Cây Xanh

Một số biểu tượng đặc trưng của trung quốc

Trung Quốc là một quốc gia có bề dày lịch sử 5000 năm, phong phú về văn hóa, đặc sắc về ẩm thực và đa dạng về kiến trúc. Đan xen với đó thì mỗi một lĩnh vực lại có một hình ảnh đặc trưng tương ứng, chỉ cần nhìn vào đó là người ta có thể nhận ra được nội dung tổng quát xoay quanh.

CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA

1 – Quốc kỳ

Quốc kỳ của Trung Quốc mang màu đỏ với 5 ngôi sao vàng, biểu trưng cho sự thắng lợi của cách mạng, đại diện cho sự thống nhất và đoàn kết của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do đó đây được coi là biểu tượng tự hào của mỗi người dân nơi đây.

Quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 sau khi Đảng Cộng sản Trung Hoa kiểm soát đại lục và thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đôi khi quốc kỳ này được gọi là “Ngũ Tinh Hồng Kỳ”. Người thiết kế lá cờ đỏ năm sao là Tăng Liên Tùng. Trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hội nghị Trù bị của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Mới đã yêu cầu toàn quốc dự thảo quốc kỳ. Trong số vài ngàn bản dự thảo đã lựa chọn ra được đồ án quốc kỳ là lá cờ đỏ năm sao do Tăng Liên Tùng thiết kế. Ngày 27/9/1949, Hội nghị Toàn thể lần Thứ Nhất của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Toàn quốc đã thông qua quyết nghị: quốc kì của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là lá cờ năm sao nền đỏ. Từ đó đã ra đời lá cờ quốc kỳ trang nghiêm mỹ lệ của nước Trung Quốc mới.

Vào trước năm 1949, nước Trung Hoa mới ra đời, trong lịch sử Trung Quốc từng xuất hiện những lá Quốc kỳ như thế nào?

Cũng như Quốc ca, lịch sử Quốc kỳ của Trung Quốc cũng không dài. Cho mãi đến cuối thời Mãn Thanh mới bắt đầu công bố lá Quốc kỳ chính thức và mang ý nghĩa thực tế lúc bấy giờ. Tài liệu ghi lại rằng, lá Quốc kỳ đầu tiên được chính thức xác định của Trung Quốc cũng có liên quan đến vị trọng thần triều đình nhà Thanh Lý Hồng Chương.

Sau cuộc chiến tranh Nha Phiến năm 1840, các nước Phương Tây xâm lược Trung Quốc, trong các hoạt động ngoại giao đàm phán, ký điều ước, thông thương, cử quan chức ngoại giao… với các nước phương Tây, Lý Hồng Chương thấy phía các nước đó đều treo quốc kỳ trang nghiêm của nước họ, vậy mà phía Trung Quốc lại không có quốc kỳ để treo, ông ta cảm thấy mất đi vẻ “Uy nghi của triều đình”. Thế là ông ta liền tâu lên Từ Hy Thái Hậu. Bà Từ Hy liền lệnh cho Lý Hồng Chương bố trí cho người thiết kế đồ án Quốc kỳ. Sau đó Lý Hồng Chương dâng lên phương án các đồ án của Quốc kỳ gồm: cờ Bát quái, cờ Hoàng long, cờ Kỳ lân và cờ Hổ báo để bà Từ Hy lựa chọn. Năm 1862, bà Từ Hy quyết định sử dụng cờ mang đồ án Hoàng Long làm Quốc kỳ của triều đình nhà Thanh.

Hình con rồng màu vàng chính là tượng trưng cho Hoàng đế nhà Thanh, lấy hình con rồng vàng làm Quốc kỳ mang ý nghĩa là “Trẫm chính là quốc gia”.

Ngày 10 tháng 1 năm 1912, triều đình nhà Thanh bị lật đổ, cờ Hoàng Long cũng đã bị Chính phủ Trung Hoa dân quốc đổi thành cờ Thanh thiên bạch nhật.

2 – Quốc huy

Quốc huy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có một đại diện của Quảng trường Thiên An Môn, cổng vào của Tử Cấm Thành của Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, trong một vòng tròn màu đỏ. Trên quốc huy có năm ngôi sao được có trên quốc kỳ quốc gia này. Đại diện ngôi sao lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi bốn ngôi sao nhỏ hơn Đại diện cho bốn tầng lớp xã hội theo quy định tại Chủ nghĩa Mao. Biểu tượng này được miêu tả như là “Bao gồm các mô hình của lá cờ quốc gia.” Những yếu tố này được mô tả như sau:

… Màu đỏ của lá cờ tượng trưng cho cuộc cách mạng và màu vàng của những ngôi sao vàng rực rỡ những tia toả ra từ các vùng đất đỏ rộng lớn. Thiết kế của bốn ngôi sao nhỏ hơn bao quanh một lớn hơn một tượng trưng cho sự đoàn kết của người Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

3 – Quốc hoa

Mẫu đơn là loài hoa biểu tượng cho sự giàu có, vương giả và sắc đẹp và đặc biệt mẫu đơn được tôn vinh ở Trung Quốc, được người dân nơi đây chọn làm quốc hoa.

Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm. Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa Mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của Tháng Sáu ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.

Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”.

Trong phong tục của người Trung Quốc, khi treo một bức tranh hoa mẫu đơn màu hồng hoặc màu đỏ trong nhà có nghĩa là gia đình đó có những cô gái trẻ đang độ xuân thì. Ngoài ra còn có khá nhiều sự tích về hoa mẫu đơn. Chẳng hạn, câu chuyện về Bạch Mẫu Đơn, nàng tiên rất giỏi về nghệ thuật tình ái, hay những tương truyền về Dương Quý Phi, một người đẹp nghiêng nước nghiêng thành đã dùng hoa mẫu đơn trang trí trong phòng để thu hút sự đam mê và thường xuyên lui tới của Đường Minh Hoàng.

Xem thêm :  Du lịch mạo hiểm là gì? các hoạt động du lịch mạo hiểm tại việt nam

Trong lịch sử Trung Quốc, mẫu đơn của Lạc Dương luôn được coi là đẹp nhất. Hàng loạt các cuộc triển lãm hoa mẫu đơn cũng được tổ chức ở đây hàng năm. Mẫu đơn cũng là loài hoa biểu trưng của bang Indiana từ năm 1957.

4 – Quốc ca

“Hành khúc nghĩa dũng quân” là quốc ca của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được nhà thơ và soạn giả ca kịch Điền Hán viết lời và Niếp Nhĩ phổ nhạc vào khoảng giữa giai đoạn Chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945). Bài này thuộc thể loại hành khúc.

Điền Hán viết “Hành khúc nghĩa dũng quân” vào năm 1934 cho một vở kịch ông soạn cũng vào năm đó. Theo dân gian thì ông viết lời bài này trên một mẩu giấy thuốc lá sau khi bị bắt tại Thượng Hải và bị đưa vào nhà lao Quốc Dân Đảng năm 1935. Bài hát này sau khi được sửa lại đôi chút đã trở thành bài hát chủ đề trong bộ phim Phong vân nhi nữ do Công ty Điện ảnh Điện Thông Thượng Hải dàn dựng vào năm 1935. Bộ phim này thuật lại câu chuyện một nhà thơ tên là Tân Bạch Hoa đại diện cho tầng lớp trí thức của nước Trung Hoa cũ, đã gác lại ngòi bút sáng tác của mình, cầm súng xung phong ra mặt trận chống Nhật, xông pha trước quân thù. “Hành khúc nghĩa dũng quân” xuất hiện ở phần đầu và phần cuối của bộ phim này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho đông đảo khán giả hồi đó. Không bao lâu nó liền trở thành chiến ca nổi tiếng của Trung Quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Bài hát này cũng được Pathé thuộc tập đoàn EMI phát hành trong một đĩa hát vào năm 1935.

Bài này lần đầu tiên được dùng làm quốc ca là trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Praha, Tiệp Khắc tháng 2 năm 1949. Vào thời gian đó Bắc Kinh vừa lọt vào tầm kiểm soát của những người cộng sản Trung Quốc. Lúc đó nổ ra một tranh luận xung quanh câu “Đất nước Trung Hoa đã gặp lúc hiểm nguy”. Nhà sử học Quách Mạt Nhược liền đổi câu trên thành “Dân tộc Trung Quốc đã đến hồi giải phóng”.

Người đầu tiên nêu đề nghị lấy bài “Hành khúc nghĩa dũng quân” làm quốc ca của nước Trung Hoa mới là Từ Bi Hồng, một họa sĩ nổi tiếng của Trung Quốc. Tháng 6 năm 1949, hội nghị trù bị thành lập nước Trung hoa mới của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (gọi tắt là Chính Hiệp) Trung Quốc thảo luận việc quyết định quốc ca, nhiều đại biểu đưa ra ý kiến của mình, một số đại biểu bày tỏ nên kết nạp đề nghị của họa sĩ Từ Bi Hồng lấy bài “Hành khúc nghĩa dũng quân” làm quốc ca, nhưng hội nghị chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Ngày 2 tháng 9 năm 1949, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai… đã đến nghe ý kiến của các đại biểu, ngày 25 tháng 9 năm 1949, tại Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai lại tổ chức buổi tọa đàm hiệp thương về vấn đề quyết định quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, cách tính năm và thủ đô của nước Trung Hoa mới, mời nhân sĩ các đảng phái và nhân sĩ giới văn hóa tham gia. Tổ 6 của hội nghị trù bị Chính Hiệp quyết định đề án lấy “Hành khúc nghĩa dũng quân” làm quốc ca và chính thức trình lên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc xét duyệt.

Ngày 27 tháng 9 năm 1949, toàn thể đại biểu của hội nghị Chính Hiệp nhất trí thông qua, trước khi xét định quốc ca của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, lấy bài “Hành khúc nghĩa dũng quân” làm quốc ca. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến không đồng ý đối với câu thứ ba. Khi đó Chu Ân Lai đưa ra đánh giá cuối cùng: “Trước mắt chúng ta vẫn còn kẻ thù đế quốc. Chúng ta càng tiến, kẻ thù sẽ càng tìm cách tấn công và phá hoại chúng ta. Liệu có thể nói là chúng ta sẽ không còn nguy hiểm không?” Quan điểm này được Mao Trạch Đông tán thành và vào ngày 27 tháng 9 năm 1949, bài này trở thành quốc ca tạm thời, chỉ vài ngày trước khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Đến kỳ họp thứ nhất quốc hội Trung Quốc khóa 5 vào năm 1978, lại thông qua việc chính thức lấy bài “Hành khúc nghĩa dũng quân” làm quốc ca.

Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, Điền Hán bị bắt giam, và cũng vì thế mà bài “Hành khúc nghĩa dũng quân” cũng bị cấm hát; kết quả là trong giai đoạn đó bài “Đông phương hồng” được chọn làm quốc ca không chính thức.

“Hành khúc nghĩa dũng quân” được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khôi phục lại vào năm 1978, nhưng với lời khác hẳn; tuy vậy, lời ca mới không được thông dụng lắm và thậm chí gây nhầm lẫn. Vào ngày 4 tháng 12 năm 1982, Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc thống nhất chọn lại bản gốc năm 1935 của Điền Hán làm quốc ca chính thức. Điểm nổi bật trong lời hiện nay là không đề cập đến Đảng cộng sản Trung Quốc lẫn Mao Trạch Đông và việc quay lại lời ca cũ đánh dấu sự đi xuống của Hoa Quốc Phong và tệ sùng bái cá nhân đối với Mao cũng như uy thế đi lên của Đặng Tiểu Bình.

Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc công nhận bài này là quốc ca chính thức của CHNDTH trong bản sửa đổi năm 2004 của Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Phần quốc ca được đề cập ngay sau phần nói về quốc kỳ.

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG

Xường xám hoặc sườn xám là những tên gọi khác nhau được người Việt chúng ta gọi về loại trang phục truyền thống này. Nó còn được gọi là áo dài Thượng Hải (Thượng Hải trường bì bào) do xuất hiện nhiều ở vùng này. Nó được coi là mẫu mực trong thiết kế trang phục Trung Hoa, thể hiện nét giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Loại trang phục này rất thịnh hành của chị em phụ nữ Trung Quốc, bởi nó thể hiện được phong thái đoan trang, đường nét mĩ miều, yêu kiều, mềm mại của người phụ nữ.

Xem thêm :  Ngôi chùa ấn độ trương định, ngôi chùa ấn linh thiêng, đặc sắc ở sài gòn

Xường xám được xem là thiết kế điển hình cho trang phục truyền thống Trung Quốc, thêm vào đó là sự mẫu mực trong sự kết hợp giao thoa giữa văn hóa thời trang Trung Quốc và Phương Tây, điều này đã được công nhận là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc cùng học thuật. Loại trang phục này là hoàn toàn bắt buộc đối với các thiếu nữ triều đình Mãn Thanh.

Từ thời vua Đạo Quang (1821-1850) tới Quang Tự (1875-1908), cho đến những năm đầu của thế kỷ 20, chiếc áo dài xường xám đã trải qua nhiều thay đổi, nhưng vẫn luôn gắn liền với nhiều mỹ nhân nổi tiếng của Trung Hoa như: Tống Mĩ Linh, Lâm Huy Âm, Hồ Điệp, Nguyễn Linh Ngọc, Trương Ái Linh… Nó đạt tới đỉnh điểm khi người ta đặt ra những câu hỏi bông đùa kiểu không biết là xường xám đã “tạo” nên thế hệ mỹ nhân hay thời đại mỹ nhân tồn tại là để làm đẹp cho xường xám. Có lẽ cũng từ đó là trên các sàn diễn nghệ thuật nó cũng nhanh chóng trở thành trang phục biển diễn và trở thành biểu hiện vĩnh cửu cho phụ nữ Trung Hoa.

Xường xám còn được gọi bằng nhiều tên khác như Trường Sam và Kỳ Bào. Tên gọi “Kỳ bào” nghĩa là “chiếc áo khoác dài của người Mãn Thanh”, đã trở thành loại trang phục thường nhật của các thiếu nữ triều Thanh, sau khi thủ lĩnh Mãn Châu là Nỗ Nhĩ Cáp Xích thiết lập chế độ Bát Kỳ, phân chia bộ lạc theo các đơn vị hành chính.

Theo truyền thống, xường xám được may bằng lụa, có thêu hoa ngũ sắc hay chỉ nhiều màu, ôm lấy thân nhưng không bó sát vào cơ thể, cổ cao và tà áo thẳng. Từ những năm đầu thế kỷ 20, Sườn Xám có sự thay đổi khá nhiều về mặt kết cấu, ví dụ như: cổ dựng, chỉ có hai bên vạt áo xẻ, ôm sát thân, tay áo có thể liền hoặc rời thân. Và bắt đầu từ những năm hai mươi, xường xám xuất hiện dần dần trên đường phố Thượng Hải rồi lan sang Tô Châu, Hàng Châu, Dương Châu… Sau đó do ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây xường xám đã có một vài đổi mới so với thời Mãn Thanh: Cổ áo có thể tròn, cao hoặc xẻ, tay áo tùy theo được thiết kế loe hoặc cắt ngắn. Hơn nữa, dáng áo có thể được cắt ngắn độ dài của tà, áo váy rời nhau với đường xẻ sâu để phù hợp hơn với xu hướng ngày càng sexy hóa.

Loại váy áo liền thân này làm tôn thêm dáng của người thiếu nữ, phần trên ôm sát thân, hàng cúc được thiết kế vắt chéo sang môt bên rồi chạy dọc một bên sườn, hai tà xẻ cao đến ngang đùi tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, mặt trước của Sườn Xám thường được thêu các họa tiết bằng chỉ ngũ sắc. Trên phương diện tạo mẫu hay trang trí thủ pháp đều thể hiện được những nét truyền thống văn hóa sâu đậm của Trung Quốc nói riêng và của các nước phương đông nói chung. Ngoài ra, loại váy áo này còn làm nổi bật đức tính đoan trang, trang nhã, kín đáo của người thiếu nữ.

Nếu như Xường xám là trang phục truyền thống làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Trung Hoa thì Trường Bào, Mã Quái là loại trang phục truyền thống của nam giới Trung Hoa.

Trường Bào, Mã Quái (một dạng áo khoác bên ngoài), hai loại trang phục này đều là trang phục của dân tộc Mãn Thanh, áo cổ tròn, ống tay cửa hẹp, Mã Quái thường là xẻ giữa, cài nút thắt, ống tay áo hình chữ U, còn Trường Bào thường là xẻ bên.

Cũng có loại trang phục được kết hợp giữa Trường Bào và Mã Quái, loại trang phục này chỉ có vạt áo dưới của Trường Bào còn phần trên là Mã Quái, hai phần được nối với nhau bằng một dải cúc được đính ở mặt trong của Trường Bào, mặc hai loại trang phục này không chỉ thể hiện được sự long trọng mà còn đem lại cảm giác tự nhiên, thoải mái cho người mặc.

Trung Quốc cũng rất khéo léo quảng bá hình ảnh đất nước qua trang phục truyền thống. Tại Hội nghị APEC năm 2001, các nguyên thủ quốc gia đều mặc trang phục đời Đường, vì người phương Tây thường gọi nơi ở của người Hoa là “Đường nhân phố”, cho nên loại trang phục người Đường mặc tất nhiên được coi là trang phục truyền thống tiêu biểu của người Hoa. Và cũng từ đấy đã dấy lên phong trào coi “Đường trang” là một trong những trang phục mốt, thịnh hành được giới trẻ yêu thích.

Ngoài những loại trang phục trên thì từng vùng, từng dân tộc ở Trung Quốc cũng có những trang phục mang bản sắc riêng của mình. Tại Quan Trung và Thiểm Bắc, Yếm là loại trang phục truyền thống sát thân của trẻ con nơi đây. Hai vạt của Yếm phía trên được buộc với nhau bởi hai dây vải vòng qua cổ, phía dưới cũng được nối với nhau bởi hai dây buộc vòng qua thắt lưng. Mặt trước của Yếm thường được dùng chỉ ngũ sắc để thêu các hình đầu hổ và ngũ tú, thông qua đó muốn gửi gắm hy vọng cầu mong cho con cái mình được mạnh khỏe.

Các trang phục truyền thống của những dân tộc thiểu số cũng rất đặc biệt, ví dụ như trang phục của Nữ Huệ An tại Phúc Kiến, hay của các dân tộc thiểu số Di, Bạch, Cáp Nê, Miêu (H’Mông), Mông Cổ…

Ngày nay xường xám đã hoàn toàn thoát khỏi cái bóng dáng của chiếc áo thời Mãn. Gía trị của chúng không chỉ còn đơn thuần là kiểu dáng trang phục nữa mà còn là sự dung hòa tương trợ giữa quan điểm mĩ học hiện hành phương Tây cùng lối thiết kế dân tộc truyền thống Trung Hoa, đó là sự thể hiện sự thống nhất hoàn mĩ giữa tính dân tộc và thế giới.

Tuy ngày này người ta không mặc xường xám phổ biến như dạo đầu thế kỷ 20 nữa nhưng xường xám vẫn được tôn thờ như một trang phục truyền thống với sức sống trường tồn, ẩn chứ vẻ đẹp tâm hồn và khí chất của người phụ nữ Trung Hoa vậy.

Xem thêm :  Aviary cho chó: hình ảnh và các tùy chọn cho thiết kế ngoài trời và nhà

KHỔNG TỬ

Đại diện cho nền Nho giáo Trung Hoa, phải nói đến Khổng Tử, một thầy giáo và cũng là triết học gia nổi tiếng từ thời Xuân Thu. Ông được coi là biểu tượng cao quý của lịch sử Trung Quốc với những triết lý sống sâu xa, lời răn dạy rất đúng đắn như nhấn mạnh đạo đức cá nhân bao gồm sự khoan hồng, công bằng, nghi thức, trí tuệ và sự chân thành. Những nguyên tắc mà Khổng tử đề ra về sau đã trở thành những triết lý sống được người đời công nhận và lấy làm chuẩn mực và ông đã trở thành biểu tượng sống có thật trong truyền thống và tín ngưỡng của người dân Trung Quốc.

RỒNG

Đại diện cho những loài vật phi thường, phải kể tới con Rồng, một trong tứ linh của nền văn hóa tâm linh, là sinh vật huyền thoại do người xưa tưởng tượng. Gắn với uy nghi, quyền lực, và sức mạnh của các hoàng đế cổ đại Trung Quốc thường đi kèm với ngai vàng, quốc phục, nên nó rất được người dân kính trọng trong tín ngưỡng.

GẤU TRÚC

Được coi là động vật quý hiếm của quốc gia, linh vật của đất nước và hiện đang trên bờ vực tuyệt chủng. Chính vì thế, nó cũng được liệt vào danh sách các biểu tượng văn hóa của đất nước vạn dân.

THƯ PHÁP CHỮ VIẾT

Có thể nói ký tự tượng hình được sử dụng thành công, thuận tiện nhất ở quốc gia có dân số đông nhất như Trung Quốc là một điều vô cùng vi diệu. Bên cạnh việc ghi chép lại nền văn minh và những thành tựu của họ thì chúng ta cũng phải nhắc đến thư pháp. Đây là loại hình viết chữ nghệ thuật vô cùng độc đáo, tinh tế thể hiện đậm chất nét đẹp văn hóa Trung Hoa.

GỐM SỨ

Nếu nói Trung Quốc là quốc gia sinh ra nó thì có vẻ hơi quá lời, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng vì sự tinh xảo lẫn tính phổ biến của nó xuất hiện trên khắp thế giới, thế nên nhìn vào nó người ta thường nghĩ tới Trung Quốc nhiều hơn so với các quốc gia Châu Á khác.

Trí tuệ của người Trung Hoa được công nhận qua các tác phẩm gốm sứ đẹp mắt, thế nên những bộ gốm sứ cổ của các triều đại trong lịch sử luôn được coi trọng và xem như báu vật quốc gia.

TRÀ ĐẠO

Trà Trung Quốc, chẳng hạn như Tây Hồ Long Tĩnh và Pu’er Vân Nam, từ lâu đã nổi tiếng thế giới do màu sắc và hương vị vượt trội của nó.

Tinh thần trà đạo Trung Quốc nắm bắt được thái độ của con người Trung Quốc đối với cuộc sống và tâm linh. Đây là những điều mà mọi người trên thế giới có thể cảm thụ được. Một nắm lá trà, một ít nước sôi và một bộ ấm trà đáng yêu là hoàn hảo cho một buổi chiều đầy nắng và những chiêm nghiệm về cuộc đời.

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Từ xa xưa, các bài thuốc phương Bắc đã trở nên phổ biến và ngày càng phát triển. Được sản xinh từ Trung Quốc hơn 2.000 năm về trước với nhiều phương thức khác nhau, bao gồm các hình thức khác nhau như thảo dược, châm cứu, massage, tập thể dục (khí công) và liệu pháp ăn kiêng.

KINH KỊCH (HÍ KỊCH)

Kinh kịch là một nét văn hóa đặc sắc của Trung Quốc. Kinh kịch được coi là nghệ thuật tinh túy, là quốc bảo hay có cái tên là Ca kịch Phương Đông. Trải qua 200 năm lịch sử, kinh kịch được đánh giá là một loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu đặc sắc, nội hàm thâm thúy.

Kinh kịch hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long. Là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch.

Kinh kịch bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm theo nghệ thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kĩ pha trộn như kể chuyện, các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng và võ thuật.

KUNG FU

Đây được coi là một môn võ đặc trưng cho võ học Trung Hoa với toàn thế giới vô cùng đặc sắc. Loại võ thuật này đã có từ rất lâu được phát triển qua nhiều thế kỷ ở Trung Quốc mới có thể trở thành một môn võ điêu luyện như ngày nay. Ấn tượng Kung Fu chính là ở những bài võ, và các động tác vô cùng tinh tế, uyên thâm. Đó là một đặc điểm độc đáo của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Kung Fu hàm chứa ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Người học võ thuật phải học lễ nghi cũng như các kỹ năng võ thuật. Kung Fu chân chính luôn nhấn mạnh rằng võ thuật là để tự vệ chứ không phải để tấn công người khác.

Những người học Kung Fu phải có một tinh thần bất khuất, sức mạnh ý chí và sự kiên trì. Tinh thần thượng võ và ứng xử lịch sự được xem là siêu việt hơn cái gọi là kỹ năng võ thuật.

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH

Người dân Trung Quốc thường rỉ tai nhau: “Nếu anh chưa đến Vạn Lý Trường Thành thì không phải là một người đàn ông thật sự”. Vì đây là kỳ quan vĩ đại nhất thế giới, là một điểm tham quan cực kỳ nổi tiếng của Trung Quốc không nhầm lẫn được với bất cứ nơi đâu. Chúng ta không cần phải đi hết, cũng không cần phải đến tận nơi, mà chỉ cần nhìn từ ảnh thôi cũng biết đó là Trung Quốc.

Đất nước Trung Hoa rộng lớn với 5000 năm lịch sử còn điều hấp dẫn và những biểu tượng văn hóa đặc sắc khác đang chờ các du khách đến khám phá. Còn do dự gì nữa mà du khách không thực hiện ngay một du lịch Trung Quốc?


Cuộc sống và những món ăn rừng núi Trung Quốc || thánh ăn cay P202


Cuộc sống và những món ăn rừng núi Trung Quốc, thánh ăn cay phần 202

lieulieu ancay thanhancay
☞ Thanks for watching my video
Please subscribe channel : https://bit.ly/2LZiEdC
© Copyright by: Lieu Lieu

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button