Tổng Hợp

Giải đáp thắc mắc việc học công nghệ thông tin có khó không?

Ngành công nghệ thông tin có thể nói là ngành đang rất hot, xu hướng đang được nhiều bạn trẻ theo học vì tính ứng dụng của ngành này trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên khá nhiều bạn lo lắng khi chọn ngành này vì không biết học công nghệ thông tin có khó không? Bài viết dưới đây jobpro.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó và cần chuẩn bị tâm lý ghi lựa chọn học công nghệ thông tin

Học công nghệ thông tin có khó không?

Công nghệ thông tin

Khi theo học và chọn ngành nghề liên quan đến Công nghệ thông tin, việc học tại các trường đại học mới chỉ là khởi đầu của ngành này mà thôi. Những khởi đầu của việc học công nghệ thông tin chưa chắc đã bằng phẳng chứ chưa tính đến con đường đầy chông gai phía trước

Khi học tập ở các khối ngành công nghệ thông tin như chuyên ngành: Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và viễn thông, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo (AL), An ninh mạng và ngành internet vạn vật (loT), các bạn cần phải cố gắng học tập không ngừng mới có thể hoàn thiện và phát triển bản thân trong thời đại công nghệ luôn thay đổi như hiện nay

Ngành công nghệ thông tin đòi hỏi các bạn sinh viên phải tự trang bị khả năng tự học và khả năng tư duy logic, tự mày mò, tìm hiểu nâng cao kiến thức. Các kiến thức sẽ chuyên sâu về mặt toán học và suy luận hơn các ngành như kế toán, marketing, tài chính, kinh tế,…

Việc học những kiến thức trên trường là không thể đủ đối với một sinh viên Công nghệ thông tin. Lượng kiến thức trong sách vở sẽ bị giới hạn, chỉ có chừng mực và không phải lúc nào kiến thức trong sách cũng theo kịp khối lượng thông tin được cập nhật hàng giây trên internet được. Giáo trình sẽ không bao giờ là đủ cho một cử nhân học ngành Công nghệ thông tin được cả

Bên cạnh đó, trên giảng đường đại học nói chung về khoa Công nghệ thông tin nói riêng thì thầy cô sẽ chỉ giảng dạy căn bản của một số vấn đề rồi sinh viên thực hành, làm bài tập theo nhóm, và triển khai các ứng dụng trong các chương trình học. Giảng viên sẽ chỉ dẫn cho sinh viên khi thật sự cần thiết thôi. Khi thực hiện các bài tập theo nhóm, sinh viên Công nghệ thông tin có thể phát huy khả năng sáng tạo, tư duy, giải quyết các vấn của mình

Xem thêm :  Đi bộ có giảm cân không? giảm bao nhiêu calo? tư thế đi bộ đúng

Kiến thức CNTT

Một sinh viên khoa Công nghệ thông tin nếu học tập theo đúng chương trình giảng dạy, mở rộng các chương trình học tập và phát triển bản thân thì sau khi học tầm 3 đến 4 năm trên trường, sinh viên đó sẽ có đủ kiến thức để bắt đầu đi làm và sau đó tích lũy được kinh nghiệm

Nhưng nếu sinh viên không chủ động tiếp thu kiến thức và mở mang nó, sinh viên đó sẽ trở nên thụ động và hổng kiến thức. Việc học Công nghệ thông tin khó hay dễ phụ thuộc rất lớn về sự tự giác, ý chí, chăm chỉ, cầu tiến của bản thân, chỉ mỗi thông minh thôi là chưa đạt được, mà phải có đủ các yếu tố khác nữa

Vậy đáp án cho câu hỏi ” Học công nghệ thông tin có khó không?” thì đáp án sẽ là không hề dễ một chút nào. Nếu bản thân bạn không tự cố gắng tiếp thu những cái mới hay thiếu đam mê vào ngành này thì rất khó có thể theo học đến cùng và gắn bó lâu dài về sau. Bên cạnh đó, môi trường đào tạo cũng sẽ rất quan trọng bởi vì nó đóng góp một phần trong quá trình phát  triển của bạn, việc lựa chọn vào một ngôi trường giảng dạy tốt và đào tạo chuyên sâu Công nghệ thông tin rất quan trọng. Nếu bạn học một nơi không có sự đầu tư trong chất lượng giảng dạy thì bạn sẽ bị mất kiến thức cũng như sự hứng thú trong nội tâm bạn, dần sẽ không yêu thích ngành này nữa

Bên cạnh việc học Công nghệ thông tin trên trường thì sinh viên ngành này cũng cần phải chịu khó đi làm từ rất sớm, vì đó có thể là các dự án nhỏ trở lên. Khi ra trường, công ty tuyển các bạn sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành CNTT  thường cần các bạn chỉ ra rằng các bạn đã làm những công việc thực tế nào, sản phẩm nào bạn đã tự tạo ra. Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc hay sự trải nghiệm bên ngoài thì tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên ngành Công nghệ thông tin cũng rất nhiều

Khi bạn đã xác định theo học ngành Công nghệ thông tin thì chắc rằng bạn sẽ phải học kiến thức về nó cả cuộc đời nếu bạn làm việc trong lĩnh vực này. Sẽ không có chuyện bạn chỉ cần học hết kiến thức một lần là có thể tự làm việc được. Như đã nói kiến thức của ngành này luôn phải cập nhật thường xuyên. Làm CNTT thì bạn chỉ có thể xác định học nữa, học mãi

Xem thêm :  [1076+] 7 kiểu tin nhắn thả thính, hay nhất}

Học Công nghệ thông tin trước tiên bạn nên xác định mình học cái gì thì đi làm cái đó. Điều này còn phụ thuộc vào sản phẩm khách hàng muốn là gì? Và phải sử dụng công nghệ nào? Việc chỉ áp dụng và làm theo những gì học tại trường sẽ không giúp bạn theo kịp thời đại và thời gian bị đào thải sẽ là chuyện sớm muộn

Những yếu tố cần có để theo học ngành CNTT

1.Niềm đam mê

Điều đầu tiên, cũng là yếu tố quan trọng nhất đó là niềm đam mê ngành Công nghệ thông tin. Thực sự khi học ngành gì cũng cần phải có sự đam mê trỗi dậy trong lòng mình, đặc biệt khi bạn làm việc hàng giờ với máy tính để hoàn thành giải pháp, viết một chương trình code, phần mềm. Đặc biệt nếu không có đam mê thì khi bạn phải viết lại các chương trình code hàng tháng trời thì các bạn dần sẽ thấy nản và muốn dừng lại ngay lập tức

2.Sự cẩn thận

Sự cẩn trọng trong công việc cũng rất quan trọng và cần thiết. Nếu bạn bất cẩn khi thực hiện một dòng mã lệnh nào đó hay phân tích công việc không chuẩn xác, sai sót trong quá trình lắp ráp, chế tạo cũng có thể mang lại kết quả không mong muốn như ảnh hưởng đến một ứng dụng hoặc toàn bộ hệ thống, chương trình tổng

3.Chịu khó học hỏi và trau dồi kiến thức mới

Chịu khó học hỏi

Một người làm Công nghệ thông tin cần chịu khó việc học và trau dồi kiến thức mới. Công nghệ trên thế giới sẽ liên tục thay đổi và phát triển không ngừng, nếu chúng ta không biết cập nhật thì bị đào thải cùng với những công nghệ cũ. Bạn sẽ phải liên tục, thường xuyên cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ về công nghệ của bản thân mình

4.Cần sự chịu khó

Khi làm việc trong lĩnh vực CNTT thì chuyện thường xuyên phải giải quyết những vấn đề khó nhằn là tất yếu, những lúc như vậy thì thật cần sự chịu khó cũng như nhẫn nại, kiên trì. Việc bạn kiên trì và cố gắng khi làm việc trong ngành Công nghệ thông tin có nghĩa là bạn không bỏ cuộc dễ dàng, bạn sẵn sàng đi tìm các giải pháp khác một lần nữa dù có mất thời gian như thế nào

Xem thêm :  Top 23 cuốn sách hay về cuộc sống đáng đọc nhất 2021

5.Khả năng teamwork

Khả năng teamwork (làm việc theo nhóm) cũng quan trọng không kém như kỹ năng làm việc độc lập vậy. Trong một dự án lớn thì bạn có thể phải làm việc với rất nhiều người để hoàn thành khối lượng công việc được giao trước đó. Bạn sẽ phải hòa hợp và thích nghi với mọi người. Làm việc theo nhóm sẽ giúp bạn giảm bớt các khối lượng cũng như độ phức công việc. Nếu teamwork tốt, công việc của dự án sẽ hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều

6.Kỹ năng ngoại ngữ

Kỹ năng ngoại ngữ

Muốn trở thành một dân Công nghệ thông tin giỏi thì bạn cần bỏ riêng cho mình một vốn ngoại ngữ tốt. Ngành công nghệ thông tin nói riêng và internet nói chung thì đều mang tính toàn cầu. Sinh viên ngành CNTT cần có kiến thức ngoại ngữ tốt, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu những vấn đề và thông số chuyên môn của ngành này

Một trong các yêu cầu bắt buộc khi tuyển dụng của ngành CNTT là phải biết được ít nhất một ngoại ngữ và cần có những ky năng cá nhân nhất định

7.Có tư duy logic

Đây là ngành học bạn cần phải đầu tư nhiều chất xám của mình. Việc học các ngành công nghệ chắc chắn yêu cầu bạn phải có trình độ tư duy logic, toán học, tư duy tốt

Học công nghệ thông tin thực sự không phải là quá khó nhưng chắc chắn không hề dễ dàng. Ngành Công nghệ thông tin thiên về tư duy logic chứ không phải tính toán, nhưng bên cạnh đó rất cần nhiều tố chất thì mới có thể theo đuổi ngành này đến tận cùng được. Vậy mong rằng qua bài viết trên này, các bạn có thể dựa vào năng lực của mình để tự đánh giá xem việc học Công nghệ thông tin có khó không nhé


Review ngành công nghê thông tin "có tâm", học cntt ra trường làm gì | cntt mức lương như thế nào?


nguoiyeumoi congnghethongtin cntt
Review ngành công nghê thông tin \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button