Tổng Hợp

7 cách làm mịn da lòng bàn tay cấp tốc và hiệu quả nhất

Bạn đang xem: 7 cách làm mịn da lòng bàn tay cấp tốc và hiệu quả nhất Tại Website nhahangcarnaval.com

4.4/5 – (11 bình chọn)

Mẩn ngứa lòng bàn tay có thể là triệu chứng của bệnh da liễu, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan hoặc các bệnh nguy hiểm khác. Làm thế nào giảm mẩn ngứa lòng bàn tay, khi nào cần đi khám và điều trị? Hãy theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây để có câu trả lời cho những thắc mắc của mình.

Nổi mẩn ngứa lòng bàn tay nguyên nhân do đâu, là dấu hiệu bệnh gì?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân có thể gây nổi mẩn ngứa lòng bàn tay. Phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh và cơ địa, hình thái, kích thước nốt mẩn, mức độ ngứa ở từng người sẽ có sự khác biệt.

Đa số trường hợp mẩn ngứa lòng bàn tay do bệnh lý da liễu cấp tính gây ra

Đa số trường hợp nổi mẩn ngứa lòng bàn tay do các bệnh lý cấp tính về da gây ra. Vùng da bị nổi mẩn có thể tự phục hồi sau một vài ngày. 

Với một số trường hợp, mẩn ngứa sau nhiều ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Đây có thể là dấu hiệu bạn đã mắc phải bệnh lý mãn tính khiến tình trạng mẩn ngứa kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần.

Dưới đây là những bệnh lý có thể gây mẩn ngứa lòng bàn tay:

Mề đay mẩn ngứa

Mày đay mẩn ngứa là bệnh lý cấp hoặc mãn tính xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với tác nhân kích thích, sản sinh quá nhiều histamin. Nồng độ histamin trong máu vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể gây nên tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.

Mẩn ngứa xuất hiện ở một bộ phận như tay, chân, ngực, bụng… cũng có thể xuất hiện toàn thân. Có nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng nổi mề đay như: Hóa mỹ phẩm, trúng độc, dược phẩm, thời tiết, phấn hoa…

Sau vài giờ tới vài ngày, mẩn ngứa mề đay có thể thuyên giảm, tự khỏi. Nếu mề đay sau 6 tuần vẫn không hết, đây là dấu hiệu mề đay đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Chàm tổ đỉa

Tổ đỉa là một trong những thể của bệnh chàm, đặc trưng bởi những mụn nước mọc trên da, gây ngứa ngáy. Mụn nước hình thành các tổn thương sâu vào da. Khi mụn nước vỡ gây cảm giác đau rát, vô cùng bất tiện khi cầm nắm.

ĐỪNG BỎ LỠ: Triệu chứng bệnh MỀ ĐAY MẨN NGỨA và cách chữa tại nhà bằng thuốc Nam được chuyên gia khuyên dùng

Mẩn ngứa lòng bàn tay do chàm tổ đỉa gây nên

Chàm tổ đỉa là bệnh lý về da mãn tính dễ tái phát và kéo dài dai dẳng. Bệnh không gây nguy hiểm quá lớn tới sức khỏe nhưng lại gây nhiều bất tiện. Các mụn nước gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người e ngại vì cảm giác mất vệ sinh; gây ngứa và đau khi chạm vào, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. 

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây chàm. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có xu hướng khởi phát, trở nên nghiêm trọng hơn khi da tay quá khô hoặc quá ẩm, tiếp xúc nhiều với kim loại, bị dị ứng hoặc căng thẳng thần kinh.

Nấm da tay

Da tay bị nhiễm nấm có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa lòng bàn tay. Nấm da gồm 3 thể: 

  • Thể mụn nước làm xuất hiện các mụn nước trên da, gây ngứa.

  • Thể viêm kẽ khiến vùng da ở kẽ ngón tay ngứa ngáy, bị viêm, bị ăn mòn.

  • Thể tróc vảy khô khiến da tay liên tục bị khô, nổi mẩn ngứa. Sau đó da bị bong ra, chuyển sang màu trắng ngà hoặc trắng sữa rồi dần dần bong tróc.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một dạng viêm da mãn tính, hình thành do cơ địa nhạy cảm. Tổn thương do viêm da cơ địa có thể hình thành ở bất kỳ vùng da nào. 

Ở giai đoạn cấp tính, da xuất hiện các vết ban có màu đỏ hoặc hồng, bề mặt phẳng. Sau đó, bề mặt da nổi các mụn nước nhỏ gây ngứa rát. Khi mụn nước vỡ, da tiết dịch, đóng thành mài.

Ở giai đoạn mãn tính, các vùng viêm da nhiều, lớp mài bung ra, để lại lớp da bên dưới dày, sừng, thâm, khô cứng và có nhiều vết nứt.

Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra viêm da cơ địa.

Viêm da tiếp xúc

Da tay thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân kích thích. Bởi vậy, đây là vùng da dễ mắc phải bệnh lý viêm da tiếp xúc nhất. Ban đầu, vùng da bị tổn thương sẽ ửng đỏ, có cảm giác nóng, ngứa từ châm chích chuyển sang dữ dội.

Xem thêm :  Cách làm kim chi ăn liền không cần lên men, giòn ngon nhanh chóng

Bệnh có thể thuyên giảm và khỏi khi ngưng tiếp xúc với chất gây kích ứng.

Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ thời kỳ mang thai, sau sinh và tiền mãn kinh là nhóm đối tượng dễ bị mẩn ngứa do thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi mạnh trong nồng độ các loại hormone khiến cơ thể không thích ứng kịp, gây ra tình trạng mẩn ngứa. Vị trí nổi mẩn thường là lòng bàn tay, bàn chân, bụng và lưng.

Do ứ mật

Mẩn ngứa lòng bàn tay có thể do ứ mật gây ra. Khi cơ thể khỏe mạnh, acid mật được tạo ra ở gan, chảy vào ống dẫn, tích trữ ở túi mật. Acid mật giúp hấp thu chất béo, điều chỉnh sự cân bằng nồng độ Triglyceride, Cholesterol và Glucose trong máu, loại bỏ độc tố trong gan.

Ứ mật có thể gây đỏ, ngứa lòng bàn tay

Nếu acid mật bị ứ, không thể chảy về túi mật, lượng acid này sẽ đi vào máu. Nồng độ acid trong máu tăng cao gây kích ứng dây thần kinh cảm giác dưới da. Từ đó gây nên tình trạng mẩn ngứa lòng bàn tay

Các nguyên nhân gây ứ mật bao gồm:

  • Viêm đường mật

  • Co nang trong đường  mật

  • Hẹp ống mật

  • U bên ngoài chèn ép ống dẫn mật

  • Khối u đường mật

Suy giảm chức năng gan

Suy giảm chức năng gan, nặng hơn là xơ gan, ung thư gan làm suy giảm chức năng đào thải độc tố của gan kém đi. Độc tố tích tụ trong cơ thể, gây ra tình trạng mẩn ngứa lòng bàn tay. Cơn ngứa thường trở nên dữ dội vào ban đêm. 

Ngoài mẩn ngứa lòng bàn tay, một số triệu chứng có thể đi kèm như:

  • Ngứa lòng bàn chân

  • Vàng da

  • Khô miệng

  • Cơ thể mệt mỏi

  • Mắt khô

  • Nước tiểu đục màu

Bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý về da, hình thành do cơ thể có sự sai lệch trong đáp ứng miễn dịch. Nổi mẩn ngứa lòng bàn tay là triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh. Một số triệu chứng khác như: phát ban, đau nhức xương khớp, mệt mỏi…

Lupus ban đỏ nếu không được kiểm soát tốt, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều bộ phận trong cơ thể như xương khớp, tim mạch, thận… thậm chí gây tử vong. 

Bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh da liễu do ký sinh trùng trên da gây nên. Ký sinh trùng ghẻ không hút máu người, nhưng chúng đào hang ngay trên da để đẻ trứng. Vùng da bị ghẻ xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ, gây ngứa dữ dội.

Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay có nguy hiểm không

Phần lớn các trường hợp, nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay do các bệnh da liễu cấp tính gây nên, khoảng 5% do các bệnh da liễu mãn tính như chàm tổ đỉa, viêm da cơ địa… Số trường hợp mẩn ngứa do các bệnh lý nghiêm trọng như ứ mật, xơ gan hay lupus rất thấp.

Tỷ lệ người bệnh bị nổi mẩn ngứa lòng bàn tay do lupus ban đỏ vô cùng thấp

Bởi vậy, đa phần mẩn ngứa lòng bàn tay không quá nguy hiểm đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, mẩn ngứa gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Mụn nước, mẩn ngứa ở lòng bàn tay gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt, làm việc. 

  • Cơn ngứa ngáy dễ khiến người bệnh mất tập trung khi làm việc, khiến bạn bứt rứt, ngủ không sâu giấc.

  • Mụn nước gây đau khiến người bệnh khó khăn trong việc cầm nắm.

  • Mụn nước bị vỡ, những mảng mẩn đỏ khiến bệnh nhân và người xung quanh e ngại khi tiếp xúc gần như bắt tay, nắm tay…

Bởi vậy, khi bạn thấy xuất hiện mẩn ngứa ở lòng bàn tay có những triệu chứng bất thường như:

  • Nổi mẩn ngứa trong nhiều ngày không khỏi hoặc tái phát nhiều lần

  • Mẩn ngứa ngày càng lan rộng ra các bộ phận khác

  • Cảm giác ngứa dữ dội

  • Mẩn ngứa đi kèm da vàng, mệt mỏi, nước tiểu đục

Hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm và tiến hành điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc tại nhà cải thiện mẩn ngứa ở lòng bàn tay

Nếu mẩn ngứa ở tay mới khởi phát, chưa có dấu hiệu bất thường bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Dưới đây là những biện pháp giúp giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và thúc đẩy da tay bị tổn thương nhanh hồi phục:

  • Ngâm nước muối ấm giúp sát trùng, giảm ngứa, thúc đẩy lưu thông máu, ngăn ngừa bội nhiễm.

  • Chườm lạnh giúp làm hẹp mạch máu, giảm nóng rát khi da nổi mẩn ngứa bị viêm, giảm cảm giác ngứa.

  • Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da tay, làm dịu cảm giác bỏng rát mẩn ngứa, thúc đẩy phục hồi mô da bị tổn thương

Xem thêm :  [review] top 12 chảo chống dính cao cấp loại tốt nhất 2021

Cách điều trị bệnh lòng bàn tay bị nổi mẩn đỏ ngứa

Với các trường hợp mẩn ngứa do các bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến gan, mật hay sai lệch trong đáp ứng miễn dịch, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bệnh lý nguyên nhân. Sau khi bệnh lý nguyên nhân được kiểm soát, triệu chứng mẩn ngứa ở lòng bàn tay có thể tự khỏi.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các trường hợp này chiếm tỷ lệ rất thấp. Đa số, mẩn ngứa lòng bàn tay đến từ những bệnh lý da liễu cấp hoặc mãn tính. Bạn có thể lựa chọn các hướng điều trị như sau:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc tân dược dùng điều trị mẩn ngứa lòng bàn tay có 2 dạng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Các nhóm thuốc được dùng gồm: Thuốc kháng dị ứng, thuốc kháng nấm, thuốc chống viêm, thuốc giảm ngứa, vitamin, thuốc bổ giúp tăng sức đề kháng.

Ưu điểm: Thuốc có tác dụng nhanh, tiện lợi khi sử dụng.

Nhược điểm: Các loại thuốc Tây đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy… Thuốc chỉ có tác dụng điều trị bệnh tại thời điểm khởi phát mà không có tác dụng lâu dài.

Người bệnh không tự ý mua và sử dụng các thuốc tân dược để trị mẩn ngứa lòng bàn tay. Cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, tránh gặp phải hậu quả không mong muốn.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Cơ địa của người Việt Nam khá hợp với các bài thuốc Đông y. Các bài thuốc Đông y là sự kết hợp các loại dược liệu thiên nhiên theo công thức và liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân. 

Trong Đông y, nguyên tắc trị mẩn ngứa lấy việc tiêu độc, trừ tà làm cốt lõi trị bệnh, kết hợp an thần, bổ phế giúp bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng, giảm khả năng tái phát.

Ưu điểm: Bài thuốc Đông y trị mẩn ngứa an toàn, không có tác dụng phụ, các đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú nên sử dụng. Thuốc không chỉ điều trị triệu chứng mẩn ngứa mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe của người bệnh. Sức đề kháng tăng lên vừa giúp tránh tái phát mẩn ngứa, vừa giúp cơ thể chống lại nhiều tác nhân gây bệnh khác.

Thuốc Đông y có thể giúp điều trị tận gốc mẩn ngứa

Nhược điểm: Thuốc có tác dụng chậm, hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.

Bệnh nhân cần kiên trì thực hiện theo lộ trình điều trị do lương y đề ra, tránh nóng vội, nản chí để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Điều trị DỨT ĐIỂM nổi mề đay, mẩn ngứa lòng bàn tay với bài thuốc Đông y – MỀ ĐAY ĐỖ MINH

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường cho biết: “Trong Đông y, hiện tượng nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay khởi phát có thể do bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt, các độc tố tích tụ trong cơ thể lâu ngày và bộc phát qua da. Hơn nữa, chức năng thận, gan yếu, hệ miễn dịch suy giảm từ đó cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại. Để giải quyết triệt để tình trạng này, Đông y đi sâu vào căn nguyên, gốc rễ gây bệnh, giảm thiều tối đa nguy cơ tái phát.”

Nắm chắc nguyên tắc đó, các lương y dòng họ Đỗ Minh đã nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc gia truyền Mề đay Đỗ Minh giúp hàng ngàn bệnh nhân khỏi mề đay, mẩn ngứa lòng bàn tay, KHÔNG TÁI PHÁT.

Các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã kết hợp 3 bài thuốc trong 1 liệu trình điều trị thay vì một 1 phương thuốc duy nhất như nhiều đơn vị khác. Cụ thể:

  • Thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa: Thành phần gồm Kim ngân cành, hạ khô thảo, diệp dạ châu, sài đất, nhân trần… có tác dụng thanh nhiệt, trừ tà, tiêu viêm sưng, dứt điểm mẩn ngứa.
  • Thuốc bổ thận giải độc: Gồm các dược liệu quý như Tơ hồng xanh, bồ công anh, xích đồng, hạnh phúc… Công dụng bồi bổ thận, giải độc tố, tăng cường chức năng thận.
  • Thuốc bổ gan dưỡng huyết: Thành phần gồm Sài hồ nam, xích đồng đỏ, cà gai, lá chanh, ngải cứu… có tác dụng cải thiện chức năng gan, giải nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, nâng cao sức đề kháng, phòng tái phát.
Xem thêm :  Cách check imei ipad

Ưu điểm NỔI BẬT trong bài thuốc gia truyền trị mề đay, mẩn ngứa Đỗ Minh Đường

Không trộn lẫn tân dược, 100% thảo dược tự nhiên: Các loại thảo dược được sử dụng trong bài thuốc chữa mề đay, mẩn ngứa của Đỗ Minh Đường được thu hái trực tiếp từ các vườn trồng do nhà thuốc Đỗ Minh Đường tự canh tác đạt chuẩn GACP-WHO. Dược liệu sạch, qua quá trình sơ chế, bào chế khắt khe, không pha lẫn tân dược, chất bảo quản, bài thuốc hoàn toàn nguyên chất, lành tính.

Không gây tác dụng phụ, an toàn tuyệt đối: Toàn bộ thảo dược đã được nghiên cứu không chứa độc tố, lành tính với người sử dụng. Người bệnh không lo ảnh hưởng đến tạng phủ hay sức khỏe khi sử dụng thuốc lâu dài. Do đó bài thuốc phù hợp với mọi đối tượng kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh… bị mề đay mẩn ngứa.

Không cần đun sắc, tiện lợi tối đa: Thuốc được bào chế dưới dạng cao đặc vừa giữ được dược tính, vừa tiện lợi. Bệnh nhân không cần đun sắc lỉnh kỉnh, căn chỉnh thời gian, nhiệt độ mà chỉ cần hòa với nước ấm là có thể uống ngay. Đặc biệt bài thuốc thẩm thấu nhanh, thơm mùi thảo dược, dễ uống, không gây khó chịu.

Theo kết quả thống kê của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường trên 500 bệnh nhân cho thấy, có đến 96% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy chỉ sau từ 2 – 3 liệu trình sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh. Còn lại 4% bệnh nhân thuyên giảm chậm hoặc không chữa khỏi bởi không tuân thủ phác đồ điều trị, bỏ thuốc giữa chừng.

Trong đó phải kể đến diễn viên Nguyệt Hằng, chị bị nổi mề đay, mẩn ngứa sau sinh em bé thứ 4. Sau khi biết và sử dụng bài thuốc gia truyền của Đỗ Minh Đường bệnh của chị đã khỏi hoàn toàn chỉ sau 2 tháng điều trị.

Nữ diễn viên chia sẻ: “Được anh chị em đồng nghiệp giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa mề đay uy tín nên tôi quyết định đến đây điều trị xem sao. Thật bất ngờ, chỉ sau 2 tháng căn bệnh mề đay sau sinh của tôi đã khỏi khoảng 80% rồi. Lương y Tuấn bảo tôi chỉ cần dùng thêm 1 tháng thuốc nữa là bệnh dứt điểm hẳn”.

[Chia sẻ của bệnh nhân về hiệu quả của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh]

Để được tư vấn kỹ hơn về bài thuốc chữa mề đay, mẩn ngứa Đỗ Minh Đường cũng như lộ trình điều trị cụ thể bạn đọc vui lòng liên hệ với chuyên gia nhà thuốc để được tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ.

Cách phòng tránh tái phát mẩn ngứa lòng bàn tay

Sau khi mẩn ngứa ở tay đã khỏi, bạn cần tiếp tục duy trì các biện pháp cần thiết để tránh bệnh tái phát.

  • Dùng găng tay cao su khi dọn dẹp vệ sinh, tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa (nước giặt, bột giặt…). 

  • Đeo găng tay giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, tránh cho da tay bị kích ứng bởi nhiệt.

  • Dùng kem dưỡng ẩm, tạo lớp màng bảo vệ, tránh da tay bị khô nẻ. Nếu bạn e ngại thành phần trong các sản phẩm dưỡng da có thể gây kích ứng, làm khởi phát mẩn ngứa lòng bàn tay, bạn có thể dưỡng da bằng các 

  • Vệ sinh tay bằng nước rửa tay thành phần tự nhiên, dịu nhẹ, vừa giúp diệt khuẩn, diệt nấm, vừa không gây kích ứng.

  • Uống nhiều nước cung cấp đủ độ ẩm cho da, đảm bảo cho các hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin tốt cho quá trình đào thải độc tố, phục hồi tổn thương da. Vitamin C và B2 trong rau củ giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể, dưỡng da mịn màng hơn, tránh khô nẻ, bong tróc, giảm ngứa.

Đa số trường hợp mẩn ngứa lòng bàn tay không nguy hiểm, bạn không cần quá lo lắng. Hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà trong vài ngày, theo dõi tiến triển của bệnh cẩn thận. 

Nếu mẩn ngứa lòng bàn tay có đi kèm bất kỳ triệu chứng nào bất thường nào, hãy đến cơ sở y tế ngay. Bởi vì, nếu không được khám, tiến hành các xét nghiệm cần thiết, khó mà chắc chắn được nguyên nhân gây triệu chứng trên do đâu và không thể tìm ra hướng điều trị phù hợp.


[Vietsub + Kara] Lòng bàn tay/手掌心/Shou Zhang Xin – Đinh Đang (Ost Lan Lăng Vương)


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button