Tổng Hợp

Khỉ gió… con bú dù!

Bạn đang xem: Khỉ gió… con bú dù! Tại Website nhahangcarnaval.com

Rank: Advanced Member


Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,043
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Groups: Registered, EditorsJoined: 6/24/2012(UTC)Posts: 5,043Points: 3,390Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)

NĂM THÂN BÀN VƯỢN TÁN HƯƠU

Trần Đỗ Cẩm
…………………

Sau một năm nhiều biến cố sôi động, theo đúng thông thông lệ, Dê chúa nhường lại ngai vàng hạ giới cho Vua Khỉ. Để “tống cựu nghinh tân”. Chúng tôi được mạn phép khai bút đầu năm qua bài phiếm luận về khỉ. Nhằm mục đích mua vui trong mấy ngày xuân, trước khi vào chuyện, xin minh xác đây chỉ là bài văn vui, không phải là một thiên thảo luận khoa học, do đó, những “thực tế và thực thể” nêu lên hay đề cập tới chỉ nhằm khía cạnh vui vẻ thoải mái, mang lại nụ cười lúc xuân sang. Trước thềm năm mới, thành thực cầu chúc quí vị Năm Mới Khang An Thịnh Vượng và suốt năm may mắn…

Để dễ bề theo dõi những diễn tiến, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu họ hàng nhà khỉ, sau đó duyệt qua những chuyện liên quan, đồng thời xác định vị trí của loài khỉ trong văn chương cũng như trong lịch sử. Cuối cùng, để thay thế phần nào truyền thống đầu năm xin xăm hái lộc, chúng ta sẽ cùng tiên đoán số mạng hên xui trong năm Thân.


Họ Hàng Nhà Khỉ

Theo truyền thống, các nhà sinh vật học thường chia muôn loài động vật trên trái đất thành nhiều chủng loại để tiện phân biệt. Thí dụ như loài “gậm nhấm” gồm chuột, thỏ, loài cơ móng gồm trâu, bò, ngựa, dê v v…Chủng loại “cao cấp” nhất trong các loài động vật – được gọi là “Thượng Đẳng Vật” (primates)- gồm 3 giống là Khỉ (Monkeys), Giả Nhân (Apes) và loài người!

Trong cuốn sách nói về Thuyết Tiến Hóa “the Original Of species” xuất bản năm 1859 được các đấng Mác-Lê coi như kinh nhật tụng, nhà sinh vật học Chacles Darwins người Ăng Lê cho rằng loài người do loài khỉ “tiến hóa” mà thành. Thuyết này đã gây ra nhiều tranh luận dữ dội cho tới ngày nay vì đa số cho rằng loài người và súc vật hoàn toàn không có gì liên quan.

Riêng loài người “Thượng Đẳng Vật” thuộc giòng “có vú” (Mammalia) lại chia thành 13 họ, tổng cộng gồm 182 giống, từ giống Khỉ tí hon nặng chưa tới 100 gram cho tới giống Giả Nhân và giống người. tuy hình dáng khác nhau, nhưng các giống thuộc chủng loại “primates” có nhiều điểm tương đồng. Tất cả đều có cặp mắt tinh tường, bộ óc lớn hơn so với thân mình. Đặc biệt tay có thể cầm nắm, lúc đầu dùng để leo trèo, sau biết sử dụng dụng cụ thô sơ như gậy gộc để làm khí giới. Các đặc điể khác của loài “primates” gồm tinh thần đồng đội, thường sống thành đàn và phải mất thời gian khá lâu mới trưởng thành.

Nấc thang dưới cùng của loài “primates” là giống “Giả khỉ” (Prosimians) gồm khoảng 35 giòng, thường đi cả bốn chân. Giống này trông tương tự như loài chó, tay chân có móng, mõm dài, đánh hơi khéo nhưng óc tương đối nhỏ so với giống Khỉ. Giống khỉ được chia thành hai nhóm: Khỉ Cựu Thế Giới sinh sống ở Phi châu, Á châu, đôi khi ở trên mặt đất giống như người và Khỉ Tân Thế Giới lập giang sơn tại vùng Trung và Nam Mỹ chuyên leo trèo cây cối. Ngoài sự phân cách về môi trường sinh sống, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hai nhóm là Khỉ Tân có đuôi rất uyển chuyển, thường được dùng như tay chân thứ năm để bám vào cành cây, trong khi Khỉ Cựu có nhiều loại sống trên mặt đất.

Giống “primates” trên cùng thuộc loại “Giả Nhân” là giống khỉ không đuôi, thân hình to lớn và tiến bộ nhất gồm các nhóm Gorilla, Orangutan và Chimpanzee.

Nhìn chung, loài Khỉ và Giả Nhân thường đi bằng hai chân trong vị thế đứng, bàn tay mềm có ngón cử động linh hoạt. Đặc biệt ngón tay cái nằm riêng rẽ đối diện và có thể đụng vào đầu ngón tay khác để cầm, nắm dễ dàng. Đôi mắt của chúng có thể điều tiết để tập chung nhìn vào một điểm như loài người, vì vậy trở thành giác quan hữu dụng nhất, không như đa số các loài vật khác thường phải dùng mũi để đánh hơi. Ngoài ra, khả năng có thể đứng thẳng cũng rất quan trọng. Trước tiên dùng để leo trèo, nhưng còn có hệ quả vô cùng khác biệt so với các loài vật khác. Đó là động vật di chuyển bằng bốn chân cần có bắp thịt cổ rất mạnh và xương sọ lớn để có thể ngẩng đầu khi di chuyển, trong khi sinh vật đi hai chân chỉ cần sọ mỏng, do đó có bộ óc lớn hơn, rất cần cho trí thông minh để tiến hóa sau này. Hơn nữa, vì không phải dùng để bò nên hai tay có cơ hội phát triển riêng biệt trong khả năng cầm nắm.

Tuy có nhiều nhóm và giống khác nhau, nhưng loài khỉ có một đặc điểm chung, đó là óc thông minh để có thể thích hợp với môi trường sinh sống. Chẳng hạn như bên Nhật có một loài khỉ quen ở nơi rừng thấp, nhưng vì bị người sâm lấn nên phải lui dần về miền núi cao hiếm trái cây. Khi mùa hè khí hậu ấm áp thì không sao, nhưng đến mùa đông lạnh lẽo, loài khỉ này phải tập ăn vỏ cây và rễ củ thay vì chỉ ăn trái cây như khi trước. Ngoài ra, chúng còn biết sưởi ấm bằng cách tìm đến các suối nước nóng để ngâm mình trong những ngày đông băng giá.

Về nguồn gốc, thủy tổ loài khỉ xuất hiện trên mặt đất trước loài người rất lâu, cách đây hàng tỷ năm, đầu tiên là loại sinh vật chuyên sống trên cây. Giống như con sóc, loại Khỉ tổ này leo trèo bằng cách dùng móng bấm vào vỏ cây. Dần dần sau hằng triệu năm, ngón tay và chân của chúng trở nên dài hơn để có thể nắm vào cành cây, mắt lớn hơn để có thể nhìn thẳng và nhất là điều tiết để đo lường chiều sâu và khoảng cách tối cần cho hoạt động nhảy nhót, leo chuyền trên cây cối.

Khỉ đột là giống thông minh nhất trong loài khỉ. Vì hình dáng to lớn vạm vỡ, mạnh mẽ và ồn ào nên ai cũng tưởng chúng dữ tợn và nguy hiểm. Thật ra, Khỉ Đột rất hiền lành, ngoại trừ khi phải tự vệ. Khỉ đột đực cao chừng 5 tới 6 feet và nặng chừng 90 kg. Thời gian mang thai khoảng 25 đến 270 ngày, tuổi thọ chừng 35 năm nếu sống ngoài hoang dã và chừng 50 năm nếu sống trong sở thú. Khỉ Đột sống tập chung đông đảo ở Phi Châu. Khỉ núi có nhiều tại nơi núi cao tới 12,5000 feet thuộc các quốc gia Zaire, Rwanda, Uganda. Khỉ rừng cơ nhiều tại Cameroom, Gabon, Congo. Chúng sống từng đàn khoảng vài ba chục con, do khỉ đực cầm đầu.

Orangutan có nhiều tại các đảo Borneo và Sumatra thuộc Nam Dương. Đây là những con khỉ to bự, cao chừng 4 feet, nặng chừng 80 ký, lông đỏ, tứ chi có móng móc như những lưỡi câu, tay đặc biệt rất dài có thể quăng mình qua những cành cây. Con đực thường lớn gấp đôi con cái. Chúng sống sâu trong rừng rậm rạp, ăn đủ thứ từ trái cây, lá, vỏ cây, côn trùng, đôi khi cả chim chóc. Orangutan đực rất dữ tợn, thường đánh lộn mỗi khi gặp nhau, vì vậy chúng thường hú để báo hiệu sự hiện diện để con khác đừng bén mảng tới. Orangutan sinh hoạt tương tự và sống chung đụng với thổ dân vùng Borneo, gần gũi đến độ họ gọi chúng là “Người Rừng ” (Man of woods). Hiện nay, Orangutan đang gặp nguy cơ diệt chủng vì nạn săn bắt cũng như môi trường sinh sống bị loài người sâm lấn và hủy diệt.

Chimpanzee cùng với Khỉ đột, rất giống với loài người đầu to, sọ mỏng chứa được nhiều óc nên rất thông minh, có thể học thủ hiệu để “nói chuyện” với người. Chúng cao chừng 3 feet, năng chừng 40 ký, thường sống từng đàn khoảng trên trăm con, ăn cây trái, củ hột và đặc biệt cả mối, Khỉ nhỏ, heo nai rừng. Tại Việt Nam, khỉ có nhiều ở vùng núi đá vôi và ngoài hải đảo, sống bằng trái cây, hoa mầu và côn trùng. Trong bài thơ ” Đi Chùa Hương ” của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp có những câu:

“Sau núi Oản , Gà Xôi
Bao nhiêu con khỉ ngồi
Đến núi con Voi Phục
Có đủ cả đầu đuôi.”

Vùng Hương Sơn thuộc Bắc Việt gồm những núi đá vôi, lâu ngày bị nước xói mòn thành những hình thù giống thú vật và tạo thành những hang động, nổi tiếng nhất là đông Hương Tích hay Chùa Hương. Ngoài ra, tại các hải đảo Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), Hòn Lao (Nha Trang). Một số cù lao hoang dã gần cửa Cần Giờ (Vũng Tầu) cũng có rất nhiều khỉ, thường được gọi là đảo khỉ. Vùng Sơn Trà thuộc bán đảo Tiên Xa (Đà Nẵng) có một hòn núi có rất nhiều khỉ được gọi là núi khỉ (Monkey mountain, trên đỉnh có đài kiểm báo Panama). Vùng sông Đồng Nai gần Sài Gòn cũng có thác khỉ, nơi khỉ thường ra tắm, chạy nhảy chơi đùa.


Đặc Tính Của Khỉ

Khỉ cũng như người, thường sinh mỗi lần một con. Lúc đầu, khỉ con thường bám vào vú mẹ, sau đó ôm trên lưng mỗi khi di chuyển. Khỉ nhỏ sinh sống trong đàn như một đại gia đình cho đến lúc trưởng thành, có khi mất tới mười bốn năm như khỉ đột (Gorilla). Loài khỉ lớn nhất là khỉ đột núi chuyên sống trên núi cao thuộc Phi Châu, có thể nặng tới 195 ký, cao chừng 1 mét 75. Như vậy, chiều cao và sức nặng của khỉ đột tương đương với con người. Khỉ nhỏ nhất là loài “lemur” ở đảo Madagascar chỉ nặng chừng 60 gram (2oz) và dài chừng 15 cm (6 inches ) không kể đuôi loài “Pygmy Marmoset ” ở Nam Mỹ cũng có vóc dáng nhỏ tương tự.

Xem thêm :  Đâu là cửa hàng bán đồng hồ chính hãng Uy Tín hàng đầu tại Hà Nội

Cả hai loài khỉ đột và Chimpanzee đều khá thông minh, có thể học ngôn ngữ loài người bằng cách ra dấu (sign language). Một cô khỉ đột tên Koko đã học ngôn ngữ Ameslan là cách ra dấu dùng cho người điếc, để nói chuyện với chủ, nàng còn “chế” ra được những câu mới căn cứ vào thủ hiệu đã học được. Washoe, một nàng chimpanzee khác đã học được 30 thủ hiệu trong vòng 22 tháng, như vậy là một kỷ lục, nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là cô ta còn biết dạy lại các thủ hiệu này cho một bé chimpanzee mồ côi được nàng chăm sóc!

Hiện nay, đa số các giống khỉ khắp nơi tên thế giới đều gặp nguy cơ bị diệt chủng vì hai nguyên nhân chính. Trước hết là nạn thiếu môi trường sinh sống vì rừng núi bị loài người tàn phá để lấy gỗ hoặc khai quang để làm rẫy, đường xá, sau đến nạn săn bắn để làm thực phẩm cũng như sản phẩm kỷ niệm. Một trong những giống khỉ hiếm nhất là “Tamarin” thuộc vùng đông nam Brazil chỉ còn chừng trăm con sống ngoài hoang dã và 20 con trong sở thú Rio de janeiro. Giống “Khỉ Nhện” (spider monkey) cũng chỉ còn chừng vài trăm con sống tại nơi dành riêng thuộc Nam Mỹ. Tại Indonesia, tuy còn khoảng 50.000 Orangutan, nhưng chỉ có chừng 2000 con sống trong khu bảo vệ, số còn lại bị tiêu diệt nhanh chóng vì nạn săn bắn bừa bãi. Người Trung Hoa lại thường mua rất cao những con Orangutan để ngâm thuốc nên mỗi năm bọn săn trộm bắn nhiều khỉ mẹ để bắt chừng 5000 khỉ con bán sang Đài Loan. Khỉ Đột núi cũng gặp thảm họa, chỉ còn chừng 250 con. Ngoài ra, bọn săn trộm còn giết nhiều khỉ đột để cắt tay chân ngâm dấm bán cho du khách làm kỷ niệm.

Tại Phi Châu ngày nay vẫn còn những phiên chợ bán thịt rừng phơi khô,trong số có những “khỉ khô” nguyên con được bày trên các sạp hay những tấm ni lông bụi bặm. Bị phơi khô, khỉ nhăn răng, tứ chi khô rút lại như những xác ướp được cột vào dây hay rễ cây rừng quấn lại. Rồi người ta mua về, cứ việc lột da và xé thịt ăn ngon lành, không nấu nướng gì cả vì thịt đã được phơi nắng, khô chín rồi. Vì hay chung đụng với loài khỉ nên người Phi Châu thường mắc nhiều bệnh hiểm nghèo xuất phát từ loài vật này.

Trước hết là vi khuẩn “HIV” được các nhà khoa học Anh khẳng định là con lai của loại virus phát sinh từ khỉ đuôi xồm và khỉ mũi đốm vì có rất nhiều sự tương đồng trong chuỗi “gene” của vi khuẩn HIV với loại vi rus thường thấy ở các loại khỉ này. Các kết quả nghiên cứu gần đây còn cho thấy HIV có thể lây sang người vì ăn thịt khỉ hoặc do máu khỉ dính vào vết thương. Sau đó là bệnh sốt xuất huyết Ebola, thường khi phát hiện là chết, không thể cứu được. Vi khuẩn Ebola xuất phát đầu tiên từ dòng sông Ebola bên xứ Congo (nay gọi là Zaire )từ năm 1976. Ngoài ra, Phi Châu cũng là xuất xứ của bệnh “đậu khỉ” (monkey pox) tương tự bệnh đậu mùa (chicken pox).

Theo sách đông y, thịt khỉ, ngoài công hiệu nên thuốc còn xương khỉ cũng được dùng để nấu cao, gọi là cao khỉ hay cao hầu. Cùng với cao hổ cốt nấu bằng xương cọp và cao ban long nấu bằng mu rùa, cao khỉ là một vị thuốc rất công dụng. Những nhà giầu có thường dùng toàn bộ con khỉ, cả xương lẫn thịt để nấu cao, gọi là cao toàn tính. Cao khỉ được coi là một loại thuốc bổ máu cho phụ nữ bị bệnh kém ăn, mất ngủ, thiếu máu xanh xao vàng vọt hay đổ mồ hôi trộm. Ngoài ra sỏi trong túi mật của khỉ được gọi là “hầu táo” có khả năng thanh nhiệt, trấn kinh, giải độc, tiêu thủng, tiêu đờm, định suyễn. Riêng món cao mu rùa được dành riêng cho các vị liền ông máu Dê thì công dụng đã quá rõ ràng, khỏi cần nói!

Trong mười hai con giáp, tuy không phải thuộc loại gia cầm gia súc gần gũi với dân ta như Trâu, Mèo, Heo, Gà, dê v.v…nhưng khỉ lại là một trong những con vật phổ thông nhất thường được nhắc tới trong sách vở hoặc những câu tục ngữ ca dao. Chính vì sự phổ cập này mà khỉ có nhiều tục danh khác nhau, ngoài tên chính là khỉ như khỉ đột, khỉ đỏ đít, khỉ gió, khỉ khô, khỉ họ v.v…còn có các tên khác như vượn, tinh tinh, đười ươi, giả nhân, ngợm, bạc má, lọ nồi, nỡm, bú dù.

Chúng ta thường thấy các con khỉ trong gánh xiệc hay đoàn Sơn Đông mãi võ biết cưỡi ngựa, kéo xe và nhất là bắt chước người làm nhiều trò…khỉ khác. Vì cơ thể cấu tạo và có nhiều “gene” tương đối giống người nên khỉ thường được dùng làm vật nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm. Khỉ cũng là những “phi hành vật” đầu tiên được các phi thuyền Hoa Kỳ và Nga Xô phóng lên không gian để quan sát và nghiên cứu.

Tưởng cũng nên nói tới chó cái Laika là con vật đầu tiên được phi thuyền Spunik 2 của Nga Xô phóng lên quĩ đạo vào ngày 3 /11/1957 từ giàn phóng Baikaunur. Vì không có cách thu hồi nên Laika chết trong quan tài bay Spunik 2 khoảng một tuần lễ sau đó. Laika tên tiếng Nga có nghĩa là “chó sủa”. Gordo là con khỉ đầu tiên lên không gian vào ngày 13/12/1958 bằng hỏa tiễn Jupiter AM-13 của Hoa kỳ. Khỉ Gordo sống an lành trên không gian nhưng bị tử nạn lúc thu hồi vì khi phi thuyền rơi xuống biển, phao nổi không bung ra như dự trù.
Đến ngày 28/05/1959, hai con khỉ Able và Baker được hỏa tiễn Jupiter AM-18 phóng lên không gian với độ cao 300miles, bay được 1,500 miles với vận tốc 10,000 miles/giờ. Trong khoảng khắc đó, Able và Baker an toàn chịu đựng áp lực tới 38 G (sức hút trái đất) và tình trạng vô trọng lượng khoảng 9 phút. Đây là sinh vật đầu tiên trở về trái đất an toàn sau khi bay trong không gian. Sam, một con khỉ giống Rhesus được phóng lên quĩ đạo vào ngày 4/12/1959 để trắc nghiệm những trang bị cần thiết để thân thể con người có thể chịu đựng được sức ép do gia tốc cao khi hỏa tiễn rời giàn phóng. Sam cũng trở về trái đất an toàn. Ngày 21/01/1960, một con khỉ Rhesus khác tên Miss Sam được phi thuyền Mercury đưa lên không gian để thử hệ thống thoát hiểm dùng cho các phi hành gia sau này. Miss sam bay trong không gian khoảng 58 phút, sau đó được thâu hồi an toàn trên biển Đại Tây dương chỉ cách bờ chừng 12 hải lý.

Không những khỉ giống người về mặt thể chất, nhưng về phương diện tinh thần, Khỉ cũng khá thông minh. Có một vị giáo sư muốn thử trí thông minh của loài khỉ nên đã làm một thí nghiệm như sau: Ông nhốt con khỉ đã bị bỏ đói nhiều ngày vào một căn phòng có đầy đủ trái cây rồi khóa kín lại. Một lúc sau, ông lén ghé mắt nhìn qua lỗ khóa xem con khỉ đang làm gì. Ông nghĩ rằng bị bỏ đói đã lâu, có lẽ con khỉ đang ngấu nghiến những món ăn thích khẩu. Nhưng không, vị giáo sư vô cùng ngạc nhiên khi thấy con khỉ cũng đang chăm chú rình lại ông ở phía bên kia của lỗ khóa!

Nói về mối liên hệ, khỉ có nhiều điểm tương tự như người về hình dáng cũng như trí thông minh nhất so với các động vật khác. Khỉ giống người đến độ có một loại được gọi là Giả Nhân, và chính những con giả nhân giống người “vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc” này đã sáng lập viên Cộng Sản Karl Marx dựa theo thuyết tiến hóa của Charlers Darwin suy tôn làm thủy tổ.

Ông Charlers Darwinnày nguyên là một nhà thiên nhiên học giống Hồng Mao, đã nhiều lần tới đảo Gallapagos thuộc vùng biển Nam Mỹ để nghiên cứu về loài vật, nhất là loài bò sát. Vì đây là một hoang đảo nên ông phải sống trong hang động để tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu. Sống mãi trong hang hốc như loài khỉ nên ông cho rằng người do khỉ lâu ngày “tiến hóa” biến thành. Ông dùng kinh nghiệm bản thân, lý luận rằng nếu loài người phải ăn lông ở lỗ, chống chọi với thiên nhiên như khỉ thì tự nhiên móng chân móng tay sẽ mọc dài ra để dễ cấu xé, lông lá sẽ phủ đầy mình để che thân và cũng biết leo trèo như khỉ.

Ngược lại, nếu thủa xưa có một giống giả nhân tương đối có đầu óc, lúc đầu cũng nhẩy nhót trên cây như những giống khỉ khác, sau biết chui vào hang hốc để tránh nắng mưa và dùng da thú để che thân nên lông lá cũng bớt, tay chân ngắn dần đi. Lâu ngày, giống “người khỉ” này đâm ra tiến bộ hơn, biết mài đá thành khí giới, biết dùng kim loại để chế tạo vật dụng nên dần dần biến thành giống “homesapien” là thủy tổ của loài người bây giờ. Lý thuyết này bị nhiều người phản đối, chỉ có giống người khỉ chui rúc trong hang Pắc Pó mới cho rằng có lý!

Xem thêm :  Cách làm chà bông tôm


Khỉ Trong Văn Chương Và Lịch Sử

Vào thời Chiến Quốc ( 403-221 trước lịch tây) trong số các nước chư hầu của nhà Châu bấy giờ, chỉ có hai nước Tề và Sở được xem là mạnh nhất nên thường dành nhau ngôi vị số một. tại nước Sở có một con khỉ rất tinh khôn, đánh cờ cao không ai địch nổi được đặt tên là Hầu Anh, nên Vua Sở đề nghị hai nước đưa kỳ thủ giỏi nhất đánh một cờ, nước nào thắng sẽ được làm bá chủ. Cái tên Hầu Anh do người Sở đặt cho con khỉ cũng ngụ ý chế diễu thưa tướng Án Anh của nước Tề dáng dấp nhỏ xấu xí như khỉ. Chung Vô Diệm là vợ của Tề Tuyên Vương cũng là tay cao cờ xin lãnh trọng trách thi đấu. Vừa nhập cuộc, chỉ đi được mấy nước là Hầu Anh đã dồn Chung Vô Diệm vào thế bí. Lúc đó, Vô Diệm liền dùng kế, gọi thị nữ mang ra một dĩa đào ngon thơm mọng. Thấy đào là món khoái khẩu, Khỉ Hầu Anh thèm nhỏ dãi, không còn lòng dạ đánh cờ, mắt cứ chăm chú nhìn mấy trái đào nên bị Chung Vô Diệm gạt, lén lấy tay áo che lại để đổi lại mấy quân cờ khiến Hầu Anh bị thua, do đó nước Tề được làm bá chủ.

Nói đến thừa tướng Án Anh nước Tề là người tài cao học rộng nhưng tướng nhỏ bé xấu xí như khỉ, chúng ta cũng không thể quên nước ta có một nhân tài, bề ngoài cũng thấp nhỏ nhưng lại có ẩn tướng, đó là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi. Tương truyền mẹ ông vào rừng đốn củi nên bị khỉ đột làm hỗn, sinh ra ông tướng tá xấu xí. Sau này cha ông giết được con khỉ này. chỗ con khỉ bị giết chỉ mấy ngày sau đùn lên gò mối cao như một huyệt mộ. Lớn lên, ông Mạc Đỉnh Chi thông minh có tài ứng đối mẫn tiệp, thi đỗ Trạng nguyên. Ông được cử đi sứ sang Tầu, đúng lúc nàng công chúa được Vua yêu quí nhất vừa qua đời. Vì muốn thử tài người Nam nên ông Mạc Đỉnh Chi được yêu cầu làm một bài văn tế, đề tài chỉ có một chữ “Nhất”. Ông Mạc Đỉnh Chi ứng khẩu đọc luôn:

Tạm dịch:

Nội dung bài văn tế ca tụng tài sắc của nàng công chúa, đồng thời lại tỏ lòng thương tiếc nàng lìa đời quá sớm. Vua Tầu rất cảm súc và thán phục liền phong cho Ông Mạc Đỉnh Chi làm Trạng Nguyên nước Tầu. Vì vậy ông được tôn xưng làm “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên”.

Cũng vào thời Chiến quốc, Sở Bá Vương sau khi diệt được Vua Tần muốn dời đô từ Hàm Dương về Bành Thành là nơi địa thế chật hẹp, bất lợi cho việc phòng thủ, quan Gián Thị Hàn Sinh căn ngăn mãi không được, bèn than rằng: “người ta thường nói người nước Sở như con khỉ tắm mà đội mũ, thật không sai.” Vua Sở nghe không hiểu, bèn hỏi tả hữu và được giải thích rằng: “Con khỉ tuy được mang áo mão giống người, nhưng cốt vẫn là khỉ. Hơn nữa, khỉ không quen mặc quần áo, sớm muộn gì nó cũng lột bỏ thôi!” Sở Bá Vương nổi giận sai quân mang Hàn Sinh ra chém. Trước khi chết, Hàn Sinh nói lớn: “Hỡi người xứ Hàm Dương ơi, ta vì trung với nước nên bị chặt đầu chớ chẳng có tội chi. Ta chắc chỉ không quá trăm ngày, quân Hán Vương sẽ diệt Sở, lấy Hàm Dương.” Quả nhiên sau này Sở Vương bị quân Hán đánh bại, phải tự vẫn ở bến Ô Giang.

Nghe nói Tô Vũ đời nhà Hán khi đi sứ rợ Hồ, làm phật lòng chúa Thiền Vu nên bị đầy đi chăn dê tại Bắc Hải là nơi lạnh lẽo hoang vu không một bóng người. Tô vũ bầu bạn với một con vượn cái sinh được mấy đứa con. Sau này, Vua Hán phải nạp “Lạc nhạn mỹ nhân” Vương Chiêu Quân cho vua Hồ, Tô Vũ mới được tha về.

Cũng vì đặc tính giống người nên khỉ đã nhiều lần được nhân cách hóa trong các áng văn chương kim cổ. Nổi tiếng nhất tại Đông phương có lẽ là khỉ Tôn Hành Giả trong bộ truyện Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân. Qua truyện này, Tôn Hành Giả với tước hiệu Tề Thiên Đại Thánh được dân ta cung kính kêu bằng “ông Tề”. Truyện Tây Du Ký đại khái kể lại huyền thoại của nhà sư Tam tạng đời Đường bên trung Hoa sang Tây Trúc tức Ấn Độ thỉnh kinh Phật. Tam Tạng cơ ba môn đệ đều gốc yêu quái là Tôn Hành Giả, Trư Bát Giới, và Sa Tăng. Hành Giả vốn là một con khỉ không cha không mẹ do một tảng đá ở Hoa Quả Sơn thuộc Đông Thắng Thần Châu, hấp thụ linh khí đất trời sinh ra. Sào huyệt của Tôn Hành Giả là Thủy Liêm Động.

Tuy chỉ là một con khỉ đá nhưng Hành Giả cũng biết chán cảnh sinh lão bệnh tử nên dốc lòng tìm thuật trường sinh bất tử. Sau khi được thầy là Bồ Đề Tổ Sư ở đất Nam Thiên Bộ Châu truyền cho các pháp thuật thần thông, Hành Giả đâm ra kiêu ngạo trở về Hoa Quả Sơn lãnh đạo bầy khỉ đại náo thiên cung, đánh các thiên binh thần tướng thất điên bát đảo khiến cả Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng phải sợ hãi, phải phong cho chức Tề Thiên Đại Thánh. Vì quá hung hăng “coi trời bằng vung” nên sau cùng Hành Giả bị Phật Bà Quan Âm dùng quả núi Ngũ Hành Sơn đè trên người không thể nhúc nhích, cục cựa gì được. Khi thầy Tam Tạng trên đường thỉnh kinh qua Ngũ Hành Sơn, Khỉ Hành Giả năn nỉ xin cứu mạng và qui y nên được Tam Tạng chấp nhận thâu làm đệ tử, đặt pháp danh là Ngộ Không.
Sau này, Ngộ Không cùng hai sư đệ Bát Giới, Sa Tăng ra sức trừ yêu diệt quỉ, phò tá Đường Tăng vượt đường xa vạn dặm đến Tây Trúc thỉnh được kinh. Vì công lao khó nhọc và cải tà qui chính nên Ngộ Không được phong chức Đấu Chiến Thắng Phật. Tây Du Ký là một bộ truyện rất có ý nghĩa nhuốm mầu Phật Giáo.

Câu chuyện con khỉ tôn Hành Giả đã cụ thể hóa và tóm lược được triết lý “ma ma, phật phật ” Của Đức Thích Ca Như Lai. Yêu Quái biết hướng thiện cũng có thể thành Phật, ngược lại, Phật mà làm những điều dữ cũng sẽ biến thành yêu. Đó cũng là tư tưởng căn bản “nhất thiết chúng sinh, câu hữu phật tánh” của nhà Phật vậy.

Trong kinh A Hàm cũng nhắc tới khỉ để nêu lên một ẩn dụ. Một hôm đức Phật kêu các thầy Tỳ Kheo lại rồi nói: “Ví như tại chỗ núi kia, có người thợ săn lấy nhựa cây gài bên thức ăn để nhử đàn khỉ. Một vài con khỉ tham ăn, không nghe lời dạy khôn ngoan của khỉ chúa, rời đàn đến bên thức ăn lấy tay bốc. Ngờ đâu tay vừa bám vào liền bị nhựa dính cứng! Khỉ bèn lấy tay kia ra gỡ! Thương thay, lại bị dính luôn một tay nữa. Khỉ lại lấy chân mặt ra quào, và một chân nữa lại dính vào nhựa. Tiếp theo chân trái cũng bị dính vào luôn. Bị dính hết cả tay chân, khỉ dùng đuôi cố gỡ lại bị dính. Sau cùng khỉ lấy miệng cạp cũng bị cùng chung số phận. Thế là khỉ hết cục cựa. Người thợ săn lúc đó chỉ việc lượm khỉ bỏ vào giỏ quảy về.
Này các Tỳ Kheo, nhựa cây kia ví như lục dục, còn sáu bộ phận bị dính vào nhựa ví như lục căn. Như chú khỉ kia, khi lục căn bị dính cứng vào lục dục thì sẽ bị ma quỉ tùy ý dẫn đi. Tương tự, các thợ săn cho biết loài khỉ nhảy nhót lẹ làng, rất khó đặt bẫy sập bắt sống như những thú hoang khác. Muốn bắt chúng chỉ còn cách kiếm một cái hộp hoặc trái dừa lớn, khoét một lỗ chỉ vừa bàn tay khỉ lọt vào, trong đó để trái lê, trái đào hay trái cam cơ mùi thơm rồi cột chặt vào cây. Khỉ đánh hơi tìm đến, thò tay vào lỗ khoét nắm chặt trái cây bên trong. Nắm tay trở nên lớn nên khỉ không rút tay ra được, lúc đó thợ săn dù có tới gần để bắt khỉ cũng khư khư nắm chặt trái cây, không bỏ chạy.
Nghe nói người Mường vùng Thượng Du Bắc Việt khi đi rừng cũng hay bị giống đười ươi bất ngờ trong bụi nhẩy ra nắm chặt hai tay rồi ngửa mặt lên trời cười khành khạch, sau đó lôi đi không thể nào chống cự lại được. Vì vậy họ nghĩ ra cách mỗi khi đi rừng đều luồn hai tay vào ống luồng tre (tre lớn). Khi bị đười ươi nắm, họ đưa hai tay ra, nhưng đười ươi chỉ nắm được ống luồng. Lúc đười ươi ngửa mặt lên cười, họ nhẹ nhàng rút tay ra bỏ chạy. Đó là chuyện “đười ươi giữ ống “.

Nhắc tới chuyện Tôn Hành Giả khiến ta liên tưởng tới vua khỉ Hanuman bên Ấn Độ vì đôi bên có nhiều điểm tương đồng. Đọc qua huyền thoại trong cuốn sử thi bất hủ Ramayana, chúng ta có thể mường tưởng tác giả Tây Du Ký ít nhiều dựa vào tích vua khỉ Hanuman.

Nguyên tại xứ Kishkinda là Vương quốc khỉ bên Ấn Độ có một tướng khỉ rất can đảm và có nhiều phép thần thông tên Hanuman. Lúc còn nhỏ, Hanumancó lần đã ngậm cả mặt trời làm thiên hôn địa ám, khiến chư thần hoảng sợ phải năn nỉ Hanuman nhả ra. Ngoài ra, Hanuman cơ thể biến hình thành to lớn như người khổng lồ hoặc thu nhỏ tí hon chỉ bằng lóng tay ta. Ngoài tinh thông võ thuật, Hanuman còn cơ tài phóng lên mây, nhảy một cái đi xa ngàn dặm. Về sức mạnh, Hanuman cơ thể một tay bưng cả một quả núi đầy cây cỏ. Vì vậy ngày nay, qua hình tượng trong đền thờ chúng ta thường thấy Hanuman có đuôi khỉ rất dài, tay phải cầm cây đồng trùy, tay trái bê quả núi.

Xem thêm :  Mơ thấy mình có bầu (mang thai) và 16 điềm báo, nên đánh con gì?

Lớn lên Hanuman trở thành vị tướng can đảm nhất trong vương quốc khỉ và là bầy tôi trung thành của thái tử Rama. Khi nghe tin nàng Sita là vợ thái tử Rama bị ác thần ravana bắt cóc, Hanuman liền dẫn một đạo quân khỉ đi kiếm. Trên đường đi, Hanuman được chim đại bàng cho biết nàng Sita đang bị nhốt tại vườn Asoka, cạnh cung điện ravana tại hòn đảo Lanka, muốn tới đó phải băng qua đại dương đầy sóng gió nguy hiểm. Hanuman không sợ vì cha mình là thần gió Anjani, bèn nhúm mình bay lên trên trời. Trên đường tới vườn Asoka, gặp nhiều rắn biển khổng lồ dữ tợn, nhưng Hanuman lúc biến mình thành to lớn như voi, lúc thu nhỏ lại như chim sẻ nên rắn biển không làm gì được.
Tới Lanka, Hanuman tìm kiếm khắp nơi, nhưng không tìm được nàng Sita, trong lúc tuyệt vọng, đột nhiên nhìn thấy một người đàn bà đẹp tuyệt vời, Hanuman mừng rỡ vì biết đó chính là nàng Sita. Hanuman liền tới gần nàng Sita, quì gối rồi nói: “nàng đừng sợ. Tôi là Hanuman, tướng và sứ giả của Rama thái tử gửi tôi tới đây để kiếm nàng”. Nói xong, Hanuman liền đưa cho Sita chiếc nhẫn của Rama để làm tin.
Qua lúc đầu sợ hãi vì hình dáng dữ tợn của Hanuman, nàng Sita vui vẻ tin lời, đưa tay nhận nhẫn rồi giục Hanuman mau trở về báo cho Rama biết nàng đang chờ chàng tới cứu. Đột nhiên, địch quân là giống dân Rakskasas kéo tới rất đông. Hanuman giết được nhiều tướng và quân Rakshasas, nhưng vẫn bị bắt. Đám quân rakshasas khiêng Hanuman trên vai, nhưng đột nhiên chàng biến mình trở thành nặng như núi khiến hàng trăm quân vẫn không khiêng nổi. Cuối cùng, chàng bị trói và đem nộp Ravana. Ác thần giận lắm, muốn giết Hanuman, nhưng quân sư Vibishan khuyên không nên giết sứ giả, chỉ có thể trừng phạt thôi. Vì vậy ác thần muốn hành hạ bằng cách ra lệnh cuốn vải tẩm dầu vào đuôi Hanuman rồi châm lửa. Nhưng khi đệ tử của Ravana càng cuốn vải, đuôi của Hanuman càng dài ra, không thể nào cuốn hết.
Cuối cùng, Ravana vẫn ra lệnh đốt lửa. Với chỏm đuôi bị cháy, Hanuman phóng mình lên mây, lâu lâu lại hạ mình xuống châm lửa vào các đền đài dinh thự, đốt hết xứ Lanka là lãnh thổ của Ravana. Trước khi bay về gặp Rama, Hanuman còn ghé qua vườn Asoka để biết chắc nàng Sita không bị nguy hiểm.

Sau đó, Hanuman bay ra biển, chấm đuôi xuống nước để dập tắt lửa. Một giọt mồ hôi rơi vào miệng một con cá khổng lồ, sau này sinh ra người hùng Makara Dhvaja. Sau đó, Hanuman trở về đất liền, hướng dẫn đạo quân của Rama tới đảo Lanka, giết chết Ravana và cứu được nàng Sita.

Với những chiến công lừng lẫy, Hanuman được coi là những người khôn ngoan nhất trong những người khôn ngoan, mạnh khoẻ nhất trong những người mạnh khỏe và can đảm nhất trong nhung người can đảm. Dân Ấn lập đền thờ Hanuman khắp nơi, nhất là tại vùng Maharastra vì họ tin rằng ai thờ phượng Vua Khỉ sẽ được sức mạnh, uy quyền, thịnh vượng và thành công trong đời. Mỗi năm dân Ấn đều tổ chức lễ hội Hanuman rất lớn, những người có dấu hiệu hay tự xưng là hóa thân của Hanuman đều được sùng kính.

Vì quá tôn thờ Vua Khỉ Hanuman nên dân Ấn nhiều lúc trở thành cuồng tín. Cách đây không lâu, vào tháng 11 năm 2002, tại tiểu bang Andhra Pradesh một con khỉ được coi là hóa thân của Hanuman bị nhốt trong đền thờ để dân chúng thờ phượng nhưng không cho ăn uống đầy đủ nên bị đói đến chết, sau đó được làm đám tang trọng thể. Một số bà mẹ nuôi khỉ con bị bỏ rơi, cho bú sữa mẹ như con mình vì tin rằng đây là thần Hanuman tái sinh.

Ngoài ra, cũng tại Ấn Độ, một bé trai khuyết tật tên Balaji , sinh ra với xương cùng dài ra chừng 4cm như có đuôi, được coi là Hanuman tái sinh cũng được dân chúng đưa vào đền thờ cúng. Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên trẻ sinh ra cơ đuôi vì trong tờ báo “The new England Journal of Medicine” vào năm 1982, bác sĩ Fred Ledley đã viết một tiểu luận nhan đề “Thuyết tiến hóa và người có đuôi” (Evolution And The Human Tail) đã đề cập khá rõ ràng về trường hợp trẻ sinh ra với đuôi dài chừng 2 inches trên lưng.

Hiện nay, tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, chúng ta cơ thể nhìn thấy đàn bò nhởn nhơ dạo phố, bày voi nghênh ngang chặn xe trên đường và hàng ngàn con khỉ nhẩy nhót trên dinh thự, đền đài, công sở, nhất là tại khu đồi Raisina. Đạo quân khỉ này làm loạn trong thành phố, phá hoại cây cối, chụp giựt thức ăn, xé sách vở tài liệu, phóng uế bừa bãi và còn làm mất điện hay đánh đu đứt đường giây điện thoại nữa. Tuy tòa án tối cao Ấn Độ phán quyết phải dọn hết khỉ ra khỏi thủ đô, nhưng việc trục xuất không hiệu quả. Bỏ đói chúng cũng không được vì dù đã có những tấm biển “xin đừng cho khỉ ăn”, nhưng dân Ấn tin rằng khỉ là hiện thân của thần Hanuman nên ngày nào cũng lũ lượt mang trái cây, nhất là chuối đến đồi Raisina là nơi khỉ tập chung để cúng lễ.

Nếu Đông Phương có con khỉ nổi tiếng Tôn Hành Giả và Vua khỉ Hanuman, thì các nước Tây Phương cũng có truyện “người khỉ” phổ cập không kém , đó là truyện Tarzan và nàng Rên (Jane). Truyện kể rằng Tarzan vốn là cậu bé lạc trong rừng được khỉ nuôi dưỡng nên biết leo trèo và sinh sống hệt như loài khỉ. Ngoài ra, Tarzan còn có tài “hú” để liên lạc và ra lệnh cho các loài dã thú khác như sư tử, hùm, beo, voi v.v… Với sự giúp đỡ của một con khỉ nhỏ tên Cheeta, Tarzan cứu được người đẹp Jane nên được nàng để mắt xanh tới. Truyện người khỉ Tarzan được giới phim ảnh và sách báo khai thác triệt để thành một đề tài hấp dẫn không thể thiếu cho các trẻ em và cả người lớn. Ngoài người khỉ Tarzan, còn có phim người khỉ kinh kong hung dữ, chuyên đập phá, leo lên cả nóc Empire Building khiến dân New York phải hoảng sợ.

Tại Việt Nam vào khoảng thập niên 60, dân chúng cũng sôi nổi bàn tán chuyện “Khỉ Cao Lãnh”. Báo Sài Gòn Mới có bài phóng sự giật gân, loan tin tại vùng Cao Lãnh thuộc tỉnh Kiến Phong gần biên giới Miên – Việt có một cô gái quê hàng ngày phải vào rừng kiếm củi, bị khỉ đột làm ẩu, sau đó mang thai khỉ. Sau này có người tò mò hỏi dân địa phương về câu chuyện khỉ…này. Họ đều cười rần nói rằng vùng này làm gì có khỉ đột, đến khỉ..gió cũng không có.

Nói tới chuyện khỉ, ngày xưa nhà thơ Cao Bá Quát khi bị đầy đi làm giáo thụ Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây, lúc đó còn là nơi “khỉ ho cò gáy” đã làm một câu đối cám cảnh than rằng:

Còn cụ Tú Xương, người bất mãn kinh niên vì sau nhiều lần học tài thi phận, lều chõng mãi cũng chỉ đậu được cái Tú kép, Tú mền, Tú đụp, trong khi những kẻ không có một chữ cắn làm đôi nhưng con nhà quyền thế lại đậu cao, nên ngán ngẩm làm bài thơ khỉ

Như trên đã nói, vì khỉ rất giống người về nhiều điểm nên có nhiều câu ví von liên quan đến khỉ. Nếu bạn chứa chấp những kẻ không đáng tin cậy, lừa thầy phản bạn, sẽ có lúc phải ngâm câu “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà”. Ngày xưa, các tay lính thú thường than thở khi được lệnh công tác tại những nơi hoang vu hẻo lánh “khỉ ho cò gáy” để làm công việc “chém tre đẵn gỗ trên ngàn”. Những tên lưu manh lợi dụng thời cơ hà hiếp dân lành được xếp vào hạng “thừa gió bẻ măng, rung cây nhát khỉ”. Miền Nam Việt Nam lắm sông nhiều rạch vì vậy có rất nhiều “cầu tre lắc lẻo ghập ghềnh khó đi”, thường được gọi là “cầu khỉ”.

Nãy giờ, nhân dịp đầu năm chúng ta đã “bàn hươu tán vượn” hơi nhiều, tưởng cũng nên đề nghị dăm phút nghỉ giải lao. Nói tới giải lao, nhất là trong dịp đầu xuân đương nhiên phải ăn uống, hoặc ít ra cũng như cụ Tú Xương:

Bàn về trà, chúng tôi nghe lóm trên đời có hai thứ trà tột quí, đó là “Trảm mã trà” và “hầu trà”. Trảm mã trà là những lá trà do ngựa ăn trước, sau đó giết ngựa, mổ bao tử để lấy trà. Có lẽ trong bụng ngựa tiết ra một loại hóa chất đặc biệt nên khi uống vào cả tháng sau còn thấy “hương thừa còn vẫn ra vào đâu đây” chăng? Nếu trảm mã trà đã quí thì “hầu trà” lại càng hiếm hơn.

Nghe đâu bên Trung Hoa cơ một rặng núi cao, quanh năm tuyết phủ gọi là Tuyết Sơn, lại ở nơi hẻo lánh nên người không héo lánh tới…


Con khỉ khô


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button