Tổng Hợp

Giải mã hiện tượng bóng đè theo cách nhìn khoa học

Bóng đè có lẽ là hiện tượng thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều giả thuyết từ duy tâm đến duy vật được đặt ra nhằm giải thích, làm sáng tỏ cho hiện tượng này. Cho đến nay nguồn gốc và ý nghĩa của việc bị bóng đè vẫn còn là một bí ẩn.

Tuy nhiên, theo quan điểm và cách giải thích của khoa học hiện đại thì bức màn bí ẩn của hiện tượng này cũng dần được hé mở. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng bóng đè theo cách nhìn khoa học nhé!

hiện tượng bóng đè là gì?

Sleep Paralysis hay còn được biết đến với cái tên “dân giã” là bóng đè. Trong giới nghiên cứu khoa học thì hiện tượng này được xem là hội chứng liệt thân khi ngủ.

Giải mã hiện tượng bóng đè dưới góc nhìn khoa học

Hiện tượng bóng đè thường xuất hiện trong giai đoạn chuyển giao giữa 2 trạng thái thức và ngủ. Nghĩa là ở giai đoạn đầu của giấc ngủ hoặc giai đoạn gần cuối của giấc ngủ.

Hiện tượng này không chỉ xảy ra với giấc ngủ đêm mà ngay cả vào ban ngày, khi não bộ bắt đầu có xu hướng chuyển giao 2 trạng thái này thì bóng đè cũng có thể xuất hiện. Thông thường người trung niên và người lớn tuổi sẽ có khả năng rơi vào hiện tượng bóng đè nhiều hơn so với người trẻ tuổi.

Triệu chứng của người bị bóng đè

Khi hiện tượng này xuất hiện cả cơ thể bạn sẽ có những biến đổi. Về cơ bản bạn vẫn có thể nhận thức được mọi thứ đang diễn ra xung quanh bạn. Tuy nhiên, bạn không thể điều khiển được bất cứ bộ phận nào hoạt động được như bình thường. Đồng thời kèm theo đó là các triệu chứng sau:

  • Vã mồ hôi lạnh trên mặt, lưng, lòng bàn tay,…
  • Không thể điều chỉnh nhịp thở, không thể thở sâu và khó thở
  • Nhìn thấy ảo giác và sinh ra cảm giác sợ hãi tột độ.
  • Đau nhức, ê ẩm toàn thân. Cảm thấy cơ thể mình nặng nề hơn so với bình thường.
  • Cảm thấy đau thắt ngực như có áp lực nặng đè chặt lên ngực của mình.
  • Không thể nói, không thể cử động. Đôi khi bạn có thể mở mắt, tuy nhiên chỉ nhìn thấy nhưng vẫn không thể làm gì.
Xem thêm :  Hướng dẫn pha chế thuốc nhuộm tóc đúng cách pha thuốc nhuộm tóc đen

Bị bóng đè có nguy hiểm không?

Về cơ bản bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng nếu không được điều trị, khắc phục mà để kéo dài phát triển thành bệnh thì nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Thậm chí khiến khả năng tử vong xảy ra cao hơn. Nhất là khi hiện tượng này xuất hiện trong giấc ngủ của những người cao tuổi, những người đang có bệnh lý hoặc thể trạng đang trong trạng thái đặc biệt.

Hiện tượng bóng đè có nguy hiểm không?

Theo nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng bóng đè gián tiếp gây nên cái chết cho chủ nhân thông qua việc phát triển hội chứng narcolepsy (ngủ rũ). Việc rối loạn giấc ngủ khiến bạn dễ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe hơn do sức đề kháng giảm sút. Không những thế, việc không đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng sẽ kéo theo công việc và sinh hoạt hàng ngày kém hiệu quả.

Đối tượng nào thường bị bóng đè

Trong dân gian thường hay lưu truyền rằng những người “yếu bóng vía” sẽ dễ gặp phải bóng đè. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học thì bất cứ ai cũng có thể bị bóng đè. Trong đó, các đối tượng dễ rơi vào trạng thái này nhất là:

  • Người cao tuổi, giấc ngủ bị xáo trộn do sự xuống cấp của nhiều chức năng trong cơ thể.
  • Người mắc chứng mất ngủ.
  • Người bị rối loạn lưỡng cực.
  • Người đang bị stress, áp lực với cuộc sống hay công việc, thường xuyên căng thẳng.
  • Người có thói quen sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thay đổi giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi khiến cơ thể khó thích nghi.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc điều trị.
  • Người có bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng bóng đè

Theo các báo cáo từ Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị bóng đè. Trong đó có 2 nhóm nguyên nhân lớn chính là:

Rối loạn giai đoạn giấc ngủ

Một con người khi ngủ sẽ trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó hiện tượng bóng đè và giấc mơ sẽ thường xảy ra ở giai đoạn REM. Về cơ bản đây vẫn là một giai đoạn của giấc ngủ và cần được nghỉ ngơi sâu. Thế nhưng vì một lý do nào đó mà não bộ đột ngột “tỉnh” trong khi các cơ quan khác vẫn chưa thích ứng được thì sẽ dẫn đến bóng đè.

Xem thêm :  Danh sách 63 tỉnh thành việt nam 2021

Những nguyên nhân gây nên hiện tượng bóng đè cần lưu ý

Chấn thương tâm lý

Theo ông Clete Kushida – một tiến sĩ nghiên cứu về giấc ngủ tại trung tâm Y tế Sleep Stanford cho rằng hiện tượng bóng đè có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về tâm lý. Đặc biệt là các chấn thương về tâm lý. Thậm chí đây còn được xem là dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh tâm thần.

Cách giải quyết khi bị bóng đè

Vậy khi bị rơi vào trạng thái bóng đè bạn cần phải ứng phó như thế nào? Bạn cần làm gì để giúp mình thoát khỏi tình trạng này? Hãy làm theo một số gợi ý dưới đây để giúp mình nhanh chóng thoát khỏi cảnh bóng đè nhé!

Đầu tiên bạn cần phải tập trung vào việc hít thở. Hãy cố gắng điều chỉnh nhịp thở của mình trở lại bình thường. Điều này sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và cung cấp oxy cho não.

Tiếp theo bạn hãy thử cử động nhẹ nhàng. Đừng cố bật dậy mà hãy nhúc nhích các bộ phận nhỏ trước. Từ ngón tay chẳng hạn, hoặc mím môi, nháy mắt,…. cũng là một ý hay để bạn giành dần các điều khiển cơ thể.

Cách giải quyết an toàn khi rơi vào trạng thái bóng đè

Sau đó bạn hãy cố nói chuyện. Bạn có thể gọi tên một ai đó hoặc ho khan để tạo tiếng động trong thanh quản. Lúc này nếu có người phát hiện họ có thể sẽ giúp lay bạn dậy. Còn nếu không thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy thử kích thích hoạt động lại một lần nữa. Hoặc giữ nguyên tư thế, hít thở sâu để nối tiếp giấc ngủ cũng là một cách hay đấy nhé!

Phương pháp chữa trị bóng đè dứt điểm

Dù được xem là một hiện tượng tự nhiên thế nhưng với nỗi ám ảnh và những rắc rối, nguy cơ tiềm tàng mà hiện tượng bóng đè gây ra bạn vẫn nên tìm cách trị dứt điểm để giúp mình cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Phương pháp chữa trị bóng đè hiện nay có rất nhiều. Từ các thuốc đặc trị đến các cách trị liệu tâm lý, vật lý khác nhau. Trong đó điều trị bằng các phương pháp ngoại liệu không dùng thuốc được các chuyên gia khuyên dùng hơn. Một số cách hay giúp khắc phục tình trạng bóng đè khi ngủ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng như là:

  • Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Bạn cần phải ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Hạn chế thức khuya quá 23h. Đồng thời không nên thay đổi các giờ giấc ngủ nếu không có vấn đề quan trọng nào.
  • Điều chỉnh lại công việc của mình giúp giảm tải áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Không nên đem việc về nhà và làm quá khuya. Điều này có thể sinh ra hội chứng sợ công việc ám ảnh công việc gây phản tác dụng đấy nhé!
  • Điều trị các hội chứng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ bằng các biện pháp thiền, sử dụng trà an thần, nghe nhạc nhẹ và nghỉ ngơi nhẹ nhàng trước khi ngủ.
Xem thêm :  Chùa bửu long: ngôi chùa “không nhang khói” đẹp lừng lẫy tại sài gòn

Phương pháp chữa trị bóng đè hiệu quả

Trên đây là bài viết giải mã tất tần tật các vấn đề liên quan đến hiện tượng bóng đè theo cách nhìn khoa học. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa mang đến sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hiện tượng bóng đè. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống nhé!


Khám phá bí ẩn hiện tượng Bóng đè


Bóng đè là gì? Trong video này chúng ta sẽ cùng khám phá sự thật hiện tượng bóng đè theo khoa học nhé

Đừng bị dụ dỗ bởi những lời đường mật về kiếm tiền trên Forex, nếu không biết gì về Forex tham gia thì bạn sẽ chỉ mất sạch tiền thôi. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định bỏ tiền ra các bạn nhé:
Youtube: https://ytb.me/forexchannel
Website: https://ytb.me/forexweb

Donate cho KTTV:
Techcombank: 19035547651013
CTK: VU HOANG DUONG (chi nhánh Hoàng Gia HN)
Momo: 0396.140.774 (PHAM THI THU HUONG)
Cổng Donate: https://playerduo.com/kttvofficial
♥ Link Khóa học Tâm lý, Tiếng Anh, Thuyết Trình, … : https://bitly.vn/E6GwL
♥ Mua sản phẩm ủng hộ KTTV: https://bitly.vn/bNC8I
♦ Group trên Facebook: https://bitly.vn/oQrDk
♣ Page Facebook: hhttps://bitly.vn/KHYwx
Cảm ơn bạn đã ủng hộ! ♥
KienThucThuVi

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button