Cây Xanh

Ghé thăm chùa pháp vân – ngôi chùa sở hữu 3 kỷ lục việt nam

(Kỷ lục – VietKings) chùa pháp vân tiền thân là ngôi Thiền đường dành cho sinh viên thiền tập, nằm trong khuôn viên trường Thanh niên phụng sự xã hội thuộc Phân khoa Khoa học xã hội của trường Đại học Vạn Hạnh do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập và khởi xướng năm 1965 và Hòa thượng Thích Thật Trí làm trụ trì đầu tiên. Chùa tọa lạc tại Số 01 đường 37 Phú Thọ Hòa, Sài Gòn, nay là số 16 Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, Tp. HCM.

 

Toàn cảnh chùa Pháp Vân

 

Chùa Pháp Vân thuở sáng lập chỉ là ngôi thiền đường lợp tranh nên còn được gọi là Chùa Lá Pháp Vân. Sau năm 1975, ngài Trụ Trì bấy giờ là Hòa thượng Thích Thật Trí đã cho lợp lại bằng tole để thay thế những tấm tranh mục nát. Năm 1986, do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng Trụ trì đã xin thầy Thích Phước Trí từ chùa Vạn Phước về làm thị giả để giúp tiếp quản Phật sự của chùa Pháp Vân. Được sự cho phép của Ôn trú trì, thầy Phước Trí đã tìm phương hướng giải quyết mọi vấn đề khó khăn cấp bách của chùa Pháp Vân trong thời điểm vừa về làm thị giả. Song song đó là việc thành lập Ban Trùng tu chánh điện chùa Pháp Vân để trùng tu lại ngôi Thiền đường lâu năm đang dần mục đổ theo thời gian. Công trình được khởi công lần thứ nhất vào năm 1991 và hoàn thành năm 1992.  Năm 1997, thầy Thích Phước Trí được Giáo hội chính thức bổ nhiệm Trụ trì chùa Pháp Vân, trực tiếp hướng dẫn tu học cho chư Tăng và Phật tử. Do Phật tử đến tu học ngày càng đông, chùa phải che thêm mái tole phía trước sân để có nơi cho mọi người sinh hoạt tu học. Năm 2004, một Giảng đường và Tăng đường 2 tầng hình chữ L phía bên trái chánh điện được xây dựng thêm để phục vụ việc tu học của đại chúng, cũng là nơi đón tiếp phái đoàn Tăng thân Làng Mai do sư ông Thích Nhất Hạnh dẫn đầu cùng trên 200 thiền sinh từ Pháp về thăm. Cũng từ đó ngôi chùa Pháp Vân được nhiều người biết và tìm đến tu học.

Xem thêm :  Cốm tươi – cốm non – cốm mễ trì

 

 

Với tâm nguyện mở rộng chùa để có điều kiện cho Phật chúng sinh hoạt tu tập, thầy Phước Trí đã phát nguyện trùng tu lại ngôi Tam bảo sau bao năm xuống cấp. Nhờ Lực gia trì của mười phương Tam bảo, tâm tùy hỷ của chư tôn đức Tăng Ni, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, tấm lòng vàng của Phật tử trong và ngoài nước, công đức lớn của các công ty, lòng nhiệt tình của các mạnh thường quân cùng sự hộ niệm cầu nguyện của Đạo tràng các giới mà ngôi phạm vũ Pháp Vân được thi công theo đúng tiến độ và hoàn thành tốt đẹp sau 4 năm khởi công xây dựng với các hạng mục như: Đại Giảng Đường, Tòa Chánh Điện, Tổ Đường, Linh Đường, Điện Di Đà… Đặc biệt, 2 cầu thang lối lên chánh điện là 2 con lân được tạc từ 2 khối đá hoa cương có chiều dài 10m, rộng 4.2m và cao 5m được thực hiện bởi 15 thợ điêu khắc trong suốt 3 năm (2010-2013).

 

 

Ngày 25/7/2015, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập đây là “Cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất”.

 

Hòa thượng Thích Phước Trí đón nhận bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam

 

Hòa thượng Thích Phước Trí nguyên tu tập tại chùa Vạn Phước (tiền thân chùa Tuệ Quang, tọa lạc tại số 55 Sư Tuệ Tĩnh, P.13, Q.11, Tp. HCM). Thời gian đầu về chùa Pháp Vân, thầy Phước Trí đã phải đối diện với muôn vàn khó khăn cấp bách của chùa, từ vấn đề cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, đến những vấn nạn tranh chấp đất đai và tệ nạn xã hội xảy ra xung quanh khu vực chùa. Bằng sự kiên trì nhẫn nại không ngại gian khó của người học Phật cùng tấm lòng hoan hỉ vô lượng, thầy Phước Trí không xem đó là khó khăn mà xem như môi trường tốt để rèn luyện, chuyển hóa và hàng phục tâm thức của mình.

Xem thêm :  Tổng hợp đặc sản long an: tất cả 12 đặc sản của long an

Qua nhiều buổi gặp gỡ, tìm hiểu và nói chuyện, thầy Phước Trí đã giáo hóa được những thành phần tệ nạn xã hội trong khu vực quanh chùa. Bên cạnh đó, những buổi làm việc cùng chính quyền địa phương, những phiên họp được mở ra để tiếp xúc, lắng nghe và thuyết phục người dân xung quanh trả lại phần đất đã san lấn của nhà chùa, thầy Phước Trí đã thu về được cho chùa 460m2đất, để từ đó chùa có thêm phần đất xây dựng nhà bếp và các công trình khác. Hiện nay, các thành phần khác biệt về pháp tu, về chánh kiến trong giới Phật tử được Hòa thượng Phước Trí chuyển hóa đoàn kết với nhau tu học dưới ngôi Già lam Pháp Vân.

Từ những ngày đầu về Pháp Vân (1986) cho đến nay, đúng 30 năm tu tập tại chùa, Hòa thượng Thích Phước Trí đã cống hiến hết tài trí và sức lực để phụng sự Phật pháp không chút nề hà gian khó. Từ một ngôi chùa nhỏ đơn sơ ít người biết đến, chùa Pháp Vân nay đã trở thành một ngôi Già lam trang nghiêm cao rộng với nhiều công trình quy mô phục vụ cho việc tu học của hàng ngàn đại chúng.

Năm 2017, Chùa Pháp Vân đã tiếp tục ghi thêm 02 Kỷ lục Việt Nam với “Tôn tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam” “Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất”.

 

Tôn tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam

 

Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao tại Chùa Pháp Vân

 

Hòa thượng Thích Phước Trí cho biết tâm hạnh của mình cũng như của các Chư Tăng Ni, Phật tử khi xây dựng những công trình này cũng như việc xây chùa, đúc tượng không nhằm xác lập Kỷ lục, mà là tạo nên những công trình kiên cố, bền vững mang tầm vóc quốc gia, để lại dấu ấn cho hàng ngàn năm sau. Những công trình này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Phật sự xây dựng Chùa Pháp Vân, bởi các công trình này sẽ nhắc nhở các Phật tử hậu thế khi tìm về dấu ấn của Phật giáo một thời, Phật giáo thế kỷ XX sẽ thấy được những dấu ấn của chùa Pháp Vân.

Xem thêm :  Công chúa disney nào ít ‘dựa dẫm’ vào hoàng tử nhất: vị trí dẫn đầu khiến nhiều người bất ngờ!


? TRỰC TIẾP | LỄ CHUNG THẤT CỐ NGHỆ SĨ PHI NHUNG (PHÁP DANH TỊNH BÌNH) TẠI CHÙA PHÁP VÂN 15/11/2021


? TRỰC TIẾP | LỄ CHUNG THẤT CỐ NGHỆ SĨ PHI NHUNG (PHÁP DANH TỊNH BÌNH) TẠI CHÙA PHÁP VÂN 15/11/2021
0:00 Lễ Chung Thất Cố Nghệ Sĩ Phi Nhung (Pháp Danh Tịnh Bình) tại Chùa Pháp Vân.
16:55 Cung Thỉnh Đoàn Chư Tôn Hòa Thượng, Đức Tăng Ni.
19:30 Lễ Tưởng Niệm.
29:18 Phát biểu của con trai thứ cố nghệ sĩ Phi Nhung Phạm Đức Hiếu.
33:33 Phát biểu đại diện anh chị em nghệ sĩ nghệ sĩ Thanh Hằng.
36:45 Trưởng lão Hòa Thượng đạo hiệu Thích Phước Trí (Viện Chủ Tu Viện Pháp Vân, Chủ Trì Chùa Vạn Phước) đôi lời đạo từ.
53:28 Lòng Mẹ Ca Sĩ Ngọc Sơn
1:02:22 Thương Chị Ca sĩ Lan ViTrường Sang
1:10:45 Đêm Mưa Nhớ Mẹ Ca Sĩ Trường Sang
1:18:33 Lời tâm sự của đạo diễn Vũ Thành Vinh
1:22:25 Nhớ Nhung Top ca Solo Cùng Bolero
1:30:42 Lời tâm sự của chị Bích Liên (MegaGS)
1:34:50 Chia sẻ của chị Quỳnh Trang, Tuyết Nhung, Thiên Ngân.
1:40:50 Giới thiệu 23 người con của cố ca sĩ Phi Nhung.
1:53:42 Liên Hoa Ca sĩ Phương Mỹ Chi
2:00:14 Bậu Ơi Về Đâu Ca sĩ Tố My
2:10:38 Còn Tuổi Nào Cho Em Ca Sĩ Vy Oanh
2:19:55 Sài Gòn Hy Vọng Ca Sĩ Chế Thanh
2:29:04 Bậu Ơi Đừng Khóc Ca Sĩ Lộ Lộ
2:36:10 Lời tâm sự của ca sĩ Phan Đinh Tùng.
2:40:28 Lời tâm sự của ca sĩ Lê Trang.
2:45:02 Lời cảm ơn của các con cố ca sĩ Phi Nhung.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button