Tổng Hợp

Top 10+ kinh nghiệm mua đất nền dự án hiệu quả nhất

Bạn đang xem: Top 10+ kinh nghiệm mua đất nền dự án hiệu quả nhất Tại Website nhahangcarnaval.com

Mua nhà đất thanh lý hay nhà đất phát mại của ngân hàng hiện nay đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà bạn có thể nhận được thì vẫn tồn tại không ít những rủi ro xung quanh. Làm sao để đảm bảo được các quyền lợi cho bạn cũng như con đường nào hạn chế rủi ro nhất? Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây nhé.

7 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng  1

1. Xác định rõ mức ưu tiên pháp lý

Pháp lý minh bạch, rõ ràng, đảm bảo là một trong những tiêu chí quan trọng nhất bạn cần phải xác minh trước khi đưa ra quyết định mua bán bất động sản nào đó. Đặc biệt, với hình thức mua đất thanh lý (đất phát mại) từ ngân hàng được mệnh danh là liên quan đến nhiều thủ tục pháp lý rắc rối hơn bất kỳ các giao dịch mua bán bất động sản nào khác.

Mặc dù trước đó ngân hàng đã thực hiện trình tự và thủ tục phát mại tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì không chắc chắn được trong quá trình tiến hành có xảy sai sót gì không. Hoặc có những điều khoản nào đi kèm gây bất lợi cho bạn mà bạn không hay biết? Hay những tài sản này có thực sự là của ngân hàng thanh lý? Vì thực tế không ít những hành vi lợi dụng tài sản gắn mác “ngân hàng thanh lý” để lừa đảo, trục lợi. Vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn khi mua tài sản nên cần phải đặc biệt quan tâm. Cần phải nắm những lưu ý về mặt pháp lý khi mua đất thanh lý của ngân hàng. Đặc biệt là dành cho những ai lần đầu tiên thực hiện giao dịch mua bán bất động sản phát mại.

7 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng 2

Trước khi suy nghĩ đến việc bạn sẽ được gì và mất gì khi lựa chọn tài sản thanh lý của ngân hàng thì pháp lý đảm bảo chính là chìa khóa để vào khu vực an toàn cho bạn lẫn các bên tham gia. Trường hợp không xác định được tính xác thực của nó hoặc có những dấu hiệu mập mờ thì tuyệt đối tránh xa những giao dịch này. Nếu bạn vẫn ngó lơ mà cố chấp theo đuổi thương vụ mình cho là “có lợi” thì những hậu quả sau đó bạn phải tự gánh lấy. Ngay cả khi có sự can thiệp của pháp luật thì quyền và lợi ích chính đáng của bạn cũng không được bảo vệ tuyệt đối. Vậy nên, pháp lý trong giao dịch tài sản phát mại chính là yếu tố cốt lõi mang tính chất quyết định lớn nhất. Đối với người mua, chỉ cần nhận thức được tầm quan trọng của pháp lý là đủ rồi. Những khía cạnh sâu bên trong nữa có thể tham khảo những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ tiếp theo.

2. Tìm hiểu tranh chấp (nếu có) của tài sản

Một trong những vấn đề thường gặp phải khi mua đất ngân hàng thanh lý là tài sản có vướng tranh chấp liên quan đến chủ sở hữu cũ. Với những tài sản có giấy chứng nhận thuộc sở hữu chung của nhiều người thì vấn đề pháp lý, thủ tục tương đối phức tạp. Nếu trên thực tế tài sản không phải của ngân hàng thanh lý thì rủi ro tiềm ẩn lại xuất hiện nhiều hơn. Người mua có thể mất trắng nếu không thực sự tỉnh táo và chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng với tài sản phát mại có sự tham gia của ngân hàng đã loại bỏ đi được phần nào rủi ro cho các bên.

Vấn đề còn lại ở đây chính là khi chủ sở hữu không còn khả năng chi trả các khoản nợ trong hợp đồng thế chấp với ngân hàng thì họ sẽ có quyền yêu cầu bên thế chuyển giao tài sản để tiến hành thanh lý hoàn vốn. Không phải lúc nào quá trình này cũng xảy ra suôn sẻ, đặc biệt là tài sản đồng chủ sở hữu. Chẳng hạn như sau khi đã hoàn tất giao dịch thì chủ sở hữu cũ không chịu hợp tác bàn giao tài sản. Hoặc người thi hành án (chủ sở hữu tài sản thế chấp) không hợp tác với cơ quan pháp luật cũng như phía ngân hàng để thực hiện chuyển giao tài sản. Người mua sẽ gặp phải thiệt thòi nhiều nhất nếu gặp phải tình trạng này. Vấn đề tranh chấp, kiện tụng diễn ra sẽ làm mất nhiều thời gian cho quá trình giao dịch cũng như chuyển giao tài sản giữa các bên.

7 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng 3

Vậy nên, cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của mình là phải tìm hiểu rõ và tránh xa những tài sản liên quan đến nhiều chủ sở hữu và thông tin không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong những thương vụ như thế này thì hoàn toàn có thể xem xét tiếp tục. Hoạt động này của ngân hàng đã hoạt động từ trước đến nay, không thể phủ nhận hoặc khẳng định “không nên” sở hữu tài sản phát mại.

Xem thêm :  2 cách làm khoai tây chiên bằng nồi chiên không dầu chuẩn ngon

3. Tìm hiểu thông tin quy hoạch của Nhà nước

Nhà đất được ngân hàng thanh lý hiện nay thường có giá trị không hề nhỏ, bạn phải bỏ ra số tiền tương đối lớn để sở hữu nó. Vì thế phải thật cẩn trọng trong việc kiểm định thông tin quy hoạch của Nhà nước. Nếu không biết được những điều này thì người mua dễ gặp phải những rủi ro như đất sẽ bị thu hồi hoặc bị hạn chế các quyền sử dụng đất khiến người mua không thể sử dụng được tài sản sau đó. Nhà đầu tư cũng như người mua hiện nay đều rất dè chừng với các quy định quy hoạch của Nhà nước. Nhưng vẫn có nhiều người chủ quan và bỏ qua bước quan trọng này. Hãy tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi bỏ một số tiền lớn sở hữu tài sản nhưng lại không sử dụng được, chỉ để đó “nhìn cho vui”?

7 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng 4

Nhờ sự phát triển của internet, ai cũng có thể tra cứu được thông tin quy hoạch trong khu vực tài sản đang hiện hữu. Chỉ mất vài bước cơ bản thông qua các ứng dụng, website trực tuyến là bạn có ngay thông tin bổ ích rồi. Hoặc nếu cẩn thận hơn có thể đến Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định Xây dựng ở địa phương cần tìm hiểu để được tư vấn chi tiết. Bạn không mất quá nhiều thời gian cũng như chi phí để tìm hiểu những vấn đề này. Vậy nên, đừng vội mà đưa ra quyết định trước khi có những cơ sở chắc chắn và đảm bảo.

4. Chọn đúng đối tượng giao dịch

Cần phải xác định đúng đâu là đối tượng có toàn quyền quyết định đến các vấn đề về sở hữu và sử dụng đất trước tiến hành giao dịch. Đặc biệt là trong việc ký kết hợp đồng thì chữ ký của người có quyền thực hiện chuyển giao tài sản mới có hiệu lực pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Thực tế hiện nay khá phổ biến những trường hợp đã thực hiện giao dịch đến phút chót (khoảng 90 – 95% quá trình) nhưng vẫn vướng vào những tranh chấp không đáng có và đem lại nhiều rủi ro cho người mua.

Trong trường hợp cụ thể, mua tài sản đã bị tịch biên (tài sản ngân hàng thanh lý) thì thông thường chủ nhà đất cũ không còn là người sở hữu hoàn toàn tài sản. Nhiều người rất dễ lầm tưởng chuyện này vì nghĩ rằng giao dịch với chủ nhà đất hoàn toàn là đúng quy định. Nhưng không, khi tài sản đã bị ngân hàng tịch thu thì người có tài sản thế chấp phải thực hiện theo đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho phía ngân hàng. Để tránh những rủi ro pháp lý phát sinh sau đó thì người mua cần phải đặc biệt lưu ý điều này.

7 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng 5

Vì tính chất phức tạp của giao dịch nên tốt nhất là bạn không thanh toán trực tiếp chi phí cho chủ sở hữu cũ. Nên sử dụng dịch vụ thanh toán ba bên tại ngân hàng để có được sự đảm bảo cần thiết. Ngay cả khi tiến độ đã thực hiện đến khoảng 95% nhưng một bước chủ quan của bạn không biết sẽ để lại hậu quả như thế nào.

5. Định giá tài sản phù hợp

Giá trị tài sản chắc chắn là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ nhà đầu tư lẫn khách hàng. Định giá nhà đất một cách chính xác đồng nghĩa với việc đảm bảo lợi ích tối ưu cho bạn, loại bỏ đi những rủi ro có thể gặp phải. Vì thị trường bất động sản luôn luôn có những biến động qua từng giai đoạn khác nhau. Giá trị tài sản chỉ đúng ở một thời điểm nhất định trong từng hoàn cảnh nhất định. Người mua cần phải linh hoạt trong việc này và đòi hỏi phải có cái nhìn rộng hơn về tiềm năng của tài sản mình đang nhắm tới.

Hiện nay, bạn có sử dụng bản đồ định giá đất, khung giá đất chuẩn của Nhà nước, app định giá nhà đất để tra cứu, tham khảo thông tin về thị trường bất động sản khu vực lân cận và so sánh với mức giá mà ngân hàng đưa ra có phù hợp hay không. Trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì có thể tìm đến dịch vụ thẩm định giá nhà đất để nhờ họ tư vấn cụ thể.

Thông thường mức giá mà ngân hàng đưa ra sẽ rẻ hơn thực tế thị trường rơi vào khoảng 10 – 20%. Nhưng người mua cũng không nên chủ quan về điều này. Cần phải hiểu rằng, ngân hàng không phải các một tổ chức chuyên về kinh doanh bất động sản nên kết quả không phải lúc nào cũng luôn đúng. Ngân hàng chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để thu hồi vốn trong thời gian nhanh nhất và hạn chế rủi ro nhất.

7 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng 6

Vậy người mua cần phải định giá tài sản để làm gì? Là bởi vì việc thực hiện thanh lý tài sản thường được ngân hàng ủy quyền cho các công ty bán đấu giá, đồng thời phát sinh thêm lãi phạt, tiền môi giới cũng như các khoản phí liên quan khác. Người mua cần phải nắm được mức dao động của tài sản để trong quá trình đấu giá không xảy ra tình trạng rao giá quá cao, làm giảm những lợi ích mà bạn có thể nhận được từ giao dịch này. Nếu bạn rất muốn sở hữu tài sản thanh lý đó và chấp nhận chi thêm để đánh đổi thì tùy vào mục đích, nhu cầu riêng của bạn. Nhưng nếu không thực sự cần thiết, bạn hoàn toàn có thể từ bỏ sau khi nhận thấy mức giá nhiều người đưa ra đã vượt quá giá trị thực. Thị trường bất động sản hiện nay dù đang đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn cung nhưng không khó để bạn tìm được nhà đất thay thế phù hợp.

Xem thêm :  Download giáo trình hán ngữ tập 1 quyển thượng pdf bản mới, tải giáo trình hán ngữ 6 quyển kèm file pdf

6. Sàng lọc thông tin chính xác

Hiện nay, xuất hiện rất nhiều những chiêu trò rao bán nhà đất gắn mác “thanh lý ngân hàng”, “tài sản phát mại” để đánh vào tâm lý thích những món hàng “rẻ” của khách hàng. Hình thức chúng thường sử dụng là phát tờ rơi dọc đường, dán cột điện, đăng tin trên các diễn đàn rao vặt, các trang mạng xã hội, gọi điện, nhắn tin giả mạo thông báo ngân hàng khó mà phát hiện được nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Từ những câu chào mời hấp dẫn được tinh vi hóa đến những con người “đóng thế” hoàn hảo là người mua nhằm lôi kéo, kích thích người mua thực. Khác hoàn toàn với những gì mà chúng rao bán tràn lan khắp nơi, tài sản gắn mác “thanh lý” thường là có tính thanh khoản thấp, thị trường không còn ưa chuộng, nằm ở nơi xa xôi, hẻo lánh, không có tiềm năng phát triển. Không ít những trường hợp đã gặp phải tình trạng này và thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng. Tất cả chỉ là những chiêu trò bẩn thỉu thường được chính những tên cò, môi giới thực hiện.

7 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng 7

Như vậy, làm thế nào để nhận biết được đâu là thông tin thực, đâu là thông tin ảo? Câu trả lời chính là ngân hàng không bao giờ quảng cáo thanh lý nhà đất bằng những hình thức đề cập như trên. Thông tin sẽ được cập nhật tại website của riêng từng ngân hàng hoặc các kênh thông tin truyền thông chính thức khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin danh sách tài sản phát mại từ các công ty bất động sản uy tín được ngân hàng ký gửi ủy thác.

Thực tế thì những thương vụ “béo bở” chỉ phát tín hiệu trong nội bộ, ngoại trừ việc bạn có những mối quan hệ thân thiết với ngân hàng thì mới có cơ hội tham gia vào. Vì vậy, không có chuyện ngân hàng thanh lý đất lại như rao bán rầm rộ như những gì mà các bạn nhìn thấy. Nói như thế cũng không hẳn khẳng định những dự án, tài sản phát mại đều là hàng “bỏ đi”. Vì ngân hàng không thể nhận thế chấp tài sản không thực sự đảm bảo lợi ích cho họ. Mặt khác, những “miếng bánh ngọt” thỉnh thoảng vẫn lọt ra thị trường nhằm tạo sức hút cho những thương vụ về sau. Là người mua thông minh và hiện đại, cần phải nắm chắc những vấn đề này. Quyết định cuối cùng vẫn là ở chính người mua, thông tin liên quan có thể tham khảo nhưng phải biết chọn lọc sao cho chất lượng, hiệu quả.

7. Thỏa thuận điều khoản hợp lý và ký kết

Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng những vấn đề xoay quanh tài sản thanh lý của ngân hàng thì trước khi đặt bút ký kết hợp đồng, người mua cũng phải chắc chắn đảm bảo hiểu rõ các nguyên tắc, điều khoản, cam kết trong hợp đồng để phòng ngừa rủi ro phát sinh về sau. Đối với tài sản phát mại có tính chất rất phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan và thủ tục pháp lý cũng gây tâm lý chán nản cho nhiều người.

Trong hợp đồng tùy thuộc vào từng loại tài sản, chính sách riêng của ngân hàng mà họ đưa ra những cam kết cho người mua. Và người mua cũng có những ý kiến đóng góp nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình. Lấy ví dụ như thời hạn thanh toán sẽ trong bao lâu để bạn còn sắp xếp và thực hiện đúng. Hoặc nếu chủ sở hữu cũ có kiện cáo, xảy ra tranh chấp, không chịu hợp tác bàn giao tài sản thì ngân hàng sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi người mua theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đừng dại dột mà đi theo con đường đối phương đã vẽ sẵn, cần phải tỉnh táo, linh hoạt trong từng hoàn cảnh khác nhau trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

7 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng 8

“Bút sa gà chết” là thành ngữ mà ông bà ta từ xa xưa thường nhắc đến để khuyên chúng ta rằng phải thật cẩn trọng khi đặt bút viết về điều gì đó cũng như phải suy nghĩ đến những hậu quả sau khi thực hiện hành động ký tên là gì. Ý nghĩa đó vẫn rất đúng trong trường hợp chúng ta đang đề cập ở đây. Nếu hợp đồng có dấu hiệu mập mờ, có thể gây bất lợi cho bạn về sau thì tuyệt đối không đặt bút ký. Trường hợp bạn không am hiểu nhiều về pháp luật thì phải nhờ đến chuyên gia, luật sư tư vấn rõ ràng.

Xem thêm :  Để lộ số chứng minh nhân dân mặt sau, chứng minh nhân dân

Tổng kết

Sức hút từ tài sản thanh lý của ngân hàng hoàn toàn không thể phủ nhận được. Việc lựa chọn sở hữu tài sản phát mại có thể là một bước đi đúng đắn nhưng đôi khi cũng không thực sự như ý. Trước khi rót vốn đầu tư thì bắt buộc bạn phải xem xét, tìm hiểu nhiều khía cạnh khác nhau. Tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ các chuyên gia nhiều năm trong nghề. Trao đổi các vấn đề liên quan và tham vấn từ ít nhất hai nguồn thông tin chất lượng trước khi đưa ra quyết định là giải pháp tối ưu nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Có nên mua đất ngân hàng thanh lý? Câu hỏi này vẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và chúng tôi không thể đưa ra ý kiến chủ quan. Vì tính chất nhạy cảm của loại bất động sản này nên người mua phải thật thấu đáo trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bỏ túi ngay “7 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng” mà chúng tôi đã chia sẻ qua bài viết trên là điều cần thiết trước khi quyết định “nên” hay “không nên”.


Mình là Hải Trần, là cựu sinh viên khoa Báo chí truyền thông của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. HCM. Mình hiện đang là Content Writer tại Công ty Trần Anh với gần 8 năm trong nghề. Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin mới nhất và chính xác nhất, đừng bỏ lỡ những nội dung được chia sẻ tại đây nhé!





Đánh giá của bạn


Day 4/28: Tại Sao Tôi Không Mua Đất Nền Phân Lô, Đất Nền Tái Định Cư Ven Khu Công Nghiệp Nữa?


ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ SÓNG ĐẦU TẠI THỊ TRƯỜNG MỚI CÙNG TRƯỞNG VŨ và TV GROUP
TẠI ĐÂY ?: https://forms.gle/4Y2uPxzoZq8gFTNy9

Day 4/28 videobatdongsan28ngay: Tại sao tôi không mua đất nền phân lô kcn , đất nền tái định cư ven khu công nghiệp nữa?
Tối nay sẽ là 1 buồi live stream về đất nền phân lô khu công nghiệp và đất nền tái định cư ven khu công nghiệp.
Trưởng sẽ giải đáp thắc mắc của rất nhiều người về việc có nên đầu tư đất nền phân lô khu công nghiệp, có nên mua đất nền tái định cư ven kcn không?
Hiện nay nhiều nhà đầu tư bds công nghiệp đã tiến hành đầu tư đất nền ven kcn, các nhà đầu tư bđs cn này tập trung vào đầu tư đất nền becamex, mua đất phân lô kcn becamex và mua đất phân lô ven kcn
Trưởng sẽ trả lời câu hỏi : tại sao nhiều nđt bđs lại chọn đất nền tđc becamex, hoặc các loại đất tương đương như đất tđc becamex, đất nền tái định cư ven kcn để đầu tư vào bất động sản công nghiệp trong giai đoạn này.
Hiện tại Trưởng đã đầu tư một số loại loại hình đất ven khu công nghiệp sau:
đất phân lô becamex bình phước,
đất nền phân lô bình phước,
đất nền phân lô đồng phú, đầu tư phân lô becamex đồng phú
đất nền phân lô hàm tân, đất nền kcn becamex hàm tân
Ngoài ra Trưởng cũng đang đầu tư đất nền phân lô kcn ( loại hình này chiến lược của trưởng sẽ hơi khác ), đầu tư đất nền becamex hàm tân, đầu tư đất nền becamex đồng phú, đất nền phân lô kcn becamex hàm tân.
Vì tình hình dịch bệnh, việc mua đất nền phân lô kcn becamex và mua đất tđc ven kcn trở nên khó khăn,
các nhà đầu tư bđs sẽ khó để mua đất nền becamex đồng phú , mua đất nền becamex hàm tân hơn.
Các chủ lô đất cũng khó đất phân lô kcn, bán đất nền phân lô cạnh kcn.
Thời điểm mở dịch sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động bán đất phân lô ven kcn, bán đất nền phân lô kcn becamex và có thể dẫn đễn tình trạng sốt đất nền phân lô kcn becamex
sốt đất tđc ven kcn.
Nhà đầu tư bđs công nghiệp nên cẩn thận trước tình trạng sốt đất tđc ven kcn.
Theo quan điểm cá nhân Trưởng việc đầu tư đất tđc ven kcn, phân lô đất tái định cư ven kcn cần phải tìm hiểu thông tin kỹ càng.
Các nhà đầu tư có thể tìm thấy nhiều video của Trưởng nói về đất phân lô khu công nghiệp và đầu tư đất tđc ven khu công nghiệp.
Toàn bộ nội dung trên là những trải nghiệm, những phân tích cá nhân của Trưởng về thị trường Bất Động Sản do đó có đúng hay sai, còn thiếu sót mong các anh chị nhà đầu tư bỏ qua.
NẾU A/C XEM VIDEO THẤY CÓ ÍCH, CÁC A/C CÓ THỂ ĐỂ LẠI Ý KIẾN CỦA MÌNH DƯỚI PHẦN BÌNH LUẬN HOẶC LIKE SHARE ĐĂNG KÝ KÊNH ĐỂ ỦNG HỘ TRƯỞNG VÀ NHẬN ĐƯỢC NHỮNG VIDEO MỚI NHẤT. KHÔNG CÓ ÍCH A/C BỎ QUA.

Kết nối với Mr Trưởng Vũ:
Hotline/Zalo: 0922.01.3333
Website: http://truongvuland.com.vn/​
Facebook: https://www.facebook.com/truongvu.lifecoach
Fanpage facebook: https://www.facebook.com/CongDongBDSvietnam.TV
Youtube: https://www.youtube.com/c/TrưởngVũOfficial1301

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button