Tổng Hợp

Sự tích con thiên nga [truyện cổ tích nanai

Bạn đang xem: Sự tích con thiên nga [truyện cổ tích nanai Tại Website nhahangcarnaval.com

Truyện Sự tích con Thiên Nga

Sự tích con Thiên Nga là truyện cổ tích của người Nanai (Nga), kể về cô bé Aioga xinh đẹp nhưng lười biếng, giáo dục các bé hiểu được giá trị của lao động.

Cái nết đánh chết cái đẹp.
– Tục ngữ Việt Nam –

1. Aioga – cô bé xinh đẹp nhưng xấu nết

Ngày xưa, có một cô bé người Nanai [1] tên là Aioga. Cô bé rất xinh. Mọi người đều yêu cô. Thậm chí có người nói rằng không một làng nào trong vùng có người xinh hơn cô cả. Aioga kiêu hãnh [2] lắm. Cô tự ngắm mình, lúc thì trong chậu đồng đánh bóng, lúc thì trên dòng nước trong, càng ngắm càng tự thấy hài lòng.

Aioga lười hết sức, lúc nào cũng chỉ tự ngắm nghía. Một hôm mẹ cô bảo:

– Aioga, con đi xách nước đi!

Cô gái đáp:

– Con ngã xuống nước mất!

Mẹ bảo:

– Con bám vào bụi cây ấy!

Aioga đáp:

– Cây bật gốc thì chết!

– Thì con phải bám vào bụi chắc ấy chứ!

– Tay con xước hết ra mất!

Mẹ cô lại bảo:

– Con đeo bao tay vào.

– Bao tay cũng đứt hết – Aioga đáp. Rồi cô lại lấy chậu đồng ra soi xem mình đẹp đến như thế nào.

– Con lấy kim khâu bao tay lại!

– Kim gãy mất!

– Lấy cái kim to ấy – Bố cô nói.

– Kim ấy sẽ làm thủng tay con!

– Lấy cái đê [3] da cứng mà đeo!

Truyện Sự tích con Thiên Nga

2. Lười biếng, nhưng lại muốn hưởng công sức của người khác

Vừa lúc ấy, một cô bé hàng xóm bảo mẹ Aioga:

Xem thêm :  1️⃣ cách làm kho quẹt tóp mỡ tôm khô chấm rau củ luộc ngon

– Để cháu đi lấy nước cho bác nhé!

Cô ra đi và xách nước về. Bà mẹ nhào bột, làm bánh, nướng bánh. Aioga nhìn những chiếc bánh, kêu lên:

– Mẹ cho con một cái!

– Bánh nóng cầm bỏng tay – Mẹ cô trả lời.

– Thì con đeo bao tay – Aioga nói.

– Bao tay ướt rồi.

– Con sẽ đem phơi.

– Phơi, nó sẽ cứng.

– Con sẽ bóp cho nó mềm.

– Thế thì đau tay – Mẹ cô đáp – Việc gì con phải làm việc cho phí hoài nhan sắc. Tốt hơn hết là để mẹ đem bánh cho cô bé lúc nãy không tiếc sức mình xách nước giúp mẹ.

3. Aioga giận dỗi và sự tích con Thiên Nga

Bà mẹ lấy bánh đem cho cô bé hàng xóm. Aioga giận lắm. Cô bỏ nhà ra sông soi bóng mình dưới nước. Cô bé hàng xóm thì ngồi ăn bánh. Aioga nhìn cô bé. Cổ Aioga dướn lên đâm ra dài ngoẵng. Cô bé bảo Aioga:

– Bạn lấy bánh này mà ăn!

Aioga càng tức. Cô xì lên một tiếng, rồi vung hay tay lên. Những ngón tay xoạc ra, toàn thân cô trắng toát vì giận. Cô vùng vẫy mãi đến nỗi hai tay biến thành đôi cánh.

– Ta không cần gì cả.a..a…!

Rồi không đứng vững trên bờ nữa, Aioga ngã nhào xuống nước và biến thành con Thiên Nga. Thiên Nga vừa bơi vừa kêu:

– Ái chà, ta đẹp làm sao! Ôi, đẹp nhất là ta.a..a…

Nó cứ bơi, bơi mãi cho đến lúc quên hẳn không nói được tiếng Nanai nữa.

Duy chỉ có tân mình là nó không quên, và hễ gặp ai nó cũng kêu lên để người ta biết xưa kia nó là cô gái đẹp:

Xem thêm :  Tham khảo top 20 cuốn sách thiếu nhi nên đọc

– A.i..o…ga…, A.i..o…ga…! [4]

Câu chuyện Sự tích con ngỗng
Nguồn: Kể chuyện 3, trang 64, NXB Giáo dục – 1983
– TheGioiCoTich.Vn –

Câu chuyện Sự tích con Thiên Nga

Chú thích trong truyện Sự tích con Thiên Nga

[1] Nanai: một dân tộc thiểu số ở miền bắc nước Nga.
[2] Kiêu hãnh: lên mặt hơn người.
[3] Cái đê: loại bao ngón tay bằng kim loại hay bằng da, dùng để đẩy kim khi may vá.
[4] Aioga: Tiếng Nanai mô phỏng tiếng kêu của con Thiên Nga (Ngỗng Trời).

Câu hỏi thử thách các bé

  1. Aioga có những tính xấu gì đáng chế trách?
  2. Không làm nhưng cô có đòi ăn không? Mẹ cô đã từ chối như thế nào?
  3. Vì giận dỗi, cô đã biến thành con ngỗng ra sao?
  4. Nếu gặp Aioga, các con sẽ khuyên bảo bạn ấy những điều gì?

Đôi nét về loài Thiên Nga trong câu chuyện

[1] Nanai: một dân tộc thiểu số ở miền bắc nước Nga.[2] Kiêu hãnh: lên mặt hơn người.[3] Cái đê: loại bao ngón tay bằng kim loại hay bằng da, dùng để đẩy kim khi may vá.[4] Aioga: Tiếng Nanai mô phỏng tiếng kêu của con Thiên Nga (Ngỗng Trời).

Câu chuyện Sự tích con Thiên Nga đã cho thấy nguồn gốc của loài Thiên Nga theo văn hóa dân gian của người Nanai (Nga). Loài Thiên Nga trắng này rất nổi tiếng ở Nga, chúng cũng thường được nhắc đến nhiều trong các khía cạnh của văn hóa châu Âu.

Thiên Nga trắng là một loài chim nước cỡ lớn có danh pháp khoa học là Cygnus olor. Hình ảnh của chúng thường được dùng để ngụ ý nói đến vẻ đẹp quyến rũ của người con gái.

Thiên Nga thường kết đôi suốt đời, tuy nhiên việc “ly dị” thỉnh thoảng vẫn xảy ra, đặc biệt sau khi thất bại trong việc làm tổ.

Xem thêm :  Cách sắp xếp công việc hiệu quả, khoa học để đạt thành công


Động vật P14 – Thiên Nga, loài động vật xấu xí khi còn nhỏ


Beach Party Islandesque của Kevin MacLeod được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Attribution (https://creativecommons.org/licenses/by/4.0/)
Nguồn: http://incompetech.com/music/royaltyfree/index.html?isrc=USUAN1100613
Nghệ sĩ: http://incompetech.com/
Thiên nga là một nhóm chim nước cỡ lớn thuộc họ Vịt, cùng với ngỗng và vịt. Thiên nga và ngỗng có quan hệ gần gũi, cùng được xếp vào phân họ Ngỗng trong đó thiên nga làm thành tông Cygnini. Đôi khi, chúng được phân loại thành một phân họ riêng có tên là Cygninae.
Trong văn hóa đại chúng, hình tượng con thiên nga mà đặc biệt là thiên nga đen và thiên nga trắng được nhắc đến nhiều trong dân gian, thần thoại và nghệ thuật. Hình ảnh con thiên nga đặc biệt để lại ấn tượng sâu đậm trong văn hóa dân gian của người dân khu vực Bắc Âu. Thiên nga thường được mọi người coi như biểu tượng của sự đẹp đẽ và sang trọng. Thiên nga còn là biểu tượng của tình yêu vì loài chim này thường sống thành từng đôi và hiếm khi tách rời.
Nếu mọi người thấy hay và muốn theo dõi những video tiếp theo của kênh thì hãy đăng ký kênh nhé mọi người. Ngoài ra để tạo hứng thú hơn cho mọi người khi xem video cũng như để kênh phát triển hơn thì mong mọi người hãy cho những lời nhận xét để kênh có thể điều chỉnh nội dung và hình thức cho phù hợp với thị hiếu mọi người cần. Cảm ơn mọi người nhiều.
Kênh YouTobe LVA:
https://www.youtube.com/channel/UCe87oz8Ftzd1JgwLX7_AUfA/videos?view_as=subscriber

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button