúc các vong linh đang trên đường trở về địa ngục. Chính vì thế đây là khoảng thời gian tốt nhất để cúng.
Một mâm cúng chúng sinh cơ bản sẽ có những lễ vật sat:
1 dĩa muối gạo (cúng xong sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng)
12 chén cháo trắng nấu loãng
5 loại hoa quả (tốt nhất là nên có 5 màu)
Các loại bánh, kẹo
12 cục đường thẻ.
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).
Tiền lẻ và vàng mã.
3 chung nước, nhang và nến.
Lưu ý khi cúng cô hồn rằm tháng 7:
Mâm cúng chúng sinh phải đặt ở ngoài trời tránh các bậu cửa, hoặc trước cửa chính ngôi nhà.
Lễ cúng cô hồn nên cúng chay, vì cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.
Mâm cúng cô hồn nên đặt ngoài trời
Tiền vàng sẽ được rải đều trên mâm
Chuẩn bị đủ nhang, trầm để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3 5 hoặc 7 cây hương.
Cúng xong gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường, sau đó mới đốt vàng mã.
Nhiều địa phương còn có tục giật cô hồn. Người ta cho rằng càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng có nhiều lộc, và đồ ăn giật được thì đều có thể ăn uống bình thường, không phải lo lắng điều gì cả.
Trước khi cúng xong, gia chủ sẽ bê ra đường một mâm lễ gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo,… để trẻ con tranh cướp nhau.2. Cúng bàn Phật vào ngày rằm tháng 7
Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát thường thờ ở chỗ cao trong nhà. Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.
Khi cúng bàn Phật vào ngày rằm tháng 7 thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc trái cây để cúng Phậ. Tốt nhất bạn nên cúng vào ban ngày. Mâm cơm sau khi cúng, gia chủ thường sẽ thụ lộc ngay tại nhà. Nếu cúng trái cây có thể trưng lâu hơn 1 chút rồi thụ lộc sau.
Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 cho bàn thờ Phật
Mâm cúng chay 1: Cháo gỏi gà chay, ngô chiên cay, thịt nướng chay, chả giò khoai lang chay, chè cốm, xôi hạt sen, cải thìa và nấm hương luộc, canh chay thập cẩm.
Mâm cúng chay 2: Chè đậu trắng, xôi vò, mì xào chay, canh khổ qua nhồi đậu hũ chay, gỏi bưởi chay, cơm trộn gạo lứt chay, đậu que luộc.
Mâm cúng chay 3: Xôi gấc, gà kho tàu chay, canh kiểm chay, kho quẹt chay, chả giò chay đậu xanh, giò thủ chay, gỏi ngó sen tôm chay
3. Cúng trong nhà trong ngày rằm tháng 7
Cúng trong nhà rằm tháng 7 hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên. Thông thường mâm cúng trong nhà sẽ là cúng mặn. Để thể hiện lòng thành, gia chủ nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất theo khả năng. Trong mâm cúng rằm tháng 7 bạn nên chuẩn bị mâm cúng đa dạng món, thức ăn nên tươi sạch, để thể hiện cho lòng tôn kính, biết ơn tổ tiên.
Mâm cúng mặn rằm tháng 7 bạn có thể chuẩn bị xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. tuỳ theo khả năng. Bạn nên cúng thêm trái cây, hoa, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã, v.v
Các bước thực hiện cúng gia tiên như sau:
• Chuẩn bị mâm cúng lễ gia tiên và bài cúng
• Ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm
• Bày biện lễ vật và mâm cúng trước bàn thờ gia tiên
• Thắp nhang và đèn cầy để chuẩn bị cúng mời các vị gia tiên
• Đọc rõ ràng trong nội dung bài cúng gia tiên ngày rằm tháng 7
• Khấn vái để mời gia tiên hưởng lễ vật và báo cáo ngày rằm
• Sau khi cháy hết nhang thì mang lễ vật đi hóa vàng và thụ lộc.
Cách cúng có thể linh động thay đổi theo từng gia đình. Tuy nhiên những cách cúng rằm tháng 7 mà BlogẨmThực vừa chia sẻ ở trên cũng khá cơ bản nhưng đầy đủ. Nếu bạn có cách cúng rằm tháng 7 nào khác thì có thể chia sẻ bên dưới cho nhiều người cùng tham khảo nhé

Xem thêm :  3 cách làm tôm chiên bột giòn lâu đơn giản tại nhà

Blog ẩm thực chuyên chia sẻ những món ăn ngon, mẹo vặt ăn uống , chế độ dinh dưỡng … Đến với Blog Ẩm thực bạn có thể có được chế độ ăn uống phù hợp vừa đảm bảo sức khỏe vừa phù hợp với kinh tế.
Blog Ẩm thực Đồng hành cùng ẩm thực thế giới.
Theo dõi những video mới nhất của Blog Ẩm Thực tại
Website : https://blogamthuc.tv/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCRa4BoG0IlkvdYah1OJ0kSQ

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button