Tổng Hợp

Giá 1kg cá trắm trắng (trắm cỏ)? bán buôn, bán lẻ ở đâu rẻ nhất?

Nhiều người thắc mắc Cá trắm cỏ là cá gì? giá bao nhiêu tiền 1kg? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Cá trắm cỏ là cá gì? giá bao nhiêu tiền 1kg?

Cá trắm cỏ là cá gì?

Cá trắm cỏ (danh pháp hai phần: Ctenopharyngodon idella) là một loài cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), loài duy nhất của chi Ctenopharyngodon. Cá lớn có thể dài tới 1,5 mét, nặng 45 kg và sống tới 21 năm.

Thân cá trắm cỏ thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi; chiều dài lớn gấp 3,6-4,3 lần chiều cao của thân và gấp 3,8-4,4 lần của chiều dài đầu; chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của nó; đầu trung bình; miệng rộng và có dạng hình cung; hàm trên dài rộng hơn hàm dưới, phần cuối của nó có thể sát xuống phía dưới mắt; không có xúc tu; các nếp mang ngắn và thưa thớt (15-19); vảy lớn và có dạng hình tròn. Hậu môn gần với vây hậu môn; màu cơ thể: phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm; bụng màu trắng xám nhạt.

Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, ao hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch.

Nhiệt độ: 0 – 35 °C

Có thể nuôi cá trắm cỏ trong các ao thâm canh và bán thâm canh, cũng như trong các lồng hay bè nuôi nhân tạo.

Cá trắm trắng, trắm cỏ giá bao nhiêu tiền 1kg?

Cá trắm cỏ hiện nay được các nhà hàng, quán ăn, trong siêu thị niêm yết có giá như sau
3 – 4kg 90.000
4 – 5 kg 110.000
5 – 6 kg 130.000
6 – 9kg 150.000
>10kg 300.000 – 500.000

Cá trắm trắng, trắm cỏ mua lẻ và buôn ở đâu rẻ nhất?

Đầu mối chúng tôi chuyên cung cấp, bán lẻ, bán buôn cá trắm trắng, trắm cỏ nuôi sông, hồ, ao cân nặng từ 1kg đến trên 7kg – cam kết giá rẻ tận gốc – nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cá được nuôi sạch, đảm bảo chất lượng.

Chợ cá Yên Sở là chợ đầu mối thủy sản lớn nhất Hà Nội, cung cấp cá cho toàn thành phố và các tỉnh lân cận. Là 1 trong những đầu mối lớn nhất chợ chúng tôi chuyên Bán buôn, bán lẻ các loại cá nước ngọt cho các đầu mối nhỏ và các nhà hàng, khách sạn lớn, các quán nhậu với số lượng không giới hạn..

Cá trắm trắng, trắm cỏ lẻ tại cửa hàng từ 80.000đ/1kg

Cá trắm trắng bán buôn tại kiot của cửa hàng trong chợ từ 60.000đ/1kg

Hãy nhấc máy và gọi điện ngay cho chúng tôi 092 669 3333 – 098 24 272 87 (Mr Dũng) để được phục vụ tốt nhất.

Món ngon từ cá trắm cỏ

Cá trắm chiên sả ớt

Nguyên liệu chuẩn bị:
– Cá trắm phi lê: 300g
– Sả: 3-4 củ
– Hành khô: 1 củ
– Ớt: 1 quả
– Bột chiên giòn: 1 ít
– Mắm ngon: 2 thìa

Xem thêm :  Miến bao nhiêu calo? ăn miến có béo không? giải đáp chi tiết

– Bước đầu tiên bạn cần làm là cá trắm phi lê rửa sạch, thấm khô rồi lọc lấy thịt, cắt miếng ngang dày cỡ 1,5cm cho vào một cái âu. Sau đó, rửa sạch sả, thái nhỏ rồi cho hành sả vào máy xay xay nhuyễn nhé.
– Bạn cho sả ra tô nhỏ, nếu muốn cay hơn bạn có thể cho ớt vào xay cùng cũng được.
– Sau đó đem thịt cá trắm ướp với sả ớt và 1 chút muối  trong khoảng 15 phút. Lưu ý: tùy theo lượng ăn cay của từng người mà cho lượng ớt phù hợp.
Tiếp theo, bạn cho thêm 3 thìa bột chiên giòn vào bát cá đang ướp. Trộn đều tất cả, bạn lưu ý trộn nhẹ tay để cá không bị nát. Bạn để ướp trong khoảng 30 phút để cá có thể ngấm đều gia vị khi ăn sẽ đậm đà hơn rất nhiều.
– Sau đó bạn bắc một chảo dầu lên bếp, đun đến khi dầu nóng thì cho cá trắm vào chiên giòn. Sau khi cá chín, bạn vớt cá ra qua lớp giấy thấm dầu. Nếu thích ăn mặn, bạn có thể pha 3 thìa canh nước, 2 thìa canh nước mắm sau đó đặt cá vào chảo thêm nước mắm vào đun tới khi cá ngấm gia vị và cạn nước. Còn nếu không bỏ qua phần này và chấm cá với mắm cay cay là được.

Cá trắm hấp bia

Cá trắm 1 con khoảng 2kg (Bạn cũng có thể dùng cá chép nếu muốn)
Bia 1 chai
Dưa chuột
Dứa tươi: 1 quả
Cà rốt: 1 củ
Gừng, thì là, xả, hành lá, tiêu, đường, ớt tươi, gia vị.

Cách làm:

Để làm món cá trắm tươi hấp bia đầu tiên bạn phải làm sạch và sơ chế các loại gia vị: Gừng thải chỉ nhỏ, xả thái lát mỏng, thì là thái nhỏ, riêng cọng thì là thì để nguyên dài như que tăm.

Tiếp đó làm sạch cá, moi hết mang và lớp màng đen trong bụng cá. Để cá nguyên con, dùng dao khứa chéo thân con cá rồi tẩm ướp với xả, gừng, thìa là, mắm, tiêu, gia vị, chút đường (khoảng 20 – 30 phút). Nếu con cá quá dài bạn có thể cắt đôi cá ra.

Khi ướp bạn nên rải đều và nhét các loại gia vị vào các đường khứa trên thân cá cũng như bụng cá để cá ngấm kĩ.

Sau khi đã ướp kỹ, bạn hãy đổ bia vào nồi hấp dưới đáy nồi hấp rải xả, gừng đập dập sau đó đặt con cá đã ướp kĩ lên trên và bắt đầu hấp chín cá. Cá hấp trong khoảng 10-15 phút là chín tới. Bạn có thể kiểm tra cá chín bằng cách dùng đũa khẽ gỡ thịt cá nếu thấy thịt cá róc xương và gỡ dễ dàng là cá đã chín.

Trong khi đợi hấp cá thì chuẩn bị các nguyên liệu ăn kèm như thái dưa chuột, cà rốt, dứa.
Sau khi cá chín bạn rắc thì là, gừng, ớt và hành lá lên trên, đậy nắp nồi hấp lại khoảng 30 giây là có thể thưởng thức.


CÁ TRẮM CỎ GIỐNG GIÁ TỐT: LH: 0984.736.583


CÁ TRẮM CỎ GIỐNG GIÁ TỐT: LH: 0984.736.583
Cá trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, chúng sống được trong môi trường lưỡng tính. Thích ứng với nhiệt độ từ 13 – 32 độ C, nhiệt độ phù hợp là 22 – 28 độ C, khoảng PH thích hợp từ 5 – 6, ngưỡng ôxi từ 3mg/1l trở lên. Cá trắm cỏ sống chủ yếu ở tần nước giữa và tầng nước dưới, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, thức ăn chính của cá là các loài thực vật như cỏ nước, cỏ thân mềm, rong đuôi chó, rong tôm, bèo tấm, bèo hoa dâu.
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ
Ở giai đoạn nhỏ cá thường ăn tảo, chất bẩn là những thức ăn có sẵn trong môi trường nước. Khi cá lớn từ 8 – 10cm thì chuyển sang ăn thức ăn thực vật như cỏ, lá sắn, bèo tấm, thân cây chuối… Ngoài ra trong quá trình nuôi cá trắm còn ăn được các thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột sắn và thức ăn vi công nghiệp.
Kỹ thuật
Trong quá trình kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ chúng ta cần chuẩn bị như sau:
Điều kiện ao nuôi
Diện tích ao nuôi cá trắm cỏ khoảng từ 400 – 1000 m2
Diện tích ao nuôi cá trắm cỏ khoảng từ 400 – 1000 m2
Diện tích ao nuôi từ 400 – 1000 m2 là thích hợp nhất.
Ao nuôi phải quang đãng, không bị cớm dợp, bờ ao chắc chắn không rò rỉ, đáy ao bằng phẳng có lớp bùn dày khoảng 15 – 20cm.
Mức nước trong ao giao động từ 1 – 1,2m, nước quá nông hoặc quá sâu đều ảnh hưởng tới sự phát triển của cá.
Nguồn nước cung cấp cho ao phải sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy ở khu công nghiệp, Ph nước 6,5 – 7,5 hàm lượng ôxi hòa tan, duy trì từ 34mg/l.
Chuẩn bị ao nuôi
Sau mỗi vụ nuôi tiến hành tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sữa bờ, vét bùn (nếu lượng bùn quá nhiều nên vét bớt, chỉ để lại lớp bùn từ 15 – 20cm).
Bón vôi để diệt cá tạp và các mầm bệnh. Lượng vôi bón từ 7 – 10kg/100m2 đáy ao.
Cách bón: vôi được rắc đều lên mặt đáy ao và các thành bờ sau đó phơi nắng từ 2 – 3 ngày rồi mới cho nước vào ao.
Lấy nước vào đáy ao: nước lấy vào ao phải được lọc qua đăng hoặc lưới có mắt nhỏ để phóng cá dữ, cá tạp xâm nhập theo dòng nước vào ao.
Dùng 20 – 30kg phân chuồng để bón lót cho 100m2 ao trước 2 – 3 ngày để chuẩn bị thả cá.
Thả cá giống
Thời vụ thả cá giống:
Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3.
Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9.
Tiêu chuẩn cá giống: chọn những con giống cỡ lớn đồng đều từ 10 – 15cm/con, cá giống phải khỏe mạnh, vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt, cỡ cá đồng đều và không có bệnh.
Mật độ thả: Thả cá giống từ 2 – 3 con/1m2 ao.
Cách thả: cá giống sau khi vận chuyển từ cơ sở mua bán giống về đến ao phải cho cá làm quen với môi trường nước mới trước khi thả bằng cách ngâm dụng cụ vận chuyển xuống ao từ 5 – 10 phút sau đó mở dụng cụ ra và cho nước ao từ từ vào trong với lượng nước bằng nước đã có và từ từ thả cá ra.

Xem thêm :  Biến tấu với 5 cách làm bạch tuộc hấp thơm ngon, ngửi thôi đã thèm

Thức ăn
xem thêm: giống cỏ nuôi cá trắm cỏ
Thức ăn xanh gồm các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn. Nên cho cá ăn đủ hàng ngày để đảm bảo cá phát triển tốt.
Ở giai đoạn đầu các loại thức ăn như lá cỏ, sắn, thân cây chuối, lá ngô, lá chuối cần được băm nhỏ để vừa cửa miệng của cá.
Khi cá đạt từ 0,8kg/con trở lên có thể cho cá ăn trực tiếp các loại cỏ, lá sắn, lá chuối còn thân cây chuối vẫn phải cắt nhỏ.
Sau mỗi lần cho ăn cần kiểm tra vất bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được để tránh làm ô nhiễm nguồn nước trong ao.
Lượng cho ăn cỏ, lá sắn, lá ngô tươi cho ăn từ 30 – 40% trọng lượng cá thả trên ao/ngày. Với rong, bèo, cây chuối cho ăn 60% trọng lượng cá thả trong ao/ngày.
Thức ăn tinh, thức ăn tự chế biến, cám gạo, cám ngô cho cá ăn với khẩu phần từ 1,5 – 2% trọng lượng cá có trong ao.
Thức ăn công nghiệp hiện nay có các loại như con cò mã số từ 8001 – 8008, con cá vàng mã số từ 632 – 636 tùy theo kích cỡ cá. Cách sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
Quản lý ao
Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào mỗi buổi sáng để có biện pháp khắc phục nếu có sự cố xảy ra.
Vào sáng sớm theo dõi nếu thấy cá nổi, đầu kéo dài không lặn xuống thì tạm dừng cho ăn và bơm thêm nước vào ao hoặc sử dụng máy phun đảo ngược nước trong ao để tăng hàm lượng ôxi.
Định kỳ mỗi tháng sử dụng vôi bột hòa loãng với nước sạch té đều khắp mặt ao với liều lượng 2kg/100m2 ao.

Xem thêm :  Cách xào cốm xào thơm ngon, không bị dai, nát, bí quyết làm cốm xào thơm ngon, không bị dai, nát

Video hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ
Phòng trị một số bệnh thường gặp cho cá nuôi
Trong quá trình nuôi cá trắm cỏ thường bị một số bệnh sau như bệnh đốm đỏ, bệnh xuất huyết, trùng mỏ neo.
Thu hoạch
Thu hoạch cá trắm cỏ
Thu hoạch cá trắm cỏ
Sau 7 – 8 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn và thả bù cá giống đồng cỡ để tăng năng suất nuôi.
Cuối vụ thu toàn bộ cá, có thể chọn những con cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ sau.
Với quy trình nuôi như trên sau 10 – 12 tháng nuôi cỡ cá thu hoạch đạt cỡ 1,5 – 2kg/con. Tỉ lệ sống từ 60 – 70%, năng suất từ 12 – 42 tấn/ha.
Trên đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ chúc bà con và các bạn áp dụng thành công

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button