Cây Xanh

Cung an định huế – khám phá lịch sử một thời vàng son của triều nguyễn

Ít ai biết được, Huế hoài cổ, xưa xưa ngoài những công trình kiến trúc mang đậm phong cách Việt của triều đại nhà Nguyễn còn có một cung an định độc đáo. Sở hữu phong cách châu Âu khá lạ mắt cùng nhiều câu chuyện ly kỳ, cung An Định Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đồng thời trở thành điểm đến được nhiều du khách chọn ghé thăm khi đến với cố đô.

Vị trí của cung An Định Huế ở đâu và có khó tìm không?

Địa chỉ cung An Định Huế

Địa chỉ cung An Định Huế ở đâu có phải là điều mà bạn muốn biết khi có ý định tham quan địa danh này? Công trình hiện tọa lạc tại số 97 đường Phan Đình Phùng, phường Phú Nhuận, thành phố Huế (xưa thuộc phường Đệ Bát, thị xã Huế). Cung nằm trên một vùng đất bằng phẳng, ngay bên cạnh dòng sông An Cựu chảy hiền hòa quanh năm, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km.

cung An Định Huế

Hướng dẫn đường đi đến cung An Định

Du khách từ Hà Nội, TP.HCM hay các nới khác di chuyển bằng các phương tiện tới Huế rồi đón taxi, xe ôm hoặc thuê xe máy để tham quan cung An Định. Do khoảng cách từ trung tâm thành phố đến cung chỉ nằm trong cự ly 2 – 3 km nên phương tiện nào cũng thuận tiện. Tuy nhiên, nếu muốn tự do, thoải mái và cần khám phá thêm nhiều địa điểm khác nữa thì đi xe máy vẫn là giải pháp lý tưởng nhất.

cung An Định Huế

Lấy cầu Tràng Tiền – sông Hương làm điểm xuất phát. Bạn chạy thẳng theo đường Hùng Vương. Tới ngã tư thi rẽ phải vào đường Phan Đình Phùng, đi thêm một đoạn sẽ thấy biển cung An Định. Bạn có thể tìm chỗ gửi xe bên ngoài hoặc vào khu vực để xe của cung. Sau đó thoải mái tham quan, chỉ mất chừng 5 – 10 di chuyển thôi.

Giới thiệu về lịch sử hình thành cung An Định

Cung An Định được cho xây dựng vào năm 1917 dưới thời vua Khải Định, lúc đầu (năm 1902) đây là tiềm để của nhà xua. Năm 1916, hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi và lấy niên hiệu là Khải Định. Sau khi lên ngôi, ông cho cải tạo phủ An Định và truyền cho hoàng tử Vĩnh Thụy (là vua Bảo Đại sau này). Trên khuôn viên rộng lớn 23.463 m2, nhà vua đã cho triệt giải những công trình cũ để khởi công xây dựng những công trình mới. Cũng từ đó mà phủ được chính thức đổi thành cung An Định.

cung An Định Huế

Năm 1992, Vĩnh Thụy được rước qua sống ở cung. Sau đó lên ngồi và lấy niên hiệu là Bảo Đại, cung tiếp tục được truyền lại cho thái tử Bảo Long. Đến sau năm 1945, cả gia đình cự hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung sang đây để sinh sống nhưng chỉ được một thời gian ngắn. Chỉ riêng mẹ của vua Bảo Đại – bà Từ Cung ở tới năm 1949.

Năm 1954, cung điện này bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu. Sau năm 1975 do mâu thuẫn với vua, bà Từ Cung đã quyết định trao toàn bộ cung cho chính quyền cách mạng. Trong thời gian này, công trình đưở sử dụng khu nhà chung cho các gia đình giáo sư ở Huế và nhiều mục đích khác nhau. Song do không được thường xuyên bảo quản nên cung bị hư hại và xuống cấp nghiêm trọng, mãi đến năm 2001 mới được trùng tu lại.

Cung An Định Huế và những điều có thể bạn chưa biết

Cung An Định và nổi niềm của Nam Phương Hoàng Hậu

Qua những thông tin về lịch sử cung An Định, chúng ta điều biết công trình này đã gắn bó với nhiều nhân vật Hoàng gia gia đoạn cuối của triều Nguyễn. Đó là vị vua Khải Định, vua Bảo Đại, vị hoàng tử Bảo Long, thái hậu Đoan Huy và đặc biệt là vị hoàng hậu Nam Phương. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, từng là người phụ nữ nức tiếng xứ An Nam.

cung An Định Huế

Với nét đẹp thanh cao và lòng nhân từ. Bà đã lọt vào mắt của Bảo Đại sau đó không lâu lên ngôi hoàng hậu, nhưng cuộc hôn nhân này trải qua nhiều thăng trầm do mối quan hệ khác của vua. Với sự kiểu hãnh của người phụ nữ có học thức, bà chọn im lặng sống lặng thầm cùng mẹ chồng trong cung và chăm lo cho các con, đến 1947 bà sang Pháp định cư cùng các con và sông luôn ở đó.

Cung An Định với nét đẹp kiến trúc Á – Âu

Nếu so với các công trình kiến trúc xây dựng cùng giai đoạn thì cung An Định ở Huế có thể nói là công trình mở đầu cho thời kỳ mỹ thuật Huế, giao thoa giữa hai nên văn hóa khác nhau Á và Âu đầu thế kỷ 20. Phần lớn những chi tiết trang trí như tứ quý, tứ linh, bát bửu và các cột được thiết kế theo phong cách Roman,… đều theo hơi hướng châu Âu sang trọng và tinh tế.

cung An Định Huế

Cùng với nhiều công trình khác, cung điện cổ của cố đô Huế này mang giá trị rất lớn lao. Mặc dù thời gian trôi qua đã phần nào xóa mờ đi nhiều thứ. Thế nhưng, cung điện của vị vua Khải Định đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân địa phương nói riêng và người Việt Nam nói chung về một công trình kỳ vĩ, hiện đại, về những ý nghĩa sâu xa.

Cung An Định xuất hiện trong bối cảnh phim và MV nổi tiếng

Nếu đã từng xem qua bộ phim “Gái già lắm chiêu” từng gây bão một thời gian thì hẳn các bạn cũng nhận ra bối cảnh trong bộ phim đó chính là cung An Định Huế. Trong phim, cung đóng vai trò là một biệt phủ rộn lớn, xa hoa nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, không có sóng điện thoại. Bên trong mang đậm dấu ấn phương Tây với những khung tranh dát vàng. Đây cũng chính là nơi ở của chị em Lý gia – các nhân vật chính trong phim.

cung An Định Huế

Không chỉ bên trong cung, trên nền bãi đất trống phía sau lầu Khải Tường, đội ngũ ekip đã cây dựng một khu vườn Châu Âu với diện tích 500 m2 và chi phí đầu tư lên tới 2 tỷ đồng, có tên là Bạch Trà Viên.Nơi diễn ra các cuộc thưởng trà, trò chuyện của chị em Lý gia. Sau khi kết thúc phim, khu vườn đã được trao tặng lại để Huế làm điểm tham quan.

Mới đây nhất thì địa điểm du lịch Huế này lại một lần nữa được chọn để quay MV “Không thể cùng nhau suốt kiếp” của nữ ca sĩ Hòa Minzy nổi đình đám. Khiến các bạn trẻ, đặc biệt là các fan hâm hộ không khỏi thích thú.

Tìm hiểu chi tiết kiến trúc cung An Định | Công độc đáo của triều Nguyễn

Cung An Định được xây dựng quay mặt về hướng Nam, phía sông An Cữu, có địa thế bằng phẳng. Xung quanh có khuôn viên tường bằng gạch cao 1,8 m, dày 0,5 m, bên trên có hàng rào song sắt bao bọc. Do xây dựng trong thời kỳ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây nên công trình phần nào có sự giao thoa giữ kiến trúc văn hóa Đông lẫn Tây.

cung An Định Huế

Trước kia khi còn nguyên vẹn, cung An Định Huế có khoảng 10 công trình tất cả (tính từ trước ra sau), đó là Bến thuyền, cổng chính, lầu Khải Tường, đình Trung Lập, Hồ nước, chuồng thú, nhà hát Cửu Tư Đài… Tuy nhiên, trải qua tác động của thời gian cũng như sự tàn phá của chiến tranh nên đến thời điểm hiện tại chỉ còn 3 công trình vẫn giữ được nét kiến trúc khá nguyên vẹn.

Cổng chính cung An Định

Cổng chính được xem là một những nét kiến trúc đặc sắc nhất của cung điện này. Có lối thiết kế theo kiểu tam quan với hai tầng, các chi tiết xung quanh cổng được trang trí bằng sành sứ đắp nổi nhìn rất kỳ công, còn đỉnh mái tầng trên gắn biểu tượng viên trân châu lớn. Không chỉ có tầng 1 mà hầu như toàn bộ cổng đều có điểm nhấn là sành sứ và thủy tinh, làm theo các đề tài riêng biệt đậm tính truyền thống của Việt Nam. Ngay cả dòng chứ Hán ghi tên cung và các câu đối cũng bằng chất liệu này. Cổng chính có một lối đi duy nhất, muốn vào bên trong bạn phải đi qua cánh cổng lớn.

cung An Định Huế

Đình Trung Lập của An Định Cung

Bước qua cánh cửa, bạn sẽ nhìn thất Đình Trung Lập. Nó có kết cấu kiểu đình bát giác với phần nền cao. Mái cấu tạo theo dạng cổ lầu, chia làm 2 lớp: một lớp dưới có 8 cạnh và một lớp trên có 4 cạnh. Bên trong đình có đặt một bức tượng đồng vua Khải Định. Bức tượng này được đúc vào năm 1920 và được cân đo đúng tỷ lệ, nhìn vào bạn sẽ có cảm giác giống như người thật. Từng chi tiết, họa tiết trên bức tượng đều được điêu khắc tỉ mỉ và hết sức tinh xảo.

cung An Định Huế

>>> CLICK NGAY Bảng giá vé tham quan Huế cập nhất mới nhất

Công trình chính của cung An Định – Lầu Khải Tường

Lầu Khải Tường nằm phía sau Đình Trung Lập – công trình chính của kiến trúc cung An Định. Tên gọi này do chính vua Khải Định đặt, mang ý nghĩa “nơi khởi phát điềm lành”. Lầu được chia làm 3 tầng, chiếm diện tích khoảng 745 m2, được xây dựng theo kiểu châu Âu với nhiều vật liệu khác nhau (một số vận chuyển từ các nước về).

cung An Định Huế

Không chỉ gây ấn tượng với thiết kế bên ngoài mà Lầu Khải Trường còn được đầu tư trang trí cực kỳ công phu bằng nhiều vật liệu mới. Điểm nhấn có thể kể đến những bức tranh tường có giá trị nghệ thuật cao và những đồ nội thất đặt ở tầng 1. Nổi bật ở tiền sảnh là 6 bức tranh đặt trên các mảng tưởng, viền ốp bằng khung gỗ, chạm khác hình lá sen, hoa mai rất đẹp. Tuy không mang cùng một chủ đề nhưng mọi người có thể dễ dàng nhận ra đó là bối cảnh của 5 lăng của 5 vị vua (trừ bức tranh thứ 6). Sự kết hợp giữa hoa văn truyền thống với hoa văn trang trí của phương Tây tạo nên không gian cực kỳ ấn tượng.

cung An Định Huế

Có nên ghé thăm cung An Định khi tới du lịch Huế?

Là một công trình đặc sắc và nổi bật của triều Nguyễn, hơn còn sở hữu địa thế thuận lợi với khung cảnh hiền hòa, mát mẻ. Thế nhưng, cung An Định Huế trước kia chưa thực sự thu hút và chưa được biết đến nhiều mặc dù đã mở cửa phục vụ du khách tham quan từ rất lâu. Nó thực sự nổi tiếng và được các bạn trẻ đua nhau tìm kiếm thì chỉ trong thời gian gần đây.

cung An Định Huế

Đặc biệt là ngay sau khi xuất hiện trong bộ phim “Gái Già Lắm Chiêu” và MV ca nhạc của Hòa Minzy, lượng khách đến tham quan cung đã nhiều hơn trước rất nhiều. Nếu bạn chưa ghé thăm lần nào, lần này đến du lịch Huế đừng quên dành thời gian tham quan, khám phá nhé. Bên cạnh việc sở hữu lối kiến trúc độc đáo, cung An Định còn ẩn chứa nhiều câu chuyện ly kỳ cũng nhiều giai đoạn lịch sử đã được lưu lại tại đây. Nhiều người vì muốn tận mắt chiêm ngưỡng nét đẹp của cung ngoài đời thật có khác gì trong thước phim đã tìm tới tận nơi.

cung An Định Huế

Với kiến trúc ấn tượng nhưng cung An Định cũng không thiếu đi những khung cảnh đầy chất thơ. Chút trầm mặc, cổ kính cùng thiên nhiên trong lành, không gian yên bình đã biến nơi đây thực sự trở thành điểm check-in “hot hit” của giới trẻ khi tới Huế. Nơi này mang đến những góc “sống ảo” vừa lạ vừa quen làm ai cũng thích thú. Vì thế, sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua điểm đến này đấy!

Thông tin khi tham quan cung An Định ở Huế

Giá vé vào cung An Định

Cũng như các di tích khác, bất cứ mọi du khách muốn tham quan cung điện này đều phải mua vé. Cụ thể, cung An Định giá vé được áp dụng ở mức 30k/người lớn, đối với trẻ em miễn phí, vé được bán ngay cổng di tích. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn hình thức vé combo nhiều di tích với giá là 580k/ người lớn và 110k/trẻ em để được khám phá nhiều địa điểm hơn.

cung An Định Huế

Thời gian mở cửa của cung An Định

Giờ mở cửa cung An Định cũng là điều mà bạn cần quan tâm khi có ý định tới đây. Việc theo dõi điều này giúp bạn sắp xếp thời gian và lên lịch trình cụ thể. Và để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, cung có 2 mức quy định như sau:

  • Giờ mở cửa vào mùa hè: từ 6h30 – 17h30
  • Giờ mở cửa vào mùa đông: từ 7h00 – 17h00

Ăn uống khi đến tham quan cung An Định

Sau khi tham quan và chụp ảnh thỏa thích tại cung, bạn có thể thưởng thức ẩm thực cố đô. Quanh khu vực này có rất nhiều nhà hàng, quán ăn mang hương vị đặc trưng của thành phố mộng mơ cho bạn thỏa sức trải nghiệm như: bún bò, cơm hến, bún hến, bánh canh,… Tuy nhiên, nếu là người ghiền các loại bánh Huế đừng bỏ qua quán bénh bèo – nậm – lọc Cung An Định ở liệt 1148 Nguyễn Huệ (ngay bên cạnh cung). Bánh bèo cung An Định ngon trứ danh, đảm bảo bạn sẽ ghiền.

Những điều cần lưu ý khi khám phá cung An Định Huế

Với độ hot của cung An Định chắc chắn bạn sẽ có một chuyến du lịch tới đây phải không? Nhưng trước khi đi, hãy lưu ý một vài điều sau nhé. Bởi, khác với các điểm danh thắng tự nhiên, những di tích ở Huế có quy định nghiêm ngặt hơn.

  • Mặc dù nằm ở vị trí khá trung tâm nhưng bạn cũng nên dành chút thời gian để đọc trước sơ đồ, đường đi, vị trí của di tích để tránh lạc đường.
  • Nên tránh mặc quần áo không phù hợp như quần/váy ngắn, áo hai dây, trễ vai,… hoặc tạo dáng phản cảm. Điều này thể hiện sự thiếu ton kính và không lịch sự.

cung An Định Huế

  • Cung An Định không giới hạn bạn chỉ được khám phá trong khoảng thời gian bao lâu, nghĩa là vấn đề này bạn được thoải mái. Nhưng chú ý giữ gìn vệ sinh chung và cảnh đẹp trong khuôn viên, không xả rác một cách bừa bãi.
  • Tuyệt đối không sờ vào hiện vật hay vẽ bậy bạ lên tường, lên các đồ dùng trong cung để giữ gìn cảnh quan và vẻ đẹp của cung.
  • Ngoài ra, du khách cũng nên theo dõi tình tình thời tiết, lựa chọn thời điểm phù hợp để tham quan, tránh đi vào những ngày mưa dầm dề và mang theo đủ vật dụng cần thiết, đặc biệt là máy ảnh, điện thoại để chụp hình nhé!

>>> Book tour Huế 1 ngày để tham quan trọn vẹn địa điểm nổi tiếng của vùng đất cố đô

Một số địa điểm nằm xung quanh cung An Định có thể khám phá thêm

Nếu thời gian ở Huế của bạn thong thả và muốn khám phá nhiều địa điểm thêm thì sau khi rời cung An Định Huế có thể di chuyển đến tham quan thêm những địa điểm dưới đây (nếu bạn chưa đi).

Đại Nội – Kinh thành Huế (2,8 km)

Đại Nội hay còn gọi là Kinh thành Huế hay cung đình Huế là một điểm tham quan nổi tiếng – công trình hội tụ nhiều nét đẹp kiến trúc đỉnh cao của triệu đại phong kiến nhà Nguyễn. Đại Nội được xây dựng cách đây hàng trăm năm, trước kia là nơi sinh hoạt của giới vua chúa, hoàng tộc.

cung An Định Huế

Sở hữu không gian rộng lớn và được chia làm nhiều tầng lớp khác nhau, bố trí một cách hợp lý, hài hòa. Hơn 100 công trình kiến trúc nguy nga sẽ cho bạn có cái nhìn tổng quan về quá khứ oai hùng của dân tộc. Bên cạnh đó còn được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và tham gia vào nhiều trải nghiệm thú vị.

Sông Hương – cầu Trường Tiền (2 km)

Cả sông Hương và cầu Trường Tiền đều là biểu tượng của cố đô Huế. Từ cung An Định bạn chỉ cần di chuyển chừng 2 km là tới khu vực này. Khung cảnh nên thơ của nó đã gieo thương nhớ cho biết bao kẻ lữ khách lần đầu đến với xứ sở mộng mơ. Cầu Trường Tiền bắc ngang qua con sông Hương thơ mộng nối hai bờ Nam – Bắc. Không chỉ phục vụ nhu cầu qua lại của người dân mà từ vị trí của cầu bạn có thể ngắm nhìn cảnh thành phố, ngắm dòng sông Hương yên bình. Đây cũng là địa điểm check-in “sống ảo” của rất nhiều bạn trẻ đấy.

cung An Định Huế

>>> Du lịch Huế thì nhất định Bạn phải tới nơi này: Cầu Trường Tiền Huế

Chùa Thiên Mụ (4,5 km)

Đi thêm một chút qua hướng Bắc, men theo bờ sông Hương bạn sẽ đến với chùa Thiên Mụ – ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng. Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, được xây dựng vào năm 1601 – đời vua chúa Nguyễn Hoàng. Ở đây có các công trình nổi bật như tháp Phước Duyên, điện Quan Âm, điện Đại Hùng,… Với khung cảnh cổ kính và quang cảnh xung quanh, tạo nên bức tranh thiên nhiên duyên dáng.

cung An Định Huế

Có thể nói cung An Định Huế là công trình hoàn hảo cho sự kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc Việt Nam và Châu Âu. Sự ăn ý này đã tạo nên bức tranh kiến trúc ấn tượng. Với lý do đó nên rất dễ hiểu vì sao nó được chọn để sản xuất phim, MV ca nhạc. Đến nay, cung đã thực sự trở thành điểm đến mà ai cũng muốn khám phá khi đến Huế.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Tôi – một cô gái với đôi chân ham đi. Niềm đam mê của tôi là được ăn món tôi thích và được đặt chân đến những nơi mà tôi chưa đến. Tôi muốn mọi nơi trên dải đất hình chứ S đều có in bóng dấu chân tôi. Bạn có cùng sở thích như tôi? Hãy cùng tôi chu du đó đây, trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống sau mỗi chuyến đi nhé!


Cung An Định – Dấu ấn về gia đình cựu hoàng Bảo Đại | LTQGI


Nằm ẩn mình bên bờ sông An Cựu, Cung An Định khoác trên mình chiếc áo vừa huyền bí, vừa độc đáo. Sau khi lên ngôi, năm 1917, Vua Khải Định dùng tiền riêng để xây cung này theo lối kiến trúc hiện đại. Chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Pháp nên Cung An Định được trang trí nhiều họa tiết, hoa văn rực rỡ, mới lạ và sáng tạo. Nằm bên ngoài khu vực Hoàng thành, Cung An Định là nơi ghi lại nhiều dấu ấn và chứng kiến những thăng trầm của gia đình cựu hoàng Bảo Đại.
Clip thuộc bản quyền Trung tâm Lưu trữ quốc gia I National archives centre N1
Email: luutruquocgia1@gmail.com

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh
Xem thêm :  Đồi cỏ hồng đà lạt 2021: review kinh nghiệm, đường đi mới nhất

Related Articles

Back to top button