Tổng Hợp

Lá nguyệt quế & 10 công dụng tuyệt vời đồi với sức khỏe

lá nguyệt quế làm gia vị giúp đem lại mùi vị thơm ngon, hấp dẫn cho nhiều món ăn. Ít ai biết rằng, loại thảo dược này lại ẩn chứa vô vàn tác dụng thần kỳ cho sức khỏe. Không những giúp bồi bổ cơ thể, lá nguyệt quế còn hỗ trợ điều trị được rất nhiều bệnh lý. Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn thông tin chi tiết nhất về dược liệu này, theo dõi ngay nhé!

Thông tin chung về lá nguyệt quế

Cây nguyệt quế là loại dược liệu quen thuộc, phổ biến và mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Từ xa xưa lá nguyệt quế đã được người Hy Lạp cổ đại chọn làm phần thưởng quý giá cho những người thắng trong các cuộc thi lớn như Pythia hay Olympic. Loại lá này nổi tiếng bởi mang biểu tượng của chiến thắng và tài lộc. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cây nguyệt quế về tên gọi, đặc điểm và phân loại cây.

Tên tiếng anh của cây nguyệt quế là Laurus nobilis và thuộc họ Lauraceae – Long não. Ngoài tên chính là lá nguyệt quế, loài cây này còn có tên gọi là nguyệt quới, lá nguyệt quế khô còn có tên khác là lá Bay Leaf

Đặc điểm thực vật

Vỏ cây nguyệt quế màu trắng ngà, lá kép hình bầu dục hoặc hình ngọn giáo, mọc so le nhau

Cây nguyệt quế thuộc loại thân gỗ, chiều cao tối đa lên đến 8m. Vỏ cây màu trắng ngà, lá kép hình bầu dục hoặc hình ngọn giáo, mọc so le nhau. Hoa nguyệt quế màu trắng, 5 cánh, có mùi thơm nhẹ và dịu, mọc ở đầu ngọn cành hoặc nách lá. Quả của cây hình bầu dục, nhọn ở 1 đầu và chuyển màu đỏ đậm khi chín. Một quả thông thường sẽ chứa từ 1-2 hạt. Lá nguyệt quế có vị ngọt, mùi thơm dễ chịu. Đó chính là lý do loại lá này được sử dụng phổ biến làm gia vị cho các món súp và hầm.

Phân loại lá nguyệt quế

Có 2 cách phân loại chính thường được áp dụng là dựa vào cách bào chế và dựa vào giống cây:

  • Xét về cách bào chế: có 2 loại là lá nguyệt quế khô và tươi.
  • Xét về giống cây: có 2 loại là nguyệt quế lá nhỏ, nguyệt quế lá lớn và nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn.

Phân bố của cây nguyệt quế

Nguồn gốc và phân bố chủ yếu của cây nguyệt quế là từ các nước châu Á, bởi loài cây này rất ưa khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, lá nguyệt quế tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh miền Nam. Những tỉnh khác của nước ta cũng dễ dàng gieo trồng loại thảo dược này để làm cây cảnh, dược liệu hay gia vị nấu ăn.

Điều kiện của nước ta dễ dàng gieo trồng loại thảo dược này để làm cây cảnh, dược liệu hay gia vị nấu ăn

Thành phần có trong lá của cây nguyệt quế

Thành phần chủ yếu của loại lá này là tinh dầu. Cụ thể là cineol, pinen và geraniol. Ngoài ra, hạt và quả của cây nguyệt quế cũng chứa tinh dầu tương tự nhưng hàm lượng thấp hơn lá.

Công dụng của lá nguyệt quế

Trong ẩm thực, lá nguyệt quế được sử dụng phổ biến làm gia vị, tăng hương vị, khử mùi tanh và giúp thức ăn ngon hơn. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đến khía cạnh khác trong công dụng của loại lá này đó là lĩnh sức khỏe.

Tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Ngoài tinh dầu, lá của cây nguyệt quế còn chứa lượng vitamin C dồi dào có khả năng oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ vậy, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được tăng cường, giúp cơ thể chống chọi lại nhiều tác nhân gây bệnh.

Xem thêm :  Cách làm mầm đậu nành ? tại nhà siêu dễ & chuẩn 2022

Tính ấm của lá còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động hiệu suất hơn. Các triệu chứng lạnh bụng, ợ chua, khó tiêu cũng sẽ biến mất khi bạn xoa một ít tinh dầu nguyệt quế quanh bụng.

Giảm mệt mỏi, căng thẳng

Tinh dầu lá nguyệt quế có chứa những thành phần chuyên biệt giúp tổng hợp enzyme, tăng cường hoạt động hệ thần kinh. Bao gồm: riboflavin, acid pantothenic, niacin và pyridoxine. Vì vậy, khi ngửi hoặc xông tinh dầu nguyệt quế sẽ giảm được cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, giúp người dùng thư thái, dễ chịu.

Bạn có thể đốt lá nguyệt quế ngay trong căn nhà của mình nếu không có dạng tinh dầu. Hương thơm khi đốt lá sẽ là liều thuốc trọng trấn tinh thần cực kỳ tốt. Nhiều nghiên cứu cho rằng người thường xuyên hít mùi hương này sẽ luôn sở hữu tinh thần vui vẻ, thoải mái và giữ được năng lượng trong các hoạt động thường ngày.

Tốt cho hệ hô hấp

Lá cây nguyệt quế hỗ trợ trị bệnh rất tốt với những người bị dị ứng và hen suyễn

Ngoài tốt cho hệ thần kinh, hương thơm từ tinh dầu hay khi đốt lá nguyệt quế còn có công dụng kích thích hô hấp, thông đường thở nhờ chức năng làm sạch chất nhầy có trong phổi. Đặc biệt hỗ trợ trị bệnh rất tốt với những người bị dị ứng và hen suyễn.

Bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình một chai tinh dầu nguyệt quế nhỏ bỏ trong người. Để mỗi lần đi chơi xa có thể đem theo bên mình nếu đột ngột cảm thấy khó thở thì có thể lấy ra ngửi hoặc xoa lên ngực, bạn sẽ thấy đỡ hơn nhiều.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chỉ với 3g bột lá nguyệt quế khô hoặc 5g bột lá nguyệt quế tươi mỗi ngày, lượng đường huyết trong cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể. Chính vì vậy, lá nguyệt quế thường được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ điều trị căn bệnh này hiệu quả.

Tốt cho tiêu hóa

Đa số người dân ở khu vực Đông Á và Trung Đông rất ưa chuộng công dụng làm ấm cơ thể của lá nguyệt quế. Thay vì sử dụng dầu gió người ta sẽ sử dụng tinh dầu nguyệt quế để làm ấm bụng hệ tiêu hóa tiết dịch tốt hơn, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng nhanh hơn.

Ngoài ra, tinh dầu này còn giúp giữ ấm cơ thể khi bị lạnh bụng, giúp chữa các chứng không tiêu, ợ chua hay ợ hơi rất hiệu quả.

Chữa cảm lạnh và ho

Thực hiện xông hơi với lá này sẽ giúp bạn giải các triệu chứng cảm nhanh chóng và an toàn

Lá nguyệt quế trị cảm ho cũng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá tươi hoặc khô đều được. Sau đó bạn đem chúng nấu nước để xông hơi. Bạn có thể xông toàn thân hoặc dùng khăn vắt nước xông rồi đắp lên trán đều được. Có thể nấu nước xông cùng với cây cứt lợn có tác dụng trị cảm lạnh rất tốt.

Sau khi tiến hành xông hơi xong thì bạn nên nằm nghỉ một chút để cho mồ hôi ra. Bạn lặp lại khoảng 3 đến 4 lần thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Tốt cho hệ tim mạch

Trong lá nguyệt quế có thành phần chứa hoạt chất acid caffeic. Chất này sẽ giúp cơ thể loại bỏ hết cholesterol ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đồng thời giúp bạn phòng ngừa được các bệnh liên quan đến tim mạch. Bạn có thể tìm thấy chúng trong bảng thành phần điều chế ra các loại thuốc điều trị tim mạch.

Xem thêm :  Bài 5: phương pháp xác định giá bán một sản phẩm mới

Ngoài ra, bạn cũng có thể bọc lá với cá hồi, món ăn này rất có lợi cho người bị bệnh tim. Món ăn này cũng được rất nhiều nhà hàng đưa vào thực đơn và được nhiều khách hàng yêu thích.

Trị gàu hiệu quả

Lá nguyệt quế trị gàu rất hiệu quả, bạn đã biết chưa. Không những thế lá còn chữa được nhiều bệnh về da đầu khác.

Bạn chỉ cần nấu sôi rồi lấy nước để gội đầu, bạn chỉ gội lá 1 tuần 2 lần thôi nhé!

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tinh dầu nguyệt quế để ủ tóc khoảng 30 phút. Trong lúc ủ bạn cũng nên massage nhẹ nhàng da đầu. Sau đó bạn xả lại với nước sạch là được. Cách này sẽ giúp đánh bay  gàu một cách nhanh chóng.

Giúp ngủ ngon, an thần

Sau khi sử dụng dược liệu này bạn sẽ có được giấc ngủ ngon, chất lượng, giúp tinh thần luôn sảng khoái

Bạn có thể nấu nước lá nguyệt quế hoặc dùng một vài giọt tinh dầu của dược liệu này cho vào nước để ngâm mình. Đảm bảo sau đó bạn sẽ có được giấc ngủ ngon, chất lượng, giúp tinh thần luôn sảng khoái và dồi dào năng lượng.
Nếu có thể đầu tư, bạn có thể mua máy xông hoặc máy khuếch tán tinh dầu để công dụng này được phát huy tối đa hơn. Đồng thời cũng giúp khử mùi, đem đến hương thơm dễ chịu cho không gian sống.

Dùng làm gia vị trong các món ăn

Tương tự vỏ quế, tiểu hồi, đinh hương, lá nguyệt quế cũng được sử dụng làm gia vị, đem đến hương thơm dễ chịu cho những món ăn. Dược liệu này thường được dùng trong món lẩu, súp, sốt, nướng, giúp kích thích tiêu hóa hiệu quả và còn mang những công dụng rất tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Cách sử dụng lá nguyệt quế

Tùy theo mục đích, dạng dược liệu (lá tươi, lá khô, tinh dầu)  mà sẽ có những cách sử dụng khác nhau cho lá nguyệt quế. Tuy nhiên, tất cả đều có quy trình sử dụng rất đơn giản, nhanh chóng mà ai cũng có thể thực hiện được.

  • Đối với lá khô, lá tươi: Sắc trực tiếp một lượng vừa đủ với nước để uống, tắm hoặc xông hơi. Chú ý, nếu sử dụng lá khô thì nên lấy lượng ít hơn so với lá tươi. Nếu dùng để xông hơi, có thể đốt trực tiếp lá khô để lan tỏa hương thơm.
  • Đối với tinh dầu: Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào nước để xông hơi, tắm hoặc dùng máy xông, khuếch tán tinh dầu để sử dụng.

Tuy là dược liệu tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần chú ý liều lượng khi sử dụng. Không được lạm dụng lá nguyệt quế trong việc điều trị bệnh hoặc làm gia vị, bởi có thể đem đến những tác dụng có hại với sức khỏe. Đồng thời, tham khảo một số lưu ý sau đây để dùng dược liệu này an toàn, hiệu quả nhất:

  • Không được tự ý sử dụng thảo dược này để trị bệnh, lạm dụng khi chưa có sự chỉ cần của thầy thuốc, bác sĩ.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hoặc trẻ em.
  • Những người mẫn cảm, dị ứng với lá nguyệt quế tuyệt đối không được sử dụng.
  • Những người bị tiểu đường đang điều trị với thuốc Tây y, insulin cũng không được dùng dược liệu này kèm theo.
  • Nếu đang điều trị với bất kỳ thuốc nào khác, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ để dùng lá cây nguyệt quế kèm theo. Không được sự ý phối hợp thuốc.
  • Loại dược liệu này chỉ hỗ trợ tăng cường sức khỏe, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Xem thêm :  7 công thức làm bánh ngon tuyệt hảo cho bạn

Mua lá nguyệt quế mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm lá nguyệt quế khô, tươi một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần chọn những địa điểm uy tín, có dược sĩ và bác sĩ chịu trách nhiệm quản lý để tránh mua phải dược liệu giả, kém chất lượng. Đừng vì ham rẻ mà mua hàng trôi nổi trên thị trường, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Bạn có thể dễ dàng tìm mua dược liệu này ở nhiều cửa hàng thuốc đông dược, các phòng khám đông y, phòng chẩn đoán đông y,…

Bạn có thể dễ dàng tìm mua dược liệu này ở nhiều cửa hàng thuốc đông dược, các phòng khám đông y, phòng chẩn đoán đông y,...

Giá của lá nguyệt quế phụ thuộc vào lượng và từng địa điểm cung cấp, dao động trong khoảng 120.000 – 150.000 VNĐ/100gr lá khô. Có thể nói, đây là mức rất hợp lý, phải chăng và phù hợp với nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Và 100gr lá khô sử dụng được trong khoảng thời gian khá lâu, tiết kiệm dành cho những người có nhu cầu dùng loại lá này.

Trên đây là những chia sẻ của Phòng Khám Đông Y Chân Nguyên về lá nguyệt quế. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ về đặc điểm, thành phần cũng như công dụng của dược liệu này. Từ đó, có thể tìm mua và sử dụng lá nguyệt quế dễ dàng và phù hợp nhất.

Bài viết liên quan:

Những công dụng của cây hoa cứt lợn mang lại đối với sức khỏe

Nụ đinh hương và những công dụng làm đẹp, chữa bệnh thần kì

Những bài thuốc bảo vệ sức khỏe hiệu quả với lá dâu tằm


Ý nghĩa cây nguyệt quế và 16 công dụng trong y học ít người biết


Clip chia sẻ dành cho các bạn mới bắt đầu yêu thích chơi cây kiểng.
Ý NGHĨA CÂY HOA NGUYỆT QUẾ TRONG PHONG THỦY
Ý nghĩa cây nguyệt quế và 16 công dụng trong y học ít người biết

Trong tiếng Hi Lạp, cây hoa nguyệt quế có tên là: δάφνη δέντρο
Trong tiếng Anh cây Nguyệt quế là: laurel
Cây Nguyệt quế trong tiếng Ý là: albero di alloro
Tên tiếng Hàn Quốc của cây nguyệt quế là: 월계관

Cảm ơn Cả Nhà đã dành thời gian theo dõi video từ kênh Youtube Chia Sẻ Đam Mê Vlog của mình.
Để xem thêm nhiều nội dung và hình ảnh thú vị khác, cả nhà có thể truy cập:
+ Fanpage Chia Sẻ Đam Mê: https://www.facebook.com/chiasedammevlog
Và đừng quên đăng ký kênh để nhận thêm nhiều thêm video hữu ích trong thời gian sắp tới: http://bit.ly/2uvIbSG
Xin cảm ơn!
chiasedamme chiasedammevlog shareyourpassion
chiasekinhnghiemhay chiasedammeyoutube
caynguyetque

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button