Cây Xanh

Top 10 đảo lớn nhất thế giới

Indonesia và Canada là hai nước mà mỗi nước có lãnh thổ liên quan đến 3 hòn đảo nằm trong Top 10 đảo lớn nhất thế giới.

Video giới thiệu về Top 10 hòn đảo lớn nhất thế giới

Top 10 đảo lớn nhất thế giới

#ĐảoDiện tíchQuốc giaKhu vực1Greenland2.166.086 km²Đan MạchChâu Âu2New Guinea786.000 km2Papua New Guinea, IndonesiaChâu Đại Dương3Borneo (Kalimantan)743.330 km²Indonesia, Malaysia, BruneiChâu Á4Madagasikara592.800 km2MadagascarChâu Phi5Baffin (Nunavut)507.451 km2CanadaBắc Mỹ6Sumatra473.481 km2IndonesiaChâu Á7Honshu228.000 km2JapanChâu Á8Victoria217.291 km2CanadaBắc Mỹ9Great Britain209.331 km2United KingdomChâu Âu10Ellesmere (Nunavut)196.235 km2CanadaBắc Mỹ

1. Đảo Greenland – 2.166.086 km²

Vị trí của đảo Greenland

Greenland nằm trải dài trên 24 vĩ độ, từ mũi Uummannarssuaq (tiếng Đan Mạch: Kap Farvel, tiếng Anh: Cap Farewell) cực nam ở 59°46′ độ vĩ bắc (ngang Oslo) tới đảo Inuit Qeqertaat (tiếng Đan Mạch: Kaffeklubben) ở 83°40′ độ vĩ bắc. Đảo có chiều dài 2.650 km và rộng khoảng 1.000 km, nằm cách Bắc cực 710 km, là lãnh thổ cực bắc của Trái Đất.

Greenland có biên giới phía nam là Đại Tây Dương, phía bắc là biển Lincoln và biển Wandels (cả hai biển này đều nằm trong Bắc Băng Dương), phía tây là eo biển Davis và vịnh Baffin, phía tây bắc là eo biển Smith và eo biển Nares, phía đông là biển Greenland và eo biển Đan Mạch, cách Iceland 240 km.

Tổng diện tích Greenland là 2.166.086 km² (836.109 dặm vuông), là đảo lớn nhất thế giới, trong đó Phiến băng Greenland bao phủ 1.755.637 km² (677.676 dặm vuông) (81%), chỉ có 410.449 km² diện tích là không có băng bao phủ (19%). Điểm cao nhất là núi Gunnbjorn ở phía đông, cao 3.693 mét. Đường bờ biển Greenland dài 44.087 km, khoảng bằng chiều dài chu vi xích đạo Trái Đất.

Trọng lượng to lớn của phiến băng Greenland với chiều cao 3.000 mét đã nén vùng đất trung tâm, hình thành nên một lòng chảo nằm thấp hơn 300 m [1.000 feet] dưới mực nước biển, đồng thời cũng ép các khối băng dư thừa ra biển thành những núi băng trôi lớn hay nhỏ. Năm 1912, tàu Titanic đã đụng phải một trong các núi băng này.

2. Đảo New Guinea – 786.000 km2

Đảo New Guinea

New Guinea (tên gọi lịch sử: Papua) nằm ở Nam Bán cầu là đảo lớn thứ hai thế giới, sau Greenland, với diện tích 786.000 km². Đảo nằm ở tây nam Thái Bình Dương, ở phía đông của quần đảo Mã Lai, và đôi khi đảo cũng được tính là một phần của quần đảo Ấn-Úc lớn hơn.

Về mặt địa chất, New Guinea và Úc cùng là một phần của một mảng kiến tạo. Khi mực nước biển địa cầu xuống thấp, hai nơi có chung đường bờ biển (nay nằm sâu 100 đến 140 mét dưới mực nước biển), kết hợp với các phần đất liền mà nay bị ngập kiến tạo lục địa Sahul, hay còn gọi là Đại Úc. Hai đại lục bị tách biệt khi khu vực mà nay là eo biển Torres bị ngập sau khi kết thúc thời kỳ băng hà cuối cùng.

Về mặt chính trị, nửa phía tây của đảo gồm hai tỉnh của Indonesia: Papua và Tây Papua. Nửa phía đông của đảo tạo thành phần đại lục của quốc gia Papua New Guinea. Hòn đảo có khoảng 7,5 triệu cư dân, mật độ dân số chỉ là 8 người/km².

3. Đảo Borneo – 743.330 km²

Đảo Pulau Borneo

Borneo hay Kalimantan, có diện tích 743.330 km², là đảo lớn thứ ba thế giới và lớn nhất tại châu Á. Đảo thuộc Đông Nam Á hải đảo, nằm về phía bắc của đảo Java, phía tây đảo Sulawesi và phía đông đảo Sumatra.

Về mặt chính trị, đảo bị phân chia giữa ba quốc gia: Malaysia và Brunei tại phần phía bắc, và Indonesia ở phía nam. Khoảng 73% diện tích đảo Borneo thuộc lãnh thổ Indonesia. Các bang Sabah và Sarawak của Malaysia chiếm 26% diện tích đảo. Hơn một nửa đảo Borneo nằm ở Bắc Bán cầu, bao gồm phần thuộc Malaysia và Brunei. Borneo có các khu rừng mưa cổ nhất trên thế giới.

Xem thêm :  "trồng lan trên thân cây khô" chưa bao giờ dễ đến vậy

Đỉnh cao nhất của Borneo là núi Kinabalu tại Sabah, Malaysia, với độ cao 4.095 m. Trước khi mực nước biển dâng lên vào cuối kỷ Băng hà cuối cùng, Borneo là bộ phận của đại lục châu Á, cùng với Java và Sumatra tạo thành phần đất cao của một bán đảo kéo dài về phía đông từ bán đảo Trung Ấn ngày nay.

Các vùng nước sâu hơn chia tách Borneo khỏi Sulawesi lân cận nên không có liên kết lục địa giữa hai đảo, tạo nên sự phân chia được gọi là đường Wallace giữa các vùng sinh vật châu Á và Australia-New Guinea.

4. Đảo Madagascar – 592.800 km2

Đảo Madagasikara

Madagascar có tổng diện tích 592.800 km2, là đảo lớn thứ tư trên thế giới. Madagascar hầu như nằm giữa vĩ độ 12°N và 26°N, và giữa kinh độ 43°Đ và 51°Đ. Các đảo lân cận Madagascar gồm có tỉnh hải ngoại Réunion thuộc Pháp và quốc gia Mauritius ở phía đông, quốc gia Comoros và tỉnh hải ngoại Mayotte thuộc Pháp ở phía tây bắc. Phía tây là Mozambique, đây là quốc gia nằm gần Madagascar nhất trong số các quốc gia thuộc lục địa châu Phi, hai quốc gia tách biệt nhau qua eo biển Mozambique.

Việc siêu lục địa Gondwana vỡ vào thời tiền sử đã phân tách đại lục Madagascar-châu Nam Cực-Ấn Độ khỏi lục địa châu Phi-Nam Mỹ khoảng 135 triệu năm trước. Madagascar sau đó lại tách khỏi Ấn Độ từ khoảng 88 triệu năm trước, do vậy các loài thực vật và động vật trên đảo tiến hóa tương đối cô lập.

Dọc theo chiều dài bờ biển phía đông của đảo là một vách đứng hẹp và dốc, có phần lớn rừng đất thấp nhiệt đới còn lại của đảo. Ở phía tây của dãy này một cao nguyên nằm ở trung tâm của đảo với cao độ từ 750 đến 1.500 m (2.460 đến 4.920 ft) trên mực nước biển.

Các đỉnh cao nhất của Madagascar nổi lên từ ba khối cao địa lồi lên: Maromokotro 2.876 m (9.436 ft) trên khối núi Tsaratanana là điểm cao nhất trên đảo, tiếp theo là đỉnh Boby 2.658 m (8.720 ft) trên khối núi Andringitra và Tsiafajavona 2.643 m (8.671 ft) trên khối núi Ankaratra.

5. Đảo Baffin – 507.451 km2

Đảo Qikiqtaaluk

Đảo Baffin thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada, là đảo lớn nhất tại Canada và đảo lớn thứ năm trên thế giới. Đảo Baffin có diện tích 507.451 km2 (195.928 dặm vuông Anh) và dân số khoảng 11.000 người (ước tính năm 2007). Hòn đảo được đặt theo tên của nhà thám hiểm người Anh William Baffin, hòn đảo có lẽ đã được người Norse tại Greenland và Iceland biết đến từ thời kỳ tiền Colombo và có thể là vị trí của Helluland, được nói đến trong saga Iceland (Saga Erik Đỏ (Eiríks saga rauða) và Saga Grœnlendinga).

Phía nam đảo Baffin là eo biển Hudson, tách đảo với đất liền tỉnh Québec. Phía nam của cực tây hòn đảo là eo biển Fury và Hecla phân tách hòn đảo với bán đảo Melville ở lục địa. Ở phía đông là eo biển Davis và vịnh Baffin, và Greenland ở phía bên kia. Bồn địa Foxe, vịnh Boothia và eo biển Lancaster tách đảo Baffin vơpis các đảo còn lại của quần đảo ở phía tây và bắc.

Dãy núi Baffin chạy dọc theo bờ biển đông bắc của đảo và là một phần của Dãy núi Bắc Cực. Núi Odin là đỉnh cao nhất trên đảo, với cao độ cao nhất là 2.143 m (7.031 ft).

Xem thêm :  Diện tích đài loan so với việt nam, tổng quan đất nước taiwan

6. Đảo Sumatra – 473.481 km2

Đảo Sumatra

Sumatra (tiếng Indonesia: Sumatera) là một đảo lớn ở miền tây Indonesia thuộc quần đảo Sunda lớn. Đây là đảo lớn nhất hoàn toàn thuộc về Indonesia (hai đảo lớn hơn, Borneo và New Guinea, được chia ra giữa Indonesia và các quốc gia khác), và là đảo lớn thứ sáu trên thế giới với diện tích 473.481 km2.

Sumatra nằm theo chiều tây bắc-đông nam. Nó giáp với Ấn Độ Dương cũng như với các đảo lân cận Simeulue, Nias và Mentawai về phía tây. Ở phía đông bắc là eo biển Malacca chia tách hòn đảo khỏi bán đảo Mã Lai. Ở phía đông nam là eo biển Sunda chia tách Sumatra khỏi Java. Bắc của Sumatra gần với quần đảo Andaman, Bangka và Belitung.

Dãy núi Bukit Barisan, gồm nhiều núi lửa đang hoạt động, tạo nên phần trung tâm Sumatra, còn phần đông bắc là vùng đất thấp với đầm lầy, rừng ngập mặn và các hệ thống sống chằng chịt. Xích đạo đi ngang hòn đảo ở khoảng giữa, tại các tỉnh Tây Sumatera và Riau. Sumatra có khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm với những khu rừng mưa nhiệt đới.

7. Đảo Honshu – 228.000 km2

Đảo Honshu

Honshu là hải đảo dài, nằm chếch đông bắc và tây nam, ngoài khơi bán đảo Cao Ly của châu Á; tây giáp biển Nhật Bản, đông là Thái Bình Dương. Đảo có chiều dài khoảng 1.300 km, rộng từ 50 đến 230 km. Diện tích toàn đảo là 228.000 km2, chiếm 60% diện tích cả nước Nhật. Honshu là đảo lớn nhất Nhật Bản và là hải đảo lớn thứ 7 trên thế giới. Đường bờ biển bao quanh đảo có chiều dài khoảng 5.450 km.

Đối diện với Honshu ở eo biển Tsugaru về phía Bắc là đảo Hokkaido, nối nhau bằng đường hầm Seikan. Đối diện với Honshu ở eo biển Kanmon thuộc biển Seito Naikai phía Tây Nam là đảo Kyushu. Cây cầu Kanmon, đường hầm Kanmon (dành riêng cho xe lửa) và đường hầm Shin-Kanmon (dành riêng cho tàu cao tốc Shinkansen) là ba tuyến đường nối Honshu và Kyushu.

Đối diện với Honshu ở eo biển Akashi cũng ở phía Tây Nam là đảo Shikoku. Hai đảo được nối với nhau bằng các hệ thống cầu Akasshi-Kaikyo, Seto-Ohashi, và Nishiseto.

Cả bốn đảo chính của Nhật Bản: Honshu, Hokaido, Kyushu và Shikoku cũng được nối kết bằng hệ thống phà biển.

Vị trí trung tâm của đảo, cả về mặt địa lý cũng như kinh tế là Đại đô thị Tokyo.

Nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, Honshu có địa hình nhiều đồi núi. Ngoài ra cũng có một số núi lửa vẫn âm ỉ. Động đất xảy ra thường xuyên trên Honshu. Thiên tai đáng ghi nhớ nhất là trận động đất tháng 09 năm 1923 đã tàn phá gần như toàn phần thành phố Tokyo.

Địa hình nổi tiếng nhất Honshu là núi Phú Sĩ, cũng là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, đo được 3.776 mét. Đây là một ngọn núi lửa vẫn hoạt động tuy im tiếng đã mấy trăm năm. Vì nhiều núi nên Honshu có nhiều sông suối. Sông ngòi nói chung chảy xiết. Lớn nhất là sông Shinano.

Suốt chiều dài đảo Honshu là mạch núi cao. Cùng với đỉnh núi Phú Sĩ là vùng Alps Nhật Bản hiểm trở. Địa hình núi cao còn tạo cho đảo Honshu vùng khí hậu riêng biệt như khí hậu đại dương ở phía đông, khí hậu biển lục địa ở phía tây nam, và khí hậu biển Nhật Bản ở phía bắc.

8. Đảo Victoria – 217.291 km2

Đảo Victoria

Đảo Victoria (hay Kitlineq) là một đảo lớn nằm ở quần đảo Bắc Cực thuộc Canada nằm giữa biên giới Nunavut và Các Lãnh thổ Tây Bắc của Canada. Đây là đảo lớn thứ 8 trên thế giới và với diện tích 217.291 km2 (83.897 dặm vuông Anh), nó là đảo lớn thứ nhì của Canada.

Xem thêm :  Nguyên nhân bị sứt môi, hở hàm ếch và cách điều trị kịp thời

Nó lớn gần gấp đôi Newfoundland (111.390 km2 (43.008 dặm vuông Anh)), lớn hơn đảo Anh (209.331 km2 (80.823 dặm vuông Anh)). Tại đây, có hòn đảo lớn nhất nằm trên một hòn đảo trên một hòn đảo. Một phần ba phía tây của đảo thuộc vùng Inuvk của Các Lãnh thổ Tây Bắc; phần còn lại thuộc về vùng Kitikmeot của Nunavut.

9. Đảo Great Britain – 209.331 km2

Đảo Great Britain

Đảo Anh hay Đại Anh (tiếng Anh: Great Britain) nằm trong vùng thềm lục địa của châu Âu và nằm ở phía tây bắc của châu Âu đại lục và ở phía đông của đảo Ireland. Đảo Anh tách biệt với lục địa châu Âu qua biển Bắc và eo biển Manche, eo biển này chỉ rộng 34 kilômét (21 dặm) tại eo Dover.

Hòn đảo trải dài trên 10 vĩ độ, có trục bắc-nam, với diện tích 209.331 km2 (80.823 dặm vuông Anh) nếu không tính tất cả các đảo nhỏ xung quanh. Eo biển Bắc, biển Ireland, eo biển St George và biển Celtic phân tách đảo Anh với đảo Ireland ở phía tây. Hòn đảo kết nối về mặt tự nhiên với đại lục châu Âu qua Đường hầm eo biển Manche, đường hầm tàu hỏa dưới biển dài nhất trên thế giới và được hoàn thành vào năm 1993.

Về mặt địa hình, hòn đảo có các miền đồng quê thấp và lượn sóng ở phía đông và nam, còn các đồi và núi thì thống trị ở các vùng phía tây và phía bắc. Đảo có trên 1.000 đảo nhỏ hơn bao quanh. Khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm trên đảo là 968 km (601,5 mi) (giữa Land’s End, Cornwall và John O’Groats, Caithness), hay 1.349 km (838 mi) nếu đi theo mạng lưới xa lộ quốc gia.

Toàn bộ đảo Anh là lãnh thổ của quốc gia có chủ quyền Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và hầu hết lãnh thổ của nước Anh là đảo Anh. Hầu hết lãnh thổ của các xứ Anh, Scotland, và Wales nằm trên đảo Anh, và thủ phủ của các xứ cũng nằm trên đảo: tương ứng là Luân Đôn, Edinburgh, và Cardiff.

10. Đảo Ellesmere – 196.235 km2

Đảo Ellesmere

Đảo Ellesmere (Inuit: Umingmak Nuna, nghĩa là “vùng đất của bò xạ”) là một phần của vùng Qikiqtaaluk thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada. Nằm trong quần đảo Bắc Cực thuộc Canada, đảo được coi là một phần của quần đảo Nữ hoàng Elizabeth, với mũi Columbia là điểm đất liền cực bắc của Canada.

Đảo có diện tích 196.235 km2 (75.767 dặm vuông Anh) và tổng chiều dài của đảo là 830 kilômét (520 dặm), khiến cho đảo trở thành đảo lớn thứ mười trên thế giới và đảo lớn thứ ba của Canada. Hệ thống núi Arctic Cordillera chiếm phần lớn lãnh thổ đảo Ellesmere, khiến nó trở thành đảo nhiều núi nhất tại quần đảo Bắc Cực thuộc Canada. Liễu Bắc Cực là loài cây gỗ duy nhất mọc trên đảo Ellesmere.

Top 100 đảo lớn nhất thế giới [Đồ họa]

Top 100 đảo lớn nhất thế giới. Nguồn: visualcapitalist.com

Top 10 đảo có mật độ dân cư lớn nhất thế giới [Bảng]

Thứ hạngĐảoQuốc gia/Lãnh thổDân sốDiện tích (km²)Dân số / km²#1JavaIndonesia141.000.000138.7931.015,9#2BaliIndonesia4.225.0005.780731,0#3TaiwanTaiwan23.571.00036.193651,3#4ZealandDenmark3.749.2007.031533,2#5LuzonPhilippines53.336.134109.965485,0#6HonshuJapan104.000.000227.960456,2#7PanayPhilippines4.477.24712.011372,8#8KyushuJapan12.970.47936.753352,9#9Puerto RicoUnited States3.195.0009.104350,9#10NegrosPhilippines4.414.13113.310331,6

Nguồn: wikipedia, visualcapitalist.com


Top 10 Đảo Lớn Nhất Thế Giới, Đảo Lớn Nhất Gấp 7 Lần Việt Nam – Cường Lê tv


10 Đảo Lớn Nhất Thế Giới, Đảo Lớn Nhất Gấp 7 Lần Việt Nam Cường Lê tv
☛Đăng kí kênh thứ 2 của mình: https://www.youtube.com/channel/UCvbOOekFf6sckraNWtkycEQ/videos
☛Tham gia nhóm Facebook \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button