Tổng Hợp

Giải thích câu tục ngữ giận cá chém thớt (3 mẫu) những bài văn hay lớp 7

Bạn đang xem: Giải thích câu tục ngữ giận cá chém thớt (3 mẫu) những bài văn hay lớp 7 Tại Website nhahangcarnaval.com

Giải thích câu tục ngữ: Giận cá chém thớt

Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích câu tục ngữ: Giận cá chém thớt – Bài làm 1

Trong cuộc đời mỗi người dù ai đó có tốt tính có hiền lành đến mấy thì cũng có lúc phải tức giận trước một điều gì đó. Có thể thấy giận dữ là trạng thái cảm xúc thường thấy và mỗi khi lâm vào trạng thái đó chúng ta thường cần giải tỏa, xả đi cơn giận. Có những người sẽ xả cơn giận dữ vào ngay đối tượng mà gây nên nguồn cơn giận đó những cũng có người thì không như vậy. Vì thế dân gian ta mới có câu: “Giận cá chém thớt”.

Câu tục ngữ đã sử dụng hai hình ảnh quen thuộc trong đời sống hằng ngày. “Thớt” là vật dụng có thể bằng gỗ, nhựa dùng kê để thái, chặt thức ăn và cá là một trong số đó. Chúng ta có thể tưởng tượng đến cảnh khi chúng ta làm cá, với cá còn sống, chúng ta muốn đánh vảy, mổ cá nhưng nó lại giãy nảy lên khiến ta khó làm. Thành ra chúng ta sẽ cảm thấy bực mình nếu vài lần hạ đao mà không thịt được con cá nên chém thật mạnh bất chấp có trúng cá hay không để cho hả cơn tức. Những khi đó thường đường dao sẽ chệch và cái thớt sẽ phải chịu đựng nhát dao ấy. Một câu tục ngữ thường sẽ không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nghĩa đen mà còn thông qua nghĩa bóng từ sự liên tưởng, so sánh đến đời sống con người. Khi chúng ta tức giận, chúng ta thường có nhu cầu xả giận ngay lập tức. Có khi người làm ta tức giận thì ở xa hoặc do thiếu may mắn hoặc người kia là người mà ta không thể đắc tội thì khi đó ta thường có xu hướng đem trút giận vào một đối tượng khác.

Trong thực tế luôn xuất hiện những người như trên và nhiều khi chính chúng ta cũng từng là nạn nhân hoặc là người tức giận, không kiểm soát được cảm xúc của mình.  Ta ít nhất một lần trong đời bị người khác trút giận lên đầu mặc dù chẳng làm điều gì sai trái. Ví như khi bố mẹ cãi nhau là khi mà cả hai người đều đang rất tức giận, nếu ta ở gần đó thường sẽ bị bố mẹ trút giận lây vào người. Từ xưa đến nay thì mỗi ngày luôn có nhiều điều khiến ta tổn thương, khiến ta tức giận nhưng lại không thể nói lại được hay không kiềm chế được nên ta đem nó trút lên đầu người khác, nhất là những người thân thiết với ta. Ông bà ta từng nhắc nhở “Giận quá mất khôn” và không kiểm soát được hành vi của mình. Nếu việc tức giận sau đó trút giận lên người khác bằng lời nói thì còn đỡ tai hại nhưng khi “giận” này nó bộc phát thành những hành động khi chủ thể mất ý thức về hành vi của mình thì vô cùng nguy hiểm. Chúng ta không còn xa lạ gì với cái gọi là “trả thù tình” trong xã hội ngày nay. Đứng trước sự ngăn cấm tình yêu của hai bên gia đình đã khiến một vài người có hành vi trả thù man rợ đó là giết hại người khác. Khi ấy có hối tiếc, hối hận thì đã muộn màng.

Cuộc sống này vẫn còn tồn tại nhiều điều bất công và không phải ở bất cứ việc gì, bất cứ lúc nào chúng ta cũng đạt được điều ta mong muốn nên việc tức giận ai đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều quan trọng đó là chúng ta phải học cách kiềm chế cảm xúc, biết cách che giấu cảm xúc. Bởi có những đối tượng làm ta tức giận nhưng họ lại là những người có vai vế, những người mà ta không thể nào đụng tới được. Khi ấy cách duy nhất là nhịn, là che giấu cảm xúc. Vậy mới nói đời nhiều bất công mà nhiều khi chúng ta bắt buộc phải đeo lên chiếc mặt nạ che giấu cảm xúc thật của mình. Nếu bạn là một nhân viên bán hàng bạn sẽ dễ dàng thấy được điều này hằng ngày.

Có thể thấy “Giận cá chém thớt” là một hành động cần được hạn chế tối đa nhất có thể bởi không thể loại bỏ hoàn toàn được. Chúng ta khi không thể bày tỏ sự tức giận đối với người khiến ta khó chịu thì cũng đừng đem nó đổ lên đầu người khác. Câu tục ngữ là một bài học hay về cách đối nhân xử thế để có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.

Giải thích câu tục ngữ: Giận cá chém thớt – Bài làm 2

Trong cuộc sống giữa con người với nhau, để sống bằng tình yêu thương, đùm bọc, luôn thấu hiểu thì trước hết phải nên coi cái tâm, cái tình của bản thân thật nhẹ. Câu tục ngữ từ xa xưa “giận cá chém thớt” ra đời khuyên nhủ con người ta về tu dưỡng nhân cách làm người đúng mực hơn, một bài học về cách đối nhân xử thế, để rồi duy trì được mọi mối quan hệ trong cộng đồng hòa ái, bình đẳng và giàu tính nhân văn.

Xem thêm :  Những cách nhuộm tóc màu nâu đen cho nữ lên màu chuẩn đẹp, 20 kiểu tóc màu nâu đen 2020 phải thử

Câu tục ngữ ngắn gọn ấy, đã kể đến vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình, đó là “thớt” cùng công dụng ai cũng đều biết là dùng để giá đỡ, bề mặt phẳng phiu, chắc chắn để cắt thức ăn đủ loại. Nó có tác dụng làm sinh động, minh họa cho ý nghĩa của câu nói gắn liền với thực tế cuộc sống, ta hiểu khi bạn để con cá lên thớt để mổ, thấy con cá quá to, quá quẫy khó làm chủ nó, nó nhảy ra mất khó làm thịt, thành ra bạn tức giận mà không làm gì được, thì đành phải chém vào cái thớt dùng để mổ con cá đó cho hả cơn tức.

Câu nói sẽ không dừng lại ở nghĩa đen, cha ông ta còn có mối liên hệ đến con người, đó là khi con người ta tức giận trong các mối quan hệ của cuộc sống, con người ta không kìm chế mình, họ sẽ nói hết cả những thứ không liên quan xung quanh vấn đề ấy hoặc là giận người này nhưng vì lý do nào đó mà không dám trút giận vào đối tượng này mà đem trút tức giận cho người lại chút giận sang người khác vô can.

Hẳn vì câu tục ngữ ấy quá sâu sắc, giàu ý nghĩa nhân sinh, nên nó tồn tại trong con người ta lâu đến vậy. Kể cả là trong quá khứ hay trong thực tế, xã hội luôn tồn tại con người như vậy, và đôi khi trong chính tâm hồn ta cũng bị tổn thương bởi những cơn nóng giận mà người khác đem lại, cuộc sống đem lại để rồi bức xúc vào người, không nói lại được, không kìm chế được, mang cơn giận ấy đi xả lên người khác, họ thậm chí là những người yêu thương ta nhất, là người thân cận với ta. Sẽ không thiếu những vi dụ như khi có gia đình làm điểm tựa, bạn đi học, đi làm ở ngoài xã hội, bị người khác chỉ trích vì lỗi oan ức, giận không cãi được, ta đem những chuyện ấy sau một ngày mệt mỏi, khó chịu, cáu kỉnh về nhà rồi tự cho mình cái quyền la rầy con cái, người thân mình vì những chuyện cỏn con, nhiều việc không hoàn thành, không nhẹ nhàng khuyên bảo như bình thường được, thấy cuộc đời thật áp lực, bế tắc, bất hạnh.

Và đôi khi ta đã từng nghe câu của ông bà ta luôn đúng “giận quá mất khôn”. Đã có những trường hợp vì tình yêu đôi lứa nhưng không thể đến được với nhau do gia đình ngăn cấm, do không “môn đăng hộ đối”,… nên đã xảy ra tình cảnh trả thù thê thảm, vì lúc này phần “người” không kiềm chế được phần “con”, vì đa phần suy nghĩ của tuổi trẻ bồng bột, nó đã đưa con người ta trở thành ác thú, bất chấp pháp luật, giết hết những người thân trong gia đình người yêu để hả cơn tức giận đến ngu muội kia. Để rồi đến khi cơn giận qua đi, tất cả đã là sự hối hận muộn màng, trước vành móng ngựa lời tự thú, lời bào chữa cũng vô tác dụng, đó chính là vụ án nổi bật trong cộng đồng nhất, đau lòng nhất, phẫn nộ nhất trong năm 2016 của tử tù Nguyễn Hải Dương tại Bình Phước. Còn nhiều sự việc tương tự minh chứng cho câu nói “giận cá chém thớt” khác nữa,..

Suy cho cùng, “giận cá chém thớt”  chỉ toàn mang đến những cái hại không lớn thì nhỏ, ngấm ngầm làm kiệt quệ sức sống, sự tin tưởng, kính trọng của người khác đối với cá nhân có lối sống đó, không có mặt nào là lợi ích cho bản thân, cho các mối quan hệ. Vậy nên, để giảm thiểu những cái hại to lớn, do chính điều này mang lại, mỗi chúng ta cần luôn giữ được cho mình sự tỉnh táo, bình tĩnh trong mỗi công việc, tình huống mình làm, những điều bất ngờ xảy đến với ta. Phải xem xét toàn bộ sự việc trước khi hành động, trước khi buông lời trách móc, răn dạy với người khác xem nó có cần thiết hay không, phải hiểu được câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để không mất lòng người nghe, không mất đi sự tôn trọng từ người khác, học cách nhẫn nhịn, tử tế, nhẹ nhàng, cũng là một đức tính tốt của con người, biết giảm nhẹ cái tôi xuống khi sống trong một tập thể, vì không ai hoàn hảo cả. Có thể những chuyện quan trọng hơn, nếu không thể giảng hòa, ta cần sự trợ giúp từ xã hội, để tìm lại công bằng chứ không nên tự ý làm điều gì có lỗi với lương tâm, có lỗi với luật pháp.  

Câu tục ngữ ấy, vẫn văng vẳng bên tai, dù có trải qua bao nhiêu năm, như một lời nhắc nhở con người ta không nên để cảm xúc lấn át lí trí, không nên “giận cá chém thớt”, và còn dạy con người ta cách đối nhân xử thế tốt nhất giữa cộng đồng người với người. Chúng ta hãy sống xứng đáng, tử tế, yêu thương  nhau khi còn có thể, vì đời người ngắn lắm và chúng ta cũng chỉ sống có một lần.

Xem thêm :  Tên gọi các loại váy bằng tiếng anh

Giải thích câu tục ngữ: Giận cá chém thớt – Bài làm 3

Thực sự ta như biết được rằng cuộc sống của chúng ta hiện nay cũng chính là một chuỗi các sự vật sự việc và con người có liên quan đến nhau. Ta luôn luôn thấy được rằng “con người cũng được coi là tổng hòa của các mối quan hệ”. Chính vì vậy mà cũng có sự liên quan, ràng buộc với nhau. Ông cha ta cũng đã thể hiện được điều này thông qua câu tục ngữ rất đặc sắc và có hính ảnh thật thú vị đó chính là câu “Giận cá chém thớt”.

Ta như thấy được ông cha ta ngày xưa như cũng chỉ dựa trên hình ảnh một người làm cá sau nhiều lần vẫn hạ hụt dao vào con cá, con cá dường như cũng cứ sống mà tung tẩy thân mình như trêu tức. Thực sự lúc này thì tức cá mà hạ vài nhát dao thật mạnh vào cái thớt chứ lại không phải là đối tượng chính là con cá. Thế rồi chính cái thớt nằm im không động chạm gì đến con người mà lại vẫn bị vạ lây mà ăn vài nhát dao lẽ ra nó phải thuộc về con cá kia. Cũng chính từ đó câu tục ngữ “Giận cá chém thớt”  đã được ra đời và được lưu truyền đến tận ngày nay. Để ám chỉ rằng khi giận quá thì khi không làm gì được đối tượng chính gây ra sự bực bội thì đối tượng thân thiết của đối tượng chính không làm gì cũng sẽ bị vạ lây.

Con người chúng ta luôn luôn khác những loài vật động vật bậc thấp hơn khác ở chỗ con người là những sinh vật có tiếng nói, trí tuệ và cảm xúc cũng như có tiếng nói riêng. Ta như thấy được chính việc thể hiện cảm xúc ở con người là hoàn toàn tự nhiên, đồng thời ta như có thể nói khi một con người vô cảm với mọi vật mới là đối tượng đáng quan tâm lo ngại. Song, ta cũng cần phải bieesy được việc khi chúng ta bực ai đó mà trút cảm xúc của bản thân lên một người vô can không hay biết gì vấn đề của bản thân là một việc làm không đúng một chút nào. Việc thể hiện những cảm xúc của mình là việc làm hợp tình hợp lí của con người. Và nếu như chúng ta cứ mãi giữ khư khư không bộc lộ cho ai hay biết là việc không tốt một chút nào. Thật sự ta như thấy được chính nguy hiểm hơn là lâu dần có thể dẫn đến bệnh tâm lí. Nhưng, ta cũng thấy chính mỗi sự việc sẽ có cách tiếp cận và hướng giải quyết khác nhau không có chuyện nào là không thể giải quyết nếu như ta bình tĩnh. Ta như cũng phải biết được rằng đôi khi chúng ta cần kìm nén cảm xúc của bản thân để không ảnh hưởng tới người khác. Ta như thấy được tất cả mọi người hãy cùng suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Đừng để cảm xúc của chính mình ảnh hưởng đến người khác và mang những điều không hay. Qủa đúng như ông cha ta cũng đã từng nói  “giận quá mất khôn” là bởi vậy.

Thực sự ta cũng biết được rằng chính trong cuộc sống thường nhật, không khó để chúng ta chỉ ra được những ví dụ cho thói quen “Giận cá chém thớt”. Ta như thấy được thực tế hiện nay đó chính là những ông bố bà mẹ gặp áp lực ở cơ quan, không thể thể hiện thái độ trước mặt sếp hay đồng nghiệp mà mang nỗi bực dọc đó về nhà và “xả” lên gia đình. Họ như đã trút giận lên những người thân yêu nhất của mình. Và chắc chắn đó là điều không nên và thậm chí là ngu ngốc khi ta bình tĩnh lại nhìn nhận sự việc đó. Bởi họ đâu có làm gì có lỗi mà chỉ là do chính mình bực lên làm ảnh hướng đến họ.

Thực sự làm việc gì cũng suuy nghĩ trước sau không thì sẽ gây lại những hậu quả đáng tiếc. Hãy tìm những cách bạn có thể thoải mái và cảm thấy được thư giãn nhất chứ không phải là việc tìm một người khác ra “thế thân” để trút những bực bội của bạn vào họ. Đổi lại là bạn, chắc chắn bạn cũng sẽ không thích điều này đúng không nào?

Giận cá chém thớt” được xem chính là một câu tục ngữ nói về một tính cách tiêu cực của con người. Và trong cuộc sống của chúng ta hiện nay thì có thể để bỏ hoàn toàn thực sự rất khó biết bao nhiêu. Song, bản thân của mỗi chúng ta hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa để không làm rạn nứt bất kì mối quan hệ nào với những người thân yêu của mình bạn nhé!

Giải thích câu tục ngữ: Giận cá chém thớt – Bài làm 4

Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ có thường nói những câu thành ngữ, tục ngữ như “được voi đòi tiên” “hay ăn chóng lớn”, “giận cá chém thớt” không? Những lúc như vậy các bạn nhỏ có hiểu không nhỉ? Nếu các bạn ấy không hiểu và bố mẹ muốn làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của các bạn ấy để có thể sử dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ khiến lời nói “có sức nặng” hơn thì có thể tham khảo Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.

Xem thêm :  #1 Cách Làm Bánh Khoai Mỡ Chiên Giòn Ngon Nhất 2021

Mỗi câu thành ngữ, tục ngữ đều được trình bày trên 1 trang, bao gồm cả tranh minh họa, giải thích nghĩa của một số từ ít gặp trong câu, ý nghĩa của câu thành ngữ tục ngữ đó và những câu gần nghĩa, tương tự, vừa có nhiều thông tin lại rất hài hước nên sẽ khiến các bạn nhỏ cảm thấy thu hút và dễ tiếp nhận hơn.

Trong đó, câu tục ngữ: “giận cá chém thớt” chắc ai cũng từng nghe rồi, vậy câu tục ngữ đó có ý nghĩa như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu nghĩa bóng cũng như nghĩa đen của nó.

Nghĩa đen: Một người đang tức cái thớt nên anh ta cầm con dao chém thật mạnh vào cái thớt để “trả thù” nhưng trên thớt là con cá. Thế là bổng nhiên con cá không tội tình gì mà bị ” xơi” một vài dao đứt từng khúc rất tội nghiệp. Bạn thấy đấy ” Oan ” cho cá không?

Nghĩa bóng: Nghĩa là giận người này nhưng vì lý do nào đó mà không dám trút giận vào đối tượng này mà đem trút tức giận cho người, đối tượng khác lãnh đủ. Gặp trường hợp thế gọi là: “Giận cá chém thớt”. Vì trường hợp giận người nào đó mà không làm gì được, bèn trút cơn giận vào người khác.

Ý nghĩa của câu tục ngữ này là: Khi đang giận một người nào đó nhưng không thể chửi họ, đánh họ mà đành dồn nén cơn giận đó lên người khác. Nhưng khi giận người khác cũng đừng nên nghĩ đến việc nói xấu họ, đừng có “ăn không nói có”, “ăn đơm nói đặt” cho ai hết, mà cách tốt nhất là hãy giải quyết vấn đề đó một cách nhẹ nhàng thì người đó sẽ hiểu và thông cảm, đừng vì cái gì mà đi nói xấu họ, cuối cùng chả đi đâu về đâu.

Ví dụ như: Bạn đi xe máy và bị công an phạt. Người hiểu chuyện thì không sao, vì mình vi phạm giao thông thì bị bắt và phạt là đúng. Nhưng có những người luôn suy nghĩ nông cạn, chưa gì đã đòi lên mặt, giận công an nhưng không làm được gì. Cuối cùng hại tới người thân của công an hay thậm chí là người đi đường như chạy trốn công an, lái nhanh vượt ẩu gây tai nạn.

Trong cuộc sống thường nhật, không khó để chúng ta chỉ ra được những ví dụ cho thói quen “Giận cá chém thớt”. Những ông bố bà mẹ gặp áp lực ở cơ quan, không thể thể hiện thái độ trước mặt sếp hay đồng nghiệp mà mang nỗi bực dọc đó về nhà và “xả” lên gia đình, những người thân yêu nhất của mình. Một cặp đôi yêu nhau mà một bên có phiền muộn rồi đem trút hết lên nửa kia của mình dù vô can. Hay một đôi bạn thân, một người gặp chuyện mà nửa kia cũng bị kéo vào. Có thể thấy rằng đối tượng mà con người ta “giận cá chém thớt” thường là người thân, bạn bè, người yêu – những người thân thiết nhất của mình, sau khi mọi chuyện qua đi, họ nghĩ rằng vì là người thân thiết nên sẽ hiểu và bỏ qua cho mình.

Song có lẽ họ chưa bao giờ thử đặt bản thân vào vị trí của những người mà họ trút giận, cho dù thân thiết thế nào đi nữa, khi không dưng bị người khác “xả” lời lẽ, thái độ không tốt lên người, ai cũng sẽ cảm thấy khó chịu và nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện vết nứt trong quan hệ, lâu dần vết nứt ngày một lớn và khi không thể cầm cự thêm nữa, mối quan hệ sẽ vỡ tan, sụp đổ hoàn toàn. Thay vì coi người khác là “thùng rác” của mình, sao không thử tâm sự với họ nhẹ nhàng hơn, nói ra sẽ giúp vơi đi phần nào và việc tâm sự với người khác còn giúp kéo gần hơn quan hệ giữa người với người.

Giận cá chém thớt” là một tính cách tiêu cực của con người, để bỏ hoàn toàn thực sự rất khó song chúng ta hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa để không làm rạn nứt bất kì mối quan hệ nào với những người thân yêu của mình.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích cho câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” hay nhất. Chúc các bạn viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao nhé!


Giận Cá Chém Thớt – Thầy Thích Pháp Hòa (quá hay – quá ý nghĩa)


?ê?? ??????? đă?? ?ả? ????? ??í?? ??ứ? về tất cả bài giảng của ??ầ? ??í?? ??á? ?ò?
Mời đại chúng bấm ???? ????????? ????? ??????? để nhận video mới nhất.

►Thầy Trụ Trì Thích Pháp Hòa sinh năm 1974 tại Cần Thơ, Việt Nam.
► Định cư tại Canada năm 12 tuổi, xuất gia năm 15 tuổi.
► Thọ Tỳkheo tại Pháp Quốc năm 20 tuổi.
► Thầy tiếp nhận trách vụ trụ trì TV. Trúc Lâm năm 2006 và TV. Tây Thiên 2007.
Phápthoại_ThíchPhápHòa

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button